logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 01/08/2013 lúc 08:16:44(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Dân biểu Chris Smith, Tác giả Luật Nhân quyền Việt Nam
Hạ Viện Hoa Kỳ vừa thông qua với tỷ lệ áp đảo Luật Nhân quyền Việt Nam 2013 do dân biểu Chris Smith, Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, là tác giả.

Luật mang số hiệu HR 1897 đề ra các biện pháp thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam bằng cách ngăn chính phủ Mỹ viện trợ không vì mục đích nhân đạo cho Việt Nam trừ phi Hà Nội có những tiến bộ nghiêm túc và đáng kể trong lĩnh vực nhân quyền, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế.

Phát biểu tại buổi biểu quyết ở Hạ viện tối ngày 31/7, dân biểu Smith nhấn mạnh:


Chúng ta đã thấy xu hướng ngày càng tồi tệ của nhân quyền Việt Nam. Đã tới lúc chúng ta phải đứng về phía những người bị đàn áp, những người đang khao khát được tự do tại Việt Nam và để chống lại độc tài...
Dân biểu Chris Smith.“Mục đích của luật mà cả lưỡng đảng đều ủng hộ này rất đơn giản là nhằm gửi một thông điệp rõ ràng, mạnh mẽ, hữu lý tới nhà cầm quyền cộng sản đang gia tăng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam rằng Hoa Kỳ hết sức nghiêm túc trong công cuộc đấu tranh chống lại những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.”

Chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, dân biểu Ed Royce, một trong những nhà lập pháp mạnh mẽ ủng hộ Luật Nhân quyền Việt Nam, nói:

“Người dân Việt Nam cần những gì cụ thể hơn là lời nói và đó là lý do vì sao chúng ta phải thông qua luật này. Đó là thông điệp tới mọi người dân Việt rằng Hoa Kỳ cam kết bảo vệ nhân quyền và cũng là đòn bẩy có thể dùng để đảm bảo rằng chính quyền Việt Nam phải lưu ý đến vấn đề này. Đây là dịp để Quốc hội Mỹ chia sẻ với những người dân Việt đang khao khát tự do.”
Tác giả Luật Nhân quyền Việt Nam, dân biểu Chris Smith, kêu gọi:

“Chúng ta đã thấy xu hướng ngày càng tồi tệ của nhân quyền Việt Nam. Đã tới lúc chúng ta phải đứng về phía những người bị đàn áp, những người đang khao khát được tự do tại Việt Nam và để chống lại sự độc tài.”

Đây là lần thứ tư Luật Nhân quyền Việt Nam do dân biểu Chris Smith đề xướng được Hạ viện Mỹ thông qua. Trong ba lần trước vào năm 2004, 2007, và 2012, Luật đều bị chặn khi lên đến Thượng viện chủ yếu do Thượng nghị sĩ John Kerry, người đang đảm nhiệm chức Ngoại trưởng hiện nay.
Dân biểu Smith hy vọng với việc ông Kerry không còn ở Thượng viện, Luật Nhân quyền Việt nam năm nay sẽ có cơ hội được đưa ra biểu quyết tại Thượng viện để chính thức có hiệu lực.
Vấn đề nhân quyền Việt Nam đã được Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nêu lên trong cuộc gặp Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tại Tòa Bạch Ốc hôm 25/7 trong lúc hàng ngàn người Việt từ khắp nơi tập trung biểu tình bên ngoài để đánh động quốc tế về thành tích nhân quyền tồi tệ của Hà Nội.

Tuy nhiên, các nhà lập pháp Mỹ và giới hoạt động nhân quyền cho rằng sự lưu ý của chính quyền Tổng thống Obama vẫn chưa đủ cương quyết và mạnh mẽ để có thể buộc Hà Nội phải cải thiện.

Có người ví von rằng vấn đề nhân quyền chỉ là một món salad nhẹ chứ chưa thật sự là món chính được trình bày trong bữa tiệc thượng đỉnh Việt-Mỹ ở Tòa Bạch Ốc vừa qua.

Dân biểu Loretta Sanchez, người đồng bảo trợ Luật Nhân quyền Việt Nam, cho VOA Việt ngữ biết Hạ viện Mỹ đang tiếp tục nỗ lực vận động ở Thượng viện để Luật cuối cùng sẽ được đưa tới bàn làm việc của Tổng thống để ông hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề nhân quyền Việt Nam.
Theo VOA
song  
#2 Đã gửi : 01/08/2013 lúc 09:08:49(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,689

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
'Quốc tế cần hiểu về nhân quyền VN'
Một số đại diện của Mạng lưới blogger Việt Nam đã trao 'Tuyên bố 258' cho Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) tại Bangkok hôm thứ Tư ngày 31/7.

Trả lời phỏng vấn của BBC, ông Nguyễn Anh Tuấn, người đứng ra trao 'Tuyên bố 258', cho biết nội dung của văn bản này là 'lên án những việc làm trái pháp luật có hệ thống của Chính phủ Việt Nam và những điều luật trái ngược với Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền mà Chính phủ Việt Nam đã thông qua'.

Các blogger Việt Nam đang vận động bãi bỏ Điều 258 Bộ Luật hiǹh sự về 'Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của tổ chức và công dân'. Đây là điều luật mà Chính phủ Việt Nam lâu nay vẫn vẫn dụng để đàn áp các blogger lên tiếng chỉ trích chính quyền.

"Liên Hiệp Quốc đón tiếp rất nhiệt tình," anh nói, "Họ hứa sẽ chuyển tuyên bố đến các cơ quan hữu trách khác của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác về nhân quyền."

Anh cho biết bản tuyên bố này hiện nay đã thu hú́t được 135 chữ ký của các blogger
Theo BBC
song  
#3 Đã gửi : 01/08/2013 lúc 09:13:25(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,689

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HIỆP QUỐC NHẬN TUYÊN BỐ 258 CỦA BLOGGERS VIỆT NAM
UserPostedImage
Tin Bangkok - Đại diện của mạng lưới những blogger Việt Nam vào chiều hôm nay đã đến tại văn phòng đại diện ở Bangkok của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, để trao Tuyên bố 258 với hơn 100 chữ ký ủng hộ cho tuyên bố đó. Nhóm đại diện gồm có sáu blogger, trong đó ba nhân vật mà nhiều người biết đến là Nguyễn Lân Thắng, Đoan Trang và Nguyễn Anh Tuấn. Phía văn phòng đại diện Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc tại Bangkok, Thái Lan nhận bản tuyên bố 258 của Mạng lưới Blogger Việt Nam là bà Maria Isabel Sanz Garido.

3 blogger từ Hà Nội, Saigon, Đà Nẵng cho biết họ trao tuyên bố này để Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc hiểu rõ về tình hình vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam. Tuyên bố 258 của mạng lưới blogger Việt Nam được công khai trên mạng Internet hồi ngày 18 tháng 7 vừa qua, đòi hỏi Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền, sửa đổi luật pháp để chứng minh cam kết tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2014 đến 2016. Theo các blogger thì điều 258 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam này phải được xem xét lại.

Mục đích để có thể hoàn thành những hoạt động có trách nhiệm của một quốc gia nằm trong hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc. Tuyên bố kêu gọi nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam cần xem xét lại tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam và bảo đảm cho người dân Việt Nam có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt, kể cả các vấn đề nhân quyền. Hồi ngày 24 tháng 7 vừa qua, bốn người thuộc Mạng lưới Blogger Việt Nam đã đến trao bản Tuyên bố 258 với hơn 100 chữ ký cho đại diện tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.
SBTN

Sửa bởi người viết 01/08/2013 lúc 09:37:27(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.073 giây.