logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

2 Trang<12
Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#21 Đã gửi : 01/03/2022 lúc 11:29:01(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tòa án Hình sự Quốc tế điều tra về cuộc chiến Ukraina

UserPostedImage
Một người đàn ông ở trong một chiếc xe bị hư hại do pháo kích, ở Brovary, ngoại ô Kiev, Ukraina 1/03/2022. AP - Efrem Lukatsky

Công tố viên Karim Khan của Tòa án Hình sự Quốc tế (CPI) tối qua 28/02/2022 thông báo ý định mở điều tra về các tội ác tại Ukraina. Hồi tháng 12/2020, Tòa đã kết luận rằng các tội ác chống nhân loại, tội ác chiến tranh đã diễn ra trên lãnh thổ Ukraina từ khi khởi đầu cuộc xung đột tháng 2/2014, nhưng cho đến nay chưa có cuộc điều tra nào được mở ra.
Từ La Haye, thông tín viên Stéphanie Maupas tường trình:
« Thông cáo của công tố viên  cho biết cuộc điều tra sẽ xoay quanh những tội ác do tất cả các bên xung đột phạm phải trên lãnh thổ Ukraina. Do Kiev không phải là thành viên tòa án, ông Karim Khan cần có được sự đồng ý của các thẩm phán để mở một cuộc điều tra như vậy. Hoặc là một trong 123 quốc gia thành viên khởi kiện, và đó cũng là gợi ý của công tố viên. Trong trường hợp này, ông có thể lập tức khởi động điều tra mà không phải đợi các thẩm phán bật đèn xanh.
Cả Ukraina lẫn Nga đều không phải là thành viên CPI. Nhưng Kiev đã cho phép Tòa án Hình sự Quốc tế điều tra về các tội ác diễn ra trên lãnh thổ nước mình kể từ tháng 2/2014, trước khi cựu tổng thống thân Nga Viktor Ianoukovitch bị lật đổ. Văn phòng công tố biện minh do không đủ phương tiện nên cho đến này chưa có cuộc điều tra nào được mở ra.
Ngoài ra ông Karim Khan còn đòi hỏi một ngân sách bổ sung, các đóng góp tự nguyện và biệt phái thêm nhân sự cho văn phòng. Một lần nữa, ông kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế về nhân đạo.
Theo RFI
song  
#22 Đã gửi : 01/03/2022 lúc 11:31:54(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Xâm lăng Ukraina, Nga bị chỉ trích dữ dội tại Liên Hiệp Quốc

UserPostedImage
Người biểu tình kêu gọi kết thúc chiến tranh Ukraina bên ngoài trụ sở của Liên Hiệp Quốc, 28/02/2022. AP - Jason DeCrow

Tối qua 28/02/2022, Nga bị cực lực chỉ trích vì đã xâm lược Ukraina, trong cuộc họp « đặc biệt khẩn cấp » của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc gồm 193 nước, sẽ kéo dài đến ngày mai. Đây là sự kiện hiếm hoi trong lịch sử Liên Hiệp Quốc, chưa từng diễn ra từ 40 năm qua. Một nghị quyết lên án chiến tranh do châu Âu phối hợp với Ukraina soạn thảo sẽ được đưa ra bỏ phiếu.
Sau một phút mặc niệm các nạn nhân chiến cuộc ở Ukraina, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nhấn mạnh « Các trận đánh ở Ukraina phải chấm dứt (…), những người lính cần trở về doanh trại». Nga trở thành bị cáo trước cộng đồng quốc tế, hơn 100 diễn giả đăng ký phát biểu, hầu hết đòi hỏi Matxcơva phải ngưng ngay cuộc chiến tranh phi nghĩa. Nhiều nước châu Phi và châu Mỹ la-tinh đứng về phía Mỹ và châu Âu, còn các nước Hồi giáo dè dặt hơn. Phía châu Á, Nhật Bản và New Zealand cực lực tố cáo Nga, Ấn Độ và Trung Quốc tỏ ra thận trọng.
Đại diện Nga viện dẫn điều 51 Hiến chương Liên Hiệp Quốc, nói rằng chỉ tự vệ, trong khi phương Tây và Liên Hiệp Quốc cáo buộc Matxcơva vi phạm điều 2 của Hiến chương, quy định các thành viên không được đe dọa và sử dụng đến vũ lực để giải quyết khủng hoảng. Một dự thảo nghị quyết lên án chiến tranh có thể được thông qua ngày mai, nếu đạt được tỉ lệ 2/3. Theo AFP, để giành được tối đa số phiếu, từ ngữ đã được giảm nhẹ so với dự thảo, « vô cùng lấy làm tiếc » thay vì « lên án » việc Nga tấn công Ukraina.
Tại Đại hội đồng, không nước nào có quyền phủ quyết. Trước đó Nga đã bác một dự thảo nghị quyết của Hội Đồng Bảo An.
Mỹ trục xuất 12 nhà ngoại giao Nga tại Liên Hiệp Quốc
Trong bối cảnh đó, quyết định trục xuất 12 trong số khoảng 100 nhân viên trong phái đoàn ngoại giao Nga ở Liên Hiệp Quốc càng gây thêm căng thẳng. Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten cho biết thêm chi tiết :
« Chiều hôm qua, đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, Vassily Nebenzia đang phát biểu với báo chí, thì chuông điện thoại di động reo lên. Ông nhận cuộc gọi và xác nhận vừa trực tiếp nghe lệnh trục xuất 12 đồng nghiệp, tất cả đều là các nhà ngoại giao đang làm nhiệm vụ. Họ có thời hạn một tuần lễ để rời New York.
« Đó là một tin xấu », đại diện của Matxcơva nhìn nhận. Bản thân ông và hai phó đại sứ không liên quan, nhưng ông cho rằng Hoa Kỳ, nước chủ nhà nơi Liên Hiệp Quốc đặt trụ sở, đã phá vỡ những cam kết. Đại sứ Nga tại Washington nói rằng « Đó là một hành động thù địch nhắm vào nước chúng tôi ».
Đối với Hoa Kỳ, mười hai nhân viên này đã « lợi dụng tư cách ngoại giao để hoạt động gián điệp ». Mỹ khẳng định cuộc điều tra đã bắt đầu từ nhiều tháng qua, hàm ý đây không phải là trả đũa cho việc xâm lăng Ukraina. Dù vậy chắc chắn là động thái chẳng may diễn ra vào thời điểm này sẽ đổ dầu vào lửa ».
Theo RFI
song  
#23 Đã gửi : 02/03/2022 lúc 12:15:48(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
TRỰC TIẾP: Việt Nam bỏ phiếu trắng nghị quyết LHQ lên án Nga xâm lược Ukraine

UserPostedImage
Tòa nhà khu vực gần Đại học Quốc gia sau khi bị pháo kích ở Kharkiv, Ukraine. Ảnh đăng ngày 2 tháng 3 năm 2022. Press service of the Ukrainian State Emergency Service/Handout via REUTERS.

Việt Nam bỏ phiếu trắng nghị quyết LHQ lên án Nga xâm lược Ukraine
UserPostedImage

Việt Nam, cùng với những nước như Trung Quốc và Iran, bỏ phiếu trắng đối với một nghị quyết lịch sử của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đả kích Nga về việc nước này xâm lược Ukraine và đòi Moscow rút quân khỏi nước láng giềng.
Nghị quyết, được 141 nước biểu quyết tán thành trong số 193 thành viên của hội đồng, kết thúc phiên họp khẩn cấp hiếm hoi mà Hội đồng Bảo an LHQ triệu tập. Lần cuối cùng Hội đồng Bảo an triệu tập phiên họp khẩn cấp của Đại hội đồng là vào năm 1982, theo website của Liên Hợp Quốc.
Năm quốc gia biểu quyết chống lại nghị quyết này trong đó có Nga, Syria và Belarus.
Việt Nam trước đó dường như ngầm chỉ trích Nga khi đại diện phái bộ Việt Nam tại LHQ nói trước đại hội đồng rằng chiến tranh và xung đột “thường bắt nguồn từ các học thuyết lỗi thời đề cao chính trị cường quyền, tham vọng thống trị, áp đặt và sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế,” và nhấn mạnh “tất cả các quốc gia lớn hay nhỏ đều phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản” về bình đẳng chủ quyền, độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ được minh định trong Hiến chương LHQ.
Hoa Kỳ cam kết truy quét các nhà tài phiệt Nga
Hôm 2/3, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết họ sẽ truy quét các nhà tài phiệt Nga và bất kỳ ai khác vi phạm các lệnh trừng phạt sâu rộng do chính quyền Biden áp đặt để đáp lại cuộc chiến chống Ukraine.
Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland vừa đã thông báo thành lập Lực lượng Đặc nhiệm KleptoCapture, một nhóm các đặc vụ và công tố viên liên bang chịu trách nhiệm điều tra và truy tố bất kỳ hành vi vi phạm nào đối với các lệnh trừng phạt mới và sẽ có trong tương lai.
Chiến dịch này bao gồm việc thu giữ tài sản của các nhà tài phiệt và những người khác vi phạm các lệnh trừng phạt.
Bộ trưởng Garland cho biết trong một tuyên bố công bố các biện pháp trừng phạt rằng Bộ Tư pháp “sẽ không để lại dấu vết” trong việc điều tra và truy tố “những kẻ có hành vi phạm tội hòng tiếp sức cho chính phủ Nga tiếp tục cuộc chiến phi nghĩa này”.
(Theo AP)

Ấn Độ kêu cầu công dân rời khỏi Kharkiv sau khi nhận được thông tin từ Nga
Vào tối ngày 2/3, Ấn Độ yêu cầu công dân của mình rời khỏi Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, dựa trên thông tin mà các nhà chức trách Ấn Độ nhận được từ Nga.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Arindam Bagchi cho biết công dân Ấn Độ đã được khuyến cáo di chuyển đến ba khu vực an toàn cách đó khoảng 15 km.
Ông Bagchi từ chối đưa ra chi tiết về những thông tin mà New Delhi đã nhận được từ Nga.
Ông Bagchi cũng cho biết gần 17.000 công dân Ấn Độ, chủ yếu là sinh viên, trong số ước tính 20.000, đã rời Ukraine. Ấn Độ đang cố gắng sơ tán những người còn lại sang các nước lân cận.
(Theo AP)

UserPostedImage
Một gia đình đến cửa khẩu ở Medyka, Ba Lan, Thứ Tư, ngày 2 tháng 3 năm 2022, sau khi chạy trốn khỏi Ukraine.

Nhật Bản đề xuất tiếp nhận người tị nạn Ukraine
Thủ tướng Nhật Bản cho biết đất nước của ông sẽ tiếp nhận người tị nạn từ Ukraine, giữa lúc Nga xâm lược Ukraine.
Thủ tướng Fumio Kishida nói với các phóng viên hôm 2/3 rằng lời đề nghị này bao gồm những người Ukraine đã chạy sang Ba Lan lánh nạn.
“Chúng tôi dự định bắt đầu trước với những người có gia đình và bạn bè ở Nhật Bản, nhưng chúng tôi sẽ không dừng lại ở đó và sẽ tiếp nhận người tị nạn xuất phát từ quan điểm nhân đạo,” ông Kishida nói với các phóng viên.
Lời đề nghị lần này của Nhật Bản là khác với thường lệ, mặc dù trước đây Nhật Bản đã từng tiếp nhận người tị nạn từ nhiều quốc gia khác nhau, nhưng với số lượng rất nhỏ.
Từ trước đến nay, Nhật Bản thường hay bị chỉ trích vì không rộng mở lắm đối với di dân.
(Theo AP)

song  
#24 Đã gửi : 02/03/2022 lúc 12:19:00(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Việt Nam chính thức ‘nêu quan điểm’ về Ukraine tại Liên Hiệp Quốc

UserPostedImage
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, phát biểu trong phiên họp đặc biệt về Ukraine vào ngày 1/3/2022.

Phát biểu trong phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về Ukraine vào ngày 1/3, đại diện của Việt Nam nói Việt Nam “hết sức lo ngại về tình hình xung đột vũ trang hiện nay ở Ukraine” và kêu gọi “kiềm chế tối đa và chấm dứt ngay lập tức việc sử dụng vũ lực để tránh thêm thương vong và tổn thất”.
“Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan giảm leo thang căng thẳng, nối lại đối thoại và đàm phán thông qua tất cả các kênh, nhằm đạt được giải pháp lâu dài có tính đến lợi ích và quan ngại của tất cả các bên, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia”, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, phát biểu.
Sau khi nhắc đến lịch sử chiến tranh dai dẳng của Việt Nam, ông Giang cho rằng các cuộc chiến tranh và xung đột thường bắt nguồn từ các học thuyết lỗi thời đề cao chính trị cường quyền, tham vọng thống trị, áp đặt và sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế.
“Một số xung đột vẫn còn gắn liền với những yếu tố lịch sử, ngộ nhận và hiểu lầm”, đại sứ của Việt Nam nói thêm.
Ông Giang cũng nhắc lại quan điểm của Việt Nam rằng “mọi tranh chấp quốc tế cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, dựa trên các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, bao gồm các nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền, độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực”.
Ông kêu gọi tăng cường viện trợ nhân đạo cho thường dân, bảo đảm an ninh, an toàn cho các cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống ở Ukraine, trong đó có cộng đồng người Việt Nam.
Cũng như Trung Quốc và một số ít quốc gia trên thế giới, Việt Nam cho đến nay vẫn không gọi các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine là “xâm lược” và chỉ bày tỏ lập trường chung chung đối với các hoạt động quân sự đang bị cả thế giới lên án do Tổng thống Vladimir Putin phát động tại Ukraine.
Trong cuộc phỏng vấn với VOA hôm 28/2, Đại biện Lâm thời của Ukraine ở Hà Nội, bà Nataliya Zhinkyna, nói bà hiểu Việt Nam muốn giữ thế trung lập nhưng cho rằng “đây không phải là thời điểm thích hợp” để làm như vậy.
Bà Nataliya Zhinkyna kêu gọi Việt Nam hãy “nêu đích danh kẻ xâm lược”, không chỉ trong tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam mà cả ở các diễn đàn quốc tế khác.
Tại Washington, trả lời câu hỏi của VOA hôm 28/2, Người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki nói Mỹ “khích lệ tất cả các quốc gia – những nước chưa lên án hành động của Nga – thay đổi đường hướng của mình.
Phiên họp đặc biệt của Liên Hiệp Quốc bắt đầu từ ngày 28/2 – 2/3, với sự tham dự của khoảng 100 quốc gia thành viên. Trong đó, bài phát biểu qua video của Tổng thống Ukraine, Volodyrmyr Zelenskyy, vào ngày 1/3 đã nhận được nhiều tràng vỗ tay liên tục từ cử toạ, trong khi hầu hết các nhà ngoại giao đã bỏ ra khỏi hội trường khi bài phát biểu trực tuyến của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov vừa bắt đầu được phát lên.
Tại phiên họp này, đại diện của Đức đã đề cập đến một “kỷ nguyên mới” và “một thực tế mới”, đó là Tổng thống Vladimir Putin đã buộc tất cả các quốc gia trên thế giới “phải đưa ra quyết định kiên quyết và chọn phe”.
“Chúng ta phải hành động có trách nhiệm và đoàn kết vì hòa bình”, nữ Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nói. “Lúc này, tất cả chúng ta phải lựa chọn giữa hòa bình và xâm lược, giữa công lý và ý chí của kẻ mạnh, giữa hành động và nhắm mắt làm ngơ”.
Trong khi đó, đại diện của Cuba nói chính phủ nước ông bảo vệ luật pháp quốc tế, nhưng lưu ý rằng sẽ là bất khả thi trong việc phân tích một cách chặt chẽ và trung thực tình hình ở Ukraine mà không xem xét các yếu tố dẫn đến việc sử dụng vũ lực.
“Quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc mở rộng phạm vi tiếp cận của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đến các biên giới của Liên bang Nga đã dẫn đến một kịch bản khó lường, vốn có thể tránh được. Những chuyển động đó trong những tháng gần đây, bao gồm cả việc chuyển giao vũ khí vào Ukraine, tương đương với một động thái gọng kìm quân sự, và thật sai lầm khi phớt lờ yêu cầu của Liên bang Nga về những đảm bảo an ninh”, đại diện của Cuba nói, đồng thời bày tỏ lo ngại về việc NATO lần đầu tiên kích hoạt lực lượng phản ứng sau khi Nga tấn công Ukraine.
Triều Tiên, một quốc gia Cộng sản bị cô lập, thì cho rằng nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng Ukraine nằm ở chính sách bá quyền của Hoa Kỳ và phương Tây, vốn “tự cao tự đại và tùy tiện đối với các nước khác”. Đại sứ Kim Song của Triều Tiên nhắc lại việc Mỹ và phương Tây “vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Iraq, Afghanistan và Libya” với lý do hòa bình và an ninh quốc tế và nói rằng thật là “lố bịch” khi các nước này đề cập đến việc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trong tình huống ở Ukraine.
Dự kiến các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, trong đó có Việt Nam, sẽ bỏ phiếu cho một dự thảo nghị quyết về Ukraine vào ngày 2/3.
Theo VOA
song  
#25 Đã gửi : 02/03/2022 lúc 01:14:36(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chiến tranh Ukraina: Nga ngày càng bị cô lập trên trường quốc tế

UserPostedImage
Ảnh minh họa: Biểu tình chống Nga xâm lược Ukraina tại Bern, thủ đô Thụy Sĩ ngày 26 tháng 2 năm 2022. AP - Manuel Lopez

Như để nhấn mạnh đến tính chất nghiêm trọng của tình hình, Le Monde, nhật báo uy tín nhất tại Pháp, đã dành một “ấn bản đặc biệt” cho hồ sơ Ukaraina. Ngay trên trang nhất, dưới tựa lớn chạy dài trên 5 cột báo: “Nước Nga bị cô lập, Kiev chờ đợi cuộc tấn công”, tờ báo cho đăng một bức ảnh cho thấy một “chiến hào” tại thủ đô Ukraina với lính trang bị súng chống tăng, bên dưới là cảnh đông người tại nhà ga trung tâm của Kiev, và cảnh người tình nguyện đang chế tạo bom xăng trong một căn hầm trú ẩn.  
Lo ngại cho Kiev và Ukraina dưới làn bom đạn Nga
Nhật báo Công Giáo La Croix có cái nhìn bi quan hơn Le Monde, ghi nhận trong tựa lớn trang nhất: “Thành phố Kiev bên bờ vực thẳm”. Theo tờ báo, kể từ hôm qua (01/03), Quân Đội Nga đã gia tăng cường độ của điều mà họ gọi là chiến dịch “tấn công quân sự” vào Ukraina, bao vây hầu như là hoàn toàn thủ đô nước láng giềng, bất chấp việc đã gây thêm nhiều tổn thất đối với thường dân Ukraina.
Tờ báo thiên hữu Pháp Le Figaro cũng nêu bật trong tựa lớn trang nhất nguy cơ đang rình rập thủ đô Ukraina: “Putin khởi động chiến dịch bao vây Kiev”. Tờ báo nhận thấy là Nga đang ồ ạt chuyển vận các phương tiện vũ khí hạng nặng đến cửa ngõ thủ đô Ukraina cũng như nhiều thành phố khác. Bom đạn Nga đã rơi xuống các khu dân cư và phá hỏng tháp truyền hình của Đài Quốc Gia Ukraina.
Nhật báo thiên tả Libération thì chú ý nhiều hơn đến khía cạnh nhân đạo của cuộc chiến qua tựa lớn trang nhất: “Cảnh chia ly” dưới một tiểu tựa “700.000 người tị nạn Ukraina”, trên nền một bức ảnh cho thấy một cặp nam nữ đang đứng trên sân ga sát một toa tàu hỏa, chàng trai vẻ mặt ân cần, đang nắm tay cô gái có vẻ như đang khóc.
Ngay dưới hàng tựa, tờ báo giải thích: “Cảnh hoảng loạn, tình trạng gia đình ly tán, trên khắp đất nước Ukraina những đám đông sợ hãi, vào hôm qua thứ Ba, đã cố gắng tìm ra một chuyến tàu để chạy trốn bom đạn”.
Cái giá Nga phải trả: Bị cả các nước trung lập trừng phạt
Tờ báo kinh tế Les Echos dĩ nhiên đã tập trung nói về các hậu quả kinh tế thương mại của chiến sự tại Ukraina, đặc biệt đối với các doanh nghiệp Pháp và phương Tây. Tờ báo chạy tưa: “Ukraina: Cái giá của xung đột”.
Có lẽ cái giá lớn nhất mà nước Nga hiện đang phải trả sau khi xua quân xâm lược Ukraina bất chấp luật lệ quốc tế là tình trạng nước này ngày càng bị cô lập thêm trên trường quốc tế. Một ví dụ điển hình đã được Le Monde nêu rõ trong bài: “Chiến tranh ở Ukraina: Đến lượt Thụy Sĩ, vốn trung lập, trừng phạt Nga”.
Theo Le Monde, thay đổi thái độ của Thụy Sĩ rất đáng chú vì cho đến gần đây, trung thành với truyền thống trung lập nổi tiếng của đất nước, chính quyền Thụy Sĩ luôn luôn từ chối áp dụng các biện pháp trừng phạt mà quốc tế kêu gọi.
Ngay cả Thụy Sĩ cũng tham gia trừng phạt kinh tế
Ngay từ năm 2014, khi Phương Tây quyết định trừng phạt Nga về việc sáp nhập vùng Crimée của Ukraina, Thụy Sĩ đã từ chối đi theo với lý do mình là một quốc gia trung lập và có thể đóng vai trò một trung gian hòa giải tốt giữa các bên tranh chấp. Quan điểm này đã tiếp tục được duy trì khi Nga bắt đầu xua quân tấn công Ukraina.
Thế nhưng, như Le Monde ghi nhận, thái độ chần chừ của chính quyền đã vấp phải phản ứng bất bình ngày càng tăng cả ở Thụy Sĩ lẫn nước ngoài, đặc biệt với hai cuộc biểu tình lớn ở Genève và thủ đô Bern ngày 26/02 vừa qua.
Trước áp lực càng lúc càng tăng của công luận, chính quyền Liên Bang Thụy Sĩ hôm 28/02 vừa qua đã phải loan báo quyết định tuân thủ tất cả các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Châu Âu đối với Nga và sẽ đóng băng tài sản của những đối tượng bị nhắm.
Đối với báo chí Thụy Sĩ, dù muộn màng, nhưng thà “trễ còn hơn không”, chính quyền Bern đã có được “một quyết định quan trọng sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử trung lập của Thụy Sĩ”.
Theo Le Monde, ngoài ý nghĩa “cách mạng” kể trên, quyết định tham gia trừng phạt của Thụy Sĩ sẽ rất tai hại cho chế độ Putin vì quốc gia vùng núi Alpes này là một trung tâm trong hệ thống tài chính và dầu mỏ của Nga.
Phần Lan và Thụy Điển bỏ tư thế trung lập, giúp vũ khí cho Ukraina
Cũng nhấn mạnh đến việc nước Nga của Putin ngày càng bị cô lập thêm, báo Le Figaro đã nêu lên ví dụ của hai nước gọi là trung lập khác trong bài: “Ở Phần Lan và Thụy Điển, lập trường trung lập không còn phù hợp vào thời điểm này”.
Đối với Le Figaro, Phần Lan là một nước có truyền thống không xuất khẩu vũ khí sang các vùng có xung đột. Thế nhưng, Thứ Hai vừa qua, Helsinki đã ra tuyên bố cho biết họ sẽ gửi cho quân đội Ukraina 2.500 khẩu súng tấn công, 1.500 súng phóng tên lửa, cùng với đạn dược và khẩu phần ăn ở chiến trường.
Trước Phần Lan, nước láng giềng Bắc Âu của họ là Thụy Điển, vào tối Chủ Nhật, cũng cam kết cung cấp 5.000 súng phóng tên lửa chống tăng do nước này sản xuất cho quân đội Ukraina, cùng với 5.000 mũ sắt và áo giáp chống đạn, với tổng chi phí là 40 triệu euro. Ngoài ra, Stockholm sẽ cung cấp thêm 50 triệu viện trợ nhân đạo cho các nạn nhân Ukraina của cuộc xung đột.
Đây là quyết định chưa từng có của Thụy Điển kể từ năm 1939, quốc gia này viện trợ cho láng giềng Phần Lan ... bị Liên Xô của Stalin tấn công, nhưng đối với nữ thủ tướng Thụy Điển, bà Magdalena Andersson, “quyết định đặc biệt” đó là phản ứng trước một “tình huống ngoại lệ”, trước một mối đe dọa hiện đang đè nặng lên “toàn bộ hệ thống an ninh châu Âu”.
Thủ tướng Thụy Điển khẳng định: “An ninh của chúng ta sẽ được bảo đảm tốt hơn khi hỗ trợ khả năng tự vệ của Ukraina”, điều đã được bộ trưởng Quốc Phòng Peter Hultqvist nhấn mạnh khi ông cho rằng: “Cuộc đấu tranh của Ukraina cũng là cuộc đấu tranh của chúng ta”.
Le Figaro cũng nêu lên một ví dụ khác về lập trường dù vẫn lững lờ của Thổ Nhĩ Kỳ để cho thấy là Nga càng lúc càng bị cô lập. Trong bài “Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa eo biển Bosphorus đối với tàu chiến Nga”, tờ báo Pháp cho rằng đây là sự đáp ứng miễn cưỡng của Ankara trước yêu cầu của Ukraina, muốn Thổ Nhĩ Kỳ ngăn tàu Nga qua lại Biển Đen. Hôm 28/2, như vậy là Ankara tuyên bố đóng cửa eo biển Bosphorus và Dardanelles đối với tàu chiến mọi nước, kể cả tàu Nga.
Đồng Rúp mất giá, dân Nga đổ xô mua ngoại tệ và hàng điện tử
Nếu các biện pháp hỗ trợ Ukraina trên phương diện quân sự chưa thể có tác dụng trước mắt, thì các biện pháp trừng phạt tài chánh của phương Tây đối với Nga đã cho kết quả trông thấy như ghi nhận của thông tín viên báo Le Monde tại Matxcơva trong bài: “Dân Nga bắt đầu bồn chồn lo lắng trước cuộc khủng hoảng”.
Theo Le Monde, dù vẫn chưa biết rõ tổng số các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhắm vào Nga, cũng như tầm mức tác hại của chúng trên nền kinh tế Nga, nhưng câu hỏi được đặt ra là liệu khả năng chống đỡ nổi tiếng của Nga có bị suy yếu hay không. Thế nhưng, điều rõ nét, theo tờ báo, là cho dù chưa có tình trạng hoảng loạn, nhưng tại Nga đã xuất hiện tâm trạng bồn chồn, lo lắng nơi người dân, mà dấu hiệu đầu tiên là những cái đuôi dài của những người xếp hàng trước các máy rút tiền ATM đôi khi đã khô cạn.
Tờ báo Pháp ghi nhận là trong những ngày cuối tuần qua, người Nga đã đổ xô vào việc mua ngoại tệ để bảo đảm an ninh tài chánh cho mình. Vào hôm Thứ Hai, nhiều nhà cung cấp đã hạn chế số tiền rút ra, ngay cả đối với đồng rúp.
Theo Le Monde, vào năm 2014, sau khi các lệnh trừng phạt đầu tiên được áp đặt đối với cuộc chiến ở Ukraina và việc sáp nhập Crimée, không có động thái nào như vậy được quan sát thấy. Giới quan sát cho rằng cú sốc được dự đoán có thể tương tự như năm vào 1998 khi nổ ra một cuộc khủng hoảng tài chính mà chấn thương vẫn còn hiện hữu ở Nga.
Có một chỉ số khác mà người Nga, gần như theo bản năng, luôn theo dõi. Đó là tỷ giá hối đoái của đồng đô la và đồng euro, được hiển thị bằng các ký tự phát sáng trên các đường phố, trên cửa sổ của các cở sở đổi tiền. Tỷ giá 100 rúp ăn 1 đô la chưa bao giờ bị vượt quá trong lịch sử. Thể nhưng hôm Thứ Hai, ngày 28 tháng 2, tỷ giá này đã lên đến 109 rúp, trong lúc đồng euro lên tới 127 rúp.
Ở một quốc gia mà 43% người dân nói rằng họ không có tiền tiết kiệm, tác động có thể rất tàn khốc, trong bối cảnh giá các mặt hàng thiết yếu đã tăng mạnh trong một năm và mức sống giảm liên tục kể từ năm 2013. Le Monde nhận thấy là giá hàng điện tử hoặc ô tô đã tăng vọt. Từ ngày 25 tháng 2, người Nga đã đổ xô vào các cửa hàng điện tử để mua hàng về trữ, nhằm đề phòng khủng hoảng. Giá mặt hàng đã bị người bán thay đổi giá nhiều lần trong ngày.
Tờ báo Pháp nêu bật tuyên bố rất mạnh của bộ trưởng kinh tế Pháp Bruno Le Maire khẳng định rằng: “Chúng ta sắp gây ra sự sụp đổ của nền kinh tế Nga”.
Tác hại ngược của trừng phạt trên doanh nghiệp châu Âu
Cũng trong địa hạt tác động kinh tế, nhật báo Les Echos đặc biệt quan tâm đến tác hại ngược lại của các biện pháp trừng phạt Nga cũng như của cuộc chiến Ukraina trên các doanh nghiệp Pháp nói riêng và phương Tây nói chung.
Đối với Les Echos, các công ty của Pháp có mặt ở Ukraina đang phải đối mặt với rủi ro pháp lý và sự an toàn của nhân viên của họ.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Pháp, bị bất ngờ trước cuộc xung đột hiện phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan: bỏ đi hay ở lại. Còn các các nhà đầu tư phương Tây, bị mắc kẹt với các lệnh trừng phạt quốc tế, đang gặp khó khăn trong việc bán chứng khoán của họ. Riêng bộ kinh tế Pháp đã thành lập một đội đặc nhiệm để truy lùng tài sản của các nhà tài phiệt Nga thân cận với Điện Kremlin.
Theo RFI
phai  
#26 Đã gửi : 04/03/2022 lúc 05:38:43(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chiến tranh Ukraina: Kiev đã thắng Nga trên mặt trận truyền thông

UserPostedImage
Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky họp trực tuyến với Nghị Viện Châu Âu ngày 01/03/2022. AFP - JOHN THYS

Từ khi chiến sự bùng lên tại Ukraina, hầu như cả thế giới đều ủng hộ cuộc kháng chiến của người dân nước này chống quân xâm lược Nga. Theo ghi nhận của giới phân tích, đối mặt với một kẻ thù vượt trội về mặt quân sự, Ukraina ít ra đã giành được một chiến thắng đầu tiên, đó là trên mặt trận truyền thông.
Người đầu tiên góp phần mang lại chiến thắng cho Ukraina trong lãnh vực truyền thông không ai khác hơn là tổng thống Volodymyr Zelensky. Bằng cách liên tục lên tiếng thông qua các video trên mạng, cho thấy rõ là ông vẫn ở lại Kiev để tổ chức kháng chiến, Zelensky đã chinh phục được thế giới. Mọi người đều so sánh sự can đảm của ông với sự hèn nhát của cựu tổng thống Afghanistan vào năm ngoái, đã vội vã bỏ trốn khỏi Kabul ngay trước khi đất nước rơi vào tay phiến quân Taliban. 
Theo phân tích của nhật báo Pháp Le Monde, các lực lượng vũ trang và dân quân tình nguyện Ukraina cũng đã có một nỗ lực đáng kể để cho thấy thế giới thấy là cuộc chiến tranh này xuất phát từ dã tâm của tổng thống Nga Vladimir Putin. Vô số đoạn video do các binh sĩ và tình nguyện viên Ukraina tung lên mạng, cho thấy nhiều người lính Nga rất trẻ bị bắt làm tù binh và cho biết tuổi tác, tên tuổi, quê quán. Những thanh niên Nga này có vẻ mất phương hướng, thường giải thích rằng họ đã bị lừa dối, không biết là phải chiến đấu ở Ukraina. 
Một điểm đáng chú ý hơn nữa là bộ Quốc Phòng Ukraina đã mời mẹ của các binh sĩ Nga bị bắt đến đón họ về. Sáng kiến này được đưa ra sau khi họ cho ra mắt trang web và kênh Telegram 200rf.com, bao gồm các bức ảnh chụp hộ chiếu và tài liệu quân sự được giới thiệu như là của những người lính Nga tử trận, cùng với các video quay các tù binh.  
Các động thái trên của Ukraina đã thành công trong việc cho thấy là Kiev minh bạch và nhân đạo hơn so với cường quốc Nga, chỉ mới bắt đầu công nhận một số tổn thất nhân mạng của họ vào ngày 2/3. 
Chiến tranh bị che khuất ở Nga 
Điểm đáng chú ý là các thông tin của  Ukraina về cuộc chiến đang diễn ra, được truyền tải trong thời gian thực, không chỉ là kết quả của một chiến lược ban hành từ trung ương, mà còn bắt nguồn từ vô số người dân vô danh, liên tục quay phim và phát sóng những hành động phản kháng hàng ngày của họ nhờ một mạng điện thoại vẫn đang hoạt động.  
Người dân Ukraina cho thấy nỗ lực của họ, như thu nhặt chai rỗng để sản xuất bom xăng, hay như vào hôm thứ Tư, 2/3, trong khi Kharkiv bị nghiền nát dưới một trận mưa bom, người dân Ukraina đã có thể quay phim cảnh chặn đường dẫn đến nhà máy điện hạt nhân ở thành phố Enerhodar để ngăn cản lực lượng Nga tiếp cận.  
Đối mặt làn sóng thông tin đó, Matxcơva đã không có tường thuật nào nhắm đối lại, thậm chí còn phủ nhận thực tế vốn rất rõ ràng. Lý do là vì ở Nga đã có lệnh là không được nói đến chiến tranh. 
Dĩ nhiên là cuộc chiến truyền thông cũng có một vài nét lệch lạc hay quá đáng, với việc lưu hành những thông tin không thể kiểm chứng được, như những huyền thoại đầu tiên trên Twitter và Instagram về “bóng ma Kiev", một phi công Ukraina được cho là đã bắn rơi năm máy bay địch trên thủ đô, trong ngày đầu tiên của xung đột.
Nhưng dẫu sao thì cảm tình ngày của thế giới dành cho Ukraina cho đến lúc này là bằng chứng cho thấy là Kiev đã thắng được Nga trên mặt trận thông tin.
Theo RFI
phai  
#27 Đã gửi : 04/03/2022 lúc 05:44:24(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cuộc xâm lược Ukraina: Nga chuẩn bị kém, binh sĩ không sẵn sàng

UserPostedImage
Xe thiết giáp Nga bị phá hủy ở Bucha, gần Kiev, Ukraina. Ảnh chụp ngày 01/03/2022. AP - Serhii Nuzhnenko

Cuộc xâm lăng Nga tại Ukraina bước sang ngày thứ chín tiếp tục là chủ đề trang nhất của các báo Pháp. « Cỗ máy chiến tranh Nga trước thử thách thực tế », tựa trang nhất Le Monde. « Putin: Lộ trình của điều tồi tệ nhất », tựa chính của của Les Echos. Nhật báo kinh tế nhấn mạnh đến quyết tâm sắt đá của tổng thống Nga.
Nga có thể chỉ chuẩn bị cho một « chiến dịch ngắn hạn »
Le Monde cho biết quân của Putin đã chiếm được thành phố miền nam Kherson, nhưng đang tiến với tốc độ chậm hơn dự kiến. Theo Le Monde, « Những thất bại trong giai đoạn đầu của cuộc chiến » đặt ra câu hỏi về việc quân đội Nga đã thiếu chuẩn bị, « nhiều kẽ hở trong hệ thống hậu cần cho thấy Matxcơva đã chỉ chuẩn bị cho một cuộc xung đột ngắn ngày ». 
Le Monde dẫn hãng tin nhà nước Nga TASS, theo đó ngay trong ba ngày đầu tiên của cuộc chiến, 27 phi cơ, 26 trực thăng, 146 xe tăng, 706 thiết giáp… đã bị loại khỏi vòng chiến đấu. Thông tin gần như ngay lập tức bị rút khỏi mạng. Cho đến hôm thứ Tư, tức ngày thứ 7 của cuộc chiến, quân đội Nga mới lần đầu tiên thừa nhận tổn thất nhân  mạng, với 498 binh sĩ tử trận.
« Điểm yếu nhất » của phía Nga dường như là « tinh thần của binh sĩ » đang phải chống lại những người anh em Ukraina đầy nhiệt huyết, những thành viên của « cùng một dân tộc », theo tổng thống Putin. Theo chuyên gia về quân sự Nga Michael Kofman (người Mỹ), những đơn vị Nga tại Belarus không hình dung là họ bị đưa vào cuộc chiến tranh này, họ hoàn toàn không muốn chiến đấu. Bất chấp sự phủ nhận của bộ Quốc Phòng Nga, hàng loạt nhân chứng mẹ lính Nga và những chứng cứ do phía Ukraina cung cấp cho thấy các lính nghĩa vụ Nga đã bị cưỡng bức ra chiến trường.
Tinh thần chiến đấu của người Ukraina bị chính quyền Nga đánh giá thấp cũng là một « điểm yếu khác » của phía Nga. Về hậu cần, ngoài việc thiếu xăng dầu, quân đội xâm lược Nga còn thiếu cả đồ ăn. Các đoàn quân Nga bị dàn mỏng, bị người Ukraina tập kích. Một lãnh đạo đối lập Belarus cho biết một mạng lưới thanh niên Belarus đã dùng đủ phương tiện, từ tấn công tin học đến can thiệp trên thực địa, để ngăn cản việc vận chuyển quân sự Nga trên các tuyến đường sắt ở Belarus. Hệ thống phòng không, không quân Ukraina vẫn trụ được sau loạt tấn công tên lửa phủ đầu của Nga….
Le Monde tổng hợp ý kiến nhiều chuyên gia độc lập, khẳng định tuần lễ tấn công đầu tiên cho thấy can thiệp quân sự của Nga dài hơn dự kiến. Đây là điều mà các giới dân tộc chủ nghĩa Nga thừa nhận, nhưng tỏ ra không lo ngại. Theo quan điểm của những người này, với việc tăng cường oanh kích, chiến dịch kết thúc trong vòng vài tuần. Giới chuyên gia chờ đợi trong những ngày tới nhiều thành phố lớn của Ukraina sẽ phải hứng chịu những đợt oanh kích dữ dội.
Putin sẽ đánh đến cùng, đưa Nga trở lại vị thế siêu cường
Giai đoạn đầu của cuộc tấn công thiếu chuẩn bị là điều dễ thấy. Nhưng tổng thống Nga quyết đi đến cùng, đó là nhận định của Les Échos. Nhật báo kinh tế cho biết ông Putin không nao núng bất chấp các áp lực. Mục tiêu của tổng thống Nga là kiểm soát toàn bộ Ukraina. Nước Pháp cảnh báo « điều tồi tệ nhất chưa xảy ra ».
Nhật báo kinh tế Les Echos có bài phỏng vấn dài với nhà địa chính trị học Jean-Sylvestre Mongrenier, có tựa đề « Putin muốn trở thành ông chủ mới của châu Âu ». Nhà địa chính trị học nhấn mạnh là chiến tranh tại Ukraina chỉ là « một bước đệm » trong chiến lược của Putin nhằm khẳng định ảnh hưởng trên toàn lục địa châu Âu, và « cuộc khủng hoảng hiện nay có nguy cơ đẩy nhanh việc Nga – Trung xích lại gần nhau, làm đảo lộn các cân bằng địa chính trị giữa các cường quốc ».
Chuyên gia Jean-Sylvestre Mongrenier bác bỏ quan điểm, mà ông cho là ảo tưởng, của một số lãnh đạo châu Âu, rằng Putin sẽ hài lòng khi đạt được một số tham vọng lãnh thổ chỉ riêng tại Ukraina. Jean-Sylvestre Mongrenier ghi nhận tổng thống Nga có « sự kiên nhẫn về chiến lược », chứ không phải là « người cơ hội chủ nghĩa ». Putin sẵn sàng chờ đợi nhiều năm, cho đến khi đủ cơ hội thực hiện từng bước các mục tiêu của mình. Đối với chuyên gia Jean-Sylvestre Mongrenier, mục tiêu chính của tổng thống Nga là phối hợp được các động lực của nước Nga thời Sa hoàng và thời Xô Viết, để đưa nước Nga trở lại vị thế của một siêu cường, như Liên Xô thời Brejnev, thời điểm được coi là cực thịnh của Liên Bang Xô Viết.
Theo Jean-Sylvestre Mongrenier, nếu Putin đạt được tham vọng của ông, các nước châu Âu sẽ trở về tình trạng thế kỷ 18, 19, khi lục địa này là nơi đối đầu của các quốc gia dân tộc, thời kỳ thượng phong của « chủ thuyết cạnh tranh sinh tồn về địa chính trị » (darwinisme géo-politique).
Quân Nga oanh kích bừa bãi, với hỏa lực ngày càng mạnh hơn
Cuộc chiến trong những ngày tới tại Ukraina sẽ ra sao ? Le Figaro đặc biệt chú ý đến việc quân đội Nga sử dụng hỏa lực pháo binh hạng nặng và kể cả bom áp nhiệt (vũ khí thường được coi là đáng sợ nhất ngoài bom hạt nhân). Những gì đang diễn ra cho thấy sau loạt tấn công nhắm chủ yếu vào các cơ sở hạ tầng chiến lược và lực lượng phòng không Ukraina, trong những ngày đầu tiên, giờ đây quân đội Nga bắt đầu tiến hành những cuộc oanh kích « bừa bãi ». Kinh nghiệm về các cuộc chiến tranh tại Tchetchenia và Syria trước đây cho thấy quân đội Putin sẽ tiếp tục áp dụng chiến thuật này.
Thanh niên Ukraina ồ ạt đăng ký nhập ngũ 
Bạo lực tàn khốc của Nga khiến người Ukraina đoàn kết hơn. Le Figaro có bài cho biết tại thành phố viễn tây Lviv, rất đông người tình nguyện chen chúc trước cửa một văn phòng đăng ký nhập ngũ, ra chiến trường. Số lượng người đăng ký thậm chí vượt quá khả năng tiếp nhận. Nhiều thanh niên trẻ, chưa có kinh nghiệm chiến đấu, thất vọng vì chưa được tuyển chọn đợt này. Đợt tuyển quân cho mặt trận đầu tiên chỉ tiếp nhận những người dưới 40 tuổi, cả nam và nữ, đã từng phục vụ trong quân ngũ từ năm 2014. Trên toàn Ukraina, có khoảng 400.000 cựu chiến binh, đã từng chiến đấu tại vùng Donbass trong 8 năm vừa qua.
Tài phiệt Nga có dám phản đối Putin ?
Cuộc chiến Nga – Ukraina cũng là một cuộc chiến về kinh tế. Truy lùng tài sản các tài phiệt Nga ủng hộ chiến tranh xâm lược là chủ đề chính của Le Figaro. Le Figara chú ý đến việc phương Tây « truy lùng tài sản của các nhà tài phiệt » ủng hộ cuộc xâm lăng Ukraina của ông Putin. Hình ảnh trang nhất của Le Figaro là hàng loạt đại gia Nga tề tựu về điện Kremlin trước cuộc xâm lăng, để « bày tỏ lòng trung thành » với lãnh đạo tối cao. 
Trước các áp lực trừng phạt, một số tài phiệt được tiếng là thân cận với tổng thống Nga đã thể hiện sự bất bình về « chiến dịch quân sự đặc biệt » của ông Putin tại Ukraina. Giới quan sát đặc biệt chú ý đến thái độ của giới này, bởi sự bất đồng với cuộc chiến dù của chỉ một người cũng cho thấy « một sự rạn nứt của bức tường quyền lực Putin ». Le Figaro điểm mặt một số tên tuổi lớn có thái độ phản đối chiến tranh, như Oleg Tinkov, chủ nhà băng, Mikhail Friedman, một trong những người giàu nhất nước Nga… Tuy nhiên, chính quyền Putin đã có những phản ứng cứng rắn nhắm vào giới này. Một số nguồn tin tại Matxcơva cho biết, « bất kỳ một chỉ trích nào về chiến tranh tại Ukraina » sẽ khiến đương sự bị bỏ tù.
Trong giai đoạn hiện tại, chưa có dấu hiệu nào cho thấy là những cảnh báo của một số tài phiệt Nga có thể ảnh hưởng đến quyết định của ban lãnh đạo tối cao. Tuy nhiên, Le Figaro nhấn mạnh, cần tiếp tục theo dõi, bởi nhiều tài phiệt Nga hiểu rằng, việc Nga bị tách rời khỏi phần còn lại của nền kinh tế thế giới sẽ không mang lại điều gì tốt lành cho đất nước này, như nhận định của chuyên gia về quân sự và chính sách đối ngoại Nga Pavel Louzine.
Cũng trong hồ sơ này, Le Figaro nhấn mạnh đến việc chính quyền Mỹ bắt đầu nhắm tới những tài phiệt thân điện Kremlin. Tuy nhiên, Le Figaro cũng chỉ ra là có một cách biệt lớn giữa lời nói và hành động. Việc truy lùng các tài sản như vậy không hề dễ dàng tại Mỹ, do những lỗ hổng khổng lồ trong hệ thống luật pháp chống gian lận tài chính, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản.
Ukraina : Cuộc chiến vì truyền thông tự do dưới bom đạn
Bảo vệ tự do truyền thông là chủ đề chính của Libération. Nhật báo thiên tả chạy tựa lớn chữ « Свобода » bằng tiếng Nga và tiếng Ukraina (« Свобода » có nghĩa là Tự Do). Tờ báo dành phần chính của số ra hôm nay để nói về nỗ lực của giới truyền thông trong chiến tranh, trước hết là những nhà báo tại Ukraina, trên tuyến đầu cuộc chiến. Libération đưa độc giả đến với báo NV, do nhà báo Vitallii Sych, 46 tuổi đứng đầu. NV xuất bản trên mạng bằng hai thứ tiếng, Nga và Ukraina. Trước chiến tranh, báo bán được 20.000 bản. Báo tiếp tục hoạt động trong hoàn cảnh chiến tranh. Bài « Đoàn kết » của Libération nhấn mạnh đến nỗ lực phi thường của các phóng viên đang phải làm việc trong những điều kiện « không thể tưởng tượng được », để tiếp tục chuyển đến công chúng các thông tin trung thực về cuộc chiến, chống nạn tin giả.
Putin đàn áp những phương tiện truyền thông độc lập cuối cùng
Tổng thống Nga gia tăng áp lực lên truyền thông độc lập là một chủ đề chính khác trong số báo này của Libération. Ông Putin bị thua hiệp đầu trên mặt trận truyền thông, theo Libération, đây chính là lý do để tổng thống Nga gia tăng việc kiểm soát trong nước. Một số đài báo độc lập cuối cùng đã phải chấp nhận đóng cửa trước áp lực của chính quyền, trong đó có đài truyền hình Dojd và đài Tiếng vọng Matxcơva. Báo Novaya Gazeta, của giải Nobel Hòa bình Dmitri Mouratov, là phương tiện truyền thông độc lập gần như duy nhất còn trụ lại, cũng đứng trước nguy cơ phải đóng cửa.
Chiến tranh Ukraina khiến Giáo hội Chính Thống Giáo Nga tan vỡ
La Croix chạy tựa trang nhất : « Ukraina : Chính Thống Giáo tan vỡ ». Nhật báo Công Giáo đặc biệt chú ý đến việc toàn bộ các tổ chức thuộc Giáo hội Chính Thống Giáo tại Ukraina chống xâm lăng Nga, trong lúc tổng thống Nga dùng chiêu bài « bảo vệ Chính Thống Giáo để biện minh cho cuộc xâm lược ». Cuộc xâm lăng Ukraina của Nga có thể khiến Giáo hội Chính Thống Giáo Nga tại Ukraina quay sang chống lại bề trên tại Matxcơva là chủ đề chính của tờ báo. 
Bài xã luận « Chủ nghĩa dân tộc tôn giáo » của La Croix nhấn mạnh đến việc hai nước Ukraina và Nga chia sẻ một cội rễ Chính Thống Giáo chung, và tổng thống Nga đã lợi dụng quan hệ này, sử dụng niềm tin Thiên chúa giáo để khẳng định tính chính đáng của cuộc xâm lăng Ukraina. Quan điểm của tổng thống Putin được thượng phụ Chính Thống Giáo Matxcơva ủng hộ. Thượng phụ Kirill cũng được coi là người quản lý phần hồn của hàng triệu tín đồ Giáo hội Chính Thống Giáo tại Ukraina. Tuy nhiên, ngay sau khi cuộc chiến bùng nổ, đông đảo giáo phận Kiev, trực thuộc Giáo hội Matxcơva, đã lên án chiến tranh, phản đối quan điểm của thượng phụ Kirill.
La Croix dự báo khoảng 20% dân Ukraina, vốn tin tưởng vào tòa Thượng phụ Matxcơva, có thể sẽ rời bỏ giáo hội này, để đi theo Giáo hội Chính Thống của Ukraina. Cuộc xâm lược Nga đã góp phần củng cố Giáo hội Chính Thống Giáo Ukraina. Cuộc chiến tranh của tổng thống Putin không chỉ khiến Giáo hội Chính Thống Matxcơva mất Ukraina, mà mất luôn cả vị thế hàng đầu của giáo hội này trong thế giới Thiên Chúa Giáo.
Theo RFI
song  
#28 Đã gửi : 05/03/2022 lúc 07:05:42(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nga xâm lăng Ukraina : Đảo chánh Putin để ngăn bóng ma nguyên tử ?

UserPostedImage
Tên lửa liên lục địa ( ICBM) có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Nga tại lễ diễn binh kỷ niệm 71 năm chiến thắng phát xít trên Quảng trường Đỏ, Matxcơva, ngày 09/05/2016. AP - Alexander Zemlianichenko

Nguy cơ tận thế nguyên tử chưa bao giờ cao như thế, kể từ sau khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. Các tướng lãnh Nga cần hiểu họ có thể bị truy tố vì tội ác chiến tranh. Những tay chân phục tùng dưới trướng để tha hồ vơ vét, chứ không phải để ra trước tòa án La Haye. Phương Tây có thể âm thầm bảo đảm nếu họ lật đổ Putin, nước Nga sẽ có khởi đầu mới. Sa hoàng đỏ có thể lặng lẽ rút vào bóng tối.

Tất cả tuần báo Pháp ra số đặc biệt chuyên đề Ukraina
Tất cả các tuần báo uy tín kỳ này đều ra số đặc biệt dành gần như trọn số trang cho bài vở về sự kiện Nga xâm lược Ukraina. Trên mặt tiền các ki-ốt sách báo Paris nổi bật khuôn mặt trầm tư của tổng thống Ukraina, Volodymyr Zelensky. Ông xuất hiện trên trang bìa L’Express trong màu áo trận, nón sắt rằn ri đội đầu, và dòng tựa « Ai sẽ chận được Putin ? ». Cũng trong chiếc áo khoác « treilli », tay đặt lên ngực, mắt nhìn thẳng âu lo nhưng cương quyết, chân dung vị tổng thống trẻ nổi bật trên trang nhất Le Point bên cạnh tít lớn « Volodymyr Zelensky, anh hùng của tự do ». Đáng chú ý là tuần báo phá lệ, xuất bản ngay từ thứ Hai thay vì giữa tuần.
L’Obs chọn ảnh bìa là một phụ nữ bật khóc trước tòa nhà đổ nát, trước « Sự rung chuyển của thế giới ». Trang nhất The Economist đơn giản là hai mảng màu xanh và vàng - màu cờ của Ukraina - với những giòng máu đỏ đang nhỏ xuống ở giữa, nhấn mạnh « Sự kinh hoàng phía trước ». Paris Match đăng ảnh một bé trai Ukraina trong cảnh đổ nát, chạy tựa « Ukraina, tử đạo và anh hùng ». Chỉ có Courrier International dành trang nhất cho Putin, nhưng tượng trưng bằng một khuôn mặt đỏ rực hình cây nấm, theo sau là một vầng lửa nguyên tử, với dòng tít lớn « Không thể tưởng tượng ».
Vladimir Putin, kẻ thù số 1 của hòa bình thế giới
L’Express ghi nhận chỉ trong một ngày cuối tuần, Liên Hiệp Châu Âu (EU) bỗng thay đổi hẳn, lần lượt phá vỡ những cấm kỵ xưa nay. Châu Âu gởi vũ khí cho Ukraina với danh nghĩa tập thể, kể cả chiến đấu cơ ; đóng băng tài sản của Vladimir Putin và Serguei Lavrov, loại Nga khỏi hệ thống SWIFT, giới hạn hoạt động ngân hàng trung ương Nga. Đặc biệt Đức dám xếp xó dự án Nord Stream 2, viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraina, tăng mạnh ngân sách quốc phòng. Trước đây những lúc EU biết đoàn kết chủ yếu để bảo vệ thị trường chung, lần này EU bắt đầu chuyển đổi cả về địa chính trị lẫn quân sự.
Theo L’Obs, khi điều các chiến xa đến Ukraina, Vladimir Putin không chỉ muốn xâm lăng một quốc gia có chủ quyền, mà còn là tấn công vào nền dân chủ phôi thai ở Kiev - với cuộc Cách mạng màu cam năm 2004 và Cách mạng Maidan 2014 - vì lo sợ sẽ lây lan sang Nga. Ông ta đã lộ mặt, công khai chứng tỏ với những người - ngây thơ hay đồng lõa - trong một thời gian quá dài từ chối công nhận sự thật : tổng thống Nga nay rõ ràng là kẻ thù số một của hòa bình thế giới.
Le Point trong bài « Những con chó ngoan của Putin » đả kích không chỉ một « Putin siêu quậy mặt bơm botox » đã đe dọa phương Tây bằng vũ khí nguyên tử. Đó còn là sai lầm chiến thuật khủng khiếp của Joe Biden, khi tuyên bố rằng lính Mỹ sẽ không hy sinh vì Ukraina trong bất cứ trường hợp nào. Đó là châu Âu nhu nhược, đã cố thương lượng cho đến giới hạn của sức chịu đựng. Bên cạnh đó là những người vận động hành lang ra sức bênh vực Putin, kể cả một số tên tuổi lớn.
Tờ báo đặt câu hỏi, vì sao kinh tế Nga đứng thứ 12 thế giới (sau Ý và Hàn Quốc), nhưng nếu tính theo GDP trên đầu người, thì đứng tận thứ 65 ? Tại sao ở đất nước rộng lớn nhất hành tinh, phong phú tài nguyên dầu khí, dự trữ ngoại hối khổng lồ, mà người dân lại nghèo đến vậy ? Bởi vì dưới sự trị vì của Vladimir Putin, được coi là một trong những người giàu nhất thế giới, nguồn lực đã bị ông ta và đồng bọn mafia thâu tóm. Những chú cún ngoan ngoãn của Putin cần nhớ rằng nghĩa vụ làm người là luôn phải đứng về phía các nạn nhân. Với một tội phạm chiến tranh như Putin ở ngay ngưỡng cửa, sẽ là thảm họa nếu châu Âu không nhanh chóng tự chủ về quốc phòng.
« Niet, thưa ông Putin »
Tương tự, trong bài « Thời kỳ man rợ đã quay lại », nhà bình luận Luc De Barochez lưu ý, từ khi hỏa tiễn Nga ập xuống các thành phố Ukraina, các nước dân chủ không còn có thể sống vô tư lự như trước. Vài ngày bom đạn rền vang đủ để hiểu rằng vận mệnh châu Âu liên đới với một Ukraina đang tử chiến. Trong thế giới của Putin, sức mạnh chính là bảo hiểm nhân thọ. Trong khi đó quân đội Pháp không thích ứng với chiến đấu cường độ cao, quân đội Đức bất lực. Từ sau chiến tranh lạnh, chi tiêu quốc phòng giảm 8% tại châu Âu, riêng Đức giảm đến 21%, còn Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ không ngừng tăng lên.
Cuộc tấn công vào Kiev năm 2022 nối dài sự kiện quân Hiệp ước Vacxava đè bẹp Mùa xuân Praha năm 1968, và Hồng quân dẹp tan cách mạng Hungary năm 1956. Với sự ủng hộ ngầm của Trung Quốc, sự thụ động của Ấn Độ, Putin biến nước Nga kiêu hãnh thành kẻ bị cả thế giới xa lánh, thành Nhà nước côn đồ nguyên tử, thành mối đe dọa cho dân chủ tự do. Nhân danh Châu Âu dân chủ, Ukraina anh hùng đã trả giá bằng máu.
Cũng nhắc lại sự kiện đưa xe tăng sang bóp nghẹt Mùa xuân Praha, bài xã luận « Niet, thưa ông Putin » của L’Express nhắc nhở, Gorbatchev sau đó nhìn nhận Liên Xô đã tự bóp nghẹt chính mình. Tờ báo viết : « Niet, thưa ông Putin », châu Âu không suy tàn. Tháng 2/2021, ông ngoại trưởng Lavrov của ông đã lăng nhục người đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu khi Josep Borrell thăm Matxcơva. Một năm sau, cũng ông Borrell ấy thông báo gởi 450 triệu euro vũ khí cho Ukraina.
« Niet, thưa ông Putin », Ukraina không phải là Nga. Phủ nhận lịch sử của một dân tộc, ông là nguyên nhân khiến họ càng củng cố bản sắc quốc gia, và nếu chiếm đóng Ukraina, ông sẽ sa vào vũng lầy. Từ Việt Nam đến Afghanistan, hiếm khi các nước lớn thắng cuộc trong chiến tranh bất đối xứng. « Niet, thưa ông Putin », ông không làm chúng tôi sợ hãi. Chỉ trong tháng Hai, ông đã đưa vũ khí nguyên tử ra hù dọa ba lần rồi. « Vâng, thưa ông Putin » sĩ quan KGB, sắp đến tuổi 70, ông là người thuộc về quá khứ. Ngày nay, ở Kiev hay Kharkov, người dân nói « niet » với ông bằng tiếng Nga, « ni » bằng tiếng Ukraina.
Volodymyr Zelensky, thời thế tạo anh hùng
Trong lá thư gởi độc giả, Le Point giải thích vì sao chọn tổng thống Ukraina làm chủ đề trung tâm. Nhà văn người Ukraina, Vassili Grossman đã mô tả một nhân vật trong truyện khi đến Stalingrad năm 1942, có cảm tưởng như « Lịch sử đã rời khỏi những trang sách để hòa lẫn vào đời sống thực ». Trong những ngày này, Lịch sử mang khuôn mặt Volodymyr Zelensky. Dù sắp tới như thế nào đi nữa, ông đã là một anh hùng, đại diện cho tinh thần kháng chiến của cả một dân tộc. Một chiến binh tranh đấu cho đất nước mình, nhưng còn cho dân chủ và tự do châu Âu.
L’Obs cũng coi Volodymyr Zelensky là « Anh hùng trong thảm kịch Ukraina ». Từ khi Nga xâm lược, sự can đảm đã có một khuôn mặt biểu tượng. Đó là một người đàn ông nhỏ nhắn có ánh mắt trong sáng, giọng nói khản đặc vì những đêm thức trắng, đã quyết định đương đầu với quân đội đứng thứ nhì thế giới. Mỗi một đêm Kiev chống chọi được với quân Nga là thêm một thành tích. Mặc chiếc áo thun đơn giản màu kaki, Zelensky có mặt khắp nơi, tả xung hữu đột không mệt mỏi.
Từ đầu cuộc xâm lăng, truyền thông Nga lan tràn tin giả là tổng thống Ukraina đã chạy trốn. Để trả lời, Volodymyr Zelensky hôm 25/02 đăng một video lên mạng xã hội, trong đó ông đứng tại con đường Bankova ở trung tâm Kiev cùng với ê-kíp của mình, nhấn mạnh tổng thống, thủ tướng đều có mặt cùng với quân dân bảo vệ đất nước. Video này có trên 15 triệu lượt xem. Trước đó, ông luôn bình tĩnh dù Nga dùng 200.000 quân bao vây, tránh tạo cớ cho địch gây hấn.
« Vova », tên gọi tắt của Volodymyr, sinh năm 1978 trong một gia đình Do Thái, cha là giáo sư tiến sĩ về kỹ thuật, mẹ là kỹ sư. Chương trình truyền hình của ông thành công vang dội, người tiền nhiệm Petro Porochenko từng là khán giả trung thành của người nghệ sĩ trẻ, ngay cả Vladimir Putin cũng có lần cười nghiêng ngả. Tháng 4/2019, Zelensky trở thành tổng thống gốc Do Thái đầu tiên trong lịch sử Ukraina với tỉ lệ lên đến 73%. Giờ đây cả thế giới hồi hộp theo dõi số phận của « Vova », tổng tư lệnh của một đất nước đang bị ngoại bang hùng mạnh xâu xé. Ông từ chối lời đề nghị trợ giúp ra đi của Mỹ, dù biết mình là mục tiêu số 1 trong « kill list » của Putin.
Vương triều khép kín của Sa hoàng đỏ
Ngược lại, Vladimir Putin được mô tả là một người tách biệt với thế giới, nghi ngờ tất cả mọi người - theo nhà báo Petra Prochazkova của nhật báo Denik N. ở Praha, chuyên gia uy tín về Liên Xô cũ. Courrier International trích dịch bài viết của ông với nhận định « Kremlin, một vương triều cô lập với triều thần là các tướng lãnh ».
Trong thập niên đầu cầm quyền, nhiều nhà báo, chính khách, doanh nhân, nghệ sĩ vẫn tiếp xúc được với Putin. Nhưng nay chỉ những quan chức chấp nhận xét nghiệm và cách ly 14 ngày mới có thể gặp ông. Từ hai năm qua, Vladimir Putin sống khép kín trong « lồng son » ở Novo-Ogaryovo, ngoại ô Matxcơva. Tổng thống Nga chỉ có một số rất ít người thân tín, mà báo chí Matxcơva gọi là « Bộ Chính trị của điện Kremlin ». Thủ tướng và các bộ trưởng chỉ có vai trò rất khiêm tốn.
Rất khó đoán định về Putin vì ông ta tránh tất cả mọi kênh truyền thông hiện đại, không sử dụng máy tính, không bao giờ đụng đến mạng xã hội. Điều này góp phần tách rời ông chủ điện Kremlin khỏi thực tế đời sống. Putin không thể đi xe điện ngầm một mình ở Matxcơva, không biết mua vé máy bay hay trả tiền hóa đơn điện. Ông cũng không thổ lộ gì với các cố vấn thân cận. Người ta chỉ biết Putin là một người vô cùng ích kỷ, thích ra những quyết định bất ngờ. Chừng như các tướng lãnh đã khẳng định với Putin là có thể gây chiến, Đại Nga đối mặt được với các trừng phạt. Nhưng L’Express đặt vấn đề, phải chăng « Lạm phát là kẻ thù quan trọng nhất của Putin ? ».
Triết gia Bernard Henri-Lévy so sánh trên L’Obs, một bên là Vladimir Putin kiêu ngạo, tay chơi xấu tính, bạo chúa Néron sẵn sàng nổi lửa đốt thành La Mã. Đối diện với ông ta là Volodymyr Zelensky, hiên ngang trước thử thách không khác Churchill trong thời kỳ Luân Đôn bị Đức quốc xã oanh tạc. Một chỉ huy trưởng, một nguyên thủ xứng tầm, mà Putin cứ ngỡ sẽ dễ dàng xơi tái. Zelensky là hình ảnh khác của một châu Âu thông minh, hài hước, từ chối bị lãng quên. Hai bên đang giao chiến trong trận đấu một mất một còn, giữa văn minh và man rợ.
Putin đã thua cuộc chiến Ukraina
Trên L’Express, nhà sử học Yuval Noah Harari giải thích « Vì sao Putin đã thua trong cuộc chiến ở Ukraina ». Chưa đầy một tuần sau khi khởi chiến, chừng như ông ta bắt đầu một thất bại lịch sử. Giấc mơ của Vladimir Putin xây dựng đế quốc Nga, luôn dựa trên một sự dối trá rằng Ukraina không thực sự là một quốc gia, người Ukraina không phải là một dân tộc, rằng dân chúng Kiev, Kharkov, Lviv…khao khát được sống dưới sự lãnh đạo của Matxcơva. Thật đáng xấu hổ, vì Ukraina là một đất nước có trên 1.000 năm lịch sử, Kiev đã là một đại đô thị khi Matxcơva thậm chí chưa phải là một ngôi làng. Nhưng nhà độc tài Nga lặp lại lời nói dối này nhiều đến nỗi rốt cuộc chính ông ta cũng tin.
Khi vạch ra kế hoạch xâm lăng, Vladimir Putin biết rằng về quân sự Nga là người khổng lồ so với Ukraina, NATO sẽ không gởi quân cứu giúp, sự lệ thuộc vào khí đốt Nga khiến phương Tây không dám trừng phạt mạnh. Putin muốn tấn công mạnh mẽ, thần tốc, dựng lên một chính phủ tay sai và sau đó mặc kệ cho trừng phạt. Tuy nhiên có một yếu tố quan trọng : đánh chiếm một nước dễ hơn là cai trị lâu dài nước đó.
Mỗi một ngày trôi qua, lại càng thấy rõ là ông ta sẽ chuốc lấy thất bại. Người dân Ukraina chống cự quyết liệt, khiến toàn thế giới ngưỡng mộ. Mỗi một xe tăng Nga bị phá hủy, một lính Nga bị tiêu diệt càng làm củng cố quyết tâm chiến đấu, và mỗi một người Ukraina thiệt mạng càng làm thù ghét quân xâm lược. Đối với một dân tộc bị áp bức, hận thù chồng chất trong tâm khảm nuôi dưỡng sự kháng cự qua nhiều thế hệ. Không phải cái tên Mikhail Gorbatchev sẽ được viết lên giấy khai tử của đế quốc Nga, mà là tên Vladimir Putin. Khi Gorbatchev ra đi, người Nga và Ukraina coi nhau như anh em, nay Putin biến hai dân tộc thành kẻ thù.
Mỗi một ngày trôi qua, lại thêm những câu chuyện mới sẽ được kể lại, không chỉ trong những ngày u ám hiện tại mà trong nhiều thập niên, nhiều thế hệ tới. Chuyện về một tổng thống từ chối lời đề nghị di tản của Mỹ « Chúng tôi không cần taxi mà chỉ cần đạn dược », chuyện những người dân cố chận xe tăng Nga…Những câu chuyện Ukraina làm tăng thêm can đảm cho các chính phủ Âu Mỹ. Nếu dân Ukraina dám chận thiết giáp Nga bằng tay không, thì Đức cũng dám giao cho họ vũ khí chống tăng, Mỹ dám loại Nga khỏi hệ thống SWIFT…
Bóng ma nguyên tử hiện về từ địa ngục
L’Obs nói về « Bóng ma chiến tranh nguyên tử ». Điều cấm kỵ tối hậu sau Hiroshima và Nagasaki, lại như quỷ sứ hiện ra từ địa ngục. Có thể nào ông chủ điện Kremlin không chỉ đem kho vũ khí 6.000 đầu đạn hạt nhân ra dọa, mà còn dám sử dụng ?
Vladimir Putin từ lâu đã chuẩn bị cho việc xưng hùng xưng bá. Hơn mười năm qua, ông ta đổ số tiền lớn vào việc hiện đại hóa quân đội, theo bộ trưởng Quốc Phòng Nga thì đã hoàn thành được 90%. Hôm trình làng hỏa tiễn siêu thanh, Putin đắc chí « Bây giờ phương Tây phải lắng nghe tôi ». Nga còn duy trì dọc theo các biên giới với phương Tây hàng ngàn hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử chiến thuật, có nghĩa là nhằm sử dụng trên chiến địa.
Nguy cơ tận thế nguyên tử chưa bao giờ cao như thế, kể từ sau khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. Ngày nay, xung đột hạt nhân có thể nổ ra theo nhiều cách, chẳng hạn báo động nhầm, hay NATO bắn nhầm một phi cơ Nga như vụ lực lượng thân Nga ở Donbass bắn rơi một máy bay dân sự năm 2014. Khả năng khác là Putin muốn làm một cú dứt điểm, hay dằn mặt Thụy Điển, Phần Lan trước khi hai nước này vào được NATO, hoặc trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ vì đã cấm tàu Nga vào Hắc Hải.
Tấn công vào các cơ sở hạt nhân Ukraina, Putin gây hoảng loạn
L’Express nói thêm, để gây hoảng sợ, Kremlin không chỉ đe dọa mà còn nhắm vào các địa điểm nguyên tử dân sự của Ukraina. Không phải là tình cờ khi hôm 24/02 Nga tấn công khu vực Tchernobyl, khiến hàng ngàn người châu Âu vội vã chạy đến nhà thuốc mua i-ốt, cách duy nhất để hạn chế tác động phóng xạ.
Hôm thứ Năm 03/03, vài giờ sau khi nói chuyện với tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Vladimir Putin cho quân Nga đánh vào Zaporijjia, nhà máy điện nguyên tử lớn nhất châu Âu, gây hỏa hoạn khiến suốt đêm mọi người như ngồi trên đống lửa. Hiện vẫn chưa thể biết được đây là chiến lược địa chính trị của Putin hay là… bệnh lý tâm thần.
Theo nhà nghiên cứu Benjamin Hautecouverture, Vladimir Putin không thể một mình « nhấn nút đỏ », mà phải có sự phối hợp với bộ trưởng Quốc Phòng và tổng tham mưu trưởng quân đội. Có điều bộ trưởng Serguei Shoigu nổi tiếng diều hâu và thân cận với tổng thống. Một điểm đáng chú ý nữa là chủ trương về nguyên tử của Nga đã được chỉnh sửa năm 2020, trong số lý do để dùng đến vũ khí hạt nhân là « sự tồn vong của Nhà nước đứng trước nguy hiểm ». Nhưng hiện chẳng ai đe dọa Nhà nước Nga, trừ phi Putin coi « Nhà nước chính là ông ta ».
Một cuộc đảo chánh cung đình ?
Cựu vô địch cờ vua Garry Kasparov khi trả lời phỏng vấn Paris Match nhận định, Vladimir Putin không hề nghĩ châu Âu đoàn kết chống lại ông ta, và đánh giá thấp quyết tâm của quân dân Ukraina, cứ ngỡ Zelensky sẽ sợ hãi chạy trốn. Putin định chiếm Kiev chớp nhoáng, ông ta không chuẩn bị cho một cuộc chiến trường kỳ.
Nhà đối lập khuyến cáo, cần trục xuất Nga ra khỏi các tổ chức quốc tế, triệu hồi các đại sứ, giảm trao đổi ngoại giao, biến Vladimir Putin thành kẻ bị khắp thế giới tẩy chay. Và nhất là khiến chế độ của ông ta phải phá sản. Loại khỏi SWIFT, trừng phạt các ngân hàng hay những tập đoàn như Gazprom…Putin hiện có rất nhiều tiền, nhưng chiến tranh rất tốn kém, không thể kéo dài với nhịp độ này. Bên cạnh đó là tịch biên tài sản của các tài phiệt thân Putin ở nước ngoài, hủy visa những bạn bè ông ta đang sống ở ngoại quốc - chỉ cần chọn vài ba người làm gương.
The Ecomist cũng cho rằng nếu Vladimir Putin gây ra biển máu, phương Tây có thể cấm vận dầu khí, viện trợ cho Ukraina nhiều vũ khí tối tân hơn. Về phía Nga, các tướng lãnh cần hiểu họ có thể bị truy tố vì tội ác chiến tranh – bằng chứng có đầy dẫy trong vô số điện thoại di động. Những tay chân phục tùng dưới trướng Putin để tha hồ vơ vét chứ không phải để ra trước tòa án La Haye.
Phương Tây có thể âm thầm bảo đảm nếu họ lật đổ Putin, nước Nga sẽ có khởi đầu mới. Sa hoàng đỏ có thể lặng lẽ rút vào bóng tối. Một cuộc đảo chánh trong hoàng cung sẽ tránh được thảm trạng kinh tế sụp đổ, lính Nga tử trận ngày càng nhiều, những người anh em Ukraina bị thảm sát vì tham vọng của một cá nhân duy nhất. Trong cuộc chiến phi nghĩa do Putin gây ra, cả ông ta lẫn nước Nga đều không thể chiến thắng.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (5)
2 Trang<12
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.345 giây.