logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/07/2021 lúc 02:56:12(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
1
Sáu giờ sáng. Vừa mới thức dậy, My xem liền tin nhắn của gia đình trong cell phone. Mấy chị em vẫn thường dùng cách “text” để trò chuyện với nhau. Bên này là sáng sớm, bên Việt Nam mọi người đã ăn xong cơm tối.
Em gái út nhắn: 
“Hôm nay chùa cho mấy ổ bánh mì, để trước nhà, mình ra lấy.”
My trả lời:
“Vậy sao? Tốt quá! Bữa trước em nói thèm bánh mì nhưng không đi mua được. Nay thì ước gì được nấy rồi nhé!”
“Mấy bữa chùa cho gạo, em không lấy, để nhường cho người nghèo hơn. Chùa bảo cứ lấy đi, chùa cho đồng đều hết. Hôm nay gặp bánh mì nên em lấy. Chùa còn bỏ tiền ra để đi thu mua rau ở các nhà vườn, về phát cho người dân quanh đây. Nhà mình hay đi cúng chùa, nên chùa cho lại như phát lộc. Mình lại đóng góp tiếp cho chùa.”
“Tình hình bên đó sao rồi, em?”
“Chị ơi, hôm nay khu vực gần nhà mình bị phong tỏa. Sắp tới chắc lại khó khăn thêm. Lo nhất là mua không được hàng, nhất là thức ăn.”
Hai chị em kể hết chuyện nọ đến chuyện kia cho bớt căng thẳng. Kể cho đến khi em gái chào để đi ngủ. 
Đến đêm ở bên này, My lại trằn trọc khi nghĩ đến miếng ăn. My vẫn luôn nhớ câu Má hay nói:
“Miếng ăn là miếng tồi tàn, 
Mất ăn một miếng lộn gan lên đầu.”
Hồi nhỏ nghe câu ca dao này cảm thấy tức cười, nhưng nghe Má giải thích My thấy thấm thía vô cùng. Chắc cũng không mấy ai mất ăn mà tức giận dữ dội lắm đâu! Nhưng nói miếng ăn quý giá thì chắc đúng. Đặc biệt là trong những ngày thiếu thốn, xếp hàng cả ngày để mua gạo. Mà nếu không mua được thì người ta buồn lắm. Nhưng rồi có được trăm phần trăm gạo đâu! Còn có thứ độn nữa, không khoai lang hay khoai mì xắt lát phơi khô, thì bo bo, và cả bột mì. Miếng ăn lúc đó không còn là miếng tồi tàn, mà quý lắm. Cái thời phải chuyển đổi từ mua bán tự do sang cách mua hàng phân phối, cũng khó khăn lắm để thích nghi. Đôi khi con người còn có tâm trạng buồn chán, tự hỏi tại sao mình lại phải chạy theo miếng ăn hàng ngày như vậy. Ba của My, ông công chức quanh năm quen công việc văn phòng, từ chối mãi không chịu mang những thực phẩm được “phân phối” về nhà. Ông nói ông không quen! Cuối cùng ông cũng chịu thua, vì không nỡ để gia đình thiếu ăn.
Đó là câu chuyện của thời cách nay mấy mươi năm. Sau này, khi cuộc sống tương đối thong thả hơn, đã xuất hiện những cảnh ở thành thị nhiều người ăn uống thừa mứa, thậm chí phung phí thức ăn. Nhưng người dân nghèo, người ở miền quê, người ở miền núi thì vẫn không đủ ăn, vẫn phải vất vả kiếm sống. Cái ăn hàng ngày luôn là một nỗi nhức đầu…
Rồi trong giấc ngủ chập chờn, My mơ thấy mình đang trở về những ngày tháng sau cuộc “đổi đời” cách nay mấy mươi năm. My thấy bà ngoại mỗi ngày ngồi lượm gạo, nhặt những hột sạn gom lại một đống, nhìn mà rùng mình. Chưa hết, những con sâu gạo cũng đông đảo không kém! Bà ngoại nói lượm gạo riết thành “cái nghề” cho bà, một cái nghề không lương, cũng vui! My mơ thấy Má đem bo bo đi xay cho vỡ ra, nấu dễ mềm, và đỡ làm đau bao tử. Bo bo có cái tên mỹ miều là “cao lương” nhưng ai cũng sợ, không muốn ăn. My mơ thấy mấy chị em lựa những lát khoai lang, khoai mì bị mốc đem bỏ. Mà đa số là đã mốc! My mơ thấy hôm nào mua được bột mì để ăn độn là coi như hôm đó trúng số. Mấy chị em xúm lại tập làm bánh mì, làm mì sợi, làm nui. Những ngày đến trường, đem một “lon gô” cơm hay nui, mì, bo bo, ăn với muối ớt, là xong, cho cái bụng được vững để vào giảng đường, vào phòng thực tập.
Đó là cảnh “đổi đời” của người dân. Còn cảnh “đổi đời” của những người bị giam trong những nơi gọi là “trại cải tạo” nữa, giấy bút nào tả cho hết! Lúc cái đói trở nên khủng khiếp, người tù tìm bất cứ thứ gì để ăn cho no bụng, bất kể đó là rắn rết, chuột bọ hay côn trùng. Chỉ với một ước muốn: sống còn để trở về với người thân!


2
Sài Gòn đang trong một mùa hè nóng bỏng. Không phải chỉ vì thời tiết, mà như đang ở trong một cuộc chiến. Sài Gòn giới nghiêm! Nói theo từ ngữ thời đại là phong tỏa. Sẽ có dây giăng, rào chắn để không ai ra vào khu vực cách ly. Người có xét nghiệm dương tính với Covid sẽ phải vào khu cách ly. Dịch bệnh mang lại sự sợ hãi đã đành, cái ăn cũng là một nỗi âu lo. Chợ búa đóng cửa, xe cộ nằm ụ nên không chuyên chở được hàng. Người dân dù có tiền cũng không mua được thức ăn. 
Hôm nay em gái út nhắn tin, kể:
“Nhà kia có một vạt rau muống thật tốt. Họ để tấm bảng chữ in rõ ràng: Điểm tặng rau miễn phí. Ai cần đến lấy. Thêm một tấm bảng to, ghi chữ viết tay: Rau muống giải cứu. Ai mua thì bán, 5 ngàn một bó. Ai xin thì cho. Tự bỏ bọc, xin đừng bới móc.”
“Nghe dễ thương quá, em à!”
“Dạ, bây giờ nhiều nơi làm như vậy đó chị! Quyên được nhiều tiền như nhà chùa, nhà thờ, thì mua gạo, mì gói, hàng hóa thiết yếu đem tặng bà con. Người trồng được rau quả thì nửa bán nửa cho, như nhà trồng rau muống kia vậy. Không có xe chuyên chở, chẳng lẽ đem đổ bỏ, mang tội.”
“Hơn thế nữa, em à! Đó là sự tử tế, là lòng thương người, là sự đùm bọc.”

“Đúng vậy. Chị biết không, nhiều người mang thực phẩm đến tặng cho những người ở trong khu cách ly đang rất thiếu thốn, rất tội.”
“Em gái có nhớ năm ngoái nước Mỹ thê thảm thế nào? Ai nghe nói cũng xót xa cho nước Mỹ. Số người nhiễm Covid và số người chết hàng ngày thật không thể tưởng tượng được. Nay nước Mỹ tương đối yên ổn rồi vì đã có vaccine. Nhưng cả thế giới sẽ không thể yên ổn nếu vẫn còn dịch bệnh.” 
“Nay đến lượt Việt Nam!”
Có một khoảng lặng, hai chị em không viết gì. Rồi cùng một lượt, hai câu giống nhau:
“Má có buồn vì con cháu không thể tụ họp ở nhà Má không?”
“Má buồn, hơi trách móc, nhưng đành chịu, phải giải thích cho Má hiểu thôi!”
“Chị không biết đến bao giờ mới có thể về được để thăm Má!”
Em gửi một cái hình “emoji” mặt buồn.


3
Hôm nay em hỏi một câu rất hay:
“Ở bên Mỹ, lúc dịch bệnh, có khi nào phải nhịn ăn không chị?”
“Ồ, có chứ em! Người ta hạn chế đi chợ, hạn chế đi ăn tiệm, nên ăn uống trong nhà cũng phải dè xẻn. Có khi mình nhịn bớt để… mọi người ăn nhiều một chút.”
“Vậy là giống Má ngày xưa.”
“Đại khái là vậy.”
“Mấy bà mẹ thường vậy ha!”
“Thuở di tản, em út còn bé quá chắc không nhớ, bữa nào Má mình cũng nấu một nồi cơm cho mấy chục người ăn, thêm một nồi canh to, một nồi cá to. Nhưng ngày nào bụng Má cũng đói meo.” 
“Hi hi, mấy bà mẹ là vậy.”
“Em út biết không, xưa nay ở xứ mình, có những gia đình nghèo, trẻ con có thói quen ăn cơm không, có miếng thịt thì chừa lại. Ăn mấy chén cơm cho no bụng, miếng thịt vẫn còn nguyên, để dành đến cuối cùng…”
“Người mình đa số nghèo khổ ha chị!”
“Ừ. Bởi vậy, lúc học trung học, khi chị kể câu chuyện cha mẹ con cái trong một gia đình nhường nhau một con tôm do người mẹ đi chợ lượm được về kho, chị được cô giáo Việt Văn khen, các bạn cũng tấm tắc khen cảm động. Nếu bây giờ kể câu chuyện này thì sao nhỉ?”
“Ngày xưa ăn tôm là sang hả chị?”
“Tùy nhà thôi! Nghèo thì cái gì cũng quý. Mà ngộ lắm, ăn thịt gà là sang, ăn cá là nghèo. Qua bên Mỹ thì ngược lại, thịt gà rẻ, coi như bình thường. Còn ăn cá là “healthy” tức là lành mạnh. Ăn cá là sang.”
“Ngộ quá ha chị!”
“À, còn nữa, có một dạo người Việt mình hay nói đến thức ăn “xuất khẩu” để chỉ những mặt hàng phẩm chất cao. Đương nhiên, giá cả cũng cao. Do đó, người dân nghèo khó lòng mua được hàng “xuất khẩu” để dùng. Thí dụ, tôm xuất khẩu thì người nghèo chẳng bao giờ thấy. Thời đó, ra chợ, thấy có bán đầu tôm xuất khẩu. Có nghĩa là… cái mình con tôm thì đã được xuất ngoại rồi!”
“Hi hi, nói chuyện thức ăn cho vui, quên dịch bệnh ha chị!”
“Ừ.”
“Ở bên mình bây giờ người ta cũng dùng cách đặt hàng online, tiện lắm chị à! Nhưng chỉ có một số nào đó thôi, còn đa số dân mình mua hàng theo cách truyền thống, cầm tiền mặt ra chợ, mua bán, trả giá, khen chê… Bây giờ cách này gặp khó khăn, vì ngăn sông cấm chợ. Có một nghề mới, gồm những người đi giao hàng, được gọi là “shipper” nghe hay ha! Họ thường đi bằng xe gắn máy, giao hàng tận nhà. Nhưng lúc này họ cũng gặp không ít khó khăn.”
“Thời Covid bên Mỹ cũng vậy. Người giao hàng an toàn hơn, nhưng cũng tránh tối đa việc tiếp xúc. Họ đặt các túi hàng trước cửa nhà mình, bấm chuông rồi đi. Mình chờ mười mấy phút rồi ra lấy. Thức ăn đem vào đều được rửa sạch sẽ trước khi cất hoặc dùng. Lúc chưa có vaccine, chỉ trông mong vào chiếc khẩu trang, rửa tay, giữ khoảng cách và tránh tụ họp. Sau này, chích vaccine rồi, nhiều người cũng vẫn giữ những thói quen đó. Thật ra, điều gì tốt thì mình cứ làm thôi!”



Vẫn là trong giấc mơ chập chờn, My thấy những người bệnh nằm trong bệnh viện, với máy trợ thở. My nghe tiếng xe cứu thương hụ còi đưa người vào khu cách ly. My thấy mình cầu khấn các đấng thiêng liêng cứu dân mình. Rồi My tự nhủ lòng, thôi thì nghĩ tới miếng ăn… chắc đỡ sợ hơn!
Và thật thế, miếng ăn là miếng tồi tàn, như Má nói, nhưng quý giá lắm. Nghĩ đến miếng ăn, tự nhiên bớt sợ. Chẳng trách nhiều người tìm đến sự ăn uống như một cách để giảm buồn phiền. Nhiều người xem ăn uống là một nghệ thuật. Thời đại dịch, ngay cả ở nước Mỹ, cái ăn cũng trở nên thiết yếu, quan trọng vô cùng. Nhưng trên tất cả, miếng ăn là phương tiện truyền tải lòng nhân, tình thương yêu, sự đùm bọc. Chị em ở Mỹ thời đại dịch không tụ họp với nhau được, vẫn không quên nấu hoặc mua những món ăn, đem đến để trước cửa nhà nhau. Ở Việt Nam bây giờ cũng vậy. Còn nữa, có những người ở tỉnh khác, tìm mọi cách gửi thực phẩm về tiếp tế cho Sài Gòn. Người ở các vùng quê cũng nói thương Sài Gòn lắm!
Một thuở, Sài Gòn và những nơi khác có những thùng bánh mì miễn phí, những thùng trà đá miễn phí, dành cho người nghèo, người lao động, người lỡ đường… Một thuở, Sài Gòn và những nơi khác còn có những quán cơm mang tên Nụ Cười, quán cơm Tình Thương, mang hình bóng của những Quán Cơm Xã Hội thời Việt Nam Cộng Hòa. Người ta vẫn sống với nhau bằng tấm lòng!
My thiếp ngủ trong một niềm ao ước…


Tháng 7/2021
Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh 
 
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.086 giây.