logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 04/06/2021 lúc 02:04:15(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Ông Đinh Tiến Dũng hiện là Bí thư Thành ủy Hà Nội, sau khi từng giữ chức Bộ trưởng Tài chính.

Một nghị quyết mới được thông qua của Thành ủy Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025, 40% cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, các báo Tiền Phong, Tổ Quốc và Vietnam Finance đưa tin trong các ngày 2 và 3/6. Theo quan sát của VOA, trên mạng xã hội, nhiều người bày tỏ băn khoăn, không ủng hộ mục tiêu đó.

Các bản tin của Tiền Phong, Tổ Quốc và Vietnam Finance cho biết nghị quyết do Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng ký tập trung vào việc “xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 và những năm tiếp theo”.

Nghị quyết của Thành ủy Hà Nội được trang Vietnam Finance trích dẫn cho hay Thành ủy đánh giá rằng nhận thức của một số cấp ủy, địa phương, đơn vị, nhất là của người đứng đầu về công tác cán bộ chưa theo kịp yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

“Cán bộ vẫn là khâu yếu, còn biểu hiện hình thức, nể nang, trong khi đó, các trường hợp yếu kém về năng lực, trì trệ chậm được thay thế. Công tác quy hoạch cán bộ, nhất là việc giới thiệu cán bộ của thành phố bổ sung vào nguồn cán bộ quy hoạch cấp chiến lược cho Trung ương chưa tương xứng với vị thế, tiềm năng của Đảng bộ Thủ đô”, theo nghị quyết, được Vietnam Finance đăng lại.

Thành ủy Hà Nội cho rằng nguyên nhân là do một số cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, địa phương, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác cán bộ trong tình hình mới.

Để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp trong thời gian từ nay đến năm 2025 và cả cho những năm sau đó, với nghị quyết vừa được ký duyệt, Thành ủy Hà Nội nhắm đến mục tiêu có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có tư duy khoa học, đổi mới, có phương pháp, kỹ năng, phong cách làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, theo tường thuật của Vietnam Finance.

Một mục tiêu nữa được nêu trong nghị quyết là Thành ủy Hà Nội muốn rằng đến năm 2025 có ít nhất 15% cán bộ thuộc diện ban thường vụ các cấp ủy quản lý là những người trẻ; 40% cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; 100% cán bộ cấp sở, ngành, đảng bộ trực thuộc quản lý có trình độ chuyên môn đại học, các bản tin của Vietnam Finance, Tiền Phong và Tổ Quốc cho hay.

Phản ứng về nghị quyết, không ít người nêu lên sự phân vân, thậm chí không ủng hộ. Tiến sĩ toán Nguyễn Ngọc Chu viết trên trang Facebook cá nhân có hơn 66.000 người theo dõi rằng việc nâng cao chất lượng cán bộ là cần thiết, nhưng chất lượng cán bộ được kiểm nghiệm qua tuyển chọn trực tiếp và quá trình làm việc, chứ không dựa vào tiêu chí bằng cấp.

“Rất cần người tài cho quản trị. Nhưng mức độ tài giỏi trong quản trị không đo bằng học vị tiến sĩ và thạc sĩ. Không có quốc gia nào đặt chỉ tiêu tiến sĩ, thạc sĩ trong cơ quan hành chính của nhà nước”, tiến sĩ Chu viết, và ông đề nghị rằng “Thành uỷ Hà Nội nên xem xét lại mục tiêu này”.

Vẫn tiến sĩ Chu đặt câu hỏi rằng Thành uỷ Hà Nội không phải là viện nghiên cứu khoa học, cũng không phải là trường đại học, vậy “mục tiêu cán bộ là tiến sĩ và thạc sĩ có cần thiết không? Để làm gì?”

Ông Chu cũng bày tỏ lo ngại rằng các cán bộ sẽ chịu sức ép về bằng cấp, cố gắng đi học thêm, điều này có thể ảnh hưởng đến công việc. Bên cạnh đó, tiến sĩ Chu cũng nêu nghi vấn rằng trong bối cảnh “học giả, thi giả và nhân tài giả” là một thực tế được ghi nhận ở Việt Nam, chỉ tiêu 40% cán bộ là tiến sĩ và thạc sĩ của Thành uỷ Hà Nội có thể vô tình thúc đẩy các lò đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ không đạt chất lượng.

Bài viết của tiến sĩ Chu nhận được hơn 1.700 phản ứng “yêu, thích” và gần 700 lời bình luận bày tỏ quan điểm đồng tình.

Nhiều ý kiến có chung góc nhìn với vị tiến sĩ cũng được bày tỏ trên các trang cá nhân khác hoặc trong diễn đàn Góc nhìn Báo chí - Công dân.

Cựu giảng viên Đại học Luật Hà Nội Phạm Đức Bảo viết trên Facebook cá nhân rằng các cán bộ do Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội quản lý không phải là những người giảng dạy, nghiên cứu trong các trường đại học hay viện nghiên cứu khoa học nên không cần phải đạt tỉ lệ 40% là tiến sĩ, thạc sĩ vào năm 2025.

“Một chỉ tiêu không cần thiết, mang tính hình thức, thúc đẩy đua tranh hư danh, làm cho nhiều người háo danh, ngáo danh, gây tốn kém cho tiền thuế của nhân dân, nguồn lực của cá nhân và xã hội!”, ông Bảo viết.

Thảo luận về chủ đề này trong diễn đàn Góc nhìn Báo chí - Công dân, các thành viên cũng nêu quan ngại về việc Thành ủy Hà Nội đặt nặng vấn đề bằng cấp trong khi các cán bộ là những người làm công tác chuyên môn, không giảng dạy hay nghiên cứu.

Có thành viên nêu ra thực tế rằng có những nhân viên nhà nước chỉ có bằng trung cấp nhưng làm việc hiệu quả hơn chuyên viên hay những người có bằng đại học, tiến sĩ, như vậy, điều quan trọng là cần những người “vì dân, vì tổ quốc”.

Các thành viên đề nghị rằng khi Hà Nội thực hiện nghị quyết, các cán bộ phải đi học ngoài giờ làm việc để không ảnh hưở



Theo VOA
UserPostedImage
Kevin Nguyen
Vậy gần nữa thế kỷ.Làm việc,với Kiến Thức Bằng Cấp " quýt Xơ Mì" Việt Cộng chưa bao giờ được như ngày hôm nay???...hic...hic...Mình phải Nàm Sao???người ta mới đối với mình dzậy!!!!
Luong Nguyen
Bằng :Hậu đại học là bằng gì?Phãi là cái giấy ko học mà có bằng ko?Đúng là lãnh đạo VN dấu đầu hỡ đuôi
Kevin Nguyen
Thôi thì .Thêm cái bằng " Quýt Xơ Măn " Thì XÃ Hội Chủ Nghĩa Lên thế giới "Đạp,Đồng,Đài" ( xe đạp,đồng hồ,Radio )Chào ! Xin đừng giận...
Minh Đức
Đây là vấn đề muôn đời của chế độ đảng trị, xem phe phái, sự trung thành là điều kiện cao nhất, cao hơn hết mọi thứ khác. Vì thế sinh ra hiện tượng là người có trình độ thì lại không trung thành, người trung thành lại thiếu trình độ. Vì thiếu trình độ mà lại trung thành nên cố kiếm mảnh bằng mọi cách để đạt được điều mà qui định đòi hỏi.

Nếu không có yếu tố trung thành, phe phái thì chọn người theo cách là đặt ra tiêu chuẩn cho chức vụ đó, ai có đủ điều kiện thì cho ngồi vào chức vụ đó, ai không làm nổi điều mà chức vụ đòi hỏi thì bỏ đi, thay bằng người khác . Không xem sự trung thành là tiêu chuẩn cao nhất mà xem tài năng, đạo đức là tiêu chuẩn cao nhất.
MaiTuan Tran
Người dân nay có học, có trình độ cũng nhiều thì cán bộ cũng phải như vậy hoặc hơn vậy, đừng để dân chê cán bộ nhà nước dốt nát như thời mới 'giải phóng'.
Ken Nguyen
Năm 2005 TT George W. Bush đến UW vận động tranh cử lần hai, ông đùa trước các sinh viên đại học: "Nếu các bạn không tốt nghiệp đại học, các bạn chỉ làm tới chức phó tổng thống".
Ở Việt Nam không có bằng đại học mà làm tới phó TT là được lắm rồi.
Mu Lăng Ru
VN tiến sĩ nhiều như rác nhưng chẳng làm ăn được gì. Từ bản chất bần cố nông, dốt nát cho nên ham chuộng bằng cấp để xóa mặc cảm. Dốt nát nhưng thích làm lãnh đạo, cai trị đất nước cả nửa thế kỷ mà vẫn èo uột. Thua xa lắc miền Nam trước 75. Không biết bao giờ mấy ông CS mới ý thức được rằng muốn lãnh đạo phải có tài đức thay vì cái bằng TS "Made in Vietnam" dán trước ngực.
Tri Phan
Cái điệp khúc về công tác.cán bộ đã được lặp lại rất nhiều lần ở mọi cấp trong gần nữa thế kỹ qua. Nhưng kết quả cơ bản vẫn sẽ không bao giờ thay đổi vì chính cái hệ thống chính trị đã phủ nhận quy luật phát triển cơ bản của xã hội là cạnh tranh. Với cơ chế hiện nay, vị trí lảnh đạo hoàn toàn không qua cạnh tranh về tài, đức mà chủ yếu dựa vào “bản lĩnh chính trị”, bằng cấp, lý lịch...

Sửa bởi người viết 04/06/2021 lúc 02:04:45(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.092 giây.