logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/03/2022 lúc 11:04:13(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Về lâu dài, sách lược “bắt cá hai tay” sẽ khó mang lại quyền lợi cho Việt Nam, một khi Tập Cận Bình làm theo cách của Putin, lợi ích chính đáng của Việt Nam có thể bị thiệt hại.

Nhưng thử hỏi, nay mai, khi Tập Cận Bình sẽ “dạy cho Việt Nam một bài học” tàn bạo giống như hoặc hơn (so với bài học tháng 2/1979) thì Việt Nam “ăn làm sao nói làm sao”?
Việt Nam “mắc kẹt” trong cuộc chiến tranh Nga – Ukraine đã đành. Hà Nội sẽ tiếp tục phải đối mặt với khó khăn trong một trật tự quốc tế hậu Ukraine. Về lâu dài, sách lược “bắt cá hai tay” sẽ khó mang lại quyền lợi cho Việt Nam, một khi Tập Cận Bình làm theo cách của Putin, lợi ích chính đáng của Việt Nam có thể bị thiệt hại.
Trong cuộc chiến tranh Nga – Ukraine nổ ra từ ngày 24/2, chính phủ Việt Nam thực sự lâm vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Nga là “đối tác chiến lược toàn diện” hàng đầu của Hà Nội. Đây là một trong ba thỏa thuận ở cấp độ cao nhất về đối ngoại mà Việt Nam đã cam kết. Không lên án Nga, vì Moscow và Hà Nội có mối liên hệ ở cấp chiến lược rất quan trọng. Nhưng kẹt một nỗi, Việt Nam cũng có mối quan hệ rất chặt chẽ với Ukaine. Về mặt thương mại, Ukraine là một thị trường quan trọng cho hàng xuất khẩu Việt Nam sang châu Âu và cũng là quốc gia mà Việt Nam có mối bang giao hữu hảo. Ukraine là nguồn cung cấp thiết bị quân sự chính cho Việt Nam, đóng vai trò trong việc giúp Việt Nam nâng cấp và hiện đại hóa quân đội. Một phần công nghiệp quốc phòng của Liên Xô cũ nằm trên lãnh thổ Ukraine. Cần biết là một phần vũ khí của Việt Nam từ những năm 1990 được hiện đại hóa nhờ các nhà công nghiệp Ukraine.
Thế kẹt khó thoát của Hà Nội
Cuộc chiến diễn ra đến ngày thứ tư, Việt Nam mới cho một tờ báo “cấp hai” của quốc doanh đăng tải trả lời phỏng vấn của bà Đại biện lâm thời Đại sứ quán Ukraine ở Hà Nội. Tuy là đăng lại lời phát biểu của Đại biện lâm thời Ukraine Nataliya Zhynkina, nhưng đây là một tuyên bố rõ ràng nhất được đưa lên truyền thông chính thống của Nhà nước Việt Nam kể từ ngày nổ ra cuộc xâm lược man rợ của Moscow. “Phía Nga đã gây ra cuộc chiến lần này và người dân Ukraine sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ hòa bình, độc lập cho đất nước mình”. So với lối nói nước đôi, với kiến thức cũ mèm về Liên Xô của các vị giáo sư-tiến sỹ “ăn mày dĩ vãng” và các tướng lĩnh hãnh tiến, dạy đời trên mạng, thì bài phỏng vấn là một “điểm son”, chuyển tải những thông tin cốt lõi cho độc giả.
Theo bà Nataliya Zhynkin, những gì đang diễn ra không nằm ở phía Ukraine mà đến từ nước Nga. Khoảng 10 năm trước tại Diễn đàn An ninh toàn cầu Munich (Đức), Nga đã không giấu tham vọng lập lại trật tự thời Liên Xô, và theo họ, điều này không thể thiếu Ukraine. Putin lấy lý do là NATO bao vây khắp nơi, nhưng đó là một sự ngụy biện. Nước Nga rộng lớn kéo từ Á sang Âu như thế, lại có lực lượng quân sự với vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí khác khổng lồ như vậy, thì ai dại mà đi gây sự với họ. Nhưng các quốc gia châu Âu cần có phòng thủ tập thể. NATO là một hiệp ước phòng thủ như vậy. Bà đại biện còn nhấn mạnh, chưa có quốc gia nào tự từ bỏ vũ khí hạt nhân cả, nhưng Ukraine thời điểm 1994, đã làm vậy. Cho nên, những gì nước Nga làm sau đó, và nhất là bây giờ, đang tạo tiền lệ nguy hiểm cho cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, đe dọa hòa bình trên toàn thế giới.
Trên một bình diện rộng lớn hơn, quá trình leo thang quân sự của Tổng thống Vladimir Putin ở Ukraine đã để lộ ra một “kẻ tòng phạm” quan trọng là Trung Quốc. Ai cũng nhìn ra, trong cuộc xung đột mang tầm quốc tế này, đã có “sự rỉ tai" rất thân thiết giữa Putin và Tập Cận Bình. Trong khi nhiều quốc gia tẩy chay ngoại giao Thế vận hội Mùa đông 2022, với lý do Bắc Kinh vi phạm nhân quyền, Putin đã xuất hiện đúng lúc và sáng lòa với “Tuyên bố chung” với Tập Cận Bình là “hợp tác không có giới hạn”. Nhiều nhà quan sát thời sự đã sớm nhận định rằng Moscow và Bắc Kinh đang hình thành – dù không chính thức – một “liên minh ma quỷ” và điều này sẽ là một mối lo về sự ổn định cho trật tự thế giới tự do. Trước khi tiếng súng vang lên ở Kyiv, đã có dự đoán cho rằng Bắc Kinh chắc chắn sẽ ủng hộ các hành động quân sự của Nga ở Ukraine. Mặc dầu người phát ngôn chính phủ Trung Quốc bác bỏ thỏa thuận bí mật này.
Tình huống trớ trêu ở đây là, Việt Nam có thể “làm ngơ” trước cuộc chiến xâm lăng Ukraine của Putin như hiện nay, thậm chí trên một vài tờ báo chính thống, vẫn bật “đèn xanh” cho lối tuyên truyền nhằm “biện minh” cho hành động xâm lược ở quy mô gần với các hành động “diệt chủng” của binh lính Nga đối với thường dân Ukraine. Nhưng thử hỏi, nay mai, khi Tập Cận Bình sẽ “dạy cho Việt Nam một bài học” tàn bạo giống như hoặc hơn (so với bài học tháng 2/1979) thì Việt Nam “ăn làm sao nói làm sao”? Cho dù, trong chính sách quốc phòng “bốn không” của Việt Nam có kèm theo cái đuôi “một nếu”, nhưng rõ ràng Việt Nam sẽ khó có tiếng nói đồng cảm, chưa kể đến tầm vóc ủng hộ và giúp đỡ quốc tế hiện nay đối với nhà nước dân chủ Ukraine.
Cuộc chiến phản tác dụng của Nga
Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine mà Tổng thống Joe Biden gọi là “phi lý và vô nghĩa” sau những ngày đầu đụng độ vẫn làm cho các nhà phân tích cảm thấy khó hiểu. Những người có đầu óc bình thường hầu như đều cho rằng, trong thời đại ngày nay, chiến tranh không phải là giải pháp cho các vấn đề chính trị và quốc tế. Cuộc xâm lăng Ukraine, một quốc gia độc lập và có chủ quyền, là một hành động không thể biện minh được. Ông Putin có thể sẽ chiếm được toàn bộ lãnh thổ Ukraine trong những ngày tới nhưng cuộc xâm lược và chiếm đóng Ukraine sẽ đẩy nước Nga vào thảm họa cả về kinh tế – chính trị lẫn uy tín quốc tế. Đã có thể hình dung Ukraine tương lai sẽ là một “ác mộng Afghanistan” của Liên Xô trong quá khứ. Hồi bấy giờ, sau 10 năm chiếm đóng, tổn thất hàng vạn binh sĩ, cuối cùng Liên Xô cũng phải rút ra khỏi Afghanistan trong thảm bại. Cân nhắc lợi ích và cái giá phải trả, rõ ràng Putin đã chọn một giải pháp sai lầm.
Tổng thống Putin nói ông không có ý định chiếm đóng Ukraine nhưng đến nay không có nhiều người tin vào những tuyên bố bất nhất, mâu thuẫn và đầy dối trá của nhà lãnh đạo Nga. Nhưng cho dù chiếm được Ukraine, đất nước có 44 triệu dân và diện tích gấp đôi nước Việt Nam, dựng lên ở đó một chính quyền “chư hầu” của Moscow thì Nga sẽ giải quyết được vấn đề gì? Biên giới phía Đông của Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có thể sẽ không bao gồm Ukraine – như tình trạng hiện nay và đó là yêu sách hàng đầu của ông Putin – nhưng điều đó có bảo đảm an ninh của Nga sẽ không bị đe dọa nếu nổ ra xung đột giữa Nga và phương Tây? Cuộc xâm lược của Nga chẳng những không làm phương Tây sợ hãi, mà còn làm cho Tổ chức này đoàn kết hơn. Chính cuộc chiến của Putin là yếu tố thúc đẩy NATO gia tăng lực lượng phòng thủ ở sườn phía Đông.
Trong vài tuần qua, Hoa Kỳ đã liên tục chuyển các lực lượng tinh nhuệ tới Ba Lan và Đức, phối hợp với các đơn vị của NATO ở Đông Âu sẵn sàng ứng phó nếu chiến tranh lan rộng. Các hệ thống đánh chặn hỏa tiễn của Hoa Kỳ ở Romania và Ba Lan đang được khởi động – đặc biệt căn cứ phòng thủ hỏa tiễn tại Ba Lan, chỉ cách biên giới Nga 100 km và có thể phóng hỏa tiễn Tomahawk tới tận thủ đô Moscow mà Nga khó trở tay kịp. Đây mới chính là mối đe dọa an ninh mà Nga phải lo sợ, cho dù Ukraine có gia nhập NATO hay không.
Việt Nam trong trật tự hậu Ukraine
Nếu như trong khói lửa chiến tranh ở Ukraine Việt Nam đã và đang như “gà mắc tóc” thì một “thế giới lưỡng cực” hậu Ukraine sẽ là thách thức ghê gớm đối với Hà Nôi, xưa nay vẫn theo một chính sách “đu dây” giữa các khối. Cuộc chiến tranh Nga – Ukraine sẽ là một bước phát triển mới, có khả năng thúc đẩy thế giới trở về với “trật tự lưỡng trục”. Một bên là những chế độ chuyên chế, hiếu chiến và bành trướng với Nga và Trung Quốc liên kết thành một trục, và bên kia là các thể chế dân chủ tự do do Hoa Kỳ và châu Âu dẫn dắt. Sự phân cực này không chỉ về chính trị và an ninh, mà còn ảnh hưởng tới tất cả các phương diện khác như hệ thống tài chính, nguồn cung ứng hàng hóa, vùng nguyên liệu, thị trường, mạng lưới giao thông và tiêu chuẩn công nghệ. Sẽ có lúc, hàng hóa, dịch vụ giao thương với các nước thuộc trục bên này sẽ không tương thích với các nước ở trục bên kia.
Hiện đang có một cuộc tranh luận thực sự ở cấp vùng về vấn đề Ukraina và Nga nhưng tách hẳn khỏi những hoạt động mang tính quân sự ở châu Âu. Điều mà nhiều nước Đông Nam Á, cũng như Việt Nam, cần phải hết sức để tâm trí ứng phó là xuất hiện một trật tự quốc tế mới đang được hai cường quốc hiện nay là Trung Quốc và Nga thảo luận và trên thực tế, trật tự này bác bỏ trật tự truyền thống và lịch sử. Việt Nam và nhiều quốc gia khác ở Đông Nam Á có nguy cơ bị bắt làm con tin trong những thay đổi đó. Trong trường hợp này, Việt Nam “mắc kẹt” trong cuộc chiến Nga – Ukraine đã đành. Hà Nội sẽ tiếp tục phải đối mặt với khó khăn trong một trật tự quốc tế hậu Ukraine. Về lâu dài, thái độ “bắt cá hai tay” sẽ khó mang lại quyền lợi cho Việt Nam, một khi Tập Cận Bình làm theo sách của Putin, lợi ích chính đáng của Việt Nam có thể bị thiệt hại.
Theo Giám đốc Benoît de Tréglodé từ Viện Nghiên cứu Chiến lược, Trường Quân sự Pháp (IRSEM), chắc chắn đối với các nhà hoạch định chiến lược của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, cuộc chiến hiện nay ở Ukraina là một trường hợp nghiên cứu thực tế lớn, như một kiểu “trò chơi chiến tranh”, cho phép họ hiểu được các nước trên thế giới có lập trường như thế nào về các vận động địa-chính trị theo kiểu này. Châu Á hoàn toàn có lý khi theo dõi, nhưng không phải là về tình hình chiến sự mà để xem các nước khác, kể cả phương Tây, phản ứng như thế nào về kiểu can thiệp đơn phương, vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế, cũng như việc phương Tây có thể sẽ phản ứng như thế nào trong trường hợp xảy ra xung đột ở châu Á trong tương lai.
Hoàng Trường (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.060 giây.