logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 13/09/2021 lúc 01:55:18(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Chích ngừa Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 08/08/2021, ngày mở đầu chiến dịch tiêm chủng tại Việt Nam. AP - Hau Dinh

Để đạt được miễn dịch cộng đồng, Việt Nam, với dân số trên 96 triệu, cần ít nhất 150 triệu liều vac-xin. Hiện nay nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu và thế giới trong tương lai có lẽ phải sống chung với SARS-CoV-2 và các biến chủng của virus này, có nghĩa là có thể mỗi 6 tháng hay hằng năm phải chích ngừa bổ trợ.

Để đảm bảo nguồn cung và an ninh y tế, sẵn sàng ứng phó khi có những đại dịch có thể xảy ra trong tương lai, Việt Nam đang tiến hành kế hoạch sản xuất vac-xin nội địa, dự kiến được sử dụng trong năm 2022. Hiệu quả và tính khả thi của dự án sản xuất vac-xin nội địa là như thế nào, hôm nay chúng tôi xin mời quý vị nghe bài phỏng vấn dược sĩ Huỳnh Long Vân, tiến sĩ Vi khuẩn-Miễn dịch học, chuyên khảo về công nghệ vac-xin, nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long Úc Châu.
RFI: Xin kính chào ông Huỳnh Long Vân, trước hết xin ông nhắc lại là Việt Nam hiện nay nghiên cứu phát triển những vac-xin nội địa nào ?
Tiến sĩ Huỳnh Long Vân: Kính chào quý thính giả của Đài Phát thanh quốc tế Pháp RFI, kính chào Thanh Phương. Hôm nay tôi rất hân hạnh được trình bày với tất cả quý vị một số ý kiến và nhận xét của riêng tôi về một đề tài sống động liên quan đến sinh mạng của mọi người trên toàn cầu và đặc biệt đối với đồng bào của chúng ta ở Việt Nam dựa vào những kinh nghiệm thu thập được trong khoảng thời gian gần 15 năm nghiên cứu khoa học ở  Đại học New England, Armidale NSW và Tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghiệp CSIRO của Úc châu. 
Hiện ở Việt Nam đang có 3 vac-xin đang trong giai đoạn triển khai là Nano Covax, 100% thuộc quyền sở hữu của những công ty quốc nội, Covivac do hợp đồng với các tổ chức nghiên cứu khoa học ngoại quốc và Self Amplifying mRNA ARCT-154, vac-xin dưới hình thức chuyển giao công nghệ. 
RFI: Trong khi chờ phát triển xong các vac-xin nội địa đó, thì Việt Nam đã cấp phép sử dụng cho một số vac-xin của nước ngoài. Theo ông thì mức độ an toàn và hiệu quả của các vac-xin này là như thế nào?
Tiến sĩ Huỳnh Long Vân: Sáu loại vac-xin đã được phê duyệt cho phép sử dụng ở Việt Nam được chia thành 3 nhóm:
Nhóm thứ nhất là vac-xin mRNA gồm: Pfizer-BioNTec và Moderna. 
Nhóm thứ hai là vac-xin vector  gồm: AstraZeneca, Janssen và Sputnik-V.
Nhóm thứ ba là Viro Cell của Sinovac, Trung Quốc, sản xuất theo công nghệ cổ điển. 
Nếu dựa vào phê duyệt của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) làm chuẩn thì 5 trong 6 vac-xin COVID-19 được phép sử dụng tiêm phòng ở Việt Nam, kể cả Viro Cell của Trung Quốc, đạt tiêu chuẩn an toàn, ngoại trừ Sputnik -V, vac-xin của Liên bang Nga. 
Nhưng nếu dựa vào những những kiến thức về công nghệ vac-xin, cùng với những dữ liệu đã được công bố rộng rãi trên các tạp chí khoa học thế giới về mức độ an toàn và hiệu quả của 6 vac-xin trên trong điều kiện thực tế, như đối với những triệu chứng của COVID-19, số ca phải nhập viện, số tử vong và đối với các biến chủng, 6 vac-xin đang sử dụng ở Việt Nam có thể được xếp hạng theo thứ tự phân nhóm 1,2,3 vừa trình bày và Viro Cell của Trung Quốc kém hiệu quả nhất.
Tuy kém, nhưng không thể kết luận Viro Cell vac-xin không có hiệu quả, bởi vì tiêm chủng là quá trình huấn luyện hệ thống miễn dịch giúp cơ thể phát triển khả năng chống lại mầm bệnh và vac-xin hoạt động bằng cách khai thác trí nhớ của hệ thống miễn dịch
RFI: Thế còn mức độ an toàn và hiệu quả của 3 loại vac-xin dự kiến sản xuất nội địa?
Tiến sĩ Huỳnh Long Vân: Đối với 3 loại vac-xin dự kiến sản xuất nội địa vì hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng nên chưa thể đánh giá về mức độ an toàn và những hiệu quả phòng chống COVID-19 trong thực tế, ngoài một số thông tin sơ khởi thu thập được sau đây:
Trước hết về vac-xin Nano Covax, là vac-xin 2 liều tiêm cách nhau 4 tuần, do Công ty cổ phần công nghệ Sinh học Dược Nanogen ở Thành Phố Hồ Chí Minh (TP HCM) kết hợp với Học viện Quân Y (Bộ Quốc Phòng) nghiên cứu sản xuất. Nano Covax thuộc loại “Protein based subunit vac-xin ”, nên chỉ có tác dụng kích hoạt thể miễn dịch thể loãng (Humoral response) của hệ miễn dịch thích nghi để tạo ra kháng thể. Vac-xin này đã được phép thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 và kết quả của 1 phần thử nghiệm này đã được đệ trình lên Hội đồng Đạo đức, bộ Y Tế, cứu xét.
Nanogen rất lạc quan và tin rằng Nano Covax sẽ sớm được phê duyệt để sử dụng cho “mục đích khẩn cấp” ,vì với năng xuất 120 triệu liều/năm và Nano Covax được bảo quản trong môi trường từ 2-8C. Đó là hai những yếu tố nhà chức trách Việt Nam mong muốn.
Theo Hội đồng Đạo đức, vì vac-xin là sản phẩm đặc biệt, có tác động trên cộng đồng nên phải cẩn trọng từng bước đánh giá về tính an toàn (ngắn hạn và dài hạn), sự bền vững của tính sinh miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ.
Ngoài ra, cho đến nay, hồ sơ của Nano Covax vẫn chưa được trình cho WHO để phê duyệt khẩn cấp, nên triển vọng vac-xin này được WHO phê duyệt vẫn còn xa.
Vì thế, việc công ty Nanogen ngày 08/8/2021 ký kết Hợp đồng bảo mật với công ty Vekaria Healthcare LLP của Ấn Độ để chuyển giao công nghệ, sản xuất và phân phối Nano Covax có phải là quá sớm? Có phải Nanogen làm chuyện “ĐẶT CÁI CÀY TRƯỚC CON TRÂU”, hay có ý định rập khuôn theo Sputnik-V vac-xin của Liên bang Nga, sẽ tung Nano Covax ra thị trường mà không cần phê duyệt của Tổ chức Y tế Thế giới WHO?
RFI: Đó là nói về Nano Covax, loại vac-xin thuần túy nội địa, còn về Covivax, vac-xin được phát triển với sự hợp tác quốc tế?
Tiến sĩ Huỳnh Long Vân: Covivax là vac-xin 2 liều chích cách nhau 4 tuần, do Viện Vac-xin và Sinh phẩm Nha Trang và Vabiotech phát triển. Đây là dự án hợp tác với các trường Đại học của Hoa Kỳ (Mount Sinai, New York; Texas, Austin) và tổ chức PATH, là một nhánh nằm trong liên minh sáng tạo và phát triển vac-xin COVID-19 (CEPI). Ba đơn vị sản xuất (IVAC- Việt Nam, GPO- Thái Lan, Butantan-Brazil) cùng nghiên cứu phát triển dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của tổ chức PATH.
Covivax được IVAC-Việt Nam bắt đầu nghiên cứu và phát triển từ tháng 5/2020 sử dụng công nghệ vector. Là một vac-xin vector nên Covivac có tác động giống như AstraZeneca, Janssen-J&J và Sputnik-V, kích hoạt toàn bộ hệ miễn dịch của chủ thể. Vac-xin này hiện đang được thử nghiệm trong giai đoạn 1 và sắp bước sang giai đoạn 2. 
RFI: Còn về vac-xin Self Amplifying mRNA ARCT-154, sẽ được sản xuất nhờ chuyển giao công nghệ từ Công ty Arcturus Therapeutics, Inc. Hoa Kỳ?
Tiến sĩ Huỳnh Long Vân: Đây là loại vac-xin 2 liều tiêm cách nhau 28 ngày, có khả năng chống lại các biến chủng mới nguy hiểm như Delta (Ấn Độ), Alpha (Anh), Beta (Nam Phi), Gamma (Brazil). 
ARCT-154 sử dụng công nghệ sa-mRNA với đặc tính tự nhân phiên bản mRNA, tạo điều kiện để vac-xin được dùng tiêm chủng với liều lượng thấp hơn so với vac-xin Pfizer và Moderna, nên rất thích hợp cho tiêm chủng đại trà, và sớm đạt được miễn dịch cộng đồng.
Thêm một yếu tố hấp dẫn khác của mRNA ARCT-154 là khi thành phẩm sẽ được “đông lạnh-sấy khô” (freeze-dried) vận chuyển phân phối dễ dàng và thích hợp đối với các quốc gia có mức thu thấp. 
Được sự hỗ trợ của bộ Y Tế và chính phủ Việt Nam, VinBioCare thuộc Tập đoàn Vingroup đã ký kết với Arcturus Therapeutics, Inc, của Hoa Kỳ nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vac-xin sa-mRNA ARCT-154 và đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vac-xin tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
Ngày 02/8/2021, bộ Y Tế đã phê duyệt đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vac-xin ARCT-154 COVID-19, để đánh giá hiệu quả trong điều kiện thực tế: mức độ an toàn và hiệu quả đối với những triệu chứng của COVID-19, số ca phải nhập viện, số tử vong và đối với các biến chủng.
Với năng lực sản xuất lên tới 200 triệu liều/năm, dự kiến VinBioCare sẽ xuất xưởng những lô vac-xin phòng COVID-19 đầu tiên vào đầu năm 2022 để cung ứng duy nhất cho thị trường Việt Nam.
Đứng trên phương diện miễn dịch học và công nghệ vac-xin để đánh giá, thì 3 vac-xin dự kiến sản xuất nội địa có thể được xếp hạng theo thứ tự như sau:
1. Self Amplifying mRNA ARCT-154
2. Covivac, Nano CoVax
RFI: Như vậy phải chăng là nếu sản xuất dựa trên chuyển giao công nghệ như Self Amplifying mRNA ARCT-154 thì chúng ta sẽ có những vac-xin tốt hơn?
Tiến sĩ Huỳnh Long Vân: Chuyển giao công nghệ là một quá trình thương lượng, không phải là vấn đề nài nỉ được hiến tặng. Vì thế thiết tưởng trong chiến lược “Ngoại giao Vac-xin ”, Việt Nam ở mọi cấp, mọi nơi, trong mọi tình huống và đối với bất cứ loại vac-xin COVID-19  nào, cũng không nên nhất cử nhứt động yêu cầu được chuyển giao công nghệ.
Ngoài ra cần phải so sánh và lựa chọn trong yêu cầu chuyển giao công nghệ:
Covivac của Vabiotech-Việt Nam là vector vac-xin sử dụng cùng công nghệ với AstraZeneca, Janssen-J&J và Sputnik-V, nhưng tại sao lại phải thương lượng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ với Quỹ đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga để đóng ống Sputnik-V với quy mô 5 triệu liều/tháng bắt đầu từ tháng 7/2021, và sẽ tiến tới chuyển giao công nghệ sản xuất với quy mô 100 triệu liều/tháng.
Nano Covax của Nanogen-Việt Nam và COVID-19 vac-xin  của Shionogi Nhật Bản là loại “protein based subunit vac-xin ” và S protein của SARS-CoV-2 được sản xuất từ cùng công nghệ tái tổ hợp protein và nếu có khác biệt gì đi nữa giữa Nano Covax và Shionogi COVID-19 vac-xin thì chỉ là ở chỗ S protein được sản xuất trong loại tế bào nào? Insect cells hay vi trùng E. Coli v.v. ? Nhưng vì sao Vabiotech lại ký hợp đồng với Shionogi Nhật Bản để hợp tác sản xuất COVID-19 vac-xin ?
Phải chăng vì các Công ty Sinh học của Việt Nam tự hiểu là một thành phần còn non trẻ trong sân chơi toàn cầu về vac-xin, nên e ngại Nano Covax và Covivax là những vac-xin  “Made BY Vietnam” khó có thể chia phần trong thị trường tiêu thụ so với các vac-xin có nhãn hiệu của các quốc gia Âu-Mỹ nhưng “Made IN Vietnam”, nên vì thế phải chọn những quyết định trên?
 RFI: Theo ông thì liệu Việt Nam có đủ nguồn lực để sản xuất các vac-xin nội địa?
Tiến sĩ Huỳnh Long Vân: Nano CoVax dự kiến được sản xuất tại sân nhà để góp phần chủ động nguồn vac-xin  ứng phó với đại dịch. Theo một chuyên gia từ Viện nghiên cứu Woolcock ở Hà Nội và Đại học Sydney, thì “viễn ảnh của Nano Covax không mấy lạc quan, vì được nghiên cứu và sản xuất bởi những công ty nhỏ trong nước, chưa có nhiều kinh nghiệm và theo tiêu chuẩn Việt Nam; và ngay cả khi Nano CoVax được sản xuất tại Việt Nam và vac-xin có an toàn, thì việc có đủ nguồn lực để sản xuất số lượng lớn là trở ngại lớn nhất”.
Tuy nhiên, rất có thể Nanogen biết được điểm yếu của mình, nên đã đàm phán với các đối tác ở Hàn Quốc và Ấn Độ để sản xuất vac-xin Nano Covax tại hai quốc gia này.
Covivax là dự án hợp tác với các trường Đại học của Hoa kỳ (Mount Sinai, New York; Texas, Austin) và tổ chức PATH, nên theo dự đoán sẽ không vấp phải những khó khăn về nguồn lực trong sản xuất một khi được phê duyệt sử dụng.
Để kết luận, tôi có thể nói là tất cả những vac-xin được Việt Nam phê duyệt đều có hiệu quả chống lại SARS-CoV-2 tuy không đồng nhất. Vì thế, nếu chúng ta có quyền lựa chọn, thì hẳn phải tìm đến những sản phẩm ưu việt và hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay, cung không đáp ứng được cầu và các lãnh đạo của Việt Nam phải cầu viện với hơn 22 quốc gia để chia bớt vac-xin và với các tập đoàn Pfizer, Moderna, AstraZeneca v.v yêu cầu nhanh chóng gia tăng số lượng phân phối nhằm đáp ứng cho nhu cầu cấp thiết của Việt Nam, cho nên tuy biết rằng Viro Cell Sinovac của Trung Quốc có hiệu quả kém hơn các vac-xin của Âu-Mỹ, nhưng thiết nghĩ chúng ta không thể có cái xa hoa để từ chối, hoặc thuận ý theo triết lý an phận “ CÓ CÒN HƠN KHÔNG”.
Riêng đối với 3 loại vac-xin dự kiến sản xuất nội địa, rất mong những giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đạt được những kết quả mong muốn và sớm được phê duyệt để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp và góp phần vào kế hoạch tiêm chủng lịch sử phòng chống đại dịch Covid-19 của Việt Nam.

Theo RFI
phai  
#2 Đã gửi : 13/09/2021 lúc 01:58:45(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Sài Gòn: Vì sao đại đa số ca Covid tử vong là ở giai đoạn đầu ''nhập viện'' ?

UserPostedImage
Covid : Một khu phố tại Sài Gòn bị phong tỏa với rào chắn, ngày 20/07/2021. Theo nhiều nhà quan sát, các hàng rào phong tỏa khắp nơi, gây trở ngại lớn cho việc điều trị và cấp cứu bệnh nhân. © REUTERS - STRINGER

Khủng hoảng Covid-19 gây tổn thất nặng nề tại Sài Gòn. Thủ phủ kinh tế Việt Nam chiếm khoảng 80% số ca tử vong toàn quốc. Sau ba tháng dịch bệnh hè năm 2021, theo số liệu chính thức, khoảng 8.000 người qua đời vì Covid. Tuyệt đại đa số người chết là ở ngay « tầng đầu » của hệ thống bệnh viện, vốn không phải là nơi điều trị bệnh nhân nặng nhất (tức « tầng thứ 2 » của hệ thống y tế chuyên trách Covid 3 tầng của TP HCM, kể từ giữa tháng 8/2021).
Ngày 31/08/2021, cục Quản lý Khám Chữa Bệnh của bộ Y Tế thông báo, qua « phân tích dữ liệu 5.575 ca tử vong, đủ thông tin cho thấy có 77,11% ca tử vong là ở tầng điều trị thứ 2, nơi không phải là tầng có bệnh nhân nặng nhất ». Theo hình dung thông thường, số ca chết chủ yếu tập trung ở tầng chóp của tháp điều trị, nơi có đủ mọi phương tiện hiện đại nhất, và mọi bệnh nhân nặng nhất trên nguyên tắc sẽ phải được chuyển đến điều trị tại đây, để còn nước còn tát. Vì sao số lượng ca tử vong lại tập trung chủ yếu tại « tầng đầu » của hệ thống bệnh viện hay phần chân của « tháp điều trị » Covid (theo cách gọi của bộ Y Tế Việt Nam) ? RFI đặt câu hỏi với bác sĩ Phan Xuân Trung (Sài Gòn) (*).
***
RFI : Xin Bác sĩ cho biết các lý do chính của tình trạng đầy nghịch lý, « tầng đầu » của hệ thống bệnh viện lại là nơi nhiều bệnh nhân Covid qua đời nhất ?
BS Phan Xuân Trung : Việt Nam trước giờ chưa có kinh nghiệm chống dịch to lớn như vậy, cho nên mọi thứ trở nên lúng túng. Việc thiếu hụt về tài nguyên y tế, bản thân đối với y tế Việt Nam vốn đã là một khiếm khuyết to lớn, mãn tính. Khi chưa có dịch, chúng ta ai cũng biết rằng bệnh nhân không đủ giường bệnh để nằm. Một giường có thể nằm ghép hai, ba người. Cũng có hình ảnh, như ở Bệnh viện Ung bướu thì bệnh nhân phải nằm dưới gầm giường. Thiếu thốn đầu tư cho y tế như vậy người dân đã phải gánh chịu từ nhiều năm rồi.
Tựu trung lại thì người chết khá nhiều khi nhập viện, tập trung ở « đầu vào », mà người ta gọi là « tầng hai ». Do thiếu tổ chức, thiếu chuẩn bị, thiếu nguồn lực về tất cả mọi mặt, cho nên hậu quả là « đầu ra » là quá tệ hại. Người ta chết bởi vì ngay từ ở nhà, người ta không biết được rằng người ta sẽ bị bệnh như thế nào, người ta sẽ được điều trị như thế nào, khi bệnh thì kêu ai và đi đến đâu. Cho nên việc chết không chỉ xẩy ra ở « tầng hai », mà xảy ra từ nhà của bệnh nhân, cho đến trên chiếc xe cấp cứu. Và nơi tiếp nhận là một sự khiếm khuyết toàn diện, sự đổ vỡ toàn diện diễn ra ở đó.
RFI : « Đổ vỡ toàn diện » nghĩa là như thế nào ?
BS Phan Xuân Trung : Khi nói về vấn đề sức khỏe, chúng ta phải nhìn nó một cách toàn diện. Từ khi bắt đầu bệnh đến khi điều trị ở cái nấc cuối cùng. Theo cách nhìn của tôi, thì phải chia ra làm bốn phần. Giai đoạn thứ nhất - giai đoạn quan trọng hàng đầu - là giai đoạn chăm sóc tại nhà. Nơi đó chứa nhiều bệnh nhân nhất, từ thể bệnh nhẹ nhất, đa dạng nhất, và người dân cần phải trang bị cho mình kiến thức để tự bảo vệ. Nếu như cái tầng đó, tức « tầng dân chúng », « tầng nhà », mà được ổn định tốt, thì tầng sau sẽ đỡ hơn. Giai đoạn thứ hai là « tầng cấp cứu », tức là khi người ta đã chuyển nặng, đã khó thở, cần can thiệp, thì phải có nơi tiếp nhận và xử lý ban đầu. Nếu như vậy, đó phải là những cơ sở y tế gần dân nhất. Đó là các trung tâm y tế quận, huyện. Anh làm cái gì tôi không cần biết, nhưng khi gọi cấp cứu, quận huyện phải là nơi chạy đến nhanh nhất, để đánh giá tình hình, phân loại xử trí, rồi sau đó mới chuyển đi tiếp. Còn giai đoạn thứ ba là « tầng tiếp nhận » vào trong bệnh viện chuyên khoa. Thì cái nơi tiếp nhận đó, họ có chia ra thành nhỏ hơn nữa, hay thành hai ba phần, thì chuyện đó không quan trọng. Đã đến đây, thì xác nhận là bệnh nhân Covid. Can thiệp nhẹ hay nặng, can thiệp tối thiểu hay tối đa, thì điều này sẽ được quyết định sau khi bước vào cổng của bệnh viện rồi.
Chúng ta thấy rằng hai bước đầu tiên đã khiếm khuyết. Cái việc chăm sóc tìm hiểu tinh thần, thuốc men tại nhà là không có. Thậm chí, khi dịch mới bắt đầu, dân chúng bắt đầu tự thủ cho mình những loại thuốc men để phòng thân tại nhà, nhưng mà đã gặp những sự cản trở từ phía chính quyền, từ những văn bản trước đó. Ví dụ như, họ không có quyền mua một số loại thuốc cảm, sốt, ho, kháng sinh… Bởi vì bộ Y Tế đã ra văn bản cấm nhà thuốc bán, vì liên quan đến Covid phải có đơn thuốc, khai báo y tế… Mục đích lúc đó là để kiểm soát số người nhiễm (tức « F0 ») (với mục tiêu tiến hành cách ly tập trung toàn bộ F0, trong thời gian đầu). Những ai bị sốt, bị ho, thì không được mua thuốc chống sốt, chống ho. Đây là một sự cản trở thứ nhất. Cản trở tiếp theo là các bệnh viện bị phong tỏa ngay khi có bóng dáng của một F0 nào đó đi qua. Việc này khiến nhiều bệnh viện sợ hãi và không muốn hoạt động nữa. Bởi các hoạt động như vậy mang lại những rủi ro to lớn. Như vậy, cánh cửa dành cho bệnh nhân ngay trong giai đoạn chăm sóc ban đầu đó đã bị đóng sập lại.
Tiếp theo đó, việc phong tỏa khiến các thị trường thuốc, các chợ sỉ dược phẩm cũng bị đóng cửa. Thuốc men càng ngày càng hạn hẹp lại. Bác sĩ thì bị huy động vào trong các chuyện như « xét nghiệm », « truy vết ». Thành ra cả một hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nhà bệnh nhân hầu như bị tê liệt. Bệnh nhân chịu trận. Bệnh thì ráng chịu thôi ! Bệnh nhân cũng không biết mình sẽ xử lý gì khi virus xâm nhập. Người ta tự cứu nhau bằng những bài thuốc dân gian, như xông hơi, lá sả, lá chanh, hay tinh dầu, cháo hành, cháo ớt… Đại khái là những cái cách tự cứu mình. Dân chúng tự cứu nhau, ví dụ như tôi có tham gia nhóm Giúp Nhau Mùa Dịch. Hầu như không có bàn tay của chính quyền dính vô chuyện này.
Với chăm sóc y tế ban đầu rơi vào tình trạng bị bỏ rơi, thả nổi như vậy, người ta rơi vào tình trạng ngộp thở, thiếu oxy. Mặc dù có việc tự chữa, tự cứu nhau, với những đội thiện nguyện về oxy, nhưng đó cũng không phải là đội ngũ chuyên môn, để có thể giúp cho bệnh nhân một cách chuẩn xác. Còn về thuốc men, lúc đó chưa có một phác đồ điều trị. Thậm chí khi tôi đưa ra phác đồ điều trị (cho bệnh nhân tại gia đình), thì lại bị đả phá, rồi mạng Giúp Nhau Mùa Dịch bị đánh sập, hoặc cấm tôi không được đăng bài trên mạng Facebook để hướng dẫn bệnh nhân. Thì như vậy, « mặt trận tuyến đầu » bệnh nhân tự chữa trị, tự bảo vệ đó bị phá hư, khiến cho nhu cầu nhập viện cấp cứu càng tăng lên.
RFI : Xin Bác sĩ cho biết tình hình cấp cứu cụ thể thế nào ?
BS Phan Xuân Trung : Khi người ta cần cấp cứu, trong cơn tuyệt vọng, người ta kêu cứu, thì tài nguyên về cấp cứu không đầy đủ. Cơ số xe cấp cứu không được tăng thêm, trong lúc số ca tăng vọt, cho nên nhiều bệnh nhân bị bỏ rơi. Họ tuyệt vọng phải ở lại nhà. Số được đưa đến bệnh viện bằng những xe cấp cứu không đủ đáp ứng, bị chậm trễ. Một trong những nguyên nhân ác nghiệt gây ra chậm trễ là các rào chắn, rào thép gai, băng dọc băng ngang các con đường. Nó cản trở việc cấp cứu đó, cản trở việc cấp cứu của các xe 115 của nhà nước, cản trở luôn sự cấp cứu của dân chúng với nhau. Và đội ngũ tắc-xi cũng bị tê liệt, khi không được chạy, không được tham gia. Mọi con đường tìm lối thoát bị chặn. Hậu quả tất yếu là nhiều người có điều kiện được nhập viện (mà người ta gọi là « tầng hai »), thì khi lọt vô được vào cánh cổng đó là đã hết hơi rồi. Không còn sức để mà sống nữa. Cho nên là chuyện vô tới nơi là chết, số lượng chết tăng lên là hiển nhiên.
Chưa nói đến chuyện vô đến vòng nhập viện, thì người ta được điều trị như thế nào. Theo hình ảnh những clip mà lộ ra ngoài, hoặc là những người bạn của tôi quay livestream, để cho tôi nhìn những thứ bên trong, thì hầu như cái gọi là « tầng 2 » đó chỉ là nơi để những cái giường… cùng những bình oxy mà thôi. Phác đồ điều trị thì các bác sĩ tự tìm lấy phác đồ riêng, trong đó có dexaméthasone, rồi các loại thuốc kháng viêm, chống đông…Đại khái là như vậy. Hầu như khi đó chưa có phác đồ bài bản nào dành cho bệnh nhân cả. Chỉ có tiếp nhận, úp oxy cho bệnh nhân và bệnh nhân phó thác số mạng mình cho những dòng oxy đó. Rồi đến oxy cũng cạn kiệt. Có bạn tôi phải la làng vì theo oxy, nhiều nơi thiếu. Như vậy sẽ dẫn tới tan vỡ về chữa trị.
Về sau này, người ta bắt đầu thấy tầm quan trọng của « tầng điều trị ban đầu », tầng thứ nhất, tức tại nhà. Nếu việc chăm sóc tại nhà được tổ chức tốt, thì có thể cứu được người ngay khi bệnh bắt đầu chớm. Tôi đã từng chia sẻ hình ảnh việc điều trị Covid này như việc « dập lửa ». Nếu lửa mới bắt đầu nhen nhóm nhỏ, mà dập ngay lập tức thì không thành đám lửa lớn. Mà đợi đến khi đám lửa đã bùng lên rồi, thì dập cực kỳ khó khăn. Mình chưa nói đến các cản trở xảy ra trong quá trình cấp cứu bệnh nhân, như đã trình bày, với việc ngăn cản lưu thông, rồi thiếu oxy, thuốc men, mọi thứ. Cho nên dẫn đến một thảm họa. Tôi cho rằng, nếu như Covid có một tỉ lệ tử vong trung bình 2%, ví dụ như vậy, mà ở thành phố HCM tăng gấp thêm nhiều thì đó là do cách điều hành, cách quản lý của Nhà nước, góp phần làm tăng tử vong đó lên.
RFI : Một số người cho rằng trong hệ thống điều trị Covid, giới y bác sĩ nhất là những người làm trong Nhà nước, dường như đã bị cản trở trong phát ngôn, như vậy thông tin về thực trạng khủng hoảng đã không thể lan truyền dễ dàng qua các kênh chính thức. Bác sĩ nhìn nhận thế nào về vấn đề này ?
BS Phan Xuân Trung : Tôi chỉ biết là ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng trong hệ thống này bị rời rạc, manh mún, gián đoạn, không được liên thông, liên kết với nhau, cho nên con số bị chậm, bị trễ. Con số tử vong ở địa phương tăng cao, nhưng bộ Y Tế không cập nhật kịp. Lúc ban đầu người ta nhập liệu rất chi tiết về từng con người, nhưng bây giờ khi con số cực lớn ập tới thì không có người nhập liệu, để thống kê.
Điểm thứ hai là tôi không hiểu việc, các con số « xấu xí », chết chóc được ghi nhận ở những người quản lý bệnh viện, các thông tin đó chắc chắn là sẽ được đưa đến lãnh đạo. Và có khi con số đó quá chua xót đến mức mà người ta không dám nói liền một cách đầy đủ, mà vì lý do này hay lý do khác, người ta cũng có thể làm giảm nhẹ con số đó, hoặc tìm cách đưa như thế nào để xã hội tiếp nhận đỡ sốc hơn. Tôi không biết rõ về truyền thông về số liệu như thế, vì tôi đứng ở vòng ngoài quan sát thôi.
Không nói ra nhưng chúng ta cũng thấy là có hai « loại thông tin » không giống nhau. Một loại thông tin trên báo chí chính thống, với những điều được lặp đi, lặp lại, và chỉ thay đổi ở những con số, và một loại thông tin khác sinh động hơn, chân thật hơn. Đó là những clip, những hình ảnh quay thực tế từ những nơi bên trong bệnh viện, hoặc những cảnh chết chóc ở phía bên ngoài, những đám tang, những sự đau thương. Đó là những thông tin cực kỳ sinh động, những thông tin thật, phản ánh thật. Còn những loại thông tin được mài giũa, chau chuốt, cắt góc, xén sửa, gọi là « các thông tin lề phải », thì người ta chán, cũng không thèm đọc nữa. Bởi vì nó không có gì hay hơn, mới hơn, đúng hơn. Mà người ta sẽ quay sang các thông tin trên các mạng xã hội, thông tin của các clip quay lén đưa được ra. Ví dụ như có báo chí nào nói đến chuyện chứa xác trong các thùng container, nhưng qua các clip, chúng ta thấy hành trình bốc xác từ xe cứu thương bỏ vô container như thế nào. Câu chuyện về những gì được phép đưa, những gì không được phép đưa là những câu chuyện từ lâu rồi của chính quyền Việt Nam. Người ta chia ra các loại « tin xám », « tin trắng », « tin đen » … Nó phải được kiểm duyệt, được lọc lại. Người ta không muốn đưa ra hình ảnh « xấu », gây mất uy tín, thể diện.
Và có một điều là trong hệ thống quản lý của Việt Nam là bên dưới phải phục tùng bên trên, không được cãi lời, mặc dù có thể thấy là mệnh lệnh từ bên trên gây ra những hậu quả, nhưng người ta cũng không dám nói, vì nói ra sẽ mất chức. Chúng tôi thấy trên mạng người ta bêu rếu một anh trên đài VTV rất hùng hổ nói rằng, những ai nói « sống chung với dịch », thì tương đương là phản động, chống đối đường lối, chính sách. Ở bên dưới, người ta đưa hình ảnh của ông thủ tướng, nói rằng phải tính đến bài toán « sống chung với dịch ». Hai cách phát biểu đó hoàn toàn trái ngược nhau. Trước đó, cái cách quy chụp đanh thép, mang tính hù dọa đã khiến cho người thấy được sự việc người ta không muốn nói. Nói ra thì nó không lợi cho mình, mà còn gây hại thêm. Cho nên từ dân chúng, cho đến người có chức có quyền, không dám hó hé, không dám đi ngược, mà chính vì không dám hó hé, mà chính vì việc không dám có tiếng nói trái ngược (dám) thể hiện, mô tả thực tế, mà dẫn đến các hậu quả to lớn.
RFI : Bác sĩ đặc biệt chú ý đến tầm quan trọng của chăm sóc và điều trị tại nhà, về vai trò hàng đầu của phòng dịch, phòng hơn chống. Vậy theo Bác sĩ, còn điều gì nữa có thể rút ra từ các bài học « sai lầm » trong vấn đề này, trong những tháng đầu tiên của khủng hoảng đại dịch ở Sài Gòn ?
BS Phan Xuân Trung : Ca bệnh nặng tăng lên nhiều là do lây nhiễm nhiều. Những hoàn cảnh nào gây ra lây nhiễm nhiều ? Đến bây giờ người ta không chối cãi được là việc dồn người « F1 » (tức người có tiếp xúc với người nhiễm – F0) vào một khu. Trong số những người có tiếp xúc với người nhiễm này, thế nào cũng có một vài anh bị, và từ đó sẽ lan ra những người không mắc. Người ta gọi đó là « lò ấp F1 thành F0 ».
Nếu chúng ta hiểu cái căn bản của lây nhiễm, chúng ta giãn con người ra, thì câu chuyện sẽ khác đi rất nhiều. Ở đây ngược lại, do lúc đó hầu như chỉ bám theo một phương hướng rất cũ, đó là « cách ly tập trung » và « phong tỏa », tức là dùng mọi biện pháp hành chính, những biện pháp cứng rắn, để kìm chế con người ở yên một vị trí. Thế mà chính việc ở yên một vị trí như thế là nguyên nhân để gây ra lây lan nhiều. Bởi vì nhà người ta chật chội quá, sống chung, sống đụng với nhau, tiếp xúc với nhau hàng ngày, nên khi lửa cháy rồi, nó cháy toàn bộ. Nếu điều trị tại nhà, thì phải có các điều kiện cách ly đàng hoàng, chứ không phải ở chung ở đụng, như trong thực tế.
Thực sự ra tôi cũng không hình dung được dân Sài Gòn nghèo đến mức như vậy. Tôi không hình dung ra được cho tới khi tôi tham gia, cắm đầu vô điều trị Covid cho người dân tại nhà. Tôi đi vô từng con hóc, con hẻm, tôi mới thấy là hình ảnh của Sài Gòn không giống như trước giờ tôi nghĩ, mặc dù tôi cũng xuất thân từ trong giới lao động chứ không phải giàu có gì. Nhưng khi đi vào trong hẻm hóc, nhất là ở khu Lộc Hưng, khu xóm đạo, đường Tôn Đản, đường Đoàn Văn Bơ ở quận 4…. Nói chung là khi mình len lỏi vô, thì mình thấy mức sống của con người nó quá thấp, nó tăm tối, nó bẩn chật, nó chung đụng. Và đó là những nơi bùng phát dịch bệnh. Đó là điều cực kỳ rõ.
Nếu trước đó, tôi hiểu như vậy, thì tôi đã đề nghị khác đi rồi. Để F0 điều trị tại nhà mà quên cân nhắc điều kiện cũng là yếu tố góp phần làm tăng tử vong, làm tăng lây nhiễm. Nếu như bình tĩnh trước đó, thì sẽ hướng đến « giãn cách », mà không tập trung. Chỗ nào chật chội thì cho giãn cách. Cho công nhân về quê bớt, cho giãn mật độ dân số, hoặc khuyến khích người dân di tản ra những vùng trống.
Về sau này, khi vấn đề này được nêu lên, thì chính quyền đã thực thi việc di chuyển người dân khỏi những ngôi nhà lụp xụp, có nguy cơ cao đó, ra những nơi an toàn hơn, giãn cách hơn, để chống lây nhiễm. Điều này đã được làm ở một hai quận, và cũng đã mang lại hiệu quả. Một số quận hiện nay cũng muốn điều đó, nhưng lại thấy nhu cầu là quá cao, khó mà di dời được một số đông như vậy. Tôi thấy rằng không phải di dời tất cả, mà chỉ cần giảm mật độ, một căn nhà ở lại, một căn nhà đi. Thứ hai nữa là chỉ cần giãn cách một số đối tượng có nguy cơ thôi, những người già yếu, bệnh nền có sẵn. Chúng ta chỉ cần « bóc tách » những người đó ra khỏi đám lửa đang cháy, thì đã cứu được rồi. Không cần phải « bóc tách F0 », mà cần bóc tách những người có nguy cơ cao.
RFI : Còn để ra khỏi tình trạng hiện nay, xin Bác sĩ cho biết nên làm gì để bảo đảm hệ thống y tế không rơi vào tình trạng như vừa qua.
BS Phan Xuân Trung : Để xử lý đại dịch này (về mặt y tế), có hai phần chính và một phần phụ. Phần chính thứ nhất là chống lây, phần thứ hai là chữa trị. Phần thứ ba là cái giá phải trả cho các giải pháp. Việc giãn cách, cách ly, phong tỏa lockdown thuộc về phần chống lây. Như vậy, nếu đã hội đủ điều kiện không còn lây lan nữa, thì phải giải bỏ những giải pháp này đi chứ. Tôi cho rằng, dù có lây nhiễm thì cái dư địa cho virus không còn nữa. Tôi cho rằng đã đến lúc, thậm chí gọi là muộn rồi. Bởi ngày nào còn giãn cách là một ngày dẫn đến tai họa cho xã hội. Nhiều thứ tai họa lắm, chứ không phải chỉ có cái đói không. Bao nhiêu người bị thiếu thuốc men, bao nhiêu người bị chết vì bệnh khác, rồi suy sụp kinh tế, khủng hoảng tinh thần, trầm uất, rồi sụp sụp về giáo dục, tất cả mọi mặt đều bị suy yếu. Thành ra trở lại bình thường càng sớm chừng nào càng tốt chừng đó.
RFI : Xin cảm ơn Bác sĩ Phan Xuân Trung.
Theo RFI
_______________
Ghi chú
(*) Bác sĩ Phan Xuân Trung là người sáng lập mạng lưới Giúp Nhau Mùa Dịch, gồm các y bác sĩ tình nguyện hỗ trợ miễn phí các bệnh nhân Covid tại Sài Gòn, ra đời đầu tháng 6/2021, thu hút sự tham gia của khoảng 50.000 thành viên. Bác sĩ Phan Xuân Trung cũng chủ trì trang Facebook cá nhân, chuyên tư vấn cho các bệnh nhân Covid-19 và những người quan tâm. Dựa trên các trải nghiệm của ba tháng liên tục điều trị bệnh nhân Covid-19 và những vấn đề gặp phải trong cuộc khủng hoảng đại địch chưa từng có này, đầu tháng 9/2021, Bác sĩ Phan Xuân Trung đã biên soạn chuyên khảo « Các vấn đề xử trí dịch cần rút ra từ thực tế ở TP Hồ Chí Minh », nhằm đúc rút một số kiến thức căn bản, kinh nghiệm xử trí dịch bệnh, bài học sai lầm cần rút ra nhằm giảm nhẹ tổn thất sinh mạng khi xảy ra những trận dịch trong tương lai.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.199 giây.