logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 02/08/2013 lúc 07:59:07(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Hôm nay, 02/08/2013, Tổ chức phóng viên không biên giới RSF- có trụ sở tại Pháp – ra thông cáo lên án một nghị định của chính phủ Việt Nam về quản lý báo chí và các phương tiện truyền thông mạng, trong đó các trang blog cá nhân và các mạng xã hội.
Sau khi nghị định này được công bố, trong giới blogger ở Việt Nam xuất hiện nhiều lo ngại là quyền tự do ngôn luận sẽ chính quyền sử dụng quy định mới này để hạn chế, thậm chí triệt tiêu và mở đường cho các đàn áp nhắm với những người có quan điểm khác với Nhà nước.

Nghị định 72 của chính phủ Việt Nam, có tên đầy đủ là Nghị định về « Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng », được coi là đã ban hành từ ngày 15/07, được đại diện chính phủ giới thiệu trong cuộc họp báo ngày 31/07, và dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 01/09/2013.

RSF tuyên bố : « Sự ra đời của nghị định này không hơn không kém là cuộc tấn công tàn khốc nhất nhắm vào quyền tự do thông tin, kể từ khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt nghị định cho phép trừng phạt các phương tiện truyền thông năm 2011. Nếu văn bản pháp lý này có hiệu lực, các công dân Việt Nam sẽ bị tước đi hoàn toàn quyền thông tin độc lập và chỉ trích, hiện nay đang diễn ra bình thường trên các blog và diễn đàn trên mạng ».

RSF giải thích : « Việc áp dụng nghị định này sẽ dẫn đến việc các cơ quan chính quyền tiến hành các kiểm soát toàn diện và liên tục trên mạng ».

RSF dẫn (nghị định của) thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, theo đó các blog và các mạng xã hội, sẽ chỉ còn có quyền « cung cấp và trao đổi các thông tin mang tính cá nhân ». Mà, “các blog và các mạng xã hội, vốn là nơi chuyển tải các nguồn thông tin quan trọng đối với cộng đồng mạng, và là một phương tiện hiệu quả để chống lại kiểm duyệt”.

Tổ chức phóng viên không biên giới « yêu cầu toàn thể cộng đồng quốc tế lên án một cách nghiêm khắc Việt Nam, nếu chính quyền Việt Nam thực thi nghị định 72. (…) Việc loại Việt Nam ra khỏi các đàm phán liên quan đến thỏa thuận mậu dịch xuyên Thái Bình Dương – TPP – cũng sẽ được tính đến một cách nghiêm túc ». RSF khẳng định : « Phải làm mọi việc để ngăn chặn sự ra đời của một ‘‘lỗ đen’’ thông tin mới ».

Nghị định 72, ngay sau khi được công bố đã gây ra nhiều phản ứng dữ dội và đa chiều trong giới blogger ở Việt Nam. Một blogger có bài viết với câu hỏi : “Nghị định 72 có ‘còng’ được tay cư dân Facebook ?”… Một trong các lo ngại lớn nhất của giới blogger tập trung xung quanh nghi vấn Nghị định 72 cấm các trang mạng cá nhân cung cấp “thông tin tổng hợp”, mà ẩn đằng sau khái niệm này có thể là một chủ trương triệt tiêu quyền tự do lưu truyền thông tin trên mạng. Theo blogger Nguyễn Văn Phú, khái niệm “thông tin tổng hợp” được định nghĩa trong mục 19 điều 3 chương 1 của nghị định, là “mơ hồ, dễ gây tranh cãi”.

Hôm qua, 01/08/2013, trả lời báo giới, Cục trưởng Cục phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử Hoàng Vĩnh Bảo, tuyên bố : “Việc đăng tải nguyên văn những thông tin từ báo chí, trang tin điện tử khác, trang tin điện tử cá nhân không được làm. Tuy nhiên, việc trích dẫn một đoạn hoặc viết lời bình luận rồi dẫn đường link để chỉ về trang gốc thì Nghị định 72 không cấm.” (theo Infonet – Báo điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông). Theo ông Bảo, cũng như một số giới chức ngành truyền thông Việt Nam, thì một trong các mục tiêu của nghị định này là nhằm chống lại nạn “vi phạm bản quyền đang nóng hiện nay”.

Các giải thích của Bộ Thông tin và Truyền thông dường như vẫn không làm yên lòng giới blogger và cư dân mạng tại Việt Nam, sau một loạt các vụ bắt bớ nhắm vào các blogger mới đây, cùng với không khí đe dọa trấn áp bao trùm, khi nặng, khi nhẹ. Chỉ riêng trong tháng 6/2013, đã có 3 blogger, trong đó có hai người nổi tiếng, là nhà văn Phạm Viết Đào và nhà báo Trương Duy Nhất bị bắt (người thứ ba là anh Đinh Nhật Uy), vì bị cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước”. Tại Việt Nam, báo chí và truyền thanh, truyền hình nằm hoàn toàn trong tay Nhà nước. Tổ chức phóng viên không biên giới xếp Việt Nam vào hạng thứ 172 trên 179 quốc gia trong bảng xếp hạng mới đây về tự do báo chí.
Theo RFI
xuong  
#2 Đã gửi : 02/08/2013 lúc 05:35:53(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nghị định bịt miệng xã hội
UserPostedImage
Anh Nguyễn Lân Thắng đại diện nhóm blogger Việt Nam trao Tuyên bố 258 cho đại diện Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Bangkok hôm 31/7/2013
Photo: Nguyễn Lân Thắng


Ngày 31/7/13, đại diện của mạng lưới những blogger Việt Nam đã đến tại văn phòng đại diện của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc tại Bangkok để trao "Tuyên bố 258" bản tuyên bố có hơn 100 chữ ký ủng hộ của các bloggers Việt Nam.

Tên "Tuyên bố 258" là lấy cảm hứng từ điều 258 của Bộ Luật Hình sự Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).

Bà Maria Isabel Sanz Garido, đại diện Văn phòng Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc đã tiếp đón đoàn và nhận bản "Tuyên bố 258".

Mới chỉ là điều 258

Điều 258 của Bộ Luật Hình sự của CHXHCNVN có nội dung như thế nào? Theo Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 của CHXHCNVN, thì:

Điều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Luật sư Hà Huy Sơn trên trang Bauxite VN ngày 17/6/13 phân tích:

* Thứ nhất: Điều 258 quy định không rõ ràng, nó dễ bị áp dụng sai do vô ý và lạm dụng do cố ý. Nội dung không thể hiểu bằng một cách duy nhất, rõ ràng theo định lượng, mà việc hiểu điều luật này chủ yếu là do cảm tính vì nó không có khuôn khổ giằng buộc.

* Thứ hai: Việc áp dụng điều 258 trong thực tế, các cơ quan tiến hành tố tụng thường vi phạm nguyên tắc bắt buộc của Bộ luật tố tụng hình sự là phải chứng minh hậu quả do tội phạm gây ra cho đối tượng bị hại là nhà nước, tổ chức, công dân. Chính vì nội dung không rõ ràng của điều luật nên các cơ quan điều tra có tài thánh cũng không định lượng được thiệt hại do tội phạm gây ra và rồi đến Viện Kiểm sát và Tòa án cũng phải lờ đi vi phạm nghiêm trọng đó của cơ quan điều tra.

* Thứ ba: Cho đến nay nhiều quyền tự do dân chủ của công dân đã được quy định trong Hiến pháp năm 1992 nhưng đến nay đã hơn hai mươi năm chưa được luật hóa. Điều đó có nghĩa nhiều quyền tự do dân chủ của công dân chưa có quy định như thế nào là cấm vậy thì làm sao nói là lợi dụng? Trong khi nguyên tắc chung của pháp luật là: “Công dân được làm những gì nhà nước không cấm, nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép”. Thực trạng này thì ai là người đang vi phạm pháp chế của một nhà nước pháp quyền?

* Thứ tư: Về nội dung ngữ nghĩa của điều luật “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” thể hiện sự mâu thuẫn. Đã là quyền của công dân thì đương nhiên công dân được phép được sử dụng trong mọi giới hạn không gian, thời gian của pháp luật và nhà nước có nghĩa vụ phải đảm bảo các quyền ấy. Là quyền thì không thể là tội, là tội thì không thể là quyền. Không thể vừa là quyền lại vừa là tội. Đây chính là sự lập lờ, không rõ của điều 258.

Vì sự lập lờ và khái niệm mơ hồ về sự "xâm phạm lợi ích nhà nước", mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã bắt giam nhiều bloggers, gần đây nhất có blogger Trương Duy Nhất và nhà văn Phạm Viết Đào.
UserPostedImage
Nhóm các blogger Việt Nam tại văn phòng đại diện của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Bangkok hôm 31/7/2013. Photo by Nguyen Lan Thang
Sự vi phạm quyền tự do ngôn luận, quyền được diễn đạt chính kiến là trái với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Đây chính là lý do mà mạng luới bloggers Việt Nam ra tuyên bố đòi huỷ bỏ.

Nghị định bịt miệng
Ngày 15/07 ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, công bố ngày 31/07 và có hiệu lực từ ngày 1/09/13.

Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, đã giải thích trên tờ VnExpress:

"Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp".

"Như vậy, những tài khoản được lập thông qua các mạng xã hội như Facebook sẽ chỉ được đăng thông tin của riêng cá nhân đó. Trước hết chúng ta phải nói rõ đây là trang thông tin của cá nhân, mà các trang cá nhân thì được phép đưa thông tin về những thứ của chính mình, không được dẫn thông tin tổng hợp, tức là không được trích dẫn thông tin từ các cơ quan báo chí hay các trang web của cơ quan nhà nước".

Đây là một văn bản dưới luật, vi phạm các cam kết quốc tế khủng khiếp hơn.

Nghị định là một phương pháp sử dụng "luật rừng" của nhà nước CHXHCN Việt Nam, do Chính phủ ký, không thông qua quốc hội, nên có những cái hết sức tuỳ tiện, cẩu thả, không sát thực tế, thậm chí không thể thực hiện đuợc. Ví dụ Nghị định về cấm tụ tập đông người được định nghĩa vô lối. Có thể bắt giam, phạt hành chính những người biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, diễn ra ôn hoà và trật tự, nhưng lại làm ngơ trước cảnh thanh niên đổ ra đường, hỗn loạn, làm tắc nghẽn giao thông để đón sao Hàn.

Nghị định 72/2013/NĐ-CP cũng không thể áp dụng trong thực tế đời sống. Là các trang thông tin điện tử cá nhân, nhưng đó là nơi con người không những chỉ diễn đạt và chia sẻ thông tin của cá nhân đó, mà còn đề cập tới các vấn đề liên quan đến nhiều lãnh vực đời sống, như chính trị, xã hội, khoa học, y tế...

Dĩ nhiên, khi phân tích, tổng hợp các sự kiện và đưa ra bình luận, các trang cá nhân phải dựa trên cơ sở nguồn thông tin đa chiều, trong đó có nguồn của báo chí của các cơ quan nhà nước. Ví dụ, bình luận về một vụ tham nhũng hay làm ăn thất thoát của các công ty nhà nước, làm sao lại ngăn chặn được việc trích dẫn thông tin từ nguồn chính thống? Tại sao các trang cá nhân không có quyền này?

Tôi và nhiều người khác, lập trang điện tử cá nhân không phải chỉ để "chào" hàng" không mặc áo vú, khoe cơ thể sexy, tôi thích ăn cái gì hay yêu ghét ai. Các trang cá nhân được tạo ra có nhiều mục đich và phạm trù hoạt động khác nhau.

Do đó, nghị định 72/2013/NĐ-CP là một thứ văn bản ngớ ngẩn, nếu không phải là một hình thức bịt miệng toàn xã hội, tước đoạt những tiếng nói có thể cuối cùng.

Kết luận

Như vậy so với điều 258 của Bộ luật Hình sự CHXHCN Việt Nam thì nghị định này còn tệ hại hơn rất nhiều. Nó là công cụ cực kỳ ngu xuẩn nhằm triệt tiêu mọi tiếng nói của người dân, là chiếc quan tài chôn chặt quyền ngôn luận của dân chúng Việt Nam, nghĩa bóng cũng như nghĩa đen.
Theo RFA
phai  
#3 Đã gửi : 02/08/2013 lúc 06:49:30(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Sau 258 lại đến 72?

Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng (http://vietnamhumanrightsdefenders.net/2013/07/21/nghi-dinh-722013nd-cp-ve-quan-ly-cung-cap-su-dung-dich-vu-internet-va-thong-tin-tren-mang/#sthash.SdDAusyf.dpuf) được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 15/07/2013 và sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/09/2013. Nghị định 72 có tất cả 6 chương 46 điều, quy định chi tiết về dịch vụ Internet, tài nguyên Internet, nguyên tắc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng, quản lý việc thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội, việc cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông, việc cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin trên mạng. . Ở đây, xin chỉ chú trọng đến Chương 3 - QUẢN LÝ, CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN TRÊN MẠNG, đặc biệt là Mục 2. TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ, MẠNG XÃ HỘI bởi vì nó trực tiếp dính đến chúng ta - các Facebooker và các công dân mạng.



Trước tiên, cần phải hiểu rõ Mạng Xã Hội là gì? Mạng xã hội (tiếng Anh: social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Mạng xã hội gọi là mạng xã hội ảo (virtual) hay mạng xã hội trực tuyến (online). Theo như Wikipedia định nghĩa: "A social network is a social structure made of nodes (which are generally individuals or organizations) that are tied by one or more specific types of interdependency, such as values, visions, idea, financial exchange, friends, kinship, dislike, conflict, trade, web links, sexual relations, disease transmission (epidemiology), or airline routes. The resulting structures are often very complex".


Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán...

Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng mạng xã hội khác nhau, trong đó MySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương. Các mạng xã hội khác gặt hái được thành công đáng kể theo vùng miền như Bebo tại Anh Quốc, Weibo tại Trung Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và tại Việt Nam xuất hiện rất nhiều các mạng xã hội như: Zing Me, YuMe, Tamtay...

Mạng xã hội là để giao lưu, kết nối và chia sẻ. Sẽ thế nào nếu như mạng xã hội chỉ toàn để tự sướng, khoe hàng hay than thở ỉ ôi? Muốn chia sẻ một thông tin nóng, một bài viết hay, một kiến thức hữu ích với người khác trên mạng xã hội mà cũng bị cấm ư? Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử phát biểu: "Trang thông tin cá nhân không được trích dẫn thông tin tổng hợp, tức là không được trích dẫn thông tin từ các cơ quan báo chí hay các trang web của cơ quan nhà nước". Vậy nếu có trích dẫn thông tin thì mọi người hãy né thông tin từ các cơ quan báo chí hay các trang web của nhà nước ra nhé! Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng nói: "Trong thực tế có thể vẫn còn nhiều trang Facebook đang tổng hợp thông tin, các cơ quan quản lý sẽ tăng cường thanh tra xử lý". Liệu có thanh tra xử lý hết được cả hàng triệu tài khoản facebook (đa số là tên ảo) được chăng? Khoản 19, Điều 3 của Nghị định 72 giải thích: "Thông tin tổng hợp là thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin, nhiều loại hình thông tin về một hoặc nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội". Vậy nếu đưa thông tin từ chỉ một nguồn (có nghĩa không phải là thông tin tổng hợp) thì vẫn ổn chứ nhỉ?

Hiện nay, hầu hết các trang thông tin và báo trực tuyến (online) đều có chế độ chia sẻ (share) về các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Google +... Nếu không cho phép độc giả chia sẻ thông tin về các mạng xã hội thì đề nghị dỡ bỏ ngay lập tức tính năng chia sẻ ấy. Việc này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến số lượng người tiếp cận thông tin báo chí và đi ngược lại với mục đích của truyền thông. Đương nhiên, độc giả và các cơ quan truyền thông báo chí sẽ bị thiệt hại...

Thứ trưởng Lê Nam Thắng cũng cho biết, hiện tại Bộ TT-TT đang xây dựng Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong cả hai lĩnh vực Bưu chính Viễn thông và CNTT và Báo chí xuất bản và thông tin điện tử. Theo kế hoạch, ban soạn thảo sẽ trình Chính phủ trong thời gian sắp tới, và đây là sẽ là căn cứ pháp lý để xử phạt các vi phạm liên quan tới cung cấp các nội dung thông tin trên internet. Nghị định 72 ra đời và sẽ đi vào áp dụng từ đầu tháng 9 này, thế mà hiện giờ vẫn chưa có cơ chế để xử lý vi phạm các điều khoản của Nghị định này. Vậy nếu người ta vi phạm thì làm sao đây? Một Nghị định có nhiều sai trái và chưa hoàn chỉnh như vậy mà Thủ tướng cũng ký thông qua là sao nhỉ? Điều này các công dân mạng hãy tự tìm câu trả lời cho mình nhé!

Tổ chức Bảo Vệ Ký Giả (CPJ) đặt trụ sở ở New York, đã lên tiếng cho rằng nghị định này "nhằm vào tự do trên mạng" tại Việt Nam và là "mối đe dọa khổng lồ mới đối với các nhà báo trên mạng cũng như các blogger". Ông Shawn Crispin, đại diện của CPJ tại Đông Nam cho biết: "Những hạn chế quy định trong nghị định mới này nhằm mục đích bắt các công ty Internet trên toàn cầu như Google, Facebook và một số khác phải đồng lõa với việc tăng cường đàn áp tự do Internet. Chúng tôi kêu gọi chính phủ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngay lập tức dẹp bỏ điều luật phi lý này và ngưng chiến dịch đàn áp các nhà báo mạng và blogger."

Như vậy, Nghị định 72 đã đi ngược lại Điều 19 trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (năm 1948) có nói rõ rằng: "Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới".

Blogger Nguyễn Anh Tuấn có nhận xét: "Khi mà báo chí ở Việt Nam còn hoàn toàn nằm trong tay nhà nước, không gian bàn luận chính trị không thể tồn tại trong báo chí nhà nước được nên các thảo luận thực chất được thực hiện trên mạng xã hội." Chiều hôm qua 31/07, Blogger Nguyễn Anh Tuấn cùng với năm blogger Việt Nam khác đã có cuộc gặp với bà Maria Isabel Sanz Garrido, thuộc Văn phòng Đông Nam Á Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) tại Bangkok (Thái Lan) để trao Tuyên bố 258 của mạng lưới blogger Việt Nam.

Tuyên bố 258 ra hôm 18/07 viết rằng với tư cách ứng cử viên, "Việt Nam phải chứng minh các cam kết của mình nhằm hợp tác với Hội đồng Nhân quyền và duy trì những chuẩn mực cao nhất trong việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền”. Tuyên bố 258 kêu gọi chính quyền Việt Nam cần xem xét lại tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam và bảo đảm cho người dân Việt Nam có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt, kể cả các vấn đề nhân quyền.


Các Blogger đã ra Tuyên bố phản đối Điều luật 258, sắp tới các Facebooker và toàn thể công dân mạng sẽ có Tuyên bố phản đối Nghị định 72 chăng? Hay chính báo chí của cơ quan Nhà nước sẽ lên tiếng trước?
Theo facebook Hành Nhân
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.186 giây.