logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 30/03/2022 lúc 11:34:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
KẺ CƠ HỘI HÈN HẠ 
Anh ta là bạn cùng xóm và cùng lớp với anh tôi. Trong khi anh tôi hiền lành thật thà bao nhiêu thì anh ta mưu mô, gian xảo bấy nhiêu. Bạn bè ít ai chơi với anh ta, vì anh ta chỉ chơi với những ai có lợi cho anh ta, hoặc anh ta còn lợi dụng được. Sau 1975, toàn quốc đi xe đạp, nhà tôi đông con, nên sắm bộ phụ tùng sửa xe đạp để anh tôi vá xe, sửa xe cho anh chị em trong nhà. Vậy mà anh ta cứ mang xe đến nhờ anh tôi làm giúp (anh tôi có mở tiệm sửa xe đạp bao giờ đâu nà!!!) Làm xong, anh ta tự nhiên mang về, chưa hề đãi anh tôi một ly trà đá!
 
Thuở đi học, anh ta cũng len lỏi vào Đoàn, rồi luồn lách thế nào mà đi nghĩa vụ quân sự được ở lại làm tại thành phố, lo chuyện hậu cần gì gì đó trong quân đội. Thế là anh ta áp dụng chiến thuật “thượng đội hạ đạp”, câu kết nhau tham nhũng, gian lận, hối lộ, ăn bớt hoặc ăn cướp trắng trợn tiền của bộ đội giải ngũ. (Những người giải ngũ này, cũng là nạn nhân của chế độ, bị ép đi lính, ngày trở về chỉ mong mang chút tiền còm về quê nghèo, nhưng anh ta gây khó dễ, kéo dài thủ tục thời gian, rồi người ta nản chí bỏ cuộc, anh ta ăn tươi nuốt sống tiền của chính đồng đội mình!)
 
Giờ thì anh ta nhiều tuổi Đảng, giàu có, nhưng bạn bè ai cũng lánh xa vì anh ta vẫn tuyên bố chỉ chơi với người có lợi cho anh ta mà thôi.
 
Xã hội Việt Nam, tiếc thay, có khá nhiều loại người như anh ta. Họ không quan tâm chế độ nào, không quan tâm chính trị, miễn họ vinh thân phì gia, mặc kệ những bất công oan trái đói khổ ngoài kia.
 
Vì những kẻ cơ hội hèn hạ này, mà chính quyền cộng sản Việt Nam còn tồn tại đến ngày nay!
 
PS: Không biết anh ta có đọc được bài này không, nếu có, tôi xin “tặng” thêm hai chữ: Tôi khinh!
 
ÔNG PA-TÊ
 
Trước năm 1975, dãy phố xóm tôi, vì bao quanh bởi những trại quân cụ, truyền tin, quân trang, trại lính, khu gia binh của chính quyền Việt Nam Cộng Hoà, nên nhà nào cũng kinh doanh, buôn bán. Nhà tôi là quán giải khát, nhà kế bên là quán phở, bánh cuốn, rồi tiệm bánh mì, tiệm depot nước đá, bia, nước ngọt, tiệm sinh tố, và cuối dãy là tiệm tạp hoá kiêm bán Pa-tê, thịt nguội, giò lụa.
 


Cuộc sống êm đềm, hạnh phúc cho đến ngày Miền Nam bị cưỡng chiếm. Cả xóm lao đao vì thời cuộc đảo điên, nhà nhà có người đi tù cải tạo, kinh tế mới, cửa nhà trống hoác trống huơ, lạnh lẽo. Nhưng riêng nhà ông Pa-tê thì không hề hấn gì, mà ngược lại, ông còn được làm chức Phó Chủ Tịch phường. Lúc ấy tôi mới 9, 10 tuổi, chẳng hiểu gì, chỉ nghe lõm bõm người lớn xì xào, rằng nhà ông Pa-tê có lý lịch sạch sẽ nhứt trong xóm, không dính líu gì đến chế độ cũ nên ổng được chức quyền là đương nhiên. Kẻ khác thì hoài nghi, chắc ổng là dân “nằm vùng” chớ không phải tự dưng mà được cái chức ngon cơm vào cái thời “gạo châu củi quế” ấy! 
 
Một ông anh của tôi vừa tuổi 18 bị gọi đi “nghĩa vụ quân sự” cùng lúc nhận giấy báo đậu đại học. Bà chị tôi vội vã mang đến nhà ông Pa-tê một bịch lạp xưởng và một hộp sữa, mong ông dùng quyền thế và tình làng nghĩa xóm, mà giúp cho anh tôi được đi học thay vì đi lính. Nhưng cuối cùng, lạp xưởng và sữa hộp thì họ ăn hết mà anh tôi vẫn phải nhập ngũ. Sau đó gia đình tôi đã cho anh đào ngũ ngay khi chưa xong quân trường, rồi phiêu bạt về miền tây chờ ngày vượt biên. Hoá ra, ông Pa-tê, tuy là phó chủ tịch, cũng chẳng có “ép phê” gì với bên phường đội để can thiệp cho anh tôi.
 
Sau một thời gian khá dài làm phó, rồi chuyển qua vài chức vụ nho nhỏ khác trong Uỷ Ban phường, ông Pa-tê cũng lui về vườn khi chưa đến tuổi hưu, hay là vì đấu đá nhau bên trong nội bộ, có trời mới biết. Ông bán căn nhà ở dãy phố, đưa gia đình về miền cây trái An Phú Đông, ở ẩn, vui thú vườn tược giản đơn. Một vài người hàng xóm thân cận hay qua lại thăm ông, đã hỏi thẳng, rằng ông là “nằm vùng” hay “cách mạng 30/4” (nghĩa là loại trở cờ, gió chiều nào theo chiều nấy). Ông đáp rành mạch:
 
– Nằm vùng con khỉ khô! Trở cờ cũng chẳng phải! Hồi đó cứ hai lần một tuần, tôi thức dậy từ khuya để đi lấy Pa-tê về bỏ mối và bán tại nhà. Có lần, đang chạy xe trên con đường vắng, hai bên đồng trống, bỗng có mấy thằng Việt Cộng nhào ra chặn đường. Tụi nó mặc đồ bà ba đen, quấn khăn rằn, người gầy ốm, da bọc xương, bẩn thỉu như ma đói, dí súng vào đầu tôi, xin Pa-tê thịt nguội, rồi bảo từ nay cứ đi qua đoạn này phải nộp Pa-tê cho chúng, nếu không chúng bắn vỡ sọ, còn nếu đi báo Cảnh Sát thì vợ con tôi cũng chung số phận. Tôi vì lo cho cái gia đình một vợ tám con mà không dám hé răng nửa lời, cứ phải âm thầm cung cấp Pa-tê cho chúng nó cho đến ngày “giải phóng”!
 
Rồi ông nổi sùng, giận dữ, chửi đổng:
 
– Tổ sư cha cái bọn ăn cướp! Tao đâu ngờ vì quá nhút nhát an thân mà tao đã tiếp tay cho chúng mày “giải phóng” Miền Nam đang ấm no, hạnh phúc. Nếu được làm lại từ đầu, tao xin thề, tao thà bỏ nghề chứ không đời nào thông đồng với lũ khỉ rừng tụi bay! Tổ sư cha bay!!!
 
Kim Loan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.046 giây.