logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 27/03/2022 lúc 01:00:52(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hình minh hoạ: Các chiến binh từ Anh với biệt danh "Scouser", "Jacks" và "Ben Grant" chụp hình khi họ sẵn sàng vào khu vực chiến tuyến ở miền đông Ukraine chống lại quân Nga hôm 5/3/2022
Reuters

Sau khi dành 13 giờ hành quân vào phần đất quân Nga vừa chiếm, để tìm thi thể của một người lính Gruzia đã thiệt mạng gần Irpin, Ukraine, cựu binh Lục quân Hoa Kỳ Hiếu Lê biết phần tham gia vào cuộc chiến này của anh cũng đã kết thúc.
Đó cũng là sứ mạng cuối cùng của Hiếu Lê. Anh đã xin ra khỏi quân đoàn tình nguyện quốc tế của Ukraine. “Nhóm những chiến binh cạnh tôi của tôi rất ủng hộ vì họ thấy tôi bị ảnh hưởng sâu sắc như thế nào khi hành trình mang thi thể của chiến binh ấy về”, Hiếu Lê tâm sự với tờ Task & Purpose. “Về mặt thể chất, tôi cảm thấy ổn, nhưng tôi cảm thấy mình như có những vết thương vô hình trong tâm hồn”, Hiếu nói.
Anh Hiếu từng là lính thiết giáp M1 từ năm 2010 đến năm 2017, trong thời gian tại ngũ, anh được triển khai đến Afghanistan trong năm 2012. Trước đó, khi được báo Task & Purpose phỏng vấn về việc sống sót sau một cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình của Nga vào căn cứ huấn luyện của mình, anh yêu cầu không nhắc tên mình, nhưng sau đó, Hiếu Lê đã thay đổi ý định, và cung cấp cả hình ảnh.
Vào một ngày thứ hai, 21 tháng ba, Hiếu Lê được đưa đến miền Tây Ukraine cùng với các đồng đội bị thương và các tình nguyện viên quốc tế cũng xin rời khởi vị trí tình nguyện như anh. Hiếu rời khỏi một cuộc chiến mà anh ấy chỉ mới tham gia gần hai tuần trước. “Tôi thực sự cảm thấy xấu hổ khi phải rời đi sớm như vậy khi chỉ vừa đến nơi, nhưng bạn đã bao giờ thấy điều gì khủng khiếp và đau lòng đến mức mà bạn không nào thể tiếp tục được chưa? Đối với tôi, điều để giải thích là như vậy”, Hiếu nói.
Sự ra đi của Hiếu Lê đúng vào lúc đang có những cải cách trong quân đoàn quốc tế, vốn được thành lập nhằm cho phép người nước ngoài chiến đấu cùng chiến tuyến với Ukraine, chống lại quân Nga. Nhưng phóng viên Andrew Milburn của Task & Purpose có được nguồn tin riêng cho biết rằng Ukraine đã loại bớt những thành viên ghi danh tình nguyện, nhưng lại chưa trải qua thực chiến và cũng không có khả năng ra mặt trận.
Hiện quân đội Ukraine đang tính toán lại về cách tuyển dụng người nước ngoài, ưu tiên cho các cựu chiến binh được đào tạo chuyên sâu, chẳng hạn như lính bắn tỉa, một sĩ quan Ukraine nói với Task & Purpose, với điều kiện giấu tên.
UserPostedImage
Anh Hiếu Lê tại Ukraine. Hình: Facebook Hieu Le

Rõ ràng là quá trình kiểm tra đối với quân đoàn quốc tế còn vội vã. Hiếu Lê cho biết anh đã nổi giận với những tình nguyện viên nói dối về khả năng chiến trường và cấp bậc của mình, chẳng hạn như từng là nhân viên điều phối chiến dịch đặc biệt, nhưng họ thiếu tính kỷ luật hoặc không có chút tính chuyên nghiệp nào.
Anh Hiếu viết trên Facebook: “Những người như vậy cả ngày xài các chất kích thích, không ai biết được những loại ma túy mà họ đã buôn lậu vào vùng chiến sự. Về cơ bản họ làm bất cứ điều gì họ muốn và các sĩ quan quân đội Ukraine đành ngó lơ hoặc bất lực để ngăn chặn điều đó”.
Hiếu Lê đến Ukraine hồi đầu tháng ba, với ước muốn được sống như lý tưởng của mình bằng cách giúp một tay cho những người Ukraine. Thế rồi trong nhiệm vụ đi lấy lại thi thể của đồng đội đã ngã xuống là trải nghiệm quân sự khó khăn nhất, mà anh đối mặt. Sau đó, anh viết trên Facebook: “Chính nhiệm vụ đó đã làm tôi sụp đổ”.
Nhóm của Hiếu Lê đã vác đầy mìn chống tăng và tên lửa chống thiết giáp, đi bộ một chặng đường dài 8 km để đến vị trí chiến đấu cuối cùng của người lính Gruzia, Hiếu kể lại trên Facebook. Trên đường đi, họ gặp phải những người có vẻ là lính Nga. Và những lính Nga này có vẻ không muốn chiến đấu, họ hô to 'Vinh quang cho Ukraine' để ra hiệu. Vì vậy hai bên đã vượt qua nhau mà không xảy ra sự cố nào.
Họ tìm thấy thi thể người lính và Hiếu Lê đã viết tên, số hộ chiếu và ngày chết của người đàn ông này lên một mảnh bìa cứng, rồi đặt cùng với thi thể. Sau đó, họ phải kéo thi thể trở lại theo các tuyến đường không có quân Nga.
Hiếu Lê viết trên Facebook. “Máu của anh ấy dính trên đồng phục của tôi, trong khi giữa chúng tôi là lặng thinh, nhưng cảm giác không thể giải thích được. Khi chúng tôi lên đồi đến đầu cầu, xe cứu thương gặp chúng tôi và chúng tôi cho anh ta vào một chiếc túi đựng xác, và đứng và chào chiếc xe cứu thương khi nó đi khuất”. Hiếu Lê nói, khi nhiệm vụ kết thúc, anh khóc suốt 10 phút mới lấy lại bình tĩnh. Và anh nhận ra rằng phần tham dự của của mình ở Ukraine cũng đã kết thúc.
“Trong thời gian ở Ukraine, tôi đã sống sót qua các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình, pháo kích liên tục, di chuyển qua lãnh thổ thù địch, lạnh đến thấu xương, bệnh tật, đói và nỗi thống khổ khi nhìn thấy chết chóc của chiến tranh”, Hiếu Lê viết trên Facebook, “Tôi mệt mỏi tận xương. Tôi không chắc mình sẽ còn ở lại Ukraine bao lâu nữa, nhưng tôi cảm thấy rằng mình đã làm đủ vai trò của mình, và hài lòng vì điều đó”.
Ngày 22 tháng ba, Anh Hiếu Lê chính thức rời quân đoàn tình nguyện và đi về qua ngõ Ba Lan.

Blogger Tuấn Khanh (Phỏng dịch theo bài phóng sự của Jeff Schogol trên Task & Purpose)
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.051 giây.