logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 04/08/2013 lúc 10:32:35(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chúng ta ai cũng có những ưu tư về tương lai của đất nước, và một câu hỏi thường đặt ra là: “bao giờ chế độ cộng sản VN sẽ sụp đổ?”. Có một lần tôi hỏi ông Douglas E. Pike câu này. Ông là chuyên gia nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ về chiến tranh VN. Ông từng là giám đốc Indochina Archive ở UC Berkeley từ năm 1981, sau này từ năm 1997 ở Texas Tech University cho đến khi nghỉ hưu và qua đời vào ngày 13/5/2002. Câu trả lời của ông là: “Không bao giờ tôi trả lời câu hỏi này …. ”.


Tôi thật thông cảm với ông Pike vì, với sự hiểu biết của ông, tuy không nói ra nhưng tôi chắc ông nghĩ rằng: “cộng sản sẽ sụp đổ duy chỉ khó lòng tiên đoán được ngày giờ mà thôi”.

Đi ngược lại dòng lịch sử, chúng ta có thể nhận thấy rằng mỗi khi có sự thay đổi quan trọng trên đất nước, thì tình hình chính trị, và tất nhiên là tình hình quân sự, bao giờ cũng đột biến. Tuy vậy, trước đó thế nào cũng có những triệu chứng báo hiệu rằng có việc quan trọng sắp xẩy ra, nhưng khó tiên đoán được ngày nào sẽ xẩy ra.

Trở lại hơn một trăm năm trước đây, qua hoà ước Patenôtre ký năm 1884, khi triều đình Việt Nam dâng đất nước cho thực dân Pháp thống trị, thì trước đó những người theo dõi tình hình đưa quân viễn chinh chiếm thuộc địa của những nước Tây Âu cũng biết được rằng vấn nạn mất nước của những tiểu nhược quốc sẽ xẩy ra, duy chỉ không đoán được vào thời điểm nào mà thôi. Vào thời đó, trên đất nước ta, thì Nam kỳ đã hoàn toàn là thuộc địa của chính phủ Pháp. Rồi tới năm 1882, khi quân Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ hai và sau đó tiếp tục đánh chiếm những tỉnh thành khác ở Bắc kỳ, thì triều đình nhà Nguyễn không còn uy thế nào với người dân Việt. Để làm áp lực với Triều đình Huế, ngày 15 tháng 7 năm Qúi Mùi (1883) Toàn quyền Harmand và Đô đốc Courbet đem chiến thuyền vào đánh cửa Thuận An là cửa ngõ vào kinh thành. Triều đình Huế đang gặp cảnh bối rối vỉ Vua Dực Tông vừa băng hà. Các quan Đại thần phải ký hoà ước nhận sự bảo hộ của Chính phủ Pháp. Văn bản chính thức đưa Việt Nam chịu Pháp thuộc được ký kết ngày 6 tháng 6 năm 1884, nămÂm lịchlà Giáp Thân, khi Công sứ nước Pháp ở Bắc Kinh là ông Patenôtre trên đường đi nhậm chức, nhận được chỉ thị của Chính phủ ở Paris đi cùng với Khâm sứ Rheinart ra Huế thương lượng với Triều đình nước ta để sửa đổi vài khoản trong hiệp ước Qúi Mùi cho thích hợp với chính sách chia để trị của Pháp.

Nhửng lần khác, có sự thay đổi chính thể trên đất nước ta, cũng có những diễn biến tương tự. Trước tiên là có những dấu hiệu suy thoái để dẫn tới một biến động. Mồi lửa châm ngòi nổ cũng đột ngột. Lấy thí dụ tiếp theo là ngày 9 tháng 3 năm 1945 khi chỉ trong một đêm quân đội Nhật tước khí giới quân đội Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Diễn biến này cũng bất thường nhưng sự việc cũng có thể biết trước duy không biết là ngày nào xẩy ra vì lẽ dễ hiểu là hai lực lượng quân sự, Pháp và Nhật, mà không phải là đồng minh trong một trận chiến toàn cầu, thì tất nhiên không thể nào cùng sát cánh đứng chung dài lâu được. Đầu mối làm quân đội Nhật phải phát động là Toàn quyền Đông Dương khi đó là Đô đốc Jean Decoux, tuy trực thuộc chính phủ Vichy ở Pháp nhưng có dấu hiệu đã liên lạc với Hải quân Hoàng gia Anh ở Viễn Đông.

Tiếp theo là ngày 15 tháng 8 năm 1945 khi Nhật xin đầu hàng Hoa Kỳ. Sự việc này có thể đoán trước được khi chiến cuộc Thái Bình Dương thu dần về Okinawa và tiến vể Tokyo. Dấu hiệu báo trước là ngày 26 tháng 7 năm 1945, khi Hội nghị các nhà lãnh đạo Đồng minh ở Postdam ra tuyên cáo đòi Nhật đầu hàng. Ngòi nổ báo động sự việc là hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki những ngày 6 và 9 tháng 8 năm 1945. Vào dịp này Việt Minh đã lợi dụng thời cơ cướp chính quyền vào ngày 19 tháng 8 năm 1945. Sau đó,Hồ Chí Minh tuyên bố nước Việt Nam độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, nhưng vào ngày này thế giới chỉ chú trọng vào Lễ đầu hàng của Nhật do Đại Tướng Douglas MacArthur chủ toạ trên chiến hạm USS Missouri đóng neo ngay ở ngay vịnh Tokyo.

Thời điểm lịch sử tiếp theo là ngày 7 tháng 5 năm 1954 khi Pháp thua trận Điện Biên Phủ. Đây là ngòi nổ đưa đến hiệp định Genève chia đôi đất nước vào ngày 20 tháng 7, năm 1954 và dẫn đến sự thành lập Việt Nam Cộng Hoà ở dưới vĩ tuyến 17. Sự việc này cũng là đột biến vì trước đó một năm hay chỉ là vài tháng thôi, không ai nghĩ đến chuyện có giòng sông Bến Hải ngăn cách Bắc và Nam, hai miền của đất nước.

Mốc lịch sử tiếp theo mà chúng ta không ai quên được là ngày Quốc Hận 30 tháng Tư năm 1975. Biến động này bắt nguồn từ ba năm trước đó, sau khi Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon sang thăm Chủ Tịch Trung Cộng Mao Trạch Đông để sau đó cho Henry Kissinger mật đàm với Lê Đức Thọ soạn thảo hiệp định ngưng chiến ký ngày 27 tháng Giêng năm 1973 cho Nixon được rút quân Mỹ về nước nhưng lại để cho VC với sự trợ giúp khí giới của Nga sô mở cuộc tấn công toàn diện vào miền Nam VN bắt đầu từ ngày 13 tháng Chạp năm 1974. Những ngày cuối cùng, quân viện không đầy đủ, Quân Lực VNCH bị bó tay, đã chiến đấu tới viên đạn và giọt xăng cuối cùng. Ngòi nổ báo động lần này chính là vụ Watergate đã xẩy ra để cho Nixon phải từ chức ngày 9 tháng 8 năm 1974.

Qua nhửng sự phân tích kể trên, nếu chúng ta muốn biết đất nước Việt Nam, dưới sự cai trị độc tài và thiếu nhân tính của Đảng Cộng Sản sẽ đi về đâu, và muốn đoán được thời điểm nào chế độ cộng sản Việt Nam sẽ tàn lụi thì phải theo thứ tự:

·Tìm dấu hiệu suy sụp.

·Tiên đoán dài hạn.

·Tìm điềm báo hiệu.

Một nhận xét chung là mỗi lần quốc biến như vậy bao giờ cũng có sự tham dự của các nước liên hệ trực tiếp như Pháp và Hoa Kỳ và gián tiếp như Nga và Trung Quốc. Xét về tình hình hiện tại trên nước nhà mà muốn có một nhận xét về tương lại của đất nước, ta phải xét về sự liên hệ giữa hai nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà ta viết tắt là VN và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa mà ta dùng chữ quen thuộc để viết tắt là TQ. Ngoài ra trong bài viết này, khi nói đến những chế độ cầm quyền độc tài cộng sản thì chúng tôi dùng nhửng danh từ là Việt cộng và Trung cộng.

Hiện Tình Chủ Quyền Đất Nước

Tình hình thế giới đang trở nên căng thẳng . Quyết định cuả Hoa Kỳ quay trở lại Á Châu đã nói lên vấn đề trầm trọng cuả mối đe doạ đến từ Trung cộng. Sau khi nước này lớn mạnh do nhận được sự đầu tư cuả chính Hoa Kỳ và các nước Tây Phương, Trung cộng đã duy trì toàn bộ hệ thống chính quyền cai trị sắt máu thời cách mạng vô sản và hệ thống kinh tế chỉ huy quốc doanh, tích lũy toàn bộ nguồn vốn khổng lồ vào Nhà Nước. Người dân hoàn toàn không được hưởng mọi điều, kể cả nhân quyền và đời sống vật chất thường ngày. Trung cộng dùng nguồn vốn thu thập được mang đổ vào Phi Châu và Nam Mỹ để khai thác tài nguyên khoáng sản trong đó có dầu mỏ. Trung cộng cũng đã dồn nguồn vốn vào nỗ lực trang bị quốc phòng và canh tân vũ khí. Những nhà nghiên cứu chính trị quốc tế phải nhìn thấy ngày nay Trung cộng tin rằng đã đủ mạnh về kinh tế để có thể hất cẳng các nước Tây phương ra khỏi lục địa Phi châu và đe doạ quyền lợi cuả Hoa Kỳ tại chính Mỹ Châu và Trung Đông, đồng thời lấn chiếm, gây bất ổn khắp nơi trên thế giới, trong đó có Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Riêng với Việt Nam thì Trung cộng là nước lân bang “Sông liền sông núi liền núi” đã từng có “Hạt gạo cắn làm đôi” thì VN không thể không bị ảnh hưởng và bị xử dụng như một “Chiến trường lớn cho Hậu phương lớn của Trung cộng lần thứ hai” trong bối cảnh hiện nay. Ta hãy nhìn tình hình Chủ Quyền đất nước hiện nay trong tình hình tranh chấp Biển Đông như thế nào. Đối với thế giới, Tập Cẩm Bình khi họp thương đỉnh tại Hoa Kỳ ngày 8 tháng 6 năm 2013 đã ngang ngược coi thường Quốc Tế, và dám tuyên bố với Tổng Thồng Barack Obama rằng: "Thái Bình Dương mênh mông đủ chỗ cho hai nước lớn Hoa Kỳ và Trung Hoa”.

Việt Nam trong lịch sử từ cổ chí kim, luôn bị Trung quốc từ phương Bắc tìm cách thôn tính và bằng mọi cách đồng hoá trong 4 thời kỳ Bắc thuộc nhưng đều bị thất bại. Ngày nay Trung cộng đang hung hãn chiếm đoạt toàn bộ Biển Đông một cách thô bạo và ngang ngược, bất chấp chủ quyền cuả các nước trong vùng, bất chấp luật lệ quốc tế vả các yếu tố lịch sử đã thành văn có chứng tích qua nhiều niên kỷ. Trung cộng đã ngang nhiên tự vẽ lằn ranh biên giới trên biển với hình lưỡi bò lấn sát vào bờ biển các nước mặc dầu Quốc tế đã quy định về thềm lục điạ cuả mỗi nước là hai trăm hải lý. Trung cộng đã lấn sâu vào bờ biển các nước trong vùng Biển Đông chỉ còn hai mươi hải lý và tuyên bố “chủ quyền này không thể tranh cãi”. Với hành động này, Hải lộ quốc tế trên Biển Đông đi từ Nhật Bản, Nam Hàn qua Ấn Độ Dương, để đi tới Phi châu và Trung Đông sẽ đi qua vùng Trung cộng kiểm soát. Trên đất liền, Trung cộng cũng không từ bỏ mọi hành động thôn tính các nước lân bang, và đã chiếm đoạt và sáp nhập Tân Cương và Tây Tạng vào lãnh thổ Trung cộng. Việt Nam cũng không tránh khỏi mưu tính này.

Trong Chiến Tranh Lạnh, miền Nam Việt Nam đã từng là vị trí chiến lược mà Hoa Kỳ đã hiện diện trong nhiều thập niên để ngăn cản không cho làn sóng Chủ Nghiã CS tràn xuống Đông Nam Á và Nam Bán Cầu. Nhưng với Hiệp Ước Paris, Hoa Kỳ đã bí mật ký kết để cho Hà Nội tiến chiếm Miền Nam thống nhất lãnh thổ để thiết lập thế Chiến Lược mới khi quyết định xoá bỏ VNCH để đổ nguồn vốn khổng lồ đầu tư vào Hoa Lục trong kế hoạch Toàn Cầu hoá nền Kinh Tế Thế Giới. Trung cộng đã không bỏ lỡ cơ hội khi Hoa Kỳ rút khỏi VN, và đã bằng mọi cách, gây ảnh hưởng mạnh mẽ vào đất nước này. Hiện nay ta có thể coi như là Trung cộng đã kiểm soát VN hoàn toàn. Mở đầu là cuộc chiến biên giới năm 1979, khi Đặng Tiểu Bình nói là phải “Dạy cho VN một bài học”. Sau đó, Hà Nội hoàn toàn cúi đầu thần phục Bắc Kinh.

TQ coi VN như một điạ điểm chiến lược trên đất, gắn liền với Biến Đông. Ảnh hưởng mạnh mẽ cuả TQ đến VN đang thể hiện trong nhiều lãnh vực từ chính trị, kinh tế, môi trường đến văn hoá và lịch sử dân tộc. Trước hết là kế hoạch khống chế hai nguồn nước Hồng Hà và Cửu Long cuả hai đồng bằng vựa luá lớn cho cả nước. TQ đã đắp nhiều đập ngăn nước trên thượng nguồn cả hai con sông chính của VN. Với dòng sông Hồng sau khi các đập thuỷ điện trên thượng nguồn sông Đà và Sông Hồng bên kia biên giới đóng lại thì toàn vùng luá gạo đã bị kiệt nước nhiều tháng. Các con đập trên thương nguồn sông Mekong phiá TQ đã làm lượng nước phù sa giảm đi nhiều khiến nước biển tràn vào cửa sông Cửu Long làm nước ở cửa biển bị nhiễm mặn. Một khi con đập cuối cùng tại Lào đắp xong thì Trung cộng có thể vắt kiệt nước sông Cửu Long. Hiện nay đang có sạt lở khắp nơi tại Cà Mau, là vùng đất phù sa bồi nhiều trăm năm trước. Thêm vào nữa, vì TQ kiểm soát lượng nước ở thượng nguồn nên ngoài việc hạn chế được sự sản xuất của hai vựa lúa ở những đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, còn làm cho cuộc sống của ngừoi dân Việt làm nghề chài lưới càng thêm khốn khổ.

Từ ngày Việt Minh cướp chính quyền, và trong suốt thời gian chống Pháp, và sau này trong cuôc tấn công để cưỡng chiếm miền Nam, Việt cộng đã lệ thuộc hoàn toàn vào Hoa Lục, với sự chỉ đạo trực tiếp cuả Trung cộng. Tới thời gian hiện tại, mọi chỉ thị cuả Bắc Kinh đang được âm thầm thực hiện, đều theo kế hoạch làm biến toàn thể VN thành một bộ phận của TQ. Đất nước đang bị Cộng Sản Hà Nội giao hoàn toàn cho Bắc Kinh quyết định.

Các rừng đầu nguồn, từ Bắc chí Nam đã cho quân Trung cộng âm thầm chiếm đóng trong kế hoạch cho thuê rừng đầu nguồn dài hạn 50 năm. Các làng TQ mọc lên khắp nơi tại VN cũng như kế hoạch khai thác Bô Xít tại cao nguyên Gia Rai và các công trình trúng thầu xây cất nhà máy ở khắp nước mà công nhân được tuyển dụng tại TQ, và khí cụ được chuyển sang từ phương Bắc. Việt cộng đã bị ép buộc phải bỏ chiếu khán nhập cảnh cho Trung cộng và điều này làm cho cuộc di dân TQ tràn ngập sang VN. Tại VN, người dân bị cướp đoạt mọi quyền tự do nên cho đến nay không có một cuộc kiểm tra thống kê chính thức để biết kế hoạch kiểm soát và Hán hoá VN đã tiến hành đến mức độ nào hay đã vượt quá mức báo động như đã lên tới 40% xẩy ra trước đây ở Miến Điện.

Tình Hình Quân Sự

Để chuẩn bị xâm chiếm miền Nam của chính phủ VNCH, Việt cộng đã từng có một đạo quân gồm hơn một triệu người được tiếp viện võ khí đầy đủ bởi Liên Sô và có sự hậu thuẫn và cố vấn của Trung cộng. Sau thời điểm 1975, Việt cộng bị giằng co giữa hai thế lực cộng sản là Trung cộng và Liên Sô. Để làm giảm lực lượng của Việt cộng nên Trung cộng đã viện trợ quân sự cho Căm Pu Chia dưới sự lãnh đạo của Khmer Đỏ để giúp cho quân đội nước này quấy rối biên giới VN và có lần đánh chiếm đảo Phú Quốc, và bắt đi mấy trăm người dân Việt sống trên đảo. Vì muốn chấm dứt tình trạng này nên vào ngày 13 tháng 12 năm 1978 Việt cộng đã tấn công toàn diện và chiếm đóng Căm Pu Chia để lật đổ chế độ Khmer Đỏ. Chiến dịch này đã làm cho giới lảnh đạo Trung cộng nổi giận và mở đầu cho cuộc chiến Việt-Trung kéo dài từ ngày 17 tháng 2 cho tới ngày 18 tháng 3 cùng trong năm 1979, chỉ chấm dứt khi Trung cộng tuyên bố là đã thực hiện được kế hoạch trận chiến đánh chiếm 6 tỉnh biên giới và tuyên bố lui quân. Tuy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn ngủi nhưng cả hai bên đều thiệt hại nặng, số tử vong mỗi bên đều lên tới hàng mấy chục ngàn quân binh. Vì trận chiến diễn ra trên phần đất VN nên người dân thường đã phải trả giá nặng nề về nhà cửa và nhân mạng. Sau cuộc chiến tranh chính thức, những cuộc xung đột biên giới còn kéo dài thêm mười năm cho đến năm 1989 mới tạm ngưng tiếng súng. Qua cuộc chiến này cả hai bên cùng rút được nhiêu kinh nghiệm, nhưng khi đem áp dụng thì lợi thế lại về bên Trung cộng. Trong những ngày đầu đưa quân qua biên giới, Trung cộng có “đạo quân thứ Năm” xuất hiện là những người Việt gốc Hoa dã từ lâu sinh sống ở những tỉnh địa đầu và những kiều dân này đã hướng dẫn những đoàn quân tiên phong chiếm đánh những vị trí quan trọng. Một kinh nghiệm đau thương nữa cho VN là đoàn quân Trung cộng đã rất dã man, bắt và hãm hiếp phụ nử không kể là người dân thường hay cả những phu nữ mặc quân phục bị bắt như là tù binh. Những sác người loã lồ còn để lại bị cắt vú, mổ bụng, hình ảnh trông thật thương tâm, mà Việt cộng phải che dấu vì nếu công bố ra sẽ làm lòng dân phẫn nộ, hận thù Tàu khựa, và đàn anh Trung cộng nổi giận. Những hình ảnh này mới đây đã được tìm thấy và công bố trên các mạng lưới toàn cầu. Bài học cho phe Trung công là, dùng bộ chiến, họ đã đánh giá thấp sự phản công của Việt cộng và trong hai ngày đầu lâm trận phe Trung cộng đã có 4000 binh sĩ thương vong. Với một quân số vào khoảng 120 ngàn tràn qua biên giới bằng ba ngả mà phải nhiều ngày mới chiềm được ba tỉnh thành lớn là Lào Cai, Cao Bằng và Lạng Sơn.

Rút kinh nghiệm chiếm đóng VN bằng võ lực không phải là đắc sách, Trung cộng nay đã dùng chính trị và kinh tế để ép được Việt cộng phải hàng phục, dâng đất, dâng biển và trên thực tế đã chiếm trọn được toàn thể VN bằng những biện pháp di dân, lũng đoạn kinh tế và mua chuộc lãnh đạo. Khởi đầu trong kế hoạch di dân để thành lập “đạo quân thứ Năm” trên toàn quốc, Trung cộng đã cho quân sang làm thường dân tiến qua biên giới, từ xa lộ huyết mạch Hoa Nam nối với Đường Trường Sơn vào tới Bình Dương nơi lập raĐông Đô Đại Phố là một trung tâm kinh tế lớn với kiến trúc hoàn toàn đặc trưng văn hoá Hán Tộc. Các làng TQ đã mọc theo, người TQ tự làm, tự quản không tiếp xúc với người Việt mà chỉ xử dụng Đường Trường Sơn qua xa lộ Hoa Nam để về nước. Các kế hoạch bố trí quân sự cuả Trung cộng đã làm cho một số cấp chỉ huy quân sự Việt cộng nay nghỉ hưu phải lo ngại. Một vài người đã lên tiếng về kế hoạch trồng rừng và chiếm lĩnh cao điểm, trá hình là trung tâm khai thác Bô Xit, thuộc vào chiến lược quân sự của Trung cộng, nhưng không được chú ý. Các lực lượng tranh đấu cho nhân quyền trong nước, đang từng bước đòi hỏi sự bạch hoá này cho toàn dân được biết, nhưng đang bị đàn áp khốc liệt.

Với chiến lược gài quân ở khắp nơi, dùng những đập nước ở thượng nguồn để làm áp lực kiểm soát sự sản xuất lúa gạo, và cùng một lúc khủng bố dân Việt làm nghề chài lưới ở Biển Đông, Trung cộng nay đã hoàn toàn khống chế Việt cộng về kinh tế. Chiến tranh biên giới Việt-Trung như năm 1979 chắc chắn không thể xẩy ra được nữa. Trong chuyến sang Bắc Kinh của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang những ngày 19-21 tháng 6 năm 2013 để nhận chỉ thị của Tập Cận Bình trước khi sang Hoa Kỳ theo lời mời của Tồng thống Barack Obama, TQ và VN đã ra một Tuyên Bố chung. Những ai đọc bản thông báo này đều thầy ngay là một bản dịch sang tiếng Việt từ bản chính viết bằng Hoa ngữ. Nội dung chỉ là toàn thể mọi bàn thảo nào trong tương lai đều phải dựa trên phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” với tinhthần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Đặc biệt là sáu tỉnh trên đất Việt ở sát biên giới là Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh đã bị Trung cộng chiếm đóng trong trận chiến năm 1979 thì nay Trung cộng đề nghị là có sự hợp tác điều hành chung ở những nơi đó và còn cộng thêm Điện Biên Phủ, không phải là tỉnh biên giới vì nằm sâu trong nước Việt. Trung cộng đã nhìn ngay thấy đây là một địa điểm chiến lược nằm trên Đường Trường Sơn và họ cần được quyền kiểm soát và quản lý nên ghi là một vị trí hợp tác. Nội dung của bản Tuyên Bố chung từ đầu đến cuối chỉ dựa trên căn bản “gác tranh chấp, cùng chung khai thác” nhưng mọi vấn đề tranh chấp, đất và biển đều xấy ra trên đất nước Việt Nam. Ngoài ra hai bên cùng hứa xây dựng Trung tâm Văn hoá của nước này ở nước kia, nhưng trên thực tế sẽ chỉ là chương trình phổ biến dậy tiếng Hán và văn hoá TQ cho trẻ em Việt, từ những lớp tiểu học chứ có bao giờ Việt cộng được phép mang những bài “Bình Ngô Đại Cáo” hay “Hịch Tướng Sĩ Văn” sang giảng dậy cho Tầu khựa.

Lực lượng quân sự của Việt cộng khi xưa đã có lần tấn công ào ạt sang Căm Pu Chia và có thời kỳ chống trả lại một cách quyết liệt sự tấn công qua ba ngả biên giới của Trung cộng thì nay chỉ còn lại như kiểu dân quân tự vệ để cho Đảng xử dụng trong những cuộc càn quét dân chúng phụ lực với lực lượng công an. Theo tin chính thức thì quân lực Việt cộng nay gồm có 400.000 Bộ binh, 50.000 người cho Hải quân và 30.000 người cho Không quân. Cộng thêm vào có thêm 60.000 người cho Bộ đội Biên phòng và ước lượng có 260.000 người cho lực lương Công an Cảnh sát. Một mặt khác, để tranh dành ảnh hưởng giữa những cấp lãnh đạo đảng trong những năm vừa qua đã có nhiều sự thanh trừng trong nội bộ, hoặc cho về hưu nhiều tướng lãnh, hoặc cho thăng chức lên cấp tướng nhiều sĩ quan ở các phe phái nhưng chưa có một ngày chiến trận, thậm chí có nhiều tin tức về tai nạn mày bay làm tử nạn cả một bộ chỉ huy và tham mưu cấp quân đoàn. Những cuộc thanh trừng xẩy ra liên tục để tiêu diệt các thế lực đối kháng Trung cộng trong nội bộ lãnh đạo của Việt cộng. Đã có những tin sau này được tiết lộ như toàn bộ Bộ Tư Lệnh Quân Khu 4 tại Thanh Hoá khi bay lên thị sát mặt trận Hải quân, bị bắn cháy chết toàn bộ. Một tin khác cho biết phi cơ chở phái đoàn cấp Bộ trưởng từ Hà Nội đi Lào họp bị nổ tung trên biên giới Lào Việt. Những tin tức này tất nhiên được giới lãnh đạo giữ kín, thỉnh thoảng mới bị lọt ra và không được kiểm chứng. Tuy vậy, đã có những tin thanh trừng được chính thức loan báo như việc toàn bộ Tư Lệnh của 7 Quân Khu khắp nước đã bị thay thế, đểkhông thể đồng lòng chống ngoại xâm Trung cộng. Điều mà truyền thông quốc tế được biết và loan tải rộng rãi là toàn thể những người khởi xướng các phong trào yêu nước, chống sự khống chế của Trung cộng đều lần lựot bị bắt bớ giam cầm và xử án nặng nề. Những từ ngữ tuyên truyền khi xưa như “Quân đội Trung với Đảng, Hiếu với Dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” giờ đây không còn ý nghĩa gì nữa. Nói chung thì hiện nay Quân Đội Nhân Dân Việt Nam chỉ là một lực lượng để cho giới lãnh đạo xử dụng phòng ngừa sự nổi dậy của dân chúng mà thôi. Kẻ thù truyền kiếp là TQ thì hiện nay đang điều khiển giới lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Những nhân vật nắm quyền trong tay, giờ chỉ là những Thái Thú nhận lệnh của Trung cộng, và dựa vào Đảng để chia chác quyền lợi. Ngay cả trong việc sửa đổi Hiến pháp họ còn bố trí để có điều khoản là nhiệm vụ chính của Quân Đội Nhân Dân là bảo vệ Đảng cộng sản Việt Nam. Ta chỉ cần xét những đề nghị đòi hỏi phải sửa đổi bản dự thảo Hiến pháp do Việt cộng đưa ra năm 2012, và bản đề nghị chung này đã có chữ ký của 72 nhân vật sáng giá ở đủ mọi thành phần, nhiều ngưởi đã từng được chế độ ưu đãi. Đặc biệt là đề nghị sửa đổi điều nói về quân đội được trích nguyên văn như sau:

“Hiến pháp đặt lợi ích của toàn dân lên trên lợi ích của bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào. Mọi hoạt động của các lực lượng vũ trang chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân. Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào, như quy định tại Điều 70 của Dự thảo. Chúng tôi yêu cầu bỏ quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam.”

Quân Đội Nhân Dân Việt Nam không còn được bố trì để phòng ngừa một sự tấn công qua biên giới phía Bắc nửa vì chiến thuật của Trung cộng là dùng hoả tiễn tầm trung đặt tại Quảng Đông để cảnh cáo Việt cộng. Gần đây, có thông tin cho hay Trung Quốc vừa thiết lập Lữ đoàn 827 tại thành phố Thiều Quan, tỉnh Quảng Đông xử dụng loại hoả tiễn Đông Phong có tầm bắn vào khoảng 1.200 km. Kế hoạch chiến lược của Trung cộng đưa hỏa tiển tầm trung tới Hoa Nam không hẳn chỉ dùng để doạ đàn em Việt cộng nhưng trong trường hợp Biển Đông dậy sóng có sự hiện diện của Hải quân Hoa Kỳ thì những hoả tiễn này có thể được đưa ngay xuống dọc đường Trường Sơn, nơi đây đã có những căn cứ Trung cộng được thiết lập với đầy đủ quân số trong kế hoạch khai thác rừng và khoáng chất mà Việt cộng đã nhường cho Trung cộng. Những dàn hoả tiễn đặt theo Đường Trường Sơn sẽ là khí giới mãnh liệt để trấn giử Biển Đông cho Trung cộng. Tin tức mới đây đưa ra là VN đã đặt mua 6 tầu ngầm loại Kilo của Nga và sẽ nhận chiếc đầu tiên vào năm 2013 đã làm cho những nhà nghiên cứu chiến thuật thắc mắc không biết VN đề phòng hải phận để chống Hải quân nước nào.

Khi bài này được soạn thảo gần xong thì Việt cộng đang hồ hỡi loan tin về Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được Tổng Thống Barack Obama mời sang thăm viếng Hoa Kỳ và tiếp đón tại Toà Bạch ốc ngày 25 tháng 7 năm 2013. Nhưng thử hỏi cách đây hơn một tháng, những ngày 19-21 tháng 6, Trương Tấn Sang đã sang Bắc kinh triều kiến Tập Cận Bình để nhận chỉ thị và ký văn kiện chính thức dâng nước cho Trung cộng, trong bản tuyên bố chung dài khoảng 3 trang từ đầu đến cuối toàn những điều tuân theo, gồm có 60 chữ “hợp tác”, 29 chữ “nhất trí” và 7 chữ “toàn diện” để thực hiện những sự cải cách ngay trên đất nước mình theo ý kiến của TQ, thì Việt Nam còn gì nữa đâu để trao đổi với cường quốc Hoa Kỳ. Theo những nhà bình luận chính trị thì Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã không được tiếp đón như một quốc khách theo đúng lễ nghi. Chuyện thăm viếng chỉ cốt làm cho Tổng Thống Hoa Kỳ ghi được thêm thành tích là đã gặp gỡ tất cả mọi Quốc trưởng các nước trên địa cầu và rồi đây được mời tới cả những nơi chưa được ánh sáng dân chủ và tư do soi tới.

Kết Luận

Qua 4 thời kỳ Bắc Thuộc, trong Lịch sử Dân Tộc VN chưa hề có một lần dân Việt chịu khuất phục Bắc Phương, bị Hán hoá hoàn toàn. Các cuộc nổi dậy dành lấy Độc lập và Tự chủ bao giờ cũng do lòng người dân phẫn uất với chế độ cai trị bạo tàn, và nổi lên chống quân xâm lươc. Ngày nay một khi Đảng cộng sản Việt Nam còn đàn áp người dân yêu nước thì điều hiển nhiên là Việt cộng đang tiếp tay cho Trung cộng để tạo ra một cuộc thống trị lâu dài đất nước, xáp nhập và đồng hoá hoàn toàn VN vào TQ. Chế độ hiện tại đã đồng loã với ngoại bang để đặt ra chương trình học chữ Hán từ cấp tiểu học trở lên, để chuẩn bị cho một thời kỳ Bắc Thuộc. Ta có thể nghĩ đó là điềm báo hiệu có sự thay đổi sau nhiều năm tháng dài chờ đợi. Toàn thể dân tộc VN tất nhiên không thể chấp nhận một cuộc Bắc Thuộc lần thứ năm và chắc chắn một cuộc khởi nghiã sẽ phải bùng lên.

Năm 2001 Luật Sư Lê Chí Quang đưa lên mạng lưới bài “Hãy cảnh giác với Bắc Triều” trong đó người trí thức trẻ vì đau lòng với vận nước, đã viết:

“Các triều đại phong kiến của ta chưa bao giờ phải mất một tấc đất nào cho Trung Quốc. Ngay cả những kẻ hèn nhát như Mạc Đăng Dung quỳ gối xin hàng giặc hay Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà cũng chưa dám dâng đất cho Trung Quốc. Thế mà giờ đây, khi cộng đồng nhân loại đã văn minh hơn, cá lớn không thể nuốt cá bé dễ dàng như xưa thì ai đó lại cam tâm cúi đầu mãi quốc cầu vinh xin dâng phần lãnh thổ, lãnh hải cho Trung Quốc để mong sự bảo trợ cho quyền lãnh đạo độc tôn của mình!”

Bài viết này đã làm cho anh bị bắt bớ, và tù đầy. Hơn mười năm sau nhiều bạn trẻ trong nước đã lên tiếng chống Tầu khựa và không còn sợ hãi đảng cầm quyền. Vấn đề hiện nay không còn giới hạn là “cảnh giác” nữa, cũng không còn ở mức “hiểm hoạ” nữa mà thật sự đất nước Việt Nam đã mất vào tay Trung Quốc. Thị thành dọc biên giới đã mất, rừng mất, biển mất, cao nguyên mất, người TQ tràn ngập lãnh thổ do lệnh bỏ chiếu khán nhập cảnh qua biên giới. Theo những tin tức đưa ra từ trong nước, giới lãnh đạo già nua còn ngoan cố, chia nhau quyền lợi để tham ô vơ vét tài lợi, bám lấy địa vị độc tôn, nhưng tuổi trẻ đang nổi giận. Lòng Yêu Nước trong mỗi thanh niên đang bùng cháy. Một Lê Chí Quang, một Lê Công Định, một Việt Khang và ngày nay các sinh viên Đinh Nguyên Kha, Vũ Phương Uyênlấy máu mình viết thành lời nguyền chống “Tàu Khựa” và họ đã bị đàn áp khốc liệt, nhà tù đang mỗi ngày một đông. Người Việt ở hải ngoại phải cùng nhau đoàn kết, hết lòng hỗ trợ những nhà tranh đấu cho dân chủ, và nhân quyền ở trong nước. Họ đang chờ đợi những tiếng nói và những hành động cụ thể của chúng ta. Chúng ta cũng nên cảnh giác những mưu đồ thâm độc của Việt cộng hòng chia rẽ người Việt ở khắp nơi qua Nghị quyết 36. Chúng ta nên tránh đừng để sa vào bẫy xập của Việt cộng. Ở mỗi nơi, có một tổ chức ái hửu hay đồng hương vừa thành hình thì Việt cộng lại mưu đồ lập thêm ra một tổ chức khác trông như vẻ cạnh tranh nhưng thửc ra là gây chia rẽ. Hàng ngày chúng tung lên mạng lưới nhưng tin tức về người này, đảng phái nọ, tôn giáo kia, hầu hết là những chuyện bịa đặt, cốt để gây tranh cãi, làm chúng ta quên được sự việc bán nước, tham nhũng đang xẩy ra trên quê hương. Những hành động gây chia rẽ này sẽ làm cho những người có lòng phải nản chí. Riêng với người viết bài này, và những người đồng chí hướng, thì những thủ đoạn chia rẽ nhau của Việt cộng chỉ làm cho chúng tôi thêm ý chí muốn cùng nhau đoàn kết mà thôi.

Phụ chú:

1/ Bài viết này ghi lại những lời thuyết trình của tác giả tại buổi Hội thảo về “38 Năm Nhìn Lại-Hiện Tình và Tương Lai Việt Nam” do Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Bưởi-Chu Văn An - Nam California tổ chức ngày Chủ Nhật 14 tháng 7 năm 2013 tại Le-Jao Center của Đại Học Costline Community College, thành phố Westminster, với 5 diễn giả là những GS Nguyễn Xuân Vinh, GS Lưu Trung Khảo, GS Phạm Cao Dương, GS Trần Huy Bích và GS Trần Lam Giang.

Tác giả ghi nhận sự giúp đỡ tìm kiếm tài liệu của Ban Nghiên Cứu - Tập Thể CSVNCH/HN.

2/ Buổi Hội Thảo được Ban Điều Hành tổ chức rất trịnh trọng và đúng giờ với số người tham dự lên tới trên 300 người ngồi chật hội trường và chăm chú nghe suốt chương trình từ 1:00 giờ trưa tới 4:00 chiều. Sau phần thuyết trình, khán thính giả quan tâm tới vận nước đặt ra rất nhiều câu hỏi. Về những câu hỏi đặt ra với diễn giả muốn nghe câu trả lời về “bao giờ chế độ cộng sản VN sẽ sụp đổ?” tác giả đã kể lại kỷ niệm vui là trong buổi gặp gỡ trước đây, chuyên gia về Chiến Tranh Việt Nam là ông Douglas E Pike có hỏi lại là: “Ông là giáo sư về Astrodynamics tại Đại Học danh tiếng University of Michigan và cũng đã từng giảng dậy ở UC Berkeley, vậy ông có thể tiên đoán được hay không về thời điểm chính xác khi một vệ tinh nhân tạo hết hạn kỳ và rơi trở lại tan vỡ ra thành từng mảnh vụn trong bầu khí quyển của trái đất?”. Câu trả lời của diễn giả là sau khi quan sát qũy đạo một thời gian người ta có thể biết là “vệ tinh nhân tạo sẽ có ngày rơi vào bầu khí quyển duy chỉ khó lòng tiên đoán được ngày giờ mà thôi”.

3/ Câu chuyện bên lề là nhiều khoa học gia đã viết bài về lý thuyết “Life-time of artificial Earth satellite”. Về lý thuyết trở về bầu khí quyển của phi thuyền hay vệ tinh nhân tạo tác giả có viết một sách chuyên khoa với đề là “Hypersonic and Planetary Entry Flight Mechanics” viết chung với nhà bác học người Đức là GS Adolf Busemann và khoa học gia Hoa Kỳ là GS Robert D Culp. Một cựu sinh viên tiến sĩ của tác giả là ông James M Longuski, khi làm việc tại Jet Propulsion Laboratory thuộc cơ quan NASA, có cho JPL ấn hành một phần luận án của ông với đề là “Analytic Theory of Orbit Contraction and Ballistic Entry into Planetary Atmospheres” . Theo lý thuyết này, được kiểm nghiệm rất chính xác thì khi vệ tinh nhân tạo có hình ellip với cận điểm thấp gần bầu khí quyển thì mỗi lần chạy qua, có sự cọ xát với làn không khí dù rất mỏng manh cũng sẽ làm giảm dần vận tốc và làm cho viễn điểm hạ thấp dần để cho qũy đạo co lại. Khi viễn điểm tới bằng cận điểm, qũy đạo thành hình tròn, đó là điềm báo hiệu chỉ còn vài ngày là vệ tinh rơi vào bầu khí quyển và trong mấy vòng cuối cùng sự chuyển đổi qũy đạo sẽ rất mãnh liệt chứ không còn đều đặn như trước. Tiến sĩ Longuski nay là giáo sư Đại Học nổi tiếng Purdue University ở Lafayette, Indiana.

Chuyện sụp đổ của chế độ cộng sản Việt Nam có lẽ cũng tương tự, và giống như những chế độ độc tài ở các nước Trung Đông. Người dân sẽ mất dần lòng tin, và khi lòng dân uất hận đã lên cao độ và bùng nổ thì chính biến xẩy ra kéo xập chế độ chỉ trong vài ngày.

4. Để trả lời câu hỏi đặt ra, tác giả đã nhắc lại tập thơ “Đố Vui Việt Sử” viết cùng với học giả Đào Hữu Dương. Cụ Đào Hữu Dương viết ra 100 câu hỏi theo thể thơ lục-bát, và tác giả đã trả lời mỗi câu hỏi bằng hai câu thơ cũng theo thể thơ lục-bát. Hai câu hỏi cuối cùng trong tập thơ là

99 Mùa Xuân nào phá quân Thanh?

100 Bao giờ trở lại thanh bình Việt Nam?

Để làm kết luận cho bài viết này tác giả xin ghi lại những câu trả lời

99 Quang Trung thần tốc phát binh,

Mùa Xuân Kỷ Dậu chiếm thành Thăng Long.

100 Lời ca con cháu Tiên Rồng,

Cộng nô tiêu diệt, non sông thanh bình.


Toàn phong nguyễn xuân vinh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.346 giây.