logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 27/03/2022 lúc 06:07:29(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Khoai to vồng thì tốt củ
Đậu ba lá thì vừa ăn
...
Gái muộn chồng thì thậm khổ 
Trai muộn vợ cũng thậm khổ
Mây trên trời thì kéo xuống
Gió ngoài biển thì thổi vô
...
Hòa nghe, tức ấm ức trong lòng. Nhất là khi anh chàng sửa câu hò, nhái giọng Hòa: O muộn chồng thì thậm khộ, Tui muộn vợ cụng thậm khộ. Hòa chỉ còn biết vùng vằng rời khỏi phòng ti– vi, dù đang háo hức chờ xem phim Sabrina, có Audrey Hepburn thủ vai chính, cô đào khả ái Hòa đã say mê bao lâu nay. Chắc tại Hòa có tật giật mình. “Hắn” có hề kêu tên Hòa đâu. Ủa, đích danh chớ sao không, cả trường nội trú của Trung Tâm Đức Ngữ mấy chục người Việt, chỉ có mấy chị em Hòa được gọi là gia đình Huê kỳ thôi mà. Mấy chị của Hòa có bồ, giờ này rút hết về phòng, viết thư tình. Tự nhiên, Hòa đâm mủi lòng. Có đứa em gái út ít, mấy chị đành đoạn, để mình cô đơn nơi phòng ti– vi, bị người ta chọc ghẹo như vầy. Hồi giờ, chị Thục lúc nào cũng nhanh gọn lẹ vãn hồi trật tự, mỗi khi nhận thấy ý đồ “xâm lược” của ngoại nhân. Cỡ nào chị cũng chém đẹp. Mà bây giờ, chị bận ngồi nơi cửa sổ mơ mộng, nghĩ tới người dưng khác họ đâu đâu.
 
Nhớ tuần trước, có lớp mới vào. Cứ mỗi ba tháng, lớp Đức ngữ trung cấp 2 ra trường, đồng thời nhóm mới vào lớp sơ cấp 1. Hòa vào trường được 4 tháng, đang ở lớp sơ cấp 2. Mấy chị em Hòa thành đàn chị, dẫn dắt những người mới đến. Công việc chẳng có chi oai phong lẫm liệt. Chị Thục đã xí ngay chân postman cho cả trường. Tại chị viết thư, nhận thư số lượng thuộc hàng... buôn sỉ. Chị lại có tài nhận mặt chữ. Thấy chữ của người gởi một lần, lần sau chị không cần nhìn tên, vẫn trao thư trúng phóc người nhận. Hai chị lớn, hướng dẫn người mới những việc trí thức cao cấp hơn, như nhận sách, làm thẻ thư viện. Phần Hòa, được giao trọng trách chỉ cho “tân binh” nhà bếp ở đâu, chia mỗi người một ngăn tủ, tùy nghi sử dụng. Khi nhận danh sách do bà thư ký trường đưa, Hòa cẩn thận viết tên rồi dán lên những ngăn tủ. Chiều đó, Hòa trổ tài nấu cà– ri cho cả nhà, mua nguyên con gà đàng hoàng, đầu tháng nên có đại yến. Giữa tháng, mấy chị em chỉ chuyên ăn lưng–  cánh–  cổ–  gà hầm rau thập cẩm. Hòa đang chăm chú vớt váng mỡ gà, “hắn” đứng bên cạnh hồi nào không hay:
 
– Cô gì ơi, làm ơn chỉ cho tôi tủ của tôi ở đâu?
 
Giật mình, Hòa quay qua:
 
– Ủa, mắc chi phải chỉ. Bà Becker đưa danh sách, theo đó, dán tên mấy người trên cánh cửa tủ. Tên ai ở tủ nào, xài tủ đó.
 
– Cô gì ơi, cô có ghi, nhưng cô ác quá, viết chữ nhỏ xíu. Tôi đâu đọc được. Mắt kính cận của tôi bị bể, chưa biết bao giờ mới có kính mới.
 
Hòa thấy hơi bực bực, đã làm ơn cho văn phòng, mà bị người khác kêu ác nữa.
 
– Mặc kệ. Mà ... không phải tên “gì” đâu nghe.
 
– Tôi nào dám hỏi tên cô, sợ đường đột quá. Trông cô hiền hòa, tôi nghĩ tên Hòa hợp với cô. Tôi gọi cô là Hòa nhé.
 
Hắn kéo dài chữ nhé. Hòa mím môi. Người gì mà xạo quá trời.
 
– Hòa ơi, nhờ Hòa dắt tôi tới chỗ tủ của tôi nhé. Thấy người hoạn nạn thì thương đi mà.
 
Hòa cảm thấy rân ran cả mặt. Mấy “cha” Bắc kỳ mồm mép dữ lắm. Hòa dằn mạnh cái vá trong nồi. Tắt bếp, ngúng nguẩy rời nhà bếp. Tiếng “cha” Bắc kỳ cười đuổi theo:
 
– Còn tôi hả, thấy người đẹp đẹp lại càng thương hơn.
 
Hòa đi gần như chạy về phòng, tức nghẹn cổ. Hòa sẽ méc chị Thục, để chị trị hắn một trận. Mấy chị em hắn mới tới mà nổi lắm. Mấy bà chị lớn của hắn hạp tính ngay với mấy bà chị Hòa. Gia đình hắn đề nghị nhà trường tổ chức du ngoạn, bữa tiệc bỏ túi để người cũ, người mới làm quen với nhau. Hòa tức mình ghê, sáng kiến gì của nhà hắn, cũng được cả trường hưởng ứng. Kể ra, từ ngày lớp hắn đến, trường bỗng dưng nhộn hẳn lên. Trời sắp vào hè, nhiều ngày nắng đẹp rực rỡ, hắn chắc bị hói đầu, tứ mùa ra đường đội mũ. Chị Thục nói, hắn đội mũ bê– rê coi hay hay, ngồ ngộ. Thấy hắn, cứ nghĩ tới mấy anh chàng nghệ sĩ Tây, đứng ở khu chợ Montmartre Paris vẽ tranh. Hòa trề môi, xì, tây gì, tây đui, tui đây hả, hổng giống ai.
 
Nhà hắn tình cờ hay ăn cơm trùng giờ với nhà Hòa. Một hôm, bà chị lớn của hắn vui vẻ mang qua mời mấy chị em Hòa dĩa lòng phá lấu, đầy đủ hương vị. Nghe đâu phải quen biết với hàng thịt, chớ thời đó người ta không bán lòng heo. Mấy chị em Hòa chia nhau, thòm thèm, xuýt xoa, lòng phá lấu ngon vô hậu. Chị Thục tủm tỉm:
 
– Rứa là họ muốn lấy lòng gia đình mình. Bữa nào mình phải đáp lễ chớ.
 
Hôm sau, phiên chị Thục nấu cơm, chị đãi món tráng miệng, dâu tươi ăn với kem sữa. Chị mang một tô dâu đỏ thắm, nổi bật trong kem sữa trắng ngà, xăm xăm qua bàn bên kia:
 
– Mấy chị em Huê kỳ xin biếu dâu cả nhà ăn lấy thảo.
 
Hòa nóng cháy cả tai khi nghe tiếng mấy chị em cười cám ơn. Giọng hắn như reo:
 
– Cám ơn chị Thục đã thấu lòng em. Gia đình em, nhất là em, thích dâu lắm.
 
Hắn còn nhấn mạnh mấy chữ chị, em. Xì, bẻ sừng làm nghé, hắn hơn tuổi chị Thục chớ bộ. Thường, hắn gọi chị Thục bằng tên, xưng tôi, mà bữa nay, cố ý gọi chị, để xin được làm em chớ gì.
 
Ăn cơm xong, Hòa lo dọn dẹp, làm nhiệm vụ “lái dĩa bay”. Tình cờ, hắn cũng đứng rửa chén bên cạnh. Hắn hát, chắc tưởng mình là giọng chính của ban hợp ca Thăng Long… Chốn đây ngàn phương, có ba giòng sông cuốn xuôi biển Đông nhắc câu chờ mong ...
 
– Hòa ơi, anh thích Hội Trùng Dương dễ sợ. Mà anh mê nhất Tiếng Sông Hương.
 
Hòa không trả lời, chỉ nghĩ thầm, ai thích nhạc chi thì thích, chớ mắc mớ chi tới ai. Ủa, khi không sao xưng anh với mình tỉnh bơ vậy. Hòa cúi xuống chăm chú rửa chén. Chén bát hôm nay sao mà nhiều, rửa hoài không hết. Đứng đây một hồi, không biết còn nghe tâm sự chi nữa đây. Khi không, đầu óc Hòa cứ nghĩ tới mấy câu hát Vẩn vơ nắng quái vương trên phù sa... ngày qua trai gái sống chung một miền.... Úp nồi lên rổ, Hòa chợt nhận ra, chị Thục nấu nướng chi gọn gàng vầy hè, mới rửa quẹt quẹt mấy cái, xong xuôi hết rồi. Hòa muốn liếc qua, coi thử ai đã rửa xong chén chưa, mà không dám. Hòa nấn ná, sửa sửa mấy cái muỗng cho ngay ngắn. Nếu bây giờ ai hỏi Hòa thích bài nào trong trường ca thì Hòa sẽ khen, bài Tiếng Sông Hồng cũng hay mê ly, thiệt đó. Chẳng nghe ai hỏi, Hòa rón rén rời nhà bếp. Không biết ai có nhìn theo chăng, Hòa tưởng như lời hát Ai là qua là thôn vắng nghe sầu như mùa mưa nắng của ai quấn quít chân mình.
 
Giao tình của hai gia đình càng ngày càng thắm thiết. Hỏi ra, mới biết anh của anh cũng đi du học cùng năm với anh cả của Hòa. Bố của anh cũng trải qua gần 10 năm ở trại cải tại như Ba Hòa. Những buổi gặp gỡ bạn bè người Việt, không phải chỉ anh và Hòa đồng thanh tương ứng, mà các anh chị em của hai bên cũng đồng khí tương cầu. Góc này em trai anh đang đệm đàn, hai đứa em Hòa đang vui hát Hãy ngồi xuống đây vai kề sát vai... Góc kia, mấy chị đang nhớ đến những bài thơ tình làm mấy chị ngẩn ngơ gần thập niên trước, bây giờ nhắc lại vẫn cứ bâng khuâng nhè nhẹ hỏi long, Mình nhớ ai mà buồn chi lạ! Ô! dễ hiểu quá, nghĩ ngợi chi xa xôi, rắc rối, môn đăng hộ đối là như vậy. Anh nghiêng qua, ngọt ngào rót vào tai Hòa... Thương em từ thuở Mạ về là về với Ba... Hòa cảm nhận niềm hạnh phúc thật cụ thể, rõ ràng như cảnh êm đềm thân yêu trước mặt. Hạnh phúc bàng bạc, chan hòa trong không khí hai đứa đang thở.
 
Hôm lễ đính hôn của chị Thục, hai đứa tính toán lung lắm, coi đóng góp món chi để chung vui. Cuối cùng anh đề nghị làm món bánh tôm. Khoai lang xắt sợi nhé, tôm lựa loại vừa vừa, vỏ mềm. Pha bột, cho khoai dính vào nhau, như cái tổ chim, xong đặt hai con tôm lên, chụm đầu nhau, như đôi uyên ương hay như đôi sam đấy. Chiên lên, dòn rụm. Cuốn lá rau xà lách, kèm vài lá tía tô, húng quế, chấm nước mắm chanh ớt. Nghe anh diễn tả, món bánh ngon tới trời. Anh nhẩn nha bằng giọng Bắc, người ta gọi là Bắc di cư. Thật ra, chỉ có Bố Mẹ và chị cả của anh di cư. Chớ phần anh, vẫn luôn mơ ngày tận mắt thấy nơi quê mẹ của mình. Khi bắt tay vô việc mới thấy... đời không là mơ. Chẳng hiểu sao, con tôm đầu đi đằng đầu, đuôi đi đằng đuôi. Khoai lang thấy không giống tổ chim, mà bẹt nhẹt chẳng ra hình dáng gì. Hai đứa quýnh quáng, nhà bếp như bãi chiến trường:
 
– Anh làm món ni mấy lần rồi?
 
Anh cười tẽn tò:
 
– Anh ăn nhiều lần, làm, chỉ nghe kể thôi, chớ chưa làm lần nào. Quả thật, ngôn dị hành nan.
 
Hòa chép miệng:
 
– Ai chẳng biết nói dễ làm khó. Ở đó còn xổ nho, xổ táo. Chừ như ri làm răng mà dọn?
 
Hôm ấy, món trứ danh của hai đứa vẫn phải đem trình làng. Thằng Duy kiện tụng:
 
– Anh chị làm món chi lạ ghê, em gắp ba lần, tổng cọng được 3 cái đầu tôm, bự xà lự.
 
Thằng Tuân bỏ nhỏ:
 
– Mấy miếng có tôm thứ thiệt dọn ở phía người lớn, còn góc tụi mình toàn là sứt cùi, gãy gọng. Mi còn hên lắm đó. Tao gắp phải miếng đen thùi lui, chỉ có râu tôm thôi.


 
Anh cười cầu tài với hai thằng em cưng của Hòa:
– Ở nhà vườn, phải ăn cau sâu. Chịu khó vậy. Mai anh dẫn ra phố, đãi ăn phủ phê. Mỗi đứa nửa con gà nướng hẳn hoi đấy nhé.
 
Tiệc cưới chị Thục, đông vui quá trời. Bạn từ hồi học Đức ngữ, bạn ở trường trung học. Bận rộn bao nhiêu khách khứa, Hòa chưa có thì giờ nghĩ vẩn vơ. Sau đám cưới, hai chị em về lại trường nội trú, đi học như trước. Những chiều trời đẹp, hai chị em ra sân chơi vũ cầu. Thỉnh thoảng, bạn bè rủ nhau đi rạp xi– nê làng coi những phim xưa lắc, xưa lơ như Cuốn Theo Chiều Gió, Vĩnh Biệt Tình Em. Nhưng buổi tối, chị Thục thức khuya hơn, không phải học bài, mà viết thư cho chàng. Đó, chị bây giờ “xuất giá tòng phu”, chị đang xa dần, Hòa tấm tức khóc. Hai chị em sát tuổi nhau, thân nhau lắm. Hòa vừa buồn, vừa hờn chị Thục. Khi không, chị đi theo người khác, rồi đâm ra “lạt lẽo” với Hòa. Càng nghĩ, nước mắt, nước mũi chan hòa, chị Thục mằn mằn tóc Hòa:
 
– Cái con ni, khóc chi vô duyên ộn.
 
– Chớ chị bây giờ theo người khác rồi rồi... bỏ em. Hòa nấc lên.
 
Tiếng chị Thục cười nhỏ:
 
– Hòa ơi, coi nì, hai chị em mình vẫn ở cùng phòng cho đến khi thi tú tài luôn. Có chi khác đâu.
 
– Thi xong, chị về nhà họ chớ bộ. Chỉ có em về Ba Mạ. Thôi, mai mốt em không lấy chồng.
 
– Ừ, ai bắt mi lấy chồng. Mi lấy Trung thôi. Mà mai mốt thì chưa được. Một năm Ba Mạ chỉ gả một đám thôi.
 
Chị Thục chọc Hòa để đánh trống lảng. Hòa mắc cỡ quá chừng, may, đang quay mặt vô vách tường, chớ chị Thục thấy mặt, chắc ốt dột lắm. Hoà thương anh lắm, không kể sao cho hết. Mà nghĩ đến ngày nào đó, mình thành “con người ta”, rồi xa Ba Mạ, Hòa thấy buồn quá chừng quá đỗi. Hồi nhỏ, hai chị em đã bí mật hẹn nhau, ở với Ba Mạ suốt đời. Vậy mà, bây giờ chị Thục đã quên “lời thề xưa”.
 
*
 
Rồi hai đứa xe tơ kết tóc. Giữa tiệc cưới, chú rể tung ra lời đề nghị bất ngờ: tất cả những chàng nào từng ngắm nghé cô dâu, hôm nay, dịp may cuối cùng, lên trình diện. Nếu cô dâu nghĩ lại, vẫn còn có thể sắp xếp được. Vậy là các chàng ào ào kéo nhau lên sân khấu. Mấy anh bạn của mấy chị còn diễu, tay ẵm con nhỏ, tay dắt con lớn, láo nháo dành chỗ.  Anh hỏi, tha thiết:
 
– Sao? Em thấy sao?
 
Ngày trọng đại như vầy, mà anh còn chọc giỡn nữa. Hòa cúi đầu, không nói, nhưng chắc anh nghe được những ý nghĩ của Hòa. Nghĩ lui, nghĩ tới, ngó bốn phương, tám hướng chi cũng chỉ thấy, chỉ “chộ” mình anh thôi. Anh nghiêm chỉnh:
 
– Cám ơn các bạn rất can đảm, thành thật tỏ lộ lòng ưu ái với cô dâu. Nhưng rất tiếc, cô dâu, vợ tôi, – Anh kéo Hòa sát vào anh–  chỉ chọn tôi mà thôi.
 
Ba đứa con cách đều nhau hai tuổi, cùng ra đời vào tháng Năm, tháng đẹp nhất của đất trời nơi đây. Hai vợ chồng cùng làm việc nơi cơ quan trực thuộc chính quyền địa phương. Công việc xem như ổn định, hai vợ chồng tính đến chuyện mua nhà. Hòa tỏ ý thích ông bà Ngoại ở chung với mấy cháu. Anh đồng ý ngay:
 
– Mình tìm nhà nào lớn, có đất, để Ba Mạ làm vườn. Liệu cơm, gắp mắm. Tất nhiên, mình phải tìm nhà cũ mới kham nổi. Nhưng chả sao. Nhà đông anh em, lại nhiều bạn bè, cứ xúm lại, mỗi người một tay.
 
Hai vợ chồng tìm được ngôi nhà ở ngoại ô, khá cũ, nhưng rộng rãi, còn đủ chỗ cho hai cậu em của Hòa nữa. Đám con sống gần ông bà Ngoại, nên nói giọng Huế, xem ra còn bún bò, bánh nậm hơn cả mẹ. Hai đứa con gái, đứa nào cũng là con gái rượu của anh. Thằng cu út, anh gọi là cù lũ. “Em biết không? chơi xì phé, cù lũ là nước bài anh thích nhất, đối với anh tuyệt nhất”. Mấy bố con nói chuyện với nhau, nghe đám con ríu rít: “Bộ ơi, Bộ ơi”, sao du dương êm đềm trong tai Hoà, réo rắt mãi hoài như bài tình ca muôn thuở.
 
Anh hay bảo Hòa rủ các anh chị em về tụ họp cho Ba Mạ vui. Anh để ý những sở thích từng người. Nghe gia đình anh Khánh sẽ về, anh ghé chợ, mua phô mai loại Alte Kaase, ít nho loại Red Globe, thể nào anh Khánh cũng đem chai rượu đỏ, mấy anh em nhâm nhi với nhau. Nghe gia đình chị Thục sắp đến, biết tính chị thích hoa lá cành, anh chiết sẵn bụi dạ điệp cho chị, cắt mấy cành Forsythia đem chưng phòng khách, cười cười:
 
– Hoa sao xuân của chị Thục đấy.
 
Tự sáng sớm, Hòa không một phút nghỉ ngơi. Dù cả nhà cùng nhau, mỗi người một tay nhưng Hòa vẫn là “nhạc trưởng”. Hò hét đám con thức dậy, dọn cất đồ chơi bừa bãi lung tung. Mấy thùng áo quần Hòa đã chia sẵn, thùng đồ màu trắng, thùng đồ màu sặc sỡ, thùng đồ màu đen. Hòa đã bao lần hướng dẫn, mà nói như nước chảy lá môn. Mở ra, thùng nào cũng lẫn lộn xanh đỏ tím vàng. Mấy cậu cháu sao mà hợp nhau vậy. Hai thằng em nhăn răng cười trừ:
 
– Tại tụi em bị loạn sắc. Đâu phân biệt trắng đen gì đâu.
 
Hòa thở dài:
 
– Xui cho con gái nhà ai gặp phải tụi bây.
 
Duy đứng trước gương vuốt vuốt đầu tóc bờm xờm:
 
– Nhiều cô muốn xui để rước tụi em, mà mấy đứa nhỏ không cho tụi em lấy vợ. Cậu cháu quyến luyến nhau quá, nên tụi em cứ phải vui đời độc thân bên đám cháu.
 
Bàn phòng khách ngổn ngang mấy ly bia, dĩa vỏ đậu phụng. Tối qua, mấy anh em lại coi đá banh đến khuya, rồi chén anh, chén em chứ gì. Hòa tính cự nự, nhưng chợt nghĩ lời của Duy. Cháu mến cậu cũng có, nhưng anh và hai đứa em vui vẻ với nhau, nếu anh mặt quạu, mày quọ với tụi nó, chắc tụi nó đi mất đất rồi, chứ có phải chờ lấy vợ mới dọn ra riêng. Hòa dịu giọng:
 
– Bưng ly chén trên phòng khách xuống, tao rửa luôn. Mấy anh em bây, thiệt tình, bày chi mà hàng ngang, hàng dọc, thấy bắt mệt.
 
Anh khuân vô lủ khủ năm túi, bảy túi, táo, nho, bưởi, quýt, thịt bò, thịt heo và con cá hồi to như kình ngư. Hòa ngán ngẩm:
– Anh mua vậy, chứa đâu cho hết?
 
– Nhà đông người, vui miệng, ăn một nhoáng là sạch sẽ.
 
Hòa gắt um:
 
– Con cá voi đó hả, em đầu hàng. Lần trước em đã sợ rồi, làm xong con cá là bải hoải chưn tay.
 
Tuân lên tiếng, nó hay binh vực anh, đứng về phe anh, trách Hòa:
 
– Chị Hòa sao khó tính thiệt! Ảnh đã có lòng đi chợ. Mua bây nhiêu đó, quần trong chợ cả nửa ngày. Chắc mệt đứt hơi, chị không khen cho một tiếng. Cá Lachs phải to như vậy ăn mới ngon, chớ lí tí như cá cơm đâu được. Để con cá em lãnh, chiều em sẽ giao cho chị phi– lê, bảo đảm không có thủ vĩ bì cốt chi hết, chị tha hồ trổ tài món chả cá Lã Vọng.
 
Hôm nay đón Mạ ở bệnh viện về. Mạ bị té nứt xương chậu, phải giải phẫu. Mạ còn phải dùng nạng một thời gian nữa, song song với việc tập thể dục. Ở nhà rộn ràng. Đám con nít vẽ tranh trang trí mừng bà Ngoại bình phục. Nhà bếp dao thớt nhịp nhàng, đủ các món sơn hào hải vị. Ai nấy đã vào bàn. Ba hỏi:
 
– Trung mô rồi? Đứa mô kêu Trung vô bàn đi?
 
Hòa bực bực:
 
– Thiệt tình. Anh không để ý chi hết. Cả nhà phải chờ có mình anh.
 
Duy chạy ra sân, rồi trở vô ngay:
 
– Cả nhà cứ bắt đầu từ từ đi. Con ra phụ anh Trung một chút. Anh đang làm lở dở cái ghế đặc biệt cho Mạ. Cũng gần xong rồi.
 
Mạ rơm rớm nước mắt:
 
– Mạ mừng lắm, Trung hắn lo cho Mạ như rứa thiệt không chi bằng. Hôm ở trong bịnh viện, hắn cứ săm soi cái ghế, lui cui đo đạc, nói nghiên cứu bắt chước đóng cái ghế cho Mạ, để Mạ ngồi cho tiện.
 
Ba tiếp lời:
 
– Ba Mạ vô cùng sung sướng trong tuổi già. Được con cháu thương yêu săn sóc như ri. Ba Mạ không ao ước chi hơn.
 
Hòa đứng dậy, cảm thấy có lỗi vì đã có ý bực bội anh. Hòa ra sân, mình sẽ nói xin lỗi anh, dù anh chẳng hiểu vì sao. Mình sẽ ôm choàng ngang lưng anh, sẽ nói thương anh vô cùng trời đất. Kể anh nghe, rằng chị Thục hay la Hòa, nhắc Hòa đừng gắt gỏng với anh. Nhắc Hòa phải quý tấm lòng anh dành cho Ba Mạ và gia đình. Đó không phải là điều đương nhiên trong cuộc sống. Mà là phúc, là đức. Đâu phải chờ khi chị Thục nhắc, Hòa hiểu điều này lắm chứ. Anh chị lớn, ai cũng thương Ba Mạ. Nhưng xa xôi, nên con trai, con gái chi, cũng thành con người ta. Hòa cám ơn Ba Mạ đã sinh ra Hòa. Hòa cám ơn Bố Mẹ đã sinh ra anh. Cám ơn những duyên, những số đã cho hai đứa gặp nhau. Nhớ những mùa đông, khi thấy tuyết, anh rủ Hòa đi dạo. Hòa giãy nãy, rằng còn phải dọn dẹp nhà cửa, rằng phải nhắc nhở mấy đứa nhỏ tắm rửa, rằng lạnh lẽo lắm. Anh năn nỉ, để nhà cửa bừa bộn một chút cũng được, mấy đứa nhỏ ở dơ một bữa chẳng sao, hai đứa mình, tay trong tay đi dạo tuyết, tình tứ lắm chứ. Rồi Hòa cứ hẹn lần, hẹn hồi. Mùa đông năm nay, đợt tuyết đầu tiên, Hoà nhất định sẽ “lãng mạn”, rủ anh đi dạo. Hòa sẽ nói nhỏ vào tai anh:
 
– Anh yêu, anh thương ơi, em muốn cải biên câu ca dao xưa, con rể mới thiệt mẹ cha đem về.
 
Hoàng Quân
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.212 giây.