logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 04/08/2013 lúc 09:52:55(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Năm 2012, lần đầu tiên tôi gặp nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo tại nhà họa sĩ Nguyễn Quốc Việt ở Thái Bình, tác giả của nhạc phẩm “khúc hát sông quê” nổi tiếng.

Thời kháng chiến, nhà thơ Giang Nam có bài thơ nổi tiếng với những câu thơ giản dị mà sâu sắc, thấm đẫm lòng người khi nói đến quê hương:


“Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi”

Yêu quê hương, trước hết là hiểu lịch sử và văn hóa quê hương, đặc biệt các nhân vật đã đi vào huyền thoại của đất nước. Trên mảnh đất Việt Nam hình chữ S thân thương của chúng ta, Thái Bình quê hương tôi không có núi, nhưng có ngọn núi nào cao hơn “ngọn núi”- nhà bác học Lê Quý Đôn?

Người dân Thái Bình vẫn luôn tưởng nhớ đến những người con “lớn” của quê hương như Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Hữu Đang, Hoàng Văn Thái, Trần Độ, Vũ Ngọc Nhạ vv… Nhân kỷ niệm ngày mất của Trung tướng Trần Độ sắp đến (9/8) xin có đôi lời về vị văn tài võ tướng chịu nhiều oan khuất kể cả khi đã về cõi vĩnh hằng.

Trong một lần về thăm quê hương, tôi được nhà văn Võ Bá Cường tác giả cuốn sách “Chuyện tướng Trần Độ” (Nhà xuất bản Quân đội nhân dân 2007), kể cho nghe những gian nan vất vả khi đi tìm sự thật. Dù được sự ủng hộ của các vị lão thành cách mạng như Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt, Lê Khả Phiêu vv… nhưng tác giả vẫn phải biết cách “lách”, không bình luận để đưa được cuốn sách ra mắt bạn đọc.

Trần Độ tên thật là Tạ Ngọc Phách sinh ra ở xóm Bát Điếu, làng Thư Điền, xã Tây Giang, huyện Tiền Hải (do Doanh điền Nguyễn Công Trứ khai khẩn từ 1828). Trần Độ tham gia cách mạng từ thuở thanh niên, trải nghiệm, thử thách giữ vững khí tiết của người dân yêu nước qua các nhà tù tàn khốc từ Thái Bình, đến Sơn La.

Ông là một vị tướng nổi tiếng, tài kiêm văn võ, có nhiều công lao đi cùng dân tộc trong suốt hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Ông là ủy viên Trung ương Đảng nhiều khóa, là Phó Chủ tịch Quốc hội.

Nhà văn Ma Văn Kháng nhận xét Trần Độ là người nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết với yêu cầu “đổi mới” của Đảng để đưa đất nước tiến lên. Với văn nghệ, ông là người chủ trương định hướng rộng. Tiếc thay, ông sa vào cái mạng lưới “hạn chế” của thời cuộc, rơi vào tình thế lao lung hiểm nguy và cuối cùng bị xử trí oan ức.

Và may thay Võ Bá Cường với tư cách nhà văn, đã tự nguyện dấn thân kiên trì và dũng cảm làm công việc giải oan cho ông bằng việc sưu tầm tư liệu, gặp gỡ các nhân chứng còn sống ở khắp miền đất nước, xuất bản sách để dư luận hiểu rõ về phẩm chất cao đẹp, sáng ngời chính nghĩa của ông, không phải là người chống Đảng mà chỉ chống sự… ô nhiễm trong Đảng.

Bản lĩnh Trần Độ

Danh tướng ở nước ta có nhiều, nhưng là tướng tài, ‘văn –võ song toàn’ như tướng Trần Độ rất hiếm.

Ông được người đời mến mộ bởi ‘tâm sáng, chí cao, bản lĩnh phi thường, lập trường kiên định’. Ở mặt trận xông xáo tác chiến, thắng giặc rồi vẫn bền chí trung kiên, sẵn sàng bút chiến. Những gì mà có hại đến uy tín của Đảng, có hại cho dân, bất lợi cho nước đều không nằm ngoài tầm kiểm soát và trăn trở của ông. Sự thẳng thắn, cương trực của ông đã làm cho những vị quan chức quyền uy, thích vuốt ve, khoái nịnh bợ khó chịu, thậm chí hằn học.

Tuy ông đã đi xa, nhưng người dân đều thấy những điều ông nói, suy cảm, những đề xuất ích nước lợi dân nay vẫn còn mang đậm tính thời sự, và giá trị hiện thực. Tâm hồn, bản lĩnh, ý chí của ông như còn tươi nguyên.

Ở cương vị thay mặt Đảng, lãnh đạo văn hóa, văn nghệ, ông có ý thức “cởi trói”. Ông nhận thức rằng văn hóa mà không có tự do là văn hóa chết. Văn hóa mà chỉ còn có văn hóa tuyên truyền cũng là văn hóa chết. Càng tăng cường lãnh đạo bao nhiêu, càng bóp chết văn hóa bấy nhiêu, càng hiếm có những giá trị văn hóa và những nhà văn hóa cao đẹp. Cần phải biết trọng dụng các tài năng, thuyết phục các tài năng do cá tính độc lập, và tài năng sáng tạo, họ không phải là những kẻ dễ chịu ngoan ngoãn, phục tùng.

Về vấn đề Đảng lãnh đạo, Trần Độ phát biểu: “Tôi vẫn tán thành và ủng hộ vai trò lãnh đạo chính trị của Đảng. Nhưng lãnh đạo không có nghĩa là thống trị. Đảng lãnh đạo không có nghĩa là đảng trị. Kinh nghiệm lịch sử trong nước và thế giới đã chứng minh rằng mọi sự độc quyền, độc tôn đều đưa tới thoái hoá, ruỗng nát, tắc tỵ không những của cơ thể xã hội mà cả cơ thể Đảng nữa. Nguyên nhân sâu xa của các hiện tượng tiêu cực trong Đảng và phần nào trong xã hội là ở cơ chế lãnh đạo toàn diện tuyệt đối của Đảng“.

Ông kêu gọi: “Đảng Cộng sản phải tự mình từ bỏ chế độ độc đảng, toàn trị, khôi phục vai trò, vị trí vốn có của Quốc hội, Chính phủ. Phải thực hiện đúng Hiến pháp, tức là sửa chữa các đạo luật chưa đúng tinh thần Hiến pháp. Đó là phải có những đạo luật ban bố quyền tự do lập hội, lập đảng, tự do ngôn luận, luật báo chí, xuất bản. Sửa chữa các luật bầu cử, ứng cử tự do, từ bỏ quyền quyết định của cơ quan tổ chức Đảng, trừ bỏ “hiệp thương” mà thực chất là gò ép“.

Ngay từ năm 1973, sau khi đi tham quan ở Cộng hòa Dân chủ Đức và trải nghiệm thực tế của bản thân, Trung tướng Trần Độ viết bức thư tâm huyết yêu cầu đổi mới (13 trang) gửi các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước: Lê Duẩn, Trường Chinh và Lê Đức Thọ.

Nội dung chủ yếu, ông kiến nghị đưa ra khỏi Đảng những nhân vật lười biếng, mất phẩm chất, chỉ biết nói về Nghị quyết của Đảng như con vẹt, không có năng lực nhưng chiếm chỗ quan trọng, là đầu mối gây bất hòa trong Đảng. Ông kiến nghị cần tổ chức để đưa nông dân ra đồng làm việc một cách tự giác, để phát triển nông nghiệp. Đưa thanh niên học sinh đi học ở nước ngoài (không phải chỉ làm thuê) để có kiến thức về phục vụ xây dựng phát triển đất nước vv…

Trần Độ có 04 câu thơ giãi bày tâm sự thật ngao ngán (và được một số tài liệu đăng lại khác nhau):

Bản 1

Những mơ xoá ác ở trên đời
Ta phó thân ta với đất trời
Ác xóa đi, thay bằng cực thiện
Tháng ngày biến hoá, ác luân hồi.

Bản 2

Những mơ xoá ác ở trên đời
Ta phó thân ta với đất trời
Ngỡ ác xóa rồi thay cực thiện
Ai hay, biến đổi, ác luân hồi.

Chính vì các quan điểm nêu trên, ông bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tiếng vỗ tay trong một đám tang

Để tưởng nhớ công lao to lớn của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đối với sự phát triển kinh tế xã hội vùng tứ giác Long Xuyên, lãnh đạo và nhân dân địa phương quyết định đổi tên kênh Tuần Thống- T5 thành kênh Võ Văn Kiệt.

Ở đầu kênh có tấm bia đá hoa cương khắc bài văn bia do Anh Nguyễn Minh Nhị (nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh) chấp bút. Khi được giao nhiệm vụ này, Anh Bẩy hiểu rõ “khôn văn tế, dại văn bia ” nên đã lao tâm, khổ tứ, vắt óc chắt lọc từng con chữ từ trái tim thành kính, ngưỡng mộ vị Thủ tướng của nhân dân, để lại áng văn sâu sắc đi vào lòng người.

Ngược lại với văn bia kể trên là “văn tế” trong đám tang của Trung tướng Trần Độ.

Bài điếu văn của Trưởng ban tang lễ do ông Vũ Mão vừa mới đọc xong, đã bị con trai Trung tướng Trần Độ là Đại tá Trần Thắng đáp từ, phản đối không chấp nhận trong… tiếng vỗ tay đồng tình của những người đi viếng. Sự kiện hy hữu này, đã làm ông Vũ Mão mang tiếng để đời. Còn Đại tá Trần Thắng bị kỷ luật trong quân đội!?

Dù vậy, hẳn Trung tướng Trần Độ ngậm cười nơi chín suối? Và Đại tá Trần Thắng không hề ân hận, thậm chí bình thản khi chấp nhận kỷ luật đó? Ông đã làm, chí ít bổn phận đạo hiếu làm con, là bênh vực lẽ phải cho cha mình!

Năm năm sau ngày mất của tướng Trần Độ, ngày 1/8/2007 tại hội trường Ba Đình, ông Vũ Mão viết bức thư “Nghị sỹ đóng vai nghệ sỹ bất đắc dĩ”, thanh minh, dù không đồng tình nhưng vẫn phải chấp nhận phân công của tổ chức, đọc bài điếu văn “lại phải đọc cả thiếu sót khuyết điểm của người quá cố”.

Ông biết, đó là điều tối kỵ chưa ai làm thế bao giờ nhưng vẫn phải làm (?)

Nghĩa tử là nghĩa tận. Đạo hiếu người Việt không bao giờ cho phép lương tâm người sống “nói xấu” người đã khuất, khi mà người đó thực ra đã dám sống trung thực với tổ chức của mình. Trần Độ không phải người đầu tiên. Ông chỉ là “hậu bối” của các bậc tiền nhân tiên liệt nước Việt như Chu Văn An…

Tiếng “vỗ tay” trong tang lễ là bài học đắt giá cho các vị chính khách chỉ biết nhìn vào “cái ghế” của mình nhân danh “ý thức tổ chức”, không dám hiểu thấu đáo công bằng của sự thật và tình nhân ái của con người.

Lời sám hối muộn màng nhưng có còn hơn không!

Mảnh đất Thái Bình còn nhân vật rất nổi tiếng khác đó là ông Nguyễn Hữu Đang. Ông được Hồ Chí Minh tin tưởng giao cho nhiệm vụ chỉ huy xây dựng lễ đài để Người thay mặt toàn dân tộc đọc bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ ngày 2/9/1945 tại Ba Đình lịch sử.

Cả cuộc đời hoạt động cách mạng, Nguyễn Hữu Đang tin tưởng, cống hiến đi theo Đảng nhưng éo le thay đã phải trả bằng cái giá quá đắt! Ông bị xử lý oan trái trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm, bị giam cầm 15 năm ở T75 (Hà Giang), muốn đến nơi ông ở phải đi qua các vùng đất đầy khắc nghiệt:

“ Muỗi Pắc Xum, hùm làng Đán
Dốc cán Tỷ, phỉ Đồng Văn”

May thay, tuy muộn nhưng ông được lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhận ra sai lầm, đã sửa sai, phục hồi, cấp nhà và thẻ cử tri. Ngay lúc cuối đời , ông vẫn làm việc nghĩa, đã bán căn nhà được cấp ở Hà Nội để lấy tiền xây trường học cho trẻ em ở quê hương Thái Bình.

Những gì của Caesar trước sau cũng sẽ phải được trả cho Caesar

Đánh giá về Trung tướng Trần Độ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng viết
(ngày 12/7/2006), nguyên văn như sau:

“Trần Độ là một thanh niên yêu nước, sớm giác ngộ và tham gia đấu tranh cách mạng, trở thành người cộng sản kiên cường. Vào quân đội, Trần Độ là cán bộ trẻ thuộc lớp cán bộ Trung đoàn, Đại đòan, Quân khu đầu tiên, trở thành vị tướng có đức có tài, đã có nhiều công lao trong hai cuôc kháng chiến vĩ đại chống đế quốc xâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Trong thời kỳ đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Trần Độ có nhiều suy tư trăn trở về con đường phát triển tiến lên của đất nước, về xây dựng Đảng, sống liêm khiết trung thực, luôn đoàn kết với đồng bào, đồng chí, đấu tranh chống biểu hiện tiêu cực tham nhũng, quan liêu mất dân chủ.

Trong tìm tòi nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Trần Độ manh dạn nêu ý kiến suy nghĩ cá nhân nhưng có lúc chưa tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc. Trung tướng Trần Độ là một con người yêu nước và cách mạng, suốt đời chiến đấu cho lý tưởng của Đảng, vì độc lập của dân tộc, vì tự do và hạnh phúc của nhân dân.
Chúng ta mãi mãi thương tiếc Trung tướng Trần Độ”.

Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt (viết ngày 2/5/2007):

“Tôi biết nhiều về anh Trần Độ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cả anh và tôi cùng ở Trung ương Cục miền Nam. Năm 1941 anh bị thực dân Pháp bắt kết án 15 năm tù đầy đi Sơn La. Năm 1944, anh vượt ngục về công tác ở Ban tuyên truyền Trung ương.

Anh Trần Độ cống hiến gần hết cuộc đời mình cho dân, cho nước suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, trực tiếp chiến đấu và chỉ huy ở chiến trường trên cương vị Phó Chính ủy Quân giải phóng miền Nam-Phó bí thư Quân ủy Miền (thời kỳ chống Mỹ). Đánh giá con người nói chung, sự cống hiến, một chặng đường dài trong đấu tranh cách mạng, ít ai không có vấp váp sai phạm ở mức độ khác nhau. Đó cũng là lẽ bình thường trong một chặng đường và cả cuộc đời.

Đảng ta không chủ trương lấy công thay cho lỗi lầm, ngược lại cũng không vì lỗi lầm mà phủ định hết giá trị của sự cống hiến. Vấn đề ở đây phải hết sức công bằng, có sức thuyết phục cao.

Hơn nữa, chúng ta cần xem xét thuộc quan điểm, chủ trương như trước đổi mới và đổi mới ban đầu và ở những chặng sau này. Có những cái ta cho là đúng trước đây, khi đổi mới và càng về sau càng thấy là nó sai hoặc trước đây là sai nghiệm trọng nhưng khi đổi mới lại là đúng như trường hợp đồng chí Kim Ngọc (Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú).

Ngay cả đổi mới lúc đầu với mức hiện nay cũng có nhiều mức khác biệt, ngay cả trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ. Lịch sử sẽ phán xét công minh nhưng trước tiên mỗi một cá nhân cũng phải sòng phẳng với lịch sử. Với tinh thần ấy, tôi tin việc xuất bản cuốn sách “Tướng Trần Độ” là việc làm kịp thời và rất có ý nghĩa”.

Thay cho lời kết

Xin mượn câu đối của tiến sĩ Hà Sĩ Phu tặng Trung tướng Trần Độ để thay cho kết luận của bài viết này:
“Văn võ tung hoành, trung tướng phong trần, thế sự song kiên song trọng đảm.
Bắc Nam xuất nhập, đại quân tế độ, hùng binh nhất trượng, nhất đan tâm.”
Tô Văn Trường (Người lót gạch)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.166 giây.