logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 31/07/2013 lúc 06:36:48(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
VIỆT NAM (NV) - Sức mạnh của sự lan truyền tin tức qua các trang mạng xã hội, đặc biệt là Facebook tại Việt Nam đã khiến nhà cầm quyền tính đến việc áp dụng nhiều biện pháp thắt chặt kiểm soát.

Chiều ngày 31 tháng 7, nhà cầm quyền lại ban hành một nghị định cấm các chủ trang mạng trao đổi các loại “thông tin tổng hợp.”

UserPostedImage
Một bức hình chống Trung Quốc bá quyền trên mạng Facebook tại Việt Nam. Nhà cầm quyền tính đến việc cấm các trang mạng cá nhân “tổng hợp tin tức.” (Hình: AFP/Getty Images)
Báo mạng VNExpress dẫn lời ông Hoàng Vĩnh Bảo, cục trưởng Cục Phát Thanh-Truyền Hình và Thông Tin Ðiện Tử nói rằng, các trang mạng xã hội, như Facebook, chỉ được đăng tải thông tin của riêng cá nhân đó mà thôi.

Ông này nói: “Các trang thông tin cá nhân chỉ được phép đưa thông tin về 'những thứ của chính mình,' không được dẫn thông tin tổng hợp, tức là không được trích dẫn thông tin từ các cơ quan báo chí, hay các trang web của nhà nước.”

Cũng theo VNExpress, ông Lê Nam Thắng, thứ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông Cộng Sản Việt Nam còn dọa sẽ “tăng cường thanh tra để xử lý các trang Facebook vi phạm qui định” nói trên. Ông này còn cho rằng nhiều trang blog và trang mạng Facebook được lập ra để chia sẻ tin tức thời sự, thông tin về sức khỏe, công nghệ, thời trang...

Ðiều này, theo ông Lê Nam Thắng, là “vi phạm quy định bản quyền, sở hữu trí tuệ.” Ông Thắng còn cảnh cáo rằng các trang blog và Facebook làm như vậy là “lấy chỗ nọ, chỗ kia đưa lên thành của mình, và mọi sự trích dẫn phải xin phép và được sự đồng ý.”

Cũng theo VNExpress, nghị định trên đặc biệt lưu tâm đến vấn đề “quản lý thông tin xuyên biên giới” khi cho rằng các tổ chức và cá nhân ở hải ngoại cung cấp thông tin cho người ở Việt Nam cần “tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.”

Ông Lê Nam Thắng cũng đe dọa, sẽ “vào cuộc,” bằng cách tung các lực lượng “tranh đấu chống lại luận điệu sai trái chứ không chỉ dùng biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn.”

Hiện nay, người dân một số địa phương ở Việt Nam vẫn không vào được Facebook chẳng hạn như tỉnh Lâm Ðồng...
Theo báo Người Việt
song  
#2 Đã gửi : 01/08/2013 lúc 08:41:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,739

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Việt Nam gia tăng trấn áp tự do thông tin trên mạng

UserPostedImage
Reuters
Hôm qua, 31/07/2013, chính phủ Việt Nam vừa công bố một nghị định mới cấm các blogger và những người sử dụng các mạng xã hội tổng hợp thông tin từ các báo và các cơ quan Nhà nước. Nghị định, được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 15/07 và sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/09, quy định: "Trang thông tin điện tử cá nhân là trang để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp".
Như vậy có nghĩa là kể từ nay, các blogger và những người sử dụng các mạng xã hội như Facebook hay Twitter không được trích dẫn thông tin từ các báo hoặc từ các trang web của cơ quan Nhà nước. Nói cách khác, với nghị định mới, những người sử dụng các mạng xã hội ở Việt Nam sẽ không được chia sẽ những thông tin báo chí hoặc thảo luận về các bài báo được đăng trên mạng.

Nghị định mới cũng cấm các công ty cung cấp dịch vụ Internet cung cấp những thông tin có nội dung bị xem là “chống phá Nhà nước Việt Nam, phá hoại an ninh quốc gia, trật tự xã hội và đoàn kết dân tộc hoặc những thông tin xuyên tạc bôi nhọ uy tín các tổ chức, bôi nhọ danh dự và nhân phẩm các cá nhân.”

Nhiều blogger và Facebooker Việt Nam hôm nay đã phản ứng giận dữ về nghị định nói trên, mà họ cho là nhằm "bịt miệng người dân".

Hiện nay, nhiều cư dân mạng tìm thông tin trên các trang mạng xã hội và trang blog hơn là trên báo chí chính thức. Nhưng chính quyền Việt Nam đang tìm cách gia tăng trấn áp quyền tự do ngôn luận trên Internet.

Việt Nam hiện vẫn bị tổ chức Phóng viên không biên giới xếp trong danh sách các quốc gia “kẻ thù của Internet”. Trong năm nay, đã có 46 nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền, blogger bị cáo buộc tội chống Nhà nước và bị kết án tù nặng nề ở Việt Nam, chiếu theo những điều khoản luật rất mơ hồ.
Theo RFI
song  
#3 Đã gửi : 01/08/2013 lúc 09:47:52(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,739

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nghị định siết Internet chặt hơn bị dư luận Việt Nam “ném đá”


HÀ NỘI (NV) .- Chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau khi chế độ Hà Nội loan báo ban hành một nghị định mới về việc quản lý dịch vụ Internet, nó bị hàng trăm dân mạng “ném đá” tới tấp.

UserPostedImage
Các bloggers Việt Nam gặp đại diện Văn phòng cao Ủy Nhân Quyền LHQ tại Thái Lan trao Tuyên bố 258” ngày 31/7/2013 với chũ ký của hơn 100 thành viên. (Hình: Facebook Đoan Trang)

'Ném đá' là từ mà các cư dân mạng dùng để chỉ hành động phê phán hay chỉ trích, mà lần này là dành cho nhà cầm quyền Việt Nam.

Nghị định mang số 72/2013/NĐ/CP do ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 15/7/2013 và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/9/2013 chủ đích siết chặt sự sử dụng internet ở Việt Nam thêm một mức nữa, đặc biệt nhắm vào các người sử dụng các mạng xã hội để trao đổi thông tin, và muốn “quản” cả các công ty dịch vụ ở nước ngoài.

Một số điểm nổi bật bị "ném đá" của cái nghị định nói trên, đó là:

'Các trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp” , theo khoản 4 điều 20 của nghị định nói trên.

Người có “tài khoản” ở các mạng xã hội phải “đồng ý cung cấp thông tin”...”khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật”, theo điểm 7 điều 21 của nghị định trên. Nói khác, khi bị Công an xét máy, hoạnh họe thì phải đưa mật mã, khai tên thật để tra gạn xem có gì “tuyên truyền chống nhà nước” hay “âm mưu lật đổ” gì không để đi ở tù.

Đối với các công ty dịch vụ internet hay mạng xã hội ở ngoại thì bị đòi hỏi như thế này khi “cung cấp thông tin công cộng qua biên giới” theo điều 22 của nghị định: “Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài khi cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có người sử dụng tại Việt Nam hoặc có truy cập tại Việt Nam cần tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan của Việt Nam”.

Một trong những điều mà nhà cầm quyền Hà Nội đòi hỏi không biết có thực hiện được không và người ta có chịu làm không, như điều 25 nói về “Quyền và nghĩa vụ của tổ chức doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội” là đòi họ phải “có ít nhất 1 hệ thống máy chủ tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền...”

Đồng thời điều khoản này buộc họ phải “cung cấp thông tin của người sử dụng” cũng như phải “phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để loại bỏ hoặc ngăn chặn thông tin có nội dung” bị nhà cầm quyền Hà Nội dị ứng.

Blogger Nguyễn Quang Vinh viết trên blog: “Nghị định này rõ ràng nhắm bịt mồm quần chúng”. Facebooker Nguyễn Văn Phương viết: “Nhà cầm quyền muốn biến chúng ta thành những người máy”. Blogger Huỳnh Ngọc Chênh đếm từ lúc Bộ 4T công bố nghị định 72 chiều ngày 31/7 đến sáng hôm sau, ngày 1/8 thì thấy “đếm được trên mạng có gần 100 từ 'điên khùng' để chỉ về nghị định 72.”

Blogger Nguyễn Hữu Vinh thì cho rằng theo cái nghị định mới đó, từ nay facebooker chỉ được đưa tin một mẫu thí dụ như “Ngủ dậy mấy giờ? Có mơ khi ngủ không? Ăn sáng chưa?” “Và không được nói ăn sáng với ai và ai mua”, bởi vì “Phải luôn luôn nhớ lá chỉ được đưa những thứ của chính mình” lên mạng. Nếu không thì phạm luật.

Ngày 24/7/2013 vừa qua, Tổ chức Bảo Vệ Ký Giả Quốc Tế CPJ tố cáo rằng cái nghị định mà nhà cầm quyền Hà Nội đang đưa ra là muốn các công ty dịch vụ internet quốc về và các mạng xã hội phải “đồng lõa” với nhà cầm quyền trong việc xâm phạm quyền tự do thông tin của người dân.

Bị đả kích thậm tệ, Bộ Thông tin - Truyền thông CSVN ngày 1/8 họp báo rằng nghị định mang số 72 của họ đã "bị hiểu không chính xác." Sau khi vòng vo giải thích rằng nhà nước Việt Nam không cấm các trang mạng cá nhân "chia sẻ và tổng hợp thông tin," ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử nói rằng "không ai cấm cá nhân làm các trang thông tin điện tử tổng hợp, miễn phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật."

Ngày hôm trước, trong cuộc họp báo giới thiệu về Nghị định 72, một Thứ trưởng của Bộ Thông tin Truyền thông nói, bộ của ông ta sẽ soạn thảo một thông tư riêng về “cơ chế quản lý đối với các doanh nghiệp cung cấp thông tin xuyên biên giới”. Liệu các “doanh nghiệp nước ngoài” như Facebook, Google sẽ tự nguyện chấp nhận “cơ chế quản lý” do chính quyền Việt Nam soạn thảo (?).

Cũng viên thứ trưởng đó cho biết, thông tư mà bộ của ông ta đang soạn thảo sẽ tuân thủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Liệu có điều ước quốc tế nào cho phép chế độ Hà Nội hạn chế tối đa việc chia sẻ những thông tin mang tính đương nhiên như tin thời sự (?).

Viên thứ trưởng vừa kể còn tuyên bố rằng, nhiều trang web mang “nội dung xuyên tạc” có nguồn gốc từ nước ngoài nên ngoài nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước, còn cần phải có sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức quốc tế cũng như các quốc gia khác để xử lý, ngăn chặn những trang web loại này.

Liệu có bao nhiêu quốc gia, cơ quan, tổ chức quốc tế sẵn sàng vứt bỏ nhân quyền để cùng với Việt Nam “xử lý, ngăn chặn” những trang web mà chính quyền Việt Nam không thích (?). (GĐ-PL-TN)

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.097 giây.