logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/09/2021 lúc 10:06:24(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

Tên đúng của ông có thể là “Đăng,” “Đặng,” “Đằng,” hay “Đáng,” hoặc “Đang” (Việt Ngữ không có từ “Dang”) nhưng tôi không dám chắc vì chỉ được biết qua một bài báo bằng tiếng nước ngoài (“Han ble smuglet inn i Norge i et bagasjerom. Et halvt år senere ble han pågrepet på en hasjplantasje”) đăng tải trên tờ Aftenposten, phát hành từ Na Uy, vào ngày 27 tháng 8 năm 2021.
 
Bản tiếng Việt (gồm 4371 từ) của dịch giả tên Trang, xuất hiện trên FB Que Toi mấy hôm sau đó. Xin được tóm lược:
 
“Dang” cho biết quê anh là làng chài Đô Thành, thuộc miền Trung Việt Nam. Từ nơi đây, nhiều thanh niên Việt Nam đã đi lậu trong các xe container xuyên qua Trung Quốc, rồi vượt biên giới vào Nga (Russland), trước khi trở thành nhân công lao động giá bèo hoặc gái mại dâm ở các thành phố Châu Âu.
 
Trên hành trình dài 11.660 km đến Na Uy, “Dang” trốn trong một thùng container sau xe tải. Đến ngày hôm nay, anh vẫn còn ám ảnh trong giấc mơ về những điều khủng khiếp mà anh đã thấy trên tuyến đường đó…
 
Ô nhiễm môi trường, đánh bắt cá quá mức và bất hợp pháp, công nghiệp hóa ngày càng phát triển đã dẫn đến tình trạng rất khó khăn cho ngành ngư truyền thống ở Việt Nam. Đối với đại gia đình của “Dang”, giải pháp cuối cùng là gửi cậu con trai lớn nhất trong một chiếc container đến Tây Âu. “Dang” cho biết gia đình đã phải thế chấp căn nhà và bán tất cả những gì đáng giá để trả tiền cho nhóm buôn người.
 
Tôi ra đi để tìm một cuộc sống tốt hơn. Nhưng nếu tôi biết trước kết quả thế này, tôi thà chọn cuộc sống một ngư dân nghèo. Theo “Dang”biết, gia đình đã thỏa thuận giá 25.000 USD với nhóm buôn người. Và đã trả trước một nửa.
“Dang” - người đàn ông 25 tuổi - kể lại cuộc hành trình phải đi xuyên qua Trung Quốc, Nga, Latvia, Belarus (Hviterussland) và Ba Lan. Theo “Dang”, chiếc container mà đoàn của anh đi chỉ có hai lỗ thoát khí nhỏ. Họ phải tiểu tiện và đại tiện trong một túi nhựa lớn.
 
Tháng 2/2021, “Dang” bị kết án 2 năm tù và phải bồi thường gần 100.000 kroner cho một công ty điện lực của Na Uy vì đã ăn cắp điện để trồng 649 cây cần sa. Bản án được giữ nguyên tại Tòa Phúc Thẩm Eidsivating vào tháng 6/2021, nhưng được giảm xuống còn 1 năm 9 tháng.
 
Ngày 19 tháng 8/2021, Tòa Án Tối Cao Høyesterett đã bác đơn kháng cáo của “Dang”. Luật sư biện hộ Audun Helgheim nói rằng họ sẽ kháng cáo vụ việc lên Tòa Án Nhân Quyền Châu Âu. Câu hỏi chánh và gây tranh cãi ở đây là: “Dang” là tội phạm hay nạn nhân!?
 
Tòa án quận Gjøvik viết trong bản án từ tháng 2: Tòa án căn cứ theo yếu tố bị cáo, sau khi đến Na Uy, ít nhất là bởi bị lạm dụng hoàn cảnh bí thế của mình, đã bị buộc phải trồng cần sa. Điều này dẫn chứng cho thấy bị cáo là nạn nhân của nạn buôn người”…
 
UDI (UtlendingsDIrektorate) đã xét đơn theo lời khai của “Dang”. Trong giấy phép cấp cho anh được cư trú tạm thời tại Na Uy (midlertidig oppholdstillatelse), viết là họ tin rằng có thể lý giải được là anh đã bị hại trong vụ buôn người.
 
Rosa, một tổ chức hỗ trợ những người có thể là nạn nhân tệ nạn buôn người, cũng tích cực trong vụ án của “Dang”. Mildrid Mikkelsen của hội Rosa cho rằng việc bỏ tù một người cùng lúc với việc điều tra xem người đó có phải là nạn nhân buôn người là điều chúng ta cần phải suy ngẫm…
 
Điều “Dang” lo sợ là anh sẽ bị trả về Việt Nam. Luật sư biện hộ Audun Helgheim cho biết: Về Việt Nam, anh có nguy cơ bị thủ phạm ám hại, do những gì anh đã khai… Tương lai ở Việt Nam của người đàn ông trẻ Việt Nam này, là một sự mịt mù. Nếu tôi về nhà, có lẽ tôi sẽ bị giết. Và ở đó, tôi cũng không còn gì. Trong cuộc thẩm vấn với cảnh sát vào ngày 22 tháng 6 năm nay, “Dang” nói anh như một người đã chết: Tôi không còn gì để sống nữa. Tôi chỉ ước ao có thể gặp lại mẹ một lần.
 
Câu nói thượng dẫn bỗng khiến tôi nhớ mấy câu thơ của Huyền Chi, và bản nhạc Thuyền Viễn Xứ của Phạm Duy: Nhìn về đường cố lý cố lý xa xôi/ Đời nhịp sầu lỡ bước bước hoang mang rồi .../Mẹ già ngồi im bóng mái tóc tuyết sương/ Mong con bạc lòng ...
 
Không biết có bao nhiêu bà mẹ Việt Nam vẫn đang ngồi tựa cửa mỗi chiều, và bao nhiêu thanh niên thiếu nữ từ xứ sở này đã “lỡ bước hoang mang” trên con đường lưu lạc. Điều an ủi duy nhất cho những kẻ tha phương cầu thực là không hề có một lời lẽ, cử chỉ, hay thái độ miệt thị nào từ người dân (cũng như từ những cơ quan hữu trách) ở nước ngoài.
Sáng sớm hôm 23 tháng 10 năm 2019, dân Anh vừa mở mắt dậy đã nhận được thông tin khiến ai cũng phải bàng hoàng: cảnh sát mới phát hiện ra 39 thi thể người Việt nằm chết trong một cái container tại khu công nghiệp Waterglade!
Họ phản ứng ra sao?
Không một lời than phiền, không một câu trách móc. Sau khi biết rõ sự việc, họ bầy tỏ sự thương cảm bằng cách lặng lẽ mang hoa tưởng niệm đến nơi đặt xác nạn nhân. Ngay sau đó, họ tổ chức cầu nguyện cho linh hồn của người quá cố. Rồi họ sắp xếp những chuyến bay để đưa tất cả thi hài của những kẻ xấu số trở về quê quán, và đích thân vị đại sứ Anh ở Việt Nam – ông Gareth Ward – đã đến tận nơi để chia buồn. 
Người Na Uy bây giờ cũng thế. Từ luật sư, tòa án, nha ngoại kiều, và các cơ quan thiện nguyện của họ đều chia sẻ một nỗi băn khoăn chung:“Dang” là tội phạm hay nạn nhân!?”
Có lẽ cả hai nhưng đồng bào của nạn nhân, tiếc thay, chỉ nhìn ra ông là một tên tội phạm :
- Kieu Ninh Vaagen: “Nhìn mặt biết gian.”
- Hoang Nguyen Van: “Nhìn mặt là biết lưu manh, là trùm du đảng, không là nạn nhân.
- Cuong Le: “Xứ này luật pháp văn minh và nhân bản nên các lão cứ thoải mái lợi dụng quyền làm người rồi khai ra làm sao cho thật đáng thương để được khoan hồng...”
 
 
Cá nhân “Dang” thì không hề có một lời biện minh, biện hộ hay biện bạch nào cả. Trong cuộc thẩm vấn với cảnh sát vào ngày 22 tháng 6 năm nay, ông chỉ nói: “Tôi không còn gì để sống nữa. Tôi chỉ ước ao có thể gặp lại mẹ một lần.”
 
 
UserPostedImage
 
Nỗi “ước ao” nhỏ bé này lại khiến tôi liên tưởng đến đôi câu đối thoại (giữa hai người đồng cảnh, từ hai phòng giam sát cạnh nhau, tại nhà tù nào đó ở Âu Châu) trong truyện ngắn của một nhà văn Việt Nam ở Na Uy:
 
Tuyết ho, tôi xót ruột. Ho xong, nó nói:“Em mơ còn nằm trong cái xe thùng chở em sang đây. Ðứa con gái nằm ngay bên cạnh em chết ngạt.”
 
“Chết!?”
 
“Chết. Bị nhốt trong thùng xe hai ngày hai đêm. Khi bọn đầu gấu mở cửa xe ra, thấy bốn người chết từ bao giờ. Con ấy thân với em nhất. Chúng em đã từng chia phiên nhau kề mũi vào cái lỗ nhỏ để thở.
 
Thương hại nó hay nhường cho em thở lâu hơn. Dọc đường nó cứ đòi về, không muốn đi nữa. Nhưng em biết về thế nào được với bọn đường dây. Nó mà sống sót cũng bị đường dây hành tới chết về cái tội đòi về... Anh có nghe không đấy?”
 
“Nghe rõ cả.”
 
“Nó nói khổ đều quanh năm chịu được, dồn vào một ngày thì chết. Anh nghĩ có đúng không?”
 
“Chắc đúng.”
 
“Mẹ nó bán ruộng, bán vườn để chung tiền cho nó đi, cứ mong nó mang đôla về chuộc đất, xây nhà như những người có thân nhân Việt kiều. Bây giờ nó chết, chưa kịp nhìn thấy tờ đôla xanh. Trước khi chết nó tựa vai em lầm bầm 'Mẹ ơi! Con không muốn làm Việt kiều. Con muốn về nhà. Con muốn cơ cực ở nhà với mẹ suốt đời.' Giọng nó như đứa trẻ con ba tuổi.” (Tâm Thanh. “Người Rơm”. Thế Kỷ 21, Jul. 2010). 
 
Đối với nhiều người dân Việt thì muốn sống như một ngư dân nghèo nơi vùng biển quê hương (như ông Dang) hay mong “muốn cơ cực ở nhà gần mẹ suốt đời” (như cô Tuyết) e đều chỉ là thứ ước mộng rất xa vời trong chế độ hiện hành.
 
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến/Viễn Đông
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.066 giây.