logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/02/2022 lúc 10:21:24(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,269

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Những người biểu tình chống Trung Quốc tưởng niệm 37 năm chiến tranh xâm lược Việt Nam của Trung Quốc. Ảnh chụp tại Hà Nội ngày 17 tháng 2 năm 2016. REUTERS

“Chưa có triều đại nào trong trang sử nước nhà lại hèn đến thế
Giặc xâm lăng không dám nói thật tên
Hịch Tướng Sĩ bỗng trở thành đồ nhắm
Mắt Hưng Đạo Vương đâm xuyên ly rượu Mao Đài
Hồn Tử Sĩ đồng thanh bọn Tàu Cộng là quân xâm lược
Nói vậy cho đúng tên đừng đánh tráo ngôn từ
Trí trá thế đủ rồi!”
Đó là một đoạn trong bài thơ “Gửi cho đầy tớ” được nhà văn Trần Ngọc Tuấn viết trên Facebook cá nhân của mình đúng 43 năm sau cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc vào Việt Nam mà truyền thông nhà nước gọi là “Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc”.
Trao đổi với RFA sáng 16 tháng 2 năm 2022, nhà văn Trần Ngọc Tuấn nêu quan điểm của ông:
“Cái cách né tránh, nói là "cuộc chiến tranh biên giới" ... Thế như vậy chẳng lẽ những người lính Việt Nam cầm súng bắn vào biên giới? Biên giới nào? Nghe rất là vô lý. Lãnh đạo Việt Nam bây giờ rất là ngại Trung Quốc, sợ mất lòng Trung Quốc. Trong khi đó thì Trung Quốc lại họp kỷ niệm ngày cuộc chiến đánh Việt Nam. Mà bản thân cá nhân tôi khi đi thắp hương ở chỗ gọi là Đài tưởng niệm liệt sĩ Bắc Sơn giữa trung tâm Hà Nội ... An ninh còn ngăn cản chúng tôi, mà chúng tôi đi rất hiền lành, mang bó hoa, mang que hương đến ... Cứ xua đuổi!
Chứng tỏ có chỉ thị của cấp trên. Họ tránh những cái đấy. Còn nếu lịch sử thì không bưng bít đâu, thưa chị. Không thể bưng bít được! Cứ muốn xóa ra khỏi cái tâm thức của dân tộc. Không thể xóa được. Không thể đục đẽo. Phải nói đúng tên của đối tượng. Đấy là bọn Trung Quốc xâm lược. Phải nói thẳng thế luôn!”
Không thể bưng bít được! Cứ muốn xóa ra khỏi cái tâm thức của dân tộc. Không thể xóa được. Không thể đục đẽo. Phải nói đúng tên của đối tượng. Đấy là bọn Trung Quốc xâm lược. Phải nói thẳng thế luôn! - Nhà văn Trần Ngọc Tuấn

Theo nhà văn Trần Ngọc Tuấn, việc không đưa cuộc chiến tranh năm 1979 vào chương trình giảng dạy có cái hại rất lớn là nhiều trẻ em không hề biết là có một cuộc chiến tranh Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Việc làm này của nhà cầm quyền đã vô tình cướp mất lòng yêu nước và tinh thần cảnh giác, chống lại Trung Quốc - kẻ âm mưu xâm lược, âm mưu bành trướng, biến Việt Nam thành chư hầu. Ông nói tiếp:
“Trong khi đấy thì lại nói về Bà Trưng, Bà Triệu, nói về những cái lịch sử này và lịch sử khác... đánh nhau với Pháp, với Mỹ thì nói rất là kinh, còn nói nhiều nữa. Cái đấy, tôi cho là không công bằng!”
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc đem quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc tuyên bố rút quân vào ngày 16 tháng 3 năm 1979. Có tổng cộng chín quân đoàn và hai sư đoàn tiến chiếm các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hoàng liên Sơn, Lai Châu. Quảng Ninh, và Hà Tuyên.
Trung Quốc tuyên bố đã đạt được chiến thắng về chính trị và chiến thắng chung cuộc, đồng thời khẳng định quân Trung Quốc “đã có thể tiến thẳng tới Hà Nội nếu muốn”.
Phía Việt Nam cũng khẳng định đã giành được thắng lợi oanh liệt trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình.
UserPostedImage
 Lính Trung Quốc bị bắt ở biên giới tỉnh Cao Bằng, ngày 26 tháng 2 năm 1979. AFP

Theo giảng viên đại học Đinh Kim Phúc, cho đến nay ở cấp phổ thông trung học thì cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc chỉ được nhắc đến một dòng ở trong sách giáo khoa lịch sử. Còn đối với đại học, trong các chương trình, ví dụ như Lịch sử các nước Đông Nam Á, Lịch sử ASEAN hay Quan hệ quốc tế khu vực… thì tùy vào bản lĩnh của giảng viên mà sinh viên có thể biết được sự thật hay không về cuộc chiến tranh này. Ông nhận định:
“Theo tôi được biết, một lý do chủ yếu mà cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc vào tháng Hai năm 1979 không được nhắc đến, có thể vì những cam kết từ Hội nghị Thành Đô là cả hai phía đều không nhắc lại quá khứ để mà xây đắp cái tình hữu nghị trong tương lai.
Chính vì những cái cam kết như vậy mà sử học Việt Nam đã bỏ trống một giai đoạn lịch sử hào hùng cũng như tang thương của dân tộc Việt, trước sự xâm lược của Trung Quốc từ tháng Hai năm 1979 và kéo dài tận mười năm sau đó mới chấm dứt. Và trong mười năm xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam, không chỉ là những cuộc xung đột vũ trang đẫm máu ở sáu tỉnh biên giới phía Bắc mà còn có một sự kiện khác nữa, đó là Trung Quốc đánh chiếm cụm đảo Gạc-Ma của Việt Nam vào ngày 14 tháng Ba, năm 1988.
Cái chuyện không khơi dậy lòng hận thù để hướng tới tương lai nó khác với việc nhắc lại các biến cố của lịch sử. Chính vì những biến cố này chúng ta mới rút ra được bài học kinh nghiệm đối xử lại với Bắc Kinh.”
Cái chuyện không khơi dậy lòng hận thù để hướng tới tương lai nó khác với việc nhắc lại các biến cố của lịch sử. Chính vì những biến cố này chúng ta mới rút ra được bài học kinh nghiệm đối xử lại với Bắc Kinh.” - Giảng viên đại học Đinh Kim Phúc


Mặc dù Chính phủ có thể cho phép các cuộc thảo luận cởi mở hơn về cuộc chiến trên các phương tiện truyền thông hà nước, nhưng việc giảng dạy toàn diện hơn về cuộc chiến này vẫn chưa được thực hiện.
Thầy giáo Ngọc Sơn ở Sài Gòn chia sẻ:
“Nó chỉ là đưa thông tin thôi chứ còn không nói kỹ. Cũng không dám nói là chiến tranh xâm lược của bọn bành trướng Trung Quốc mà chỉ nói là ‘chiến tranh biên giới’. Họ giấu diếm những từ mà họ cho là nhạy cảm. Ngay cả mấy ông chủ trì viết sử cũng phải hỏi chuyên gia Trung Quốc, cũng phải có thỏa thuận. Mấy ổng viết sử không phải để cho con cháu sau này hiểu về lịch sử, mà phải viết để phục vụ chính trị.
Nếu những người viết sử có trách nhiệm, có tấm lòng với dân với nước thì càng phải viết cho rõ ràng vấn đề. Tại sao thời kỳ nào cũng viết rất rõ ràng, thậm chí còn thêm mắm thêm muối, mà thời kỳ chiến tranh Trung Quốc xâm lược lại không dám ghi?
Mình nhớ thời bảy mươi mấy tám mươi, lúc đó báo đài cũng lên án mạnh mẽ bọn Trung Quốc xâm lược, mình thì nghe được qua radio thôi. Sau này im re hết.”
Một số nhà quan sát cho rằng, từ sau Hội nghị Thành Đô, Việt Nam đã đưa cuộc chiến tranh xâm lược và chống xâm lược ra khỏi sách giáo khoa; không có một buổi lễ kỷ niệm chính thức nào về ngày này. Còn báo chí, mỗi năm, tùy theo tình hình chính trị mà được nhắc đến nhiều hay nhắc ít.
Theo bài viết có tựa “Why Won’t Vietnam Teach the History of the Sino-Vietnamese War?” của tác giả Travis Vincent trên tờ The Diplomat hôm 9 tháng 2 năm 2022, phiên bản năm 2001 sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 kể lại cuộc chiến tranh chỉ trong 24 dòng ở cuối sách. Đến phiên bản năm 2018 giảm xuống chỉ còn 11 dòng. Ngoài ra, phần mở đầu của Hiến pháp năm 1980 của Việt Nam đã gọi Trung Quốc là “kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm của Việt Nam”. Tuy nhiên, cụm từ này đã bị loại bỏ khỏi Hiến pháp 1980 vào năm 1988 để mở đường cho quá trình bình thường hóa song phương.
Năm 1991, quan hệ ngoại giao hai nước Việt Nam và Trung Quốc chính thức được bình thường hóa với phương châm bốn tốt: Láng giềng tốt; Bạn bè tốt; Đồng chí tốt; Đối tác tốt và 16 chữ vàng: Láng giềng hữu nghị; Hợp tác toàn diện: Ổn định lâu dài; Hướng tới tương lai.
Tuy bình thường hóa quan hệ nhưng dường như Trung Quốc không thực sự coi Việt Nam là bạn mà luôn khống chế Việt Nam, coi Việt Nam là một nước chư hầu của mình. Về phía Việt Nam, dù Nhà nước đã nhiều lần yêu cầu Hoa Kỳ bồi thường tổn thất chiến tranh nhưng lại hoàn toàn im lặng trước những hành động tàn bạo của cuộc chiến năm 1979 do Trung Quốc gây ra.


Theo RFA
UserPostedImage
VNtudo
Theo các tài liệu quốc tế thì Tàu cộng mất tất cả 3 tháng để đưa tổng cộng 300,000 quân đến biên giới VN. Việt cộng biết rất rõ chuyện gì sẽ xảy ra nhưng không di tản dân hay tăng cường quân số để bảo vệ đất nước mà lại để mặc cho dân quân đối đầu với quân xâm lược. (Dân quân thời ấy đa số là thương phế binh, được giải ngũ nhưng vẫn phải phục vụ với tư cách quân dự bị.) Cũng may Tàu cộng dùng chiến thuật biển người thời trung cổ nên đã phải trả giá khá đắt. Vì thua đau đớn nên Tàu cộng phải rút lui và trên đường thoái, chúng phá hủy nhiều cơ sở vật chất và giết hại bao nhiêu người dân vô tội. Sau kinh nghiệm thua đó Tàu cộng đã thay đổi chiến thuật hoàn toàn và quân VN đã phải trả giá đắt khi tìm cách chiếm lại những vùng đất mất vào tay Tàu cộng.

HỒ KHÙNG HÀNỘI VIỆTNAM
Trong 82 năm qua, ông Hồ Chí Minh và những người thừa kế đã đem chủ nghĩa cộng sản áp đặt cho đất nước, gieo tang thương cho đất nước; đau thương, tang tóc cho nhân dân - tàn ác hơn cả chế độ thực dân Pháp mà chính những người cộng sản thuộc loại “công thần” như các ông Ngô Đức Mậu, Trần Độ v.v... cũng đã phải lên tiếng. Bertrand de Jouvenel (1903 - ) có câu nói vô cùng chí lý: "Một xã hội loài cừu đồng thời phải sinh ra một nhà nước của loài sói”.
Đã đến lúc không sao còn chịu đựng được nữa. Hỡi toàn dân hãy đứng lên giật sập chế độ xã hội chủ nghĩa bạo tàn đang được cai trị bởi bầy sói cùng hung cực ác!
Hãy biến “tiếng súng Đoàn Văn Vươn” thành “ngọn lửa Bouazizi” thiêu rụi những con sói hung ác đang tru hú, nhảy múa trong đêm tối Việt Nam!

NGUYỄN THIẾU NHẪN
tieng-dan-weekly.blogspot.com

Quan Tâm
CSVN hãy bỏ tâm lý sợ hải TQ, hãy viết lại lịch sử cho đúng những sự kiện chiến tranh với nước thù địch phương Bắc đó là Tàu Cọng.
Vụ việc chiến tranh biên giới 1979 và hải chiến Mạc Ga 1988. Phải dạy cho con cháu các thế hệ sau nhớ rằng Tàu phù phương Bắc là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc VN. Chúng nó dòm ngó nước ta và gặm nhấm từng mảnh đất nhỏ như Ải Nam Quan, một nửa thác Bản Giốc, và một phần đất đai biên giới cao nguyên phía bắc nước ta và một số biển đảo. Hãy thoát Trung ngay lúc này và dạy con cháu chúng ta những gương anh hùng dân tộc như Bà Trưng, Hưng Đạo Đại Vương, Quang Trung Đại Đế. Để chúng nó thấy rằng dân Việt rất kiên cường, bất khuất không dễ gì bị bắt nạt.

Anonymous
Cứ xem đám viết sử gần đây ca tụng việc Mạc Đăng Dung tự trói; Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp ký hòa ước là vì dân vì nước ... thể hiện rõ ý đồ dơ bẩn, nhằm đánh lận con đen, ý nói thời đại cộng sản dù xưng thần cắt đất cũng là vì dân vì nước. Chủ trương xuyên suốt của đảng cộng sản Việt Nam là rõ ràng, như Nguyễn Phú Trọng nói "Nếu để xảy ra đụng độ gì thì tình hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại hội Đảng được không?...", Phùng Quang Thanh “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc.", vậy nên Nguyễn Phú Trọng trong 2 kỳ đại hội đều ép đưa tướng chính trị viên, không biết đọc bản đồ nắm bộ quốc phòng.
Vừa rồi Thích Chân Quang, kẻ nói Lý Thường Kiệt đánh Trung Quốc là hỗn, được báo chí ca ngợi rùm beng với cái luận án tiến sỹ rởm, điều đó thể hiện ý chí của đảng chăng? Mùng 4 tết, Nguyễn Phú Trọng "đã đến dâng hương tưởng nhớ các bậc tiên đế, hiền tài có công với đất nước tại Điện Kính Thiên, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, thủ đô Hà Nội.", cũng là thể hiện ý chí của đảng chăng? Vậy Thích Chân Quang hay Nguyễn Phú Trọng đại diện cho ý chí của đảng?
Chẳng qua là trò hề thiên thẹo mẹo dậu của bọn ngợm gặp thời mà thôi.

Anonymous
Trung quốc đánh VN năm 1979 vì VN thất bại trong chiến lược ngoại giao với các nước lớn, hợp tác với Liên Sô để chống TQ, đánh đuổi người Hoa, rồi đánh Khơ Me là tay sai của Trung quốc. Trung quốc xem VN là kẻ bội ơn vì nhận sự trợ giúp của Trung quốc trong việc thống nhất đất nước và chơi thân với kẻ thù của Trung quốc là Liên Sô. Do vậy, nếu kỷ niệm chiến tranh là kỷ niệm về sự thất bại của chiến lược và yếu kém của lãnh đạo VN giai đoạn đó. Vì hệ thống truyền thông giai đoạn đó hoạt động quá tả, tố cáo Trung quốc, kêu gọi người dân đứng lên chống quân xâm lược, nên bây giờ há miệng mắc quai. Vì vậy, bất cứ chính sách và hành động nào của lãnh đạo VN cũng cần nhất quán, không thiên tả hay thiên hữu, đừng cố dẫn dắt dư luận theo ý muốn chủ quan của lãnh đạo.

HỒ KHÙNG HÀNỘI VIỆTNAM
ĐẠI TỘI ĐỒ

Trăm sự rối tinh bởi lão Hồ
Việt Nam rồi vướng họa vong nô
Công hàm “lãnh hải”, trước dâng biển
Thỏa hiệp “thành đô”, nay nhượng tô
Hám lợi đốn hèn sinh xuẩn ngốc
Tham quyền vô sỉ hóa điên rồ
“Bác và Đảng” cả hai: đồng phạm
Bán nước buôn dân đại tội đồ

Lệnh Hồ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.161 giây.