logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 12/06/2021 lúc 02:20:54(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết


Gã công nhân đùng đùng bỏ về. Trăm mảnh vụn của tờ giấy sa thải chấp chới bay như bươm bưóm. Những bánh xe cày xuống mặt đường. Cát bụi tung mù bãi đậu xe. Nửa tiếng sau gã trở lại. Tiếng súng nổ lốp bốp như bắp rang. Ba người chết. Nét sững sờ hằn trên khuôn mặt. Chủ hãng, người cai và một mẹ công nhân hay bới móc, chỉ chọc. Kẻ sát nhân thong thả lái xe lại đồn cảnh sát. Tôi mới giết tụi nó xong. Câu tự thú ngắn, gọn. Giọng nói gằn xuống hai chữ “tụi nó” như người ta gạch dưới những chữ quan trọng. Tôi giết cả ba đứa. Súng tôi còn để trong xe. Chìa khóa đây. Chiếc xe mầu đỏ.

Đó là chuyện thật. Khoảng năm sáu năm về trước. Ngay trong thành phố này. Báo chí tường thuật tỉ mỉ. Và hắn, anh chàng công nhân viên làm chung với tôi, viết lại từng chi tiết; thêm mắm thêm muối cho gay cấn gấp trăm ngàn lần chuyện thật rồi chuyền tay cho mọi người đọc chơi.

Ai cũng khen hắn viết hay. Dĩ nhiên là hay rồi. Bởi hắn là nhà văn. Có sách xuất bản đàng hoàng. Hắn ít nói. Cả con người hắn chỉ được nụ cười ngây ngô là đáng nhớ; nụ cười ngỡ như không vấy chút bụi trần. Hắn lịch sự với mọi người; ngay cả với tôi, kẻ ra vào văn phòng cả xếp nhỏ lẫn xếp lớn như người ta ra vào tùy tiện, thoải mái cái nhà vệ sinh ở cuối hành lang.

Cái tật lớn của hắn là viết bất kể lúc nào.

Có lần nghe hắn gõ bàn phím như con chim gõ mõ đóng những mỏ nhọn vào thân gỗ bọng, mụ chủ bước ra, tới đứng sau lưng hắn, nheo nheo con mắt Tiệp Khắc đã có nhiều nếp nhăn, bắt gặp đám mẫu tự La-Tinh có dấu có móc ngoằn ngoèo ở trên, bèn hỏi “Mày viết gì thế?”

Bị bắt quả tang, hắn đỏ mặt bối rối, rồi tuôn ra cái sự thật đầy gai góc. Từ góc phòng tôi vểnh tai lên nghe cho rõ. Được cái tiếng Anh của hắn cũng dễ nghe.

“Viết truyện.”

“Viết truyện?” Cái vạch lông mày lưa thưa nhướng lên.

“Mới tìm được nét tâm lý trung thực, phải viết liền, không thì nguội mất.”

Mụ chủ lặng lẽ bỏ đi.

Chiều hôm ấy mụ chủ nói với tôi là hắn xài giờ của hãng để làm chuyện riêng.

Tôi thì thầm với hắn chuyện ấy, thêm chút muối, chút mắm rằng tôi có thể nói giùm để mụ chủ thông cảm chuyện viết lách của hắn. Hắn cám ơn tôi và hào hứng nói thêm rằng một giây phút cảm hứng có thể ghi tên nhà văn vào danh sách vĩnh cửu. Rồi hắn lan man qua chuyện ông Gheorghiu nhà văn nào đó ở nước tôi. Hắn say mê nói về những anh nông dân Johan, những mục sư Kuruga, những nhân vật Traian… (không biết tôi viết tên có đúng không) vớ vẩn trong cuốn “Giờ Thứ Hai Mươi Lăm” nào đó mà tôi chưa bao giờ nghe nói đến chứ đừng bàn đến chuyện đã đọc hay chưa.

Nhìn hai con mắt rực rỡ tin yêu của hắn, tôi chỉ thấy tội nghiệp, nhưng hắn không hiểu. Hắn hăng hái bảo mỗi lần tạo ra một nhân vật, hắn phải cố sống trọn vẹn tâm trạng nhân vật ấy. Từ kẻ sát nhân, kẻ anh hùng, người thất nghiệp, gã ăn mày, ăn xin, tên sở khanh, người đứng vất vơ đầu đường xó chợ, kẻ trộm, kẻ cướp, tên hãm hiếp phụ nữ… Tất cả những tâm lý nhân vật ấy hắn đều đã tự đọa đày mình để trải qua, để sống thực, để viết cho “sống”.

Hắn khoe. Nhưng tôi không tin. Dẫu vậy, tôi cũng đem kể lại với chị cai, rồi vui miệng tâu lại với bà chủ. Tôi không ghét gì hắn ngoài cái lịch sự, cái trầm mặc Á Đông của hắn. Những thứ đó làm tôi ngứa mắt.

Nghe tôi kể xong, mụ chủ tắc lưỡi, “Tao không tin nó đủ tư cách sống trọn tâm trạng của nhân vật.”

“Sao không?” Tôi cãi. “Nó là nhà văn bên nước nó mà.”

“Văn chương của bọn thiểu số ư?”

Tôi không hiểu người đàn bà (cũng di dân như tôi) muốn nói gì trong cái câu hỏi trống không ấy. Tôi không hoàn toàn đồng ý với hai người đàn bà đứng đầu cái cơ quan phi lợi nhuận èo uột nhất nhì trong thành phố ấy, nhưng tôi cũng không mấy tin tưởng hắn có thể vượt nổi ra ngoài cái hàng rào ngôn ngữ thiểu số nghèo nàn của nước hắn.

Vậy mà mụ chủ quyết định đuổi hắn.

Lúc nghe cái quyết định đột ngột ấy, tôi vừa ngạc nhiên vừa hả dạ. Cũng tội nghiệp cho hắn. Làm nhà văn, viết bằng cái ngôn ngữ mà số người muốn đọc không đếm được quá mười đầu ngón tay.


À, hắn còn làm thơ nữa. Nghe đâu thơ hắn ngọt ngào mê đắm.

Chính mắt tôi thấy những cô gái nhỏ nhắn, dễ thương đến tận văn phòng tìm hắn. Với tôi, người thiếu phụ Đông Âu ở lứa tuổi xồn xồn đang nỗ lực ngăn cản sự phát triển bề ngang thì tất cả những người đàn bà Á Châu, nhất là Việt Nam đều nhỏ nhắn, duyên dáng, dễ thương (chính miệng hắn cũng đã từng nói với tôi như thế.)

Có lúc hắn giải thích, đó là khách, có lúc hắn nheo mắt bảo, “Độc giả ái mộ!”

Tôi ghét những cô gái cầm cuốn sách lại cho hắn ký tên.

Và bây giờ thì tôi hả dạ biết bao, bởi hắn bị sa thải khỏi công ty rồi. Đáng đời thằng đàn ông ở cái xứ chèn ép phụ nữ cả ngàn năm ấy! Tôi nhớ có lần, viết xong một đoạn – ngay trong giờ ăn trưa của công sở – hai con mắt hắn đỏ hoe. Tôi hỏi, hắn hăng hái trả lời rằng nhân vật làm hắn khóc. Vì thương nhân vật chính trong truyện ngắn đang viết mà hắn không cầm được nước mắt. Rồi hắn bảo khóc được như vậy là mừng, bởi nhân vật phải gợi được cảm xúc như thế mới sống thực.

“Nhân vật bị gì mà bạn cảm động đến như vậy?” Tôi tò mỏ hỏi.

“Nhân vật bị mất việc làm.” Hắn xôn xao, “trong lúc vợ con đau ốm và cha mẹ ở quê nhà đang cần sự giúp đỡ.”

“Bạn yêu văn chương đến vậy sao?” Tôi đăm đăm nhìn hắn như nhìn một sinh vật đi lạc vào trái đất từ một hành tinh nào đó.

“Chứ sao.” Hắn chậm rãi trả lời, hai con mắt rõi vào khoảng không trước mặt. “Người ta vẫn bảo nước tôi có bốn ngàn năm văn hiến, bà biết mà!”

Vậy mà hắn lại bị đuổi việc giữa lúc bất ngờ nhất. Mấy ngàn năm văn hiến cũng không cứu hắn khỏi những ngày khốn khó trước mắt.

Buổi sáng, giờ nghỉ giải lao, tôi tần ngần nhìn hắn soạn hộc tủ. Hắn làm tôi liên tưởng đến những con gà bơi đống rác nơi những nông trại miền quê. Giấy tờ, hồ sơ, lẫn với những mảnh giấy nhỏ chi chít những chữ (chắc bản thảo của hắn chứ gì!) Hắn chần chừ đọc mảnh giấy này, tẩn mẩn vuốt lại miếng giấy kia. Rồi bỗng dưng hắn lôi từ đống giấy ra một tờ giấy, đứng bật dậy, nhìn chăm chăm vào những con chữ ngoằn ngoèo, rồi quay lại, dúi mảnh giấy vào tay tôi.

“Đọc lại đi!” Hắn ra lệnh, cộc lốc.

Tôi nhận ra ngay. Tấm giấy sáu bẩy năm về trước hắn viết lại câu chuyện thật về vụ sát nhân trong hãng làm bao tay cao su, nơi có gã công nhân bị đối xử bất công.

“Đọc kỹ đi!” hắn lập lại trước khi tiếp tục chúi đầu vào đống giấy vụn.

Hắn làm tôi nhói tim. Bước đi không tiện mà ở lại cũng không xong.

Trong một cử chỉ ngắn gọn, hắn tuồn hết giấy tờ vào cái bọc rác đen, buộc túm lại, đẩy cửa sau, lầm lũi bước đi.

Nắng vạch bóng hắn đổ dài trên nền đất nâu.

Tôi chạy biến vào phòng hai mụ xếp.

Gần cả tháng trời sau đó, mụ chủ, mụ cai, (và tôi nữa, Trời đất ạ!) bị cái hốc hác bào mòn hai gò má và nỗi lo âu tô đậm cái quầng thâm dưới hai con mắt.

Hãng tốn bộn tiền mướn thêm nhân viên an ninh.

Nhưng chả có chuyện gì xảy ra.

Vài tháng sau, tình cờ gặp hắn trong thư viện. Nói nào ngay, thỉnh thoảng tôi cũng vào thư viện (không phải để tìm sách của cái ông Gheorghiu nào đó), mượn cuốn phim về xem giết thì giờ! Sau khi chào hỏi qua loa, tôi đã kể cho hắn nghe mọi chuyện từ cái hôm hắn ôm cái bọc giấy bỏ hãng ra về.

“Cứ tưởng hôm ấy bạn xách súng lại hãng chứ!” Tôi xuống giọng nói khích bằng âm thanh ngậm ngùi.

Hắn cười, với chút ngạo mạn nhếch lên trên khóe môi.

“Bạn không giận khi bị đối xử bất công sao?” Tôi lại hỏi.

Hắn thản nhiên nhìn vào khoảng không, “Tôi đã buồn mỗi lần nhân vật của tôi bị ngược đãi hay gặp chuyện không vui, thành ra đến phiên tôi, lòng tôi chả còn chút cảm xúc nào để phẫn nộ…”

Bây giờ thì tôi tin là hắn sống chết với nhân vật trong truyện của hắn, và dù không đọc được những gì hắn viết, tôi cũng tin hắn tạo được những nhân vật đậm nét trong cõi văn chương hắn, và thành thật mà nói, cho đến bây giờ tôi mới thấy được cái yếu đuối của những kẻ dùng văn chương làm nơi ẩn náu.

Hoàng Chính
Trong tập “Một Đoạn Trong Thánh Kinh”
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.100 giây.