logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 18/01/2022 lúc 12:44:36(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trên trang mạng của Văn Phòng Giám Đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ (Office of the Director of  National Intelligence / DNI) giới thiệu Hội đồng Giám sát và Đánh giá Tình Báo Ngũ Nhãn (Five Eyes Intelligence Oversight and Review Council / FIORC) , bản văn này còn giới thiệu các thành viên trong Liên Minh Tình Báo Ngũ Nhãn (Five Eyes) và 2 phiên họp của Liên Minh trong năm 2018 và 2019. Ngoài bản văn của Cơ quan DNI, phía Hội đồng các Vấn đề Quốc tế nước Nga (Russian International Affairs Council / RIAC) phân tích các điểm mạnh và yếu của Liên minh Ngũ Nhãn.  Phần trình bày sau tóm lược trích đoạn bản văn của hai cơ quan nêu trên, và phản ứng của Trung Quốc về Liên Minh Ngũ Nhãn và các bản văn trên phương tiện truyền thông của Anh và Trung quốc liên quan đến tiêu đề.


Hội đồng Giám sát và Đánh giá Tình Báo Ngũ Nhãn (FIORC)


Theo bản văn của  Văn Phòng DNI giới thiệu tổ chức " Hội đồng Giám sát và Đánh giá Tình Báo Ngũ Nhãn" (FIORC) cho biết: Liên Minh được thành lập trên tinh thần quan hệ đối tác Ngũ Nhãn (Five Eyes) hiện có, Liên minh tình báo này bao gồm Úc, Canada, New Zealand, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. FIORC liệt kê các cơ quan giám sát, đánh giá tình báo phi chính trị của các quốc gia trong Liên minh Ngũ Nhãn như sau:
- Văn phòng Tổng Thanh tra Tình báo và An ninh Australia
- Cơ quan Đánh giá Tình báo và An ninh Quốc gia Canada,và Văn phòng Ủy viên Tình báo Canada
- Ủy viên Cảnh sát Tình báo và Văn phòng Tổng Thanh tra Tình báo và An ninh New Zealand
- Văn phòng Ủy viên Quyền hạn Điều tra của Vương quốc Anh
- Văn phòng Tổng thanh tra Cộng đồng Tình báo Hoa Kỳ

 Các thành viên trong Hội đồng trao đổi quan điểm về các chủ đề mà các bên cùng quan tâm; so sánh các thực tiễn tốt nhất để xem xét và giám sát; khám phá các lĩnh vực cho phép, cùng hợp tác đánh giá và chia sẻ kết quả khi thích hợp; khuyến khích sự minh bạch ở mức độ cao nhất có thể để nâng cao lòng tin của công chúng; và duy trì liên lạc với các văn phòng chính trị, các ủy ban giám sát, và với các quốc gia không thuộc nhóm Five Eyes nếu thích hợp.[1]


Liên minh tình báo Five Eyes được thành lập để chống Trung Quốc


Theo hãng thông tấn Anh Reuters (12.10.2018) - Năm quốc gia gồm Úc, Anh, Canada, New Zealand và Hoa Kỳ trong liên minh chia sẻ thông tin tình báo tuyệt mật về các hoạt động đối ngoại của Trung Quốc với các quốc gia đồng minh khác kể từ đầu năm, theo bảy quan chức ở bốn thủ đô cho biết. Sự hợp tác gia tăng của liên minh Ngũ Nhãn (Five Eyes) với các quốc gia khác như Đức và Nhật Bản là dấu hiệu của một mặt trận quốc tế mở rộng chống lại các hoạt động đầu tư của Trung Quốc.

Vì tính nhạy cảm của các cuộc đàm phán, một số quan chức giấu tên  cho biết sự hợp tác tăng cường này dẫn đến sự mở rộng không chính thức của nhóm  Ngũ Nhãn , cụ thể coi Trung Quốc là trọng tâm chính, tuy nhiên các cuộc thảo luận cũng đã đề cập đến Nga.


Một quan chức Mỹ nói với Reuters: “Các cuộc tham vấn với các đồng minh của chúng tôi, với các đối tác cùng chí hướng, về cách đối phó với chiến lược quốc tế quyết đoán của Trung Quốc đã diễn ra thường xuyên”.
Tất cả các chính phủ liên quan, bao gồm cả Đức và Nhật Bản, đều từ chối bình luận.  Đối mặt với phản ứng dữ dội ngày càng tăng từ Washington, Canberra và các thủ đô khác, Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc rằng họ đang tìm cách gây ảnh hưởng đến các chính phủ nước ngoài và các khoản đầu tư của họ là do mục tiêu chính trị. 

• CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG TRUNG QUỐC

Các quan chức nói chuyện với Reuters cho biết các cuộc đàm phán đã diễn ra "dưới tầm quan sát" và chủ yếu là song phương. Hai nguồn tin cho biết Pháp cũng tham gia nhưng ít thường xuyên và toàn diện hơn.  Đức, Nhật Bản và một số quốc gia khác ngoài mạng lưới Five Eyes đã được mời tham dự các cuộc họp của liên minh tình báo, được thành lập sau Thế chiến thứ hai để chống lại ảnh hưởng của Liên Xô.
Một tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp của Ngũ Nhãn  tại Gold Coast của Australia vào cuối tháng 8 cho thấy có sự phối hợp chặt chẽ hơn. Tuyên bố còn cho biết nhóm sẽ sử dụng “quan hệ đối tác toàn cầu” và đẩy nhanh việc chia sẻ thông tin về các hoạt động can thiệp của nước ngoài. Sự phối hợp quốc tế đã được đẩy mạnh song song với một loạt các biện pháp nhằm hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào các công ty công nghệ nhạy cảm và chống lại điều mà một số chính phủ coi là một chiến dịch ngày càng tăng, dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình.

Tháng 12 năm ngoái, với lý do lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc, chính phủ Úc đã công bố một số luật mới thắt chặt các quy định về vận động hành lang và sự quyên góp từ nước ngoài, đồng thời mở rộng định nghĩa về tội phản quốc và gián điệp. Hoa Kỳ đã thông qua một đạo luật, được gọi là FIRRMA, mang lại cho Washington quyền hạn mới để ngăn chặn một số loại đầu tư nước ngoài.

• MỘT THẾ GIỚI MỚI


Chính phủ Đức, đã thắt chặt các quy định về đầu tư nước ngoài vào năm ngoái sau làn sóng Trung Quốc muốn mua lại các xí nghiệp, mặc dù họ vẫn chưa đủ khả năng. Berlin đã âm thầm khởi động một cuộc điều tra liên bộ nhằm đánh giá trên phạm vi rộng các hoạt động của Trung Quốc tại nước này. Các nguồn tin chính phủ nói rằng trên bình diện rộng là hoàn chỉnh và các biện pháp chính sách mới có thể được thực hiện, mặc dù họ nói rằng các bước đi xa hơn giống như Australia đã thực hiện là khó có thể xảy ra.

Quan chức Mỹ cho biết việc tiếp quản công ty bán dẫn Aixtron của Đức vào năm 2016 đã nhấn mạnh nhu cầu xây dựng một liên minh rộng lớn hơn với các quốc gia để chia sẻ thông tin và phối hợp để cùng đối phó với Trung Quốc. Hai năm trước, chính phủ Đức đã thông qua thương vụ mua lại Aixtron của quỹ đầu tư Trung Quốc, sau khi các quan chức Mỹ nêu lên những lo ngại về an ninh mà Berlin đã bỏ qua.
Các quan chức nói chuyện với Reuters đã mô tả một “loạt các cuộc tham vấn” trong những tháng gần đây, với việc Washington thúc đẩy sự phối hợp về mặt đầu tư và Canberra đóng vai trò dẫn đầu trong việc nâng cao nhận thức về sự can thiệp chính trị. Họ cho biết các cuộc đàm phán đã diễn ra với các nhà ngoại giao, với quan chức tình báo và những người đứng đầu chính phủ.

Một người từ đất nước thuộc Liên minh Ngũ Nhãn, đã đi nhiều nơi đến các thủ đô khác trong năm qua để thảo luận về các hoạt động đối ngoại của Trung Quốc, đã chia sẻ “Chúng tôi đang sống trong một thế giới mới” . “Cú sốc bất ngờ từ các chế độ độc tài đã thúc đẩy sự phối hợp chặt chẽ và mở rộng thực sự của việc chia sẻ thông tin tình báo". Người này nói. [2]


Tại sao liên minh tình báo Ngũ Nhãn lại đối đầu với Bắc Kinh?


Câu hỏi nêu trên cũng là tiêu đề của bài báo trên tờ Hoa Nam Buổi Sáng ̣(SCMP-Hồng Kông, ngày 20.6.2020). Khi Trung Quốc và Hoa Kỳ gia tăng cuộc đọ sức toàn cầu, Bắc Kinh ngày càng coi cuộc chiến của họ như một cuộc chiến với liên minh tình báo lâu đời nhất thế giới, đó là  Ngũ Nhãn (Five Eyes). Căng thẳng giữa Bắc Kinh và liên minh - bao gồm Mỹ, Anh, Australia, Canada và New Zealand - đã trở nên căng thẳng hơn trong những tháng gần đây, không chỉ bùng phát bởi mối quan hệ xuống thấp nhất giữa Trung Quốc và Mỹ trong nhiều thập kỷ mà còn bởi một loạt các vấn đề về công nghệ, thương mại và hệ tư tưởng.

Bắc Kinh đã cáo buộc các thành viên của Five Eyes phối hợp với Washington để kiềm chế Trung Quốc, khiến Australia - nước dẫn đầu việc kêu gọi mở cuộc điều tra về nguồn gốc của sự bùng phát coronavirus - còn về Canada liên quan đến việc bắt giữ một giám đốc điều hành công nghệ cao của Trung Quốc được yêu cầu dẫn độ đến Mỹ.
Vào cuối tháng 5, Bắc Kinh đã nổi giận khi ngoại trưởng các nước Anh, Úc, Canada và Mỹ đưa ra tuyên bố chung về việc áp đặt luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong, làm dấy lên lo ngại nó sẽ làm xói mòn các quyền tự do và tự chủ ở thành phố này. Trong khi New Zealand không tham gia, Bộ Ngoại giao nước này cho biết họ chia sẻ “những quan ngại sâu sắc mà các nước dân chủ khác thể hiện trong các tuyên bố của họ”. Bắc Kinh không hài lòng khi cho rằng Mỹ đang dẫn đầu các nước khác trong nỗ lực kiềm chế sự trỗi dậy của Trung quốc.

Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tờ Nhân dân Nhật báo cho biết trong một bài báo hôm thứ Ba rằng sau khi Bắc Kinh công bố luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông, "Mỹ sau đó đã vận động liên minh Five Eyes chỉ trích chính phủ Trung Quốc" vi phạm hiệp ước Trung-Anh về Hồng Kông, ký năm 1984. Five Eyes có nguồn gốc từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, được xây dựng dựa trên một thỏa thuận giữa Mỹ và Anh để trao đổi thông tin tình báo nước ngoài. Mạng lưới chia sẻ thông tin tình báo này được mở rộng vào năm 1955, vào thời điểm khi Chiến tranh Lạnh đang gia tăng cường độ, họ kết nạp thêm các nước Canada, Australia và New Zealand.

Vào năm 2013, cựu nhân viên của Cơ quan An ninh Quốc gia Edward Snowden đã tiết lộ tài liệu mật cho giới truyền thông về các chương trình giám sát toàn cầu hàng loạt do Five Eyes điều hành, mà ông ta mô tả là “một tổ chức tình báo siêu quốc gia không tuân theo luật pháp của chính quốc gia mình”. Các vụ rò rỉ cho thấy việc thu thập và chia sẻ dữ liệu bao gồm thông tin liên lạc của các công dân, cũng như các nhân vật chính trị như Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Khi Bắc Kinh bắt đầu thể hiện vai trò quyết đoán hơn trên trường thế giới, các nước Five Eyes không chỉ chia sẻ thông tin tình báo với nhau mà còn làm việc chung để đưa ra chiến lược đối phó với Trung Quốc. Vào năm 2018, Reuters đưa tin mạng lưới chia sẻ thông tin tình báo đang làm việc với Đức và Nhật Bản để xây dựng một liên minh nhằm chống lại Trung Quốc, bao gồm các hoạt động và đầu tư gây ảnh hưởng ngày càng quyết đoán của nước này (DV: Bản văn của Reuters ghi trên). Đầu năm nay, Five Eyes đã tham gia diễn đàn Chỉ huy Không gian Lực lượng Liên hợp của Hoa Kỳ, như một phần trong quan hệ đối tác gia tăng của khối trong lãnh vực không gian. Và tuần trước, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết đã có các cuộc đàm phán về chính sách kinh tế "thường xuyên" trong thời gian đại dịch xảy ra giữa các bộ trưởng tài chính của Five Eyes.

Sự cạnh tranh chiến lược ngày càng leo thang giữa Trung Quốc và Mỹ đã kéo theo sự gia tăng căng thẳng giữa Bắc Kinh và các nước khác trong Five Eyes. Nhóm này ủng hộ lời kêu gọi của Úc về một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của coronavirus và ủng hộ sự tham gia của Đài Loan vào Tổ chức Y tế Thế giới, đã làm dấy lên những lời chỉ trích từ Bắc Kinh.

Sau khi Canberra thúc đẩy cuộc điều tra, Bắc Kinh đã đưa ra cảnh báo chống lại việc đi du lịch hoặc học tập ở Úc, đồng thời áp đặt các lệnh hạn chế đối với việc nhập khẩu lúa mạch và thịt bò của Úc. Trong khi đó, Canada thì tranh cãi với Trung Quốc về vụ bắt giữ giám đốc điều hành Huawei Meng Wanzhou và sau đó vụ Trung Quốc bắt giữ hai người Canada, được coi là một động thái trả đũa của Bắc Kinh.

Một bài bình luận ngày 12/6 trên Xiake Dao, một tài khoản mạng xã hội được điều hành bởi tờ Nhân Nhân Nhật Báo ở nước ngoài, cho biết Mỹ đã sử dụng Five Eyes để kiểm soát các đồng minh của mình, sau đó sử dụng các nhóm như G7 và Nato để cố gắng kiểm soát thế giới.

“Theo sát Hoa Kỳ có thể mang lại lợi ích, nhưng điều đó không có nghĩa là không tốn kém,” bài báo cho biết. “Đúng như Faust đã nói, nếu bạn muốn nhiều lợi ích hơn những gì bản thân bạn có thể có được, thì bạn phải bán linh hồn của mình cho quỷ dữ… Đối với Canada, Úc và những nước khác, họ cần phải từ bỏ một số chủ quyền của mình.”

Mối quan tâm về Bắc Kinh giữa các nước phương Tây ngày càng lớn. Các chính trị gia từ Australia, Canada, Anh, Mỹ, Nhật Bản, Đức và những nước khác đã thành lập Liên minh Nghị viện về Trung Quốc vào đầu tháng 6 để điều phối các phản ứng trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Trong một báo cáo hồi tháng 5, nhà tư tưởng diều hâu người Anh Henry Jackson Society đã cảnh báo rằng 5 cường quốc phụ thuộc vào 831 mặt hàng chiến lược của Trung Quốc, liên quan đến các ngành quan trọng như truyền thông, năng lượng, hệ thống giao thông và công nghệ thông tin.

Timothy Heath, một nhà nghiên cứu quốc phòng cao cấp của Viện nghiên cứu Rand Corporation của Mỹ, cho biết Bắc Kinh chủ yếu lo ngại Five Eyes sẽ áp dụng quan điểm chung về các hạn chế đối với Huawei, điều này có thể có "tác động đáng kể" đối với các đồng minh và đối tác của Mỹ ở châu Âu và trên toàn cầu.

Về phía Trung Quốc đã tìm cách nhằm chia rẽ giữa 5 quốc gia liên quan đến lập trường của họ đối với Huawei, trong đó Anh và New Zealand dễ bị tổn thương nhất, ông nói. "Điều quan trọng sẽ là liệu Năm Con mắt có chung một đường lối hay chúng bị chia rẽ."

Trong khi 5 nước ngày càng lo lắng về hành vi của Bắc Kinh, sự hợp tác của họ chủ yếu dựa trên thông tin tình báo hơn là chia sẻ chiến lược chung để chống lại Trung Quốc, với rất ít sự ủng hộ đối với thuế quan của Mỹ và cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, Heath nói.

“Trong một số vấn đề có sự liên kết chặt chẽ hơn, chẳng hạn như sự nghi ngờ về Huawei, phản đối nỗ lực thống trị Biển Đông của Trung Quốc và chỉ trích hành vi cưỡng bức của Trung Quốc và ngoại giao kiểu ‘ chiến lang’. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có sự thống nhất về cách tiếp cận tốt nhất để chống lại các chính sách của Trung Quốc ”.[3]


RIAC Nga: Phân tích  SWOT về Ngũ Nhãn trong Cộng đồng Tình báo Toàn cầu


Các quốc gia trong liên minh Five Eyes là thành viên của Hiệp định đa phương giữa Vương quốc Anh - Hoa Kỳ, một hiệp ước hợp tác chung xuất hiện từ một hiệp định không chính thức liên quan đến Hiến chương Đại Tây Dương năm 1941 trong Chiến tranh thế giới thứ hai chống lại Đức Quốc xã. Hiệp ước bí mật được gia hạn với việc thông qua Hiệp định BRUSA năm 1943 trước khi được London và Washington chính thức ban hành vào ngày 5 tháng 3 năm 1946 để tập trung vào các đối thủ mới nổi như Liên Xô. Tóm lược theo bản văn loan tải ngày 21.4.2021, trên trang web của Hội đồng RIAC nước Nga ( ̣Russian International Affairs Council / RIAC).


Ngũ Nhãn (Five Eyes) bao gồm dân số hơn 465 triệu công dân với hơn 20 cơ quan tình báo quốc gia, bao gồm Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) và Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA), hai trong số những cơ quan lớn nhất thế giới với năng lực kỹ thuật tiên tiến.



Nhiệm vụ gồm hai mặt: trong khi theo dõi chặt chẽ công dân để ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan và khủng bố quốc gia (các mối đe dọa từ bên trong), liên minh cũng chia sẻ thông tin về các lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn đến từ bên ngoài, chẳng hạn như các nhóm khủng bố (ví dụ như ISIS) và các thông tin tình báo khác (ví dụ KGB trong Chiến tranh Lạnh, các cơ quan Tình báo Nga sau năm 1992).

Trên trang web của NSA nêu ra một số tài liệu, chủ yếu là nội dung pháp lý của các thỏa thuận từ năm 1940 đến năm 1956. Nếu không có Edward Snowden và các tài liệu bị rò rỉ vào năm 2013, chúng ta sẽ không biết đến sự tương tác sâu rộng bởi các cơ quan này.

Mặc dù chúng tôi không thể biên soạn chi tiết về Five Eyes, nhưng chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu các tính năng chính và điểm yếu của nó bằng cách tiến hành phân tích theo SWOT (strengths, weaknesses, opportunities, and threats) , được thiết kế như một công cụ để đánh giá vị trí chiến lược của tổ chức dựa trên:

• cấu trúc của Năm con mắt (điểm mạnh và điểm yếu của nó);
• hồ sơ hoạt động do Snowden cung cấp vào năm 2013 (các cơ hội đã bị Five Eyes thực hiện hoặc từ chối trước đó);
• những thay đổi chính trị toàn cầu dựa trên phân tích dữ liệu truy cập mở (đánh giá các mối đe dọa bên trong và bên ngoài).


*  PHÂN TÍCH DỰA THEO SWOT


Mặc dù phân tích theo SWOT đã được sử dụng trong thế giới doanh nghiệp, như một công cụ để xác định các yếu tố tích cực và tiêu cực trong việc đánh giá sự tăng trưởng hoặc kìm hãm việc thực hiện thành công chính sách kinh doanh, không có lý do gì lại không áp dụng phương pháp phân tích theo  SWOT này về liên minh tình báo.

Trên thực tế, các cơ quan tình báo quốc gia chia sẻ những điểm tương đồng với thế giới doanh nghiệp trong cách cấu trúc của chúng (ví dụ: điểm mạnh và điểm yếu: các yếu tố nội bộ trong một tổ chức dẫn đến thành công và thất bại). Trong khi các tổ chức doanh nghiệp muốn đạt được tối đa hóa lợi nhuận (khuyến khích) duy trì hoạt động và cạnh tranh, thì một cơ quan tình báo sẵn sàng đạt được tối đa hóa an ninh quốc gia tiếp tục nhận được tài trợ từ chính phủ và duy trì khả năng cạnh tranh với các cơ quan tình báo khác trong và ngoài nước.

Như vậy, khi bắt đầu xem xét hoạt động của Five Eyes, chúng tôi nhận thấy rằng lý do chính cho sự tồn tại của nó là do Chiến tranh thế giới thứ hai chống lại Đức Quốc xã (mối đe dọa chính). Cũng như trong thế giới doanh nghiệp, sự ra đời của liên minh giữa Vương quốc Anh và Hoa Kỳ đã hình thành trước một đối thủ cạnh tranh mới nổi bên ngoài (Đức Quốc xã). Do đó, sự liên tục hợp tác giữa London và Washington sau thất bại ở Berlin nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì mối quan hệ đối tác này khi đối mặt với một đối thủ cạnh tranh mới sau năm 1945 là Liên Xô.
Việc thâu nhận các đối tác mới - Canada, New Zealand và Australia - vào liên minh Five Eyes sau Chiến tranh thế giới thứ hai cho thấy rằng mối đe dọa của Liên Xô không thể được giải quyết bởi một quốc gia, cũng như Thỏa thuận UKUSA trước đó, vốn đã thông báo về lợi ích của một cơ quan trong việc thay đổi hình thức hợp tác hiện có.

Tuy nhiên, việc hạn chế hợp tác đối với một số đối tác mới và bỏ sót các quốc gia khác có cùng lợi ích trong Chiến tranh Lạnh (ví dụ các nước thành viên NATO) khi đem liên minh Five Eyes  so sánh  với Liên Xô coi như thực lực ngang nhau hoặc lớn hơn. 

Sau sự sụp đổ của Liên Xô, và trong khi tập trung vào sự phát triển gần đây của Five Eyes (Ngũ Nhãn), chúng ta biết rằng một đối tác khác, Pháp, đã được mời cộng tác ('Six Eyes') vào năm 2009. Tổng thống Pháp lúc đó, Nicolas Sarkozy, từ chối đề nghị này do bất đồng về kỹ thuật. Thông tin này rất cần thiết cho ma trận phân tích SWOT của chúng tôi, vì nó thể hiện những điểm sau:

- Five Eyes quan tâm đến việc có thêm thành viên mới, làm nổi bật bối cảnh hậu Xô Viết, trong đó sự gia tăng của các mối đe dọa mới biện minh cho sự mở rộng của tổ chức;

- Sự bác bỏ của Pháp cho thấy cấu trúc của Năm Con mắt không phù hợp với tất cả mọi quốc gia, và cấu trúc bên trong của sự hợp tác có thể là một trở ngại cho việc mở rộng trong tương lai.


* PHÁP VÀ NGŨ NHÃN


Lập luận chính ủng hộ việc Pháp tham gia Five Eyes vào năm 2009 có liên quan đến việc Nicolas Sarkozy muốn tái hợp nhất các cơ cấu chỉ huy quân sự của NATO do Tướng de Gaulle để lại vào năm 1966, dựa trên mối quan hệ hợp tác giữa Pháp và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sự từ chối của Pháp cho thấy một ‘văn hóa doanh nghiệp’ khác (trong trường hợp của chúng tôi là một khái niệm khác về hợp tác tình báo) không tương thích với cấu trúc hiện tại của Liên minh Ngũ Nhãn.

Lý do đằng sau sự từ chối là Paris không có cùng một ngôn ngữ giao tiếp, trên thực tế đó là tiếng Anh. Một giả thuyết khác là Pháp không quan tâm đến cùng một ‘thị trường’ (Pháp không chia sẻ lợi ích chiến lược hiện tại của các thành viên của Five Eyes).

Những nỗ lực mới nhằm mở rộng Liên minh Five Eyes với các thành viên mới trong những năm 2000 và những năm 2010 đã xác nhận về mối đe dọa đang nổi lên, qua nhiều hình thức để tiến tới một thỏa thuận mới song song với Five Eyes hiện có, trong số này có các nước Pháp, Đức, Israel, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản và thậm chí cả Đan Mạch và Hà Lan, đỉnh điểm là thỏa thuận làm việc với 14 quốc gia khác, được chính thức gọi là SIGINT Seniors Europe.

Những thay đổi nhanh chóng như vậy (2009–2021) và việc lựa chọn một số đối tác không nói tiếng Anh (Pháp, Bỉ, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Thụy Điển, Israel, Hàn Quốc, Nhật Bản), chứng tỏ sự sẵn sàng mở ra khả năng tiếp cận với các thành viên mới và cho thấy mối đe dọa ngày càng tăng do các đối thủ mới (ví dụ như Trung Quốc và Nga) đang thách thức sự lãnh đạo của các quốc gia Five Eyes.

Nhìn vào dữ liệu mà chúng tôi hiện có và dựa trên cấu trúc lịch sử của tổ chức từ năm 1941 đến năm 2021, chúng tôi phân tích theo SWOT về Five Eyes như sau:

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH  dựa theo SWOT về  Ngũ Nhãn


• Điểm mạnh


Tính linh hoạt của tổ chức và tính bền vững lâu dài (1941, 2021) thể hiện khả năng phục hồi quốc tế mạnh mẽ và khả năng thích ứng của tất cả các thành viên trước các đối thủ cạnh tranh mới - Đức Quốc xã (1941-1945), Liên Xô (1945-1991), Nga và Trung Quốc (1991-2021) -. Nó cũng cho thấy các thành viên chia sẻ cùng một "văn hóa doanh nghiệp", mà theo thế giới tình báo có nghĩa là họ có cùng kẻ thù.
.
• Những điểm yếu


Tổ chức đã ổn định với năm đối tác nói tiếng Anh chính - Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Canada, Úc và New Zealand - và việc mở rộng sang các đối tác không nói tiếng Anh sẽ thách thức văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh đó, càng có nhiều đối tác thì càng nảy sinh nhiều lợi ích khác nhau và càng khó giao tiếp để đạt được mục tiêu chung. Tóm lại, cấu trúc mới sẽ dựa vào chất lượng của tiến trình chuyển đổi và khả năng cùng đồng hành, đây là một vấn đề đối với tất cả các quan hệ đối tác đang mở rộng (ví dụ: Heinz và McDonald’s vào năm 2013).


• Những cơ hội


Tính linh hoạt của tổ chức cho thấy khả năng mở rộng và tích hợp các đối tác mới trong bối cảnh khẩn cấp, như đã được nêu bật trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và Chiến tranh Lạnh. Hơn nữa, các đối tác mới quan tâm đến việc tham gia vào tổ chức như vậy, thể hiện qua sự sẵn sàng của Nhật Bản, kết hợp với bản sắc mạnh mẽ và sự quan tâm chia sẻ của tất cả các thành viên, điều này giải thích cho sự thành công của Five Eyes trong việc gắn bó với nhau trong hơn 80 năm qua.


• Các mối đe dọa


Gia tăng tính cạnh tranh trong cộng đồng tình báo. Mặc dù chúng tôi không có văn bản xác nhận từ các cơ quan, nhưng hai nước Nga và Trung Quốc được cho là mối quan tâm chính của Five Eyes. Hơn nữa, sự lựa chọn bao gồm các đối tác mới từ châu Á (Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản) cho thấy sự thay đổi trong chiến lược của Five Eyes và do đó nỗ lực kiềm chế một đối thủ cạnh tranh mới (Trung Quốc), khẳng định giả thuyết này. Khi chúng ta xem xét mối đe dọa đang nổi lên do Bắc Kinh gây ra, có vẻ như Five Eyes sẽ rời khỏi vùng an toàn của họ để bao gồm các đối tác Châu Á mới, trong khi các vấn đề về 'văn hóa doanh nghiệp' và ngôn ngữ cùng xuất hiện (nhưng ở Singapore nói tiếng Anh).

- Việc mở rộng để bao gồm các đối tác bổ sung sẽ là mối đe dọa nội bộ chính đối với Five Eyes.
- Sức mạnh ngày càng tăng của đối thủ cạnh tranh là Trung Quốc với ngân sách quân sự ngày càng tăng (ví dụ, năm 2016, con số chính thức về chi tiêu quốc phòng của chính phủ Trung Quốc là 146 tỷ USD, tăng 11% so với ngân sách năm 2014 là 131 tỷ USD). Trung Quốc hiện là cường quốc quân sự lớn thứ 2 thế giới và cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới, điều này giải thích sự cần thiết của Five Eyes để thích ứng và đảm bảo về tính cạnh tranh trong thế giới tình báo.

Một mối đe dọa khác đang nổi lên là sự hợp tác giữa một số đối thủ và Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga lãnh đạo, kết hợp với sự hợp tác Trung-Nga như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, có thể có lợi thế khi một nhóm thách thức mới hợp tác và đối đầu với Ngũ Nhãn. Hơn nữa, những đối thủ này có thể có sự tham gia của các bên tham gia cùng chí hướng khác như Triều Tiên và Iran.


Phân tích theo SWOT này và dữ liệu về ngân sách quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc và Nga, chúng ta có thể khẳng định rằng liên minh Five Eyes và các đối tác của họ đang cố gắng đối phó với các mối đe dọa bên ngoài đang nổi lên, cụ thể là (1) khả năng quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc và (2) tăng cường hợp tác giữa nhóm đối thủ cạnh tranh tình báo (ví dụ: Nga - Trung Quốc - Triều Tiên).

Do đó, thách thức chính đối với Five Eyes trong ngắn hạn (1–5 năm) sẽ là thích ứng với sự hội nhập nhanh chóng của các đối tác không nói tiếng Anh, khả năng thu hút họ vào những lợi ích chung về ưu tiên chiến lược, đồng thời đảm bảo rằng quan hệ đối tác sẽ không phải là cách duy nhất để giải quyết vấn đề cố định. Số lượng đối tác ngày càng tăng là một giải pháp tạm thời, nhưng việc tăng cường năng lực quốc gia (ví dụ như tăng khả năng của MI6) cũng rất quan trọng, nếu không,người ta có thể thấy sự mất cân bằng về sự đóng góp giữa các thành viên trong liên minh, chẳng hạn như Cơ quan NSA (ước tính có 30.000-40.000 nhân viên và 15 đô la tỷ ngân sách ), và các cơ quan hoạt động khác, chẳng hạn như GCSB của New Zealand (400 nhân viên và ngân sách 173 triệu đô la).[4]


Tờ Hoàn Cầu Thời Báo cáo buộc Mỹ chống Trung Quốc


Phần trên là từ nước Nga, còn phía Trung Quốc trong một bài viết loan tải trên Tờ Hoàn Cầu Thời Báo / HCTB (21.12.2021) đưa ra lời chỉ trích về tuyên bố chung của Liên Minh Ngũ Nhãn liên quan đến cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp Hong Kong (LegCo) mới diễn ra, Bài viết trên HCTB cho rằng " Five Eyes bị mờ mắt không muốn nhìn thấy Hong Kong trở lại đúng hướng", và rằng " mặc dù Mỹ và phương Tây, đại diện là liên minh Five Eyes, đã dốc toàn lực để tấn công hệ thống bầu cử mới của Hong Kong, nhưng người dân nước này vẫn có sự tin tưởng và ủng hộ cao." Tại một đoạn văn khác trong bản văn:"  Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc hôm thứ Hai đã ban hành một sách trắng với tựa đề "Hồng Kông: Tiến bộ Dân chủ Theo Khuôn khổ Một Quốc gia, Hai Hệ thống." Sách trắng trình bày một đánh giá toàn diện về nguồn gốc và sự phát triển của nền dân chủ trong Đặc khu hành chính Hồng Kông (HKSAR) và rằng, dưới sự cai trị của thực dân Anh, không có nền dân chủ ở Hồng Kông, và Vương quốc Anh có những động cơ thầm kín để thúc đẩy nhanh chóng nó. của một cuộc "cải cách chính trị" vào cuối thời kỳ cai trị thuộc địa của nó. "


Cuối bản văn trên tờ HCTB không quên cáo buộc Mỹ chống Trung quốc: " Dưới sự xúi giục và lãnh đạo của Mỹ, liên minh Five Eyes đã trở thành tổ chức chống Trung Quốc nhiều nhất ở phương Tây. Trong những năm gần đây, chỉ cần những hành động thống nhất được phát động bởi liên minh Five Eyes, họ luôn nhằm công kích và bôi nhọ Trung Quốc. Giọng điệu đó chưa bao giờ thay đổi".[5]


Trung Quốc phải mất  ít nhất 50 năm nữa mới theo kịp Mỹ


Phần trên theo Hội đồng RIAC nước Nga:" Trung Quốc hiện là cường quốc quân sự lớn thứ 2 thế giới và là cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới, điều này giải thích sự cần thiết của Five Eyes để thích ứng và đảm bảo về tính cạnh tranh trong thế giới tình báo". Để bổ túc về lãnh vực kinh tế của Mỹ và Trung quốc, theo bản văn do viện nghiên cứu McKinsey & Co. công bố tháng 11.2021, Trung Quốc đứng đầu danh sách trên toàn thế giới, chiếm gần một phần ba mức tăng trưởng. Tài sản của Trung Quốc đã tăng lên 120 nghìn tỷ đô la vào năm 2020, trong khi vào năm 2000 chỉ có 7 nghìn tỷ đô la . Con số này đánh dấu mức tăng 113 nghìn tỷ đô la trong 20 năm, giúp quốc gia này vượt qua Hoa Kỳ về giá trị ròng. Trong cùng thời kỳ, giá trị tài sản ròng của Mỹ tăng hơn gấp đôi lên 90 nghìn tỷ USD do giá bất động sản của Mỹ tăng chậm. Trên toàn thế giới, theo nghiên cứu do McKinsey & Co. công bố, giá trị tài sản ròng đã tăng lên 514 nghìn tỷ USD vào năm 2020, so với 156 nghìn tỷ USD vào năm 2000. [6]


Tuy nhiên nếu tính theo GDP bình quân đầu người, thời theo  Simon Baptist, nhà kinh tế trưởng toàn cầu tại Economist Intelligence Unit, cho biết, Mỹ sẽ vẫn giàu có hơn và Trung Quốc phải mất  ít nhất 50 năm nữa mới theo kịp Mỹ, theo CNBC ngày 26.3.2021.   Dữ liệu mới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho thấy GDP bình quân đầu người của Trung Quốc được dự báo là 10.582,10 đô la vào năm ngoái (2020), nhỏ hơn gần sáu lần so với 63.051,40 đô la ở Mỹ.
Trước đó, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, Trung Quốc có thể sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới sớm nhất là cuối thập kỷ này. [7]


Đào Văn
_____________
Nguồn:
[1] -Cơ quan Tình Báo QG-HK: Five Eyes Intelligence Oversight and Review Council (FIORC)
[2] -Hãng TT Reuters:Five Eyes intelligence alliance builds coalition to counter China 
[3] -Hoa Nam BS-SCMP-HK: Why is the Five Eyes intelligence alliance in Beijing’s cross hairs?
[4] -Hội Đồng RIAC Nga: SWOT matrix of the Five Eyes in the W.w.Intelligence Community
[5]- Hoàn Cầu TB-TQ: Five Eyes with blurred vision unwilling to see ..
[6] -Viện nhiên cứu McKinsey & Co:The rise and rise of the global balance sheet.pdf
[7] -CNBC: The U.S. will remain richer than China for the next 50 years or more, says economist
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.368 giây.