logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 08/07/2021 lúc 10:20:55(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
(Tô Thùy Yên)


"Nếu Có Nhìn Sâu Vào Những Đôi Mắt Già Nua Mới Thấy Đó Là Những Đôi Mắt Trống Rỗng, Không Vui Cũng Không Buồn, Cũng Chẳng Trầm Ngâm, Chất Chứa Lo Nghĩ"


Thời sinh viên, tôi ở trọ trong một con hẻm toàn dân lao động, hàng xóm sát bên là một người già, tạm gọi là bác Tư, tuổi đã ngoài 70. Dù sống chung với con trai lớn, sớm hôm trong nhà đều có bóng dáng vợ chồng cậu con kề cận nhưng lúc nào bác cũng có vẻ thui thủi một mình. Bác Tư kể là do già rồi thì ngủ rất khó, mà có ngủ được cũng ngủ rất ít. Ban đêm bác cứ nằm trằn trọc suốt, không phải là mong trời sáng mà chỉ thao thức mong sớm đến giấc 2 giờ, trời còn khuya nhưng là giờ cái quán cóc bán cà phê ở đầu hẻm rục rịch mở cửa. Vậy là bác Tư chổi dậy, khẽ khàng mở cửa ra khỏi nhà, thả bộ – từ bác dùng – ra quán. 


Hồi đó, hiếu kỳ trước nếp sống thầm lặng của ông già nghèo, có bữa chàng trai trẻ là tôi cũng theo chân bác Tư ra quán. Thì ra, cứ mỗi đầu ngày, bác Tư cùng hai ông bạn già nữa – cũng dân trong xóm – luôn là những người khách mở hàng cho cái quán cóc xập xệ này vào lúc trời còn chưa hừng đông, cả những khi trời mưa lâm râm.. Trong lúc chờ anh chủ quán còn sật sừ chưa tỉnh ngủ lục đục nấu nước sôi thì để có chỗ ngồi, ba ông khách quá quen này cứ tự tiện bày dọn chỗ ngồi từ đống bàn ghế đã xếp chồng khi quán đóng cửa đêm qua. Ba ông già ngồi im ắng trong bóng tối, rất ít chuyện trò trong khi chờ món uống…


Ba cái xây chừng nóng hổi được bưng ra cho những vị khách chẳng-có-gì-nóng- vội. Theo thói quen, ba người già rót cà phê ra cái dĩa lót, thổi phù phù cho nguội rồi húp từng ngụm ngon lành. Tiết trời se lạnh buổi hừng đông bên ngoài, trong quán thì đầy bóng tối bởi chỉ có một ngọn đèn nhỏ chỗ pha chế, vẻ mãn nguyện vẫn lộ rõ trên gương mặt những người già, không hơn không kém một niềm hạnh phúc đơn sơ, bình dị nhất, ít tốn hao nhất sau bao thăng trầm đời người…


Rồi đến sau biến cố tháng 4 -75, tôi gặp cảnh ‘một nhà hai quê’, vợ con phải ở đỡ bên nhà cha mẹ vợ ở Bà Rịa, còn tôi náu thân nhà cha mẹ mình ở Sai Gòn bởi làm việc kiếm sống tại thành phố này. Do thường xuyên về Bà Rịa và hay ở lại nhiều ngày, tôi lại có dịp tiếp cận với một vài người già khác, tạm gọi là “đám ông Mười” . Bạn bè ở cùng xóm, qua lại dễ dàng bởi nhà gần gần nhau nhưng không hiểu sao cái nhóm 4-5 ông già lại thích tụ tập ở nhà cha tôi nhất, cứ như đây là trụ sở sinh hoạt một “câu lạc bộ phụ lão” thu nhỏ và tự phát mà ông Mười được tiếng hiền lành, tử tế kia coi như chủ nhiệm CLB. Kế đó, phải kể đến ‘hội viên’ nhiệt tình nhất: bác Sáu Sơn, nhà ở đối diện nhà ông Mười. Hai người là anh em cột chèo do vợ ông Mười là em ruột vợ bác Sáu. Ngày nào bác Sáu cũng có thể bước qua nhà bạn già đến 2 – 3 bận. 


Dù khi võn vẹn chỉ bác Sáu với ông Mười hay khi đông đủ 4-5 ông, đám bạn già chỉ quanh quẩn bên chiếc bàn nhỏ kê ở nhà trước. Khách đến cứ tự động ngồi vào cái ghế mà có lẽ mỗi người đã ngầm chọn trước cho mình – chẳng hạn để dễ nhìn ra đường hay để có vị trí dựa lưng vào tường; còn chủ nhà luôn vắn tắt “Ngồi chơi!” rồi khẽ khàng châm thêm nước nóng bình thủy vào bình trà hay pha trà mới. 



Điều đáng nói là đám người già này rất lặng lẽ. Ngay lúc chạm mặt nhau tại miếng sân trước nhà, khách cùng chủ nhà rất hiếm khi lên tiếng, ai nấy chỉ nhướng mắt một cái hay gật đầu thật nhẹ, coi như chào nhau. Và sau đó, khi bắt đẩu buổi uống trà họ cũng có chuyện trò, như trao đổi nhau vài tin tức, nhắc chuyện xa xưa hay chuyện hồi mới tiếp thu…, nhưng mảng sinh hoạt có tiếng nói và cử động ấy rất sớm tự lụn tàn hay bị bỏ ngang. Nói qua nói lại một đỗi, ai nấy như bị hụt hơi hay bí đề tài hoặc thậm chí chợt làm biếng nói mà dần hồi nối tiếp nhau ‘tắt đài’. Nhiều khi, một người còn ráng kể cho xong đoạn chót của câu chuyện cũ hay nêu một câu hỏi bâng quơ nhưng đành nín bặt luôn khi thấy người kia im lìm/không phản ứng gì như đang hoàn toàn dửng dưng trước mọi chuyện trên đời. Người già ngồi thừ ra, im lặng - nếu có nhìn sâu vào những đôi mắt già nua mới thấy đó là những đôi mắt trống rỗng, không vui cũng không buồn, cũng không trầm ngâm, chất chứa lo nghĩ. Họ cùng làm thinh rất lâu, hết ngó người đối diện lại ngó ra đường, có khi cả 20 phút hay nửa tiếng đồng hồ trôi qua mới nghe ông nào đó kiếm ra chuyện gì đó mà lên tiếng. Cũng có khi chủ nhà bỏ mặc khách một mình, ra nhà sau làm việc gì đó, đến khi trở lên nhà trước thấy trống trơn, khách đã thầm lặng ra về tự lúc nào, chẳng một lời hô lớn để kiếu từ; còn nếu khách chưa về, màn kịch câm-phân-nửa lại diễn tiếp…


Chỉ riêng khi nào có ông Hai sang chơi mới nghe tiếng ông rổn rảng ngay khi mới bước vào sân trước. “Mười Tỏn ơi!” hay “Mười Tỏn! Có nhà hôn?”. Ông Hai cạo đầu trọc, thường xuyên mặc đồ nâu sòng bởi đang tu ở một cái am lụp xụp trong xóm. Cái am nhỏ như cái chòi chăn vịt ngoài đồng, do ông tự cất khi ông bỏ Sài Gòn, bỏ gia đình xuống đất này tu hành. Chỉ già hơn cha tôi 1-2 tuổi nhưng ông Hai tỏ ra rất đàn anh, thản nhiên gọi trỏng cái tên cúng cơm “Toản” của cha tôi thành “Tỏn” . Nghe nói hai người đã kết nghĩa anh em sanh tử có nhau từ thời trẻ trai đi lính Cao Đài. Giờ thì hai bạn già ngồi im lặng uống trà, nhưng chỉ chốc lát ông Hai lại rổn rảng lên tiếng về một để tài tuyệt đối quen thuộc “Sao, bữa nay đánh con mấy đây?”, hay “Sao, mày có thấy con gì hôn Mười? Con mấy hả?”.
Xóm ngoại ô ở đây đã buồn bã, xơ xác, một nhúm nhỏ dân cư trong xóm là mấy người già này trông lại càng buồn hơn. Họ sống lặng lẽ, một mực kín tiếng suốt từ trong nhà mình, bên cạnh người thân trong gia đình cho đến nhà bạn bè, tức cái “câu lạc bộ phụ lão” tự phát kia. Không khí lặng thầm luôn chế ngự những nơi họ có mặt, kể cả lúc có ông nào đó trúng số đề. Được trúng số nhưng số tiền thưởng được tiết lộ luôn luôn không đáng kể. Hầu hết người già phải sống nhờ con cái, tiền bạc ít ỏi, muốn chơi đề lấy hên cũng chỉ có thể đánh rất nhỏ với chỉ vài ngàn đồng tiền xác, trúng ‘cò con’ có gì đáng ồn ào? 


Kể ra kiểu sinh hoạt trầm lặng, ù lì của đám bạn già cũng có xao động, rộn ràng chút đỉnh vào lần cha tôi trúng số đề, so với các bạn già từng trúng thì hơi nhiều tiền một chút. Đó là từ 20 ngàn đồng tiền xác đánh ‘con bướm’ tức con số 41, ông trúng được 1 triệu 4. Vốn tử tế, ông Mười Toản bèn đãi 5 ông bạn cùng xóm đi cà phê ăn sáng, tôi cũng được cho đi theo. Khi đám bạn già lủ khủ kéo nhau từ xóm nhà thả bộ ra chợ  - chừng 1 cây số, có lẽ hiếm có khách đi đường nào thèm để ý, để mắt đến cảnh tượng mấy ông già hom hem, nhợt nhạt đến phát nản. Ra đến chợ, ở quán cà phê quen, sự việc có vẻ sáng sủa, có sinh khí hơn một chút. Cha tôi vui vẻ nói, đại khái bữa nay ông đãi nên anh em khỏi kêu cái cà phê đen rẻ mạt, tiện tặn ngày ngày, cứ thoải mái kêu cà phê sữa, cà phê sữa đá ly lớn, hay bất cứ thứ uống gì mình khoái nhất… Sau chầu cà phê, cả đám đến xe hủ-tíu-mì-hoành-thánh cũng ở gần chợ. 


Ông Hai tu hành, mặc nâu sòng nhưng vốn không bao giờ vướng víu gì chuyện ăn chay lạt, đã gọi một tô lớn đặc biệt vừa hoành thánh vừa xí quách, rồi rổn rãng nói: “Mười Tỏn à, kiếm một xị ngon thiệt ngon đi! Tao kêu mồi tô xí quách hoành thánh rồi nè! Từ hồi Tết tới giờ tụi già mình có nhậu lần nào đâu? Còn bữa nay Mười mày trúng ‘con bướm’, vui mà! ”.


Cái gọi là bữa-đãi-trúng-đề kết thúc, mấy ông già lại lủ khủ thả bộ về xóm nhà. Họ lại im lặng lê chân, bước chậm trên vỉa hè. Vừa rồi, có một chút tạm gọi là sống thở sinh động, một chút chộn rộn, ồn ào chợt thoát ra từ xị rượu đế hiếm-khi ở quán hủ tíu thì đã bị đám người già bỏ lại quán mất rồi.

2021, đang mùa Covid
PHẠM NGA


Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.063 giây.