Khiếu kiện không giải quyết, dân oan bị đánh đập dã manCông an và anh ninh đang đàn áp giải tán số dân tập trung trước nhà thờ Đức Bà, bên trái các khác du lịch nước ngoài chứng kiến cuộc bắt bớ đánh đập.Ảnh do thính giả gửingười khiếu kiện vì những bất công mà gia đình họ phải gánh chịu ngày càng trở nên trầm trọng tại Việt Nam; khi mà lượng người oan khuất phải kêu cứu đến các cơ quan công quyền mỗi lúc một đông thêm trong khi đó việc giải quyết bế tắc và người khiếu kiện chịu thêm cảnh bất công thường xuyên bị hành hung, sách nhiễu.
Lực lượng chức năng hành hung, đánh đập Vụ việc mới nhất xảy ra hồi ngày 31 tháng 7 ngay tại vườn hoa trước Nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn.
Nạn nhân là những người dân mất đất, nhà cửa, tài sản ở các tỉnh khu vực miền nam lên kêu cứu các cơ quan Trung ương đặt tại đó. Tuy nhiên các văn phòng tiếp dân của Trung ương Đảng và chính phủ cả ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều không giúp họ giải quyết được nổi oan khuất kéo dài bao nhiêu năm trời.
Những người đó từng đến các nơi khác như cơ quan đại diện ngoại giao của Hoa Kỳ tại Việt Nam với mong mỏi nhận được sự lên tiếng giúp đỡ nào đó.
Hầu như các văn phòng thế tục đó cũng không giúp được gì họ; và vào ngày 31 tháng 7 một nhóm người đến tại công viên trước Nhà thờ Đức Bà nơi có tượng Mẹ Maria của người Công giáo và họ nói để cầu nguyện mong sao Ơn Trên ban phúc cho cuộc đời cay đắng phải khiếu kiện từ năm này qua năm khác mà công lý không được thực thi.
Nhóm người này cuối cùng bị lực lượng an ninh đuổi đánh như lời kể của một nạn nhân là chị Nguyễn Thị Hoa người từ Bà Rịa- Vũng Tàu cho biết như sau:
Hôm qua có 25 người từ Cần Thơ và em đến chỗ Nhà Thờ Đức Bà để cầu nguyện thôi chứ không phải biểu tình như họ nói. Khi đến đó được chừng 5 phút tôi thấy công an, an ninh, thanh tra xây dựng, rồi tình nguyện viên… Họ gồm chừng 60 người. Dàn ngoài có công an 113, công an cơ động chừng 20 người.
Từ 8:30 đến 9:00 giờ họ không đụng gì đến chúng tôi hết. Khi có một nhóm chừng 5 người nước ngoài nhìn chúng tôi, thì tôi đứng lên hỏi bà ta từ đâu đến, bà cho biết từ Anh đến. Tôi nói thêm vài câu xã giao nữa. Khoảng hơn 5 phút sau, có một đoàn xe chở chừng 50 khách châu Âu ngừng lại. Tôi không hiểu sao khi đó họ cuống cuồng nhào đến ‘lùa’ chúng tôi đi. Một số người sợ bỏ đi, còn vài người đứng lại và nói chúng tôi đứng đây cầu nguyện, chứ không làm gì sai luật mà các anh bắt chúng tôi đi nơi khác. Nhưng họ không nghe nói rằng đó không phải chỗ ngồi, không phải chỗ biểu tình.
Chúng tôi nói không, có dấu hiệu gì cho thấy chúng tôi biểu tình hay không, khi nào chúng tôi biểu tình hãy lên tiếng. Người nào nói như vậy thì họ nắm cổ lôi đi. Tôi bị một tên an ninh cao to nắm cổ lôi đi một bên, và bên kia là một cô nào đó. Lúc có có thêm hai ba người an ninh nữa đến sờ soạng vào người tôi như muốn kiếm cái gì và xé cả áo tôi. Tôi la lên làm gì mà các ông sờ soạng khắp người tôi, tôi là phụ nữ các ông xâm phạm thân thể tôi. Tôi la lớn ‘bớ người ta’; khi đó có mấy cái đánh vào cổ tôi; nhưng hôm qua tôi không phát hiện nhưng sáng nay thấy đau mới biết họ đánh vào cổ và bụng tôi. Vì khi bị đánh vào mặt, lúc đó đau nhất nên tôi không cảm nhận đau ở những chỗ khác. Khi lôi lên xe, một tên an ninh cao to đấm vào mặt tôi hai cái, lúc đó tôi choáng váng không còn thấy gì nữa…
Theo chị Nguyễn thị Hoa, thì bản thân chị còn may mắn hơn một người khác cũng bị đánh đập ngay tại khu vực trước nhà thờ Đức Bà vào sáng ngày 31 tháng 7 và sang đến ngày 1 tháng 8 vẫn còn ói mửa, chưa thể mở miệng vì những ngón đòn nặng từ phía cơ quan chức năng.
Đầu gấu ‘xử’ dân oanTheo những người dân oan khiếu kiện lâu nay họ không những bị các nhân viên công quyền mặc sắc phục có hành động bạo lực, mà họ phải chịu đòn từ những thành phần không mặc sắc phục, dữ tợn mà người dân thường gọi tên là ‘bọn đầu gấu’.
Bà Nguyễn thị Gấm, 72 người Quảng Ninh, suốt 13 năm qua phải sống tại các vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Lý Tự Trọng ở Hà Nội, để khiếu kiện về trường hợp đất đai của gia đình bị trưng thu một cách bất hợp pháp, cho biết bà phải lo giúp cho một người dân oan khác bị ‘đầu gấu’ đánh gãy tay:
Hiện tại chị Hướng ở quận Thanh Xuân, Hà Nội lên khiếu kiện khi về bị thuê đầu gấu đánh, hiện bị gãy một xương ở cánh tay phải. Tôi là người ở Mai Xuân Thưởng, Lý Tự Trọng đang lo cho chị ấy ăn uống.
Hẳn nhiều người vẫn chưa quên trường hợp của bà Đỗ Thị Thiêm, người hăng hái đấu tranh giữ đất cùng với dân chúng khu phố Trịnh Nguyễn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, bị những kẻ lạ mặt rưới acid lên người.
Bà Nguyệt, 57 tuổi từ Cần Thơ bị mất đất từ năm 1976 đến nay và phải khiếu kiện, cho biết về việc những kẻ thường phục được lực lượng chức năng sử dụng để đàn áp những người dân đi khiếu kiện như bà:
Xã hội đen đứng quanh công an là do công an; đó là những tên đánh.
Dồn đến đường cùngTheo lời kể của những người phải đi khiếu kiện từ các tỉnh thành khác nhau, câu chuyện của họ có khác, mỗi người một cảnh, thế nhưng điểm chung đó là sự đùn đẩy của các cơ quan chức năng từ dưới lên trên và từ trung ương về địa phương. Không ai chịu trách nhiệm giải quyết cho họ dồn họ vào ngõ cụt: mất tài sản, không kế sinh nhai, không tương lai cho chính bản thân và cho con cái họ.
Đi đến đâu họ cũng bảo về. Về một, hai tháng không trả lời, chúng tôi đi tiếp. Đi trong vô vọng nên chúng tôi phải kêu cứu các nhân sĩ trí thức, đánh động dư luận để cứu giúp những trường hợp người dân như chúng tôi.
Trong số người bị đánh cô Nguyễn Ngọc Hoa bị công an đánh đập dã man nhất.(ảnh do thính giả gởiTrường hợp cô Nguyễn thị Hoa mới bị đánh hôm ngày 31 tháng 7 là con gái có mẹ từng là một biệt động Sài Gòn, tham gia kháng chiến; thế nhưng bị cáo buộc giả mạo; khi xác minh lại không phải giả mạo thì đất vẫn mất. Bà mẹ khiếu kiện bao năm đến hơi tàn, sức kiệt nằm một chỗ và người con gái phải tiếp sức mẹ khiếu kiện. Thế nhưng công lý vẫn bặt tăm khiến cô này từng hai lần đổ xăng tự thiêu nhưng những dân oan khác ngăn kịp: một lần ngay trước Nhà thờ Đức Bà hồi ngày 5 tháng 5 vừa qua và một lần vào ngày 18 tháng 6 vừa rồi trước khu vực Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội.
Trong số người bị đánh cô Nguyễn Ngọc Hoa dân oan tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu bị công an đánh đập dã man nhấtKhông phải chỉ bị xua đuổi, sách nhiễu, đánh đập như các trường hợp vừa nêu; mà những người phải đi khiếu kiện trong tình trạng vô vọng như thế lâu nay còn cho là gây rối trật tự, rồi bị quy chụp là có động cơ chính trị như lời của ông chánh thanh tra chính phủ Huỳnh Phong Tranh hồi tháng tư năm nay.
Theo RFA