logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 05/08/2013 lúc 07:58:51(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thông tin tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải- Điếu Cày ngưng tuyệt thực được chính thức công khai sau khi ông này phải áp dụng biện pháp đó đến ngày thứ 35 trong tù.

Cho đến lúc này không phải chỉ có trường hợp của tù nhân chính trị Nguyễn Văn Hải mà vừa qua vụ việc của tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ cũng khiến dư luận hết sức chú ý.
UserPostedImage
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ ở hai phiên tòa. AFP
Vì sao các tù nhân lương tâm ở Việt Nam phải đi đến biện pháp cuối cùng là tuyệt thực đó

Phương cách cuối cùng

Hai trường hợp tuyệt thực trong tù khiến công luận trong và ngoài nước quan tâm trong suốt thời gian hai tháng 6 và 7 vừa qua- đó là của tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ người chấm dứt tuyệt thực vào ngày 21 tháng 6 sau 25 ngày, và thứ hai của ông Nguyễn Văn Hải chấm dứt vào ngày 27 tháng 7 sau 35 ngày tuyệt thực. Cả hai đều vì mục đích đòi hỏi cán bộ trại giam phải giải quyết những đơn thư khiếu nại về những vi phạm của cán bộ trại giam mà những tù nhân lương tâm này đưa ra.

Trong một môi trường bị bưng bít như trại giam ở Việt Nam, mọi thông tin liên lạc từ ngoài vào trong và trong ra ngoài đều bị cán bộ kiểm soát chặt chẽ, thì người bị đối xử bất công sau khi làm đơn theo đúng qui định của pháp luật mà không hề được đếm xỉa gì tới đành phải sử dụng phương thế cuối cùng là lấy mạng sống ra để đòi hỏi cho được những quyền lợi căn bản dù rằng họ đang phải ở trong nhà tù.
Mục sư Nguyễn Trung Tôn, một người từng tuyệt thực trong tù cho biết nguyên nhân phải đi đến quyết định như thế:

Chúng ta biết rằng ở bên ngoài chúng ta có thể có nhiều phương tiện để có thể đấu tranh bằng nhiều hình thức; nhưng ở trong tù người tù không có vũ khí nào khác ngoài bản thân của mình. Trong đó mình có viết đơn thư khiếu nại… vẫn không có ai giải quyết, và cũng không có thể liên lạc với ai bên ngoài. Cho nên khi đối diện với những bất công trong nhà tù mà người tù muốn đấu tranh thì vũ khí tốt nhất và có thể cao nhất của người tù là chính mạng sống của mình bằng phương pháp tuyệt thực.
UserPostedImage
Blogger Điếu Cày, ảnh chụp hồi tháng 1 năm 2013
Vào ngày 2 tháng 8 vừa qua, anh Nguyễn Trí Dũng, con trai của ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải sau hơn chục ngày cùng mẹ gõ cửa khắp các nơi từ trại giam, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Nghệ An cho đến các cơ quan công an tại Hà Nội, đã được gặp bố trong trại. Thông tin cuộc nói chuyện giữa hai cha con được công khai trên các trang mạng vài ngày sau đó. Đích thân ông Nguyễn Văn Hải kể lại cho con việc làm đơn khiếu nại và những hành xử của trại giam, cũng như Viện Kiểm sát Nghệ An trong suốt 35 ngày ông này phải tuyệt thực yêu cầu phải giải quyết đơn thư mà ông viết đòi hỏi phải tôn trọng các qui định đối với phạm nhân mà trại giam vi phạm.

Cuộc nói chuyện giữa hai cha con trong trại giam cho thấy cuộc tuyệt thực là một quá trình đấu tranh gay gắt giữa bản thân người tù và những thủ đoạn được trại giam áp dụng.

Phương pháp không dễ thắng!

Có thể nói cuộc đấu tranh giữa một tù nhân và ngay cả một nhóm tù nhân như vụ nổi dậy của những tù nhân tại trại giam Z30 A Xuân Lộc Đồng Nai hồi ngày 30 tháng 6 vừa qua với những cán bộ trại giam là một cuộc đấu tranh hoàn toàn không cân sức.
Phía trại giam có đủ lực lượng và mọi biện pháp để khuất phục người tù tuyệt thực.

Mục sư Nguyễn Trung Tôn đánh giá lý do giúp cho hai cuộc tuyệt thực của tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ và ông Nguyễn Văn Hải kết thúc thành công; trong khi đó chính bản thân mục sư Nguyễn Trung Tôn tuyệt thực không thành trong trại giam:

Ví dụ trường hợp anh Vũ hoặc anh Điếu Cày có những áp lực từ phía bên ngoài vì có thể đưa tin ra bên ngoài. Có áp lực từ phía bên ngoài phần nào họ mới đáp ứng được yêu cầu.

Thật ra trong tù có nhiều cuộc tuyệt thực bị thất bại. Tôi không dám nói ai khác mà chính bản thân tôi đã từng bị thất bại khi bị tạm giam ở Công an tỉnh Nghệ An. Sau khi xử sơ thẩm xong, tôi kháng án cho nên bản án của tôi chưa có hiệu lực, mà lệnh tạm giam đã hết hiệu lực. Căn cứ trên cơ sở pháp luật họ không có lý do gì để giam giữ tôi. Đối với bản án chưa có hiệu lực và lệnh tạm giam chưa có nên tôi yêu cầu cán bộ trại giam mở cửa nhà tù, trả tự do cho tôi, tôi không chấp nhận ở trong tù vì không có lệnh của cơ quan nào để giam giữ tôi. Khi tôi phản ứng như vậy họ đã đem tôi đi giam riêng, biệt giam tại một buồng giam tử hình. Tại đó tôi tuyên bố tuyệt thực.

Ngày đầu họ giam tôi một mình, và ngày thứ hai họ đưa hai tù nhân khác đến giam cùng để hai tù nhân này tấn công tôi. Họ tấn công tôi trên phương diện tinh thần, uy hiếp. Rồi họ đem đồ ăn rất ngon đến cho hai người kia ăn, và canh gác cho hai người kia ăn để tôi nhìn. Tôi chẳng nhìn, nhưng họ chủ yếu khơi dậy sự thèm muốn của mình trong cơn đói khát để làm nhụt ý chí. Họ dùng những người tù kia tấn công, xúc phạm mình. Đến ngày thứ tư tôi tuyệt thực, ngày 29 tết, cán bộ gọi hai người kia ra và nói gì với hai người đó; họ vào nói với tôi rằng nếu trong này tôi có tuyệt thực chết thì chỉ như ‘con chó chết’ thôi; chúng tôi sẽ làm chứng ông tự tử. Bây giờ tết nhất đến nơi rồi ông không ăn tết là việc của ông nhưng ông không được làm thế ảnh hưởng đến chúng tôi cùng buồng giam. Nếu ông tuyệt thực, các tiêu chuẩn tết trong buồng giam bị cắt cả. Cuối cùng tôi phải bỏ cuộc trong lần tuyệt thực đó.

Những vụ tuyệt thực mới

Ngay vào ngày khi tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ chấm dứt tuyệt thực trong trại giam hồi ngày 21 tháng 6, một tù nhân lương tâm khác là anh Trần Minh Nhật, một thanh niên Công giáo bị giam tại nhà tù Nghi Kim, tỉnh Nghệ An cũng tuyên bố tuyệt thực để phản đối nhà tù. Thế nhưng trường hợp của anh này không được nhiều người chú ý ngoài gia đình. Gần đây anh này bị chuyển đến trại giam ở Thái Nguyên.

Trong lần thăm gặp gần nhất vào đầu tháng 8 vừa qua, gia đình anh này cũng cho biết anh Trần Minh Nhật và một số tù nhân khác cũng có kế hoạch tuyệt thực nhằm hiệp thông với một người tù cùng nhóm đang bị biệt giam với lý do vi phạm nội quy của trại. Người thân của tù nhân Trần Minh Nhật nói về điều này:

Hôm ra gặp Nhật có nói 4 anh em trong đó chuẩn bị đợt tuyệt thực mới để phản đối trại giam đó đối xử bất công với anh Trần Hữu Đức đang bị biệt giam. Anh em cùng hiệp thông với anh Đức để phản đối trại giam, bốn anh em quyết định cùng tuyệt thực cùng một ngày luôn.

Như trình bày của mục sư Nguyễn Trung Tôn, khi bị dồn đến đường cùng trong trại giam, những tù nhân lương tâm như ông phải nghĩ đến biện pháp sử dụng mạng sống mình để đấu tranh đòi hỏi những quyền lợi căn bản. Tuy nhiên, có mấy ai thành công như trường hợp của hai ông Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Văn Hải vừa qua. Tự thân người tù phải cương quyết, vững vàng; và rồi sự lên tiếng đấu tranh mạnh mẽ của người thân và công luận bên ngoài cho thấy là một yếu tố quan trọng giúp họ thành công khi quyết định lấy mạng sống mình để đấu tranh- đó là phương pháp tuyệt thực.
Theo RFA

Sửa bởi người viết 05/08/2013 lúc 07:59:55(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 08/08/2013 lúc 09:36:47(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
NỮ TÙ NHÂN TRẠI XUÂN LỘC, 4 THANH NIÊN CÔNG GIÁO TẠI TRẠI GIAM THÁI NGUYÊN TUYỆT THỰC
UserPostedImage
Tin Xuân Lộc - Tin từ trại giam Xuân Lộc cho biết một số các nữ tù nhân Lương Tâm và Tôn giáo đã phản đối việc trại giam bắt đi lao động trong môi trường độc hại, nhiều người bị bệnh không làm nổi nên phản ứng với cai tù bằng cách tuyên bố sẽ tuyệt thực nếu bị ép buộc. Gần một tuần qua quản giáo trại ngưng cho những nữ tù nhân này lao động để điều tra nguyên nhân ai là người sách động và ra yêu sách đòi tuyệt thực. Trong đó Công An trại giam cho rằng Đỗ Thị Minh Hạnh là người đã được miễn lao động mà còn khuyến khích những người khác ra yêu sách sẽ tuyệt thực. Công an quản giáo trại lại cho tất cả đều giam chung 1 buồng giam và mỗi ngày đều được đưa lên làm việc với cán bộ quản giáo, với mưu đồ gây chia rẽ trong nội bộ chị em đấu tranh như xuyên tạc về tôn giáo, hòng gây mâu thuẫn để ly gián.

Nhưng tất cả chị em rất bình tĩnh và cho biết những mưu đồ thâm độc mà họ đã dàn dựng để tố cáo ra bên ngoài. Theo tin từ những thân nhân của tù nhân, sáng ngày Chủ Nhật mỗi gia đình của tù nhân muốn vào được cổng trại để thăm nuôi phải nộp lộ phí 100,000 ngàn đồng rồi mới được cho vào cổng để thăm gặp, rất nhiều người nhà của tù nhân than phiền rồi cũng phải đành cống nạp cho các cai tù. Trong khi đó thì tại trại giam Thái Nguyên, 4 thanh niên Công giáo là anh Trần Minh Nhật, Hồ Văn Oanh, Trần Hữu Đức và Chu Mạnh Sơn cũng đồng loạt tuyệt thực nhằm phản đối sự hà khắc của những cai tù được đào tạo dưới một chế độ độc tài, đảng trị
SBTN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.064 giây.