logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 11/08/2013 lúc 09:34:38(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Một góc Sài Gòn (DR)

Sau Trung Quốc, Ấn Độ hay Brazil, còn có nhiều quốc gia khác đang thấy tăng trưởng kinh tế cất cánh. Đó chính là những « con hổ » mới, theo như cách gọi của tuần san "M" của báo Le Monde. Trong số ra tuần này, tạp chí đã ưu ái đề cập đến « con hổ » đầu tiên đó là Việt Nam, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh.
Với hàng tựa « Hồ Chí Minh, thành phố năng động » và tấm ảnh chụp Sài Gòn về đêm lung linh dưới ánh đèn màu cùng với những tòa tháp chọc trời mọc lên như nấm, bài viết nhận định, Việt Nam giờ đây đang « thay da đổi thịt ». Trên mọi dãy phố, nét truyền thống pha lẫn với hiện đại. Đây đó là những hàng quán vỉa hè, những gánh hàng rong hòa quyện cùng với các cửa hiệu sang trọng.

Bài phóng sự này do Laetitia Van Eeckhout, phóng viên thường trực của báo Le Monde tại Việt Nam từ hai năm nay và phóng viên ảnh người Mỹ Quinn Ryan Mattingly, sống tại Thành phố Hồ Chí Minh từ bảy năm nay đồng thực hiện.

Với dân số trẻ, Việt Nam là một thị trường năng động
Hai tác giả cho rằng, Việt Nam hội đủ nhiều yếu tố để trở thành một trong những quốc gia năng động nhất của châu Á, như dân số đông và trẻ (92 triệu dân, trong đó hơn phân nửa dưới 30 tuổi), và mức tăng trưởng kinh tế đều đặn hàng năm trung bình ở mức 7,2%.

Dù là hiện nay sự năng động đã bị yếu đi đôi chút và lạm phát vẫn còn ở mức khá cao, nhưng Tổng sản phẩm nội địa bình quân đầu người (GDP) đã tăng lên đến 60%. Thống kê năm 2012 cho thấy, thu nhập bình quân đầu người đạt mức 1.500 đô-la.

Cùng với thời gian, quan niệm đến đầu tư tại Việt Nam của doanh nhân nước ngoài cũng đang dần thay đổi theo xu hướng phát triển của xã hội. Trước đây, họ chạy theo trào lưu di dời cơ xưởng do giá nhân công rẻ. Giờ đây, với mức tiêu thụ nội địa ước tính lên đến 24% (thống kê năm 2011), quan niệm kinh doanh đó cũng biến đổi nhanh chóng theo. Các doanh nhân nước ngoài ồ ạt đổ vào Việt Nam, nhất là Pháp và nhiều Việt kiều hồi hương.

Ông Nicolas du Pasquier, chủ tịch phòng thương mại Pháp tại Việt Nam đánh giá rất cao các khả năng tiềm tàng của đất nước : nhiều tài nguyên, dân số đông và trẻ, và số ngoại kiều có khiếu kinh doanh về nước đông đảo và nhất là máu kinh doanh bẩm sinh của người Việt.

Theo doanh nhân Jean-Luc Voisin, chủ doanh nghiệp Les Vergers du Mékong, chuyên về kinh doanh chế biến trái cây, nhờ điều kiện khí hậu tốt, trái cây Việt Nam có quanh năm suốt tháng. Chỉ trong vòng có 7-8 năm mà Việt Nam đã vươn lên lọt vào top 3 các quốc gia xuất khẩu cà phê, gạo, tiêu và hạt điều.

Xã hội Việt Nam thay đổi sâu sắc
Cũng theo doanh nhân trên, sự thay đổi trong lòng xã hội Việt Nam cứ như là một “vòng xoáy liên tục”. Ông nói “cái gì của hôm nay không còn là của ngày mai”. Cách thức tiêu thụ ở giới trẻ tiến nhanh với tốc độ chóng mặt. Một khi có điều kiện, đòi hỏi về sản phẩm của họ ngày càng hoàn hảo hơn. Họ cũng bắt đầu quan tâm đến các sản phẩm thực phẩm cao cấp như omega-3, thực phẩm an toàn (bio), hay như chú ý đến các tác hại thuốc trừ sâu trong thức ăn…

Không những họ đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, nhu cầu của xã hội cũng đang biến đổi ngay trong lòng cấu trúc gia đình. Khác với lúc trước, hai thậm chí là ba thế hệ sống chung dưới một mái nhà, ngày nay, ngay khi có thể, giới trẻ tự xây cho mình một mái ấm riêng.

Thay đổi không chỉ diễn ra ở thành thị mà cũng đang lan dần sang cả nông thôn. Eric Merlin, có vợ là người Việt, chủ nhân cửa hàng Annam Gourmet, chuyên phân phối các sản phẩm nhập khẩu, nhận thấy dù 2/3 dân số là ở nông thôn, khoảng cách về sức mua giữa nông thôn và đô thị vẫn còn lớn nhưng điều đó cũng không ngăn cản các sản phẩm tiêu thụ, bảo trì hay các sản phẩm chăm sóc cơ thể đến với các vùng nông thôn.

Giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu một nền kinh tế hiện đại
Bên cạnh những điểm mạnh của Việt Nam, các doanh nhân Pháp cũng chỉ ra các điểm hạn chế cần khắc phục. Theo họ, hệ thống giáo dục của đất nước vẫn còn quá yếu kém để thỏa mãn các nhu cầu của một nền kinh tế hiện đại.

Dù rằng trình độ giáo dục đã được cải thiện, nhưng trường học vẫn chưa đào tạo ra được các nhà chuyên nghiệp thật thụ. Eric Planchon, có cơ sở tại Việt Nam chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm chăm sóc sức khỏe thú vật cho rằng chưa biết cách làm việc theo nhóm và thiếu ý tưởng là một những thách thức lớn nhất. Thế nhưng anh cho rằng các điểm này vẫn có thể khắc phục được.

“Nhập gia tùy tục”
“Nhập gia” phải “tùy tục” là nhận định chung của các doanh nhân Pháp khi đến Việt Nam lập nghiệp. Khởi đầu có thể sẽ rất phức tạp, nhưng một khi đã tìm thấy cho mình một dấu ấn riêng, hiểu được các thủ tục, thích ứng được với môi trường văn hóa, vốn dĩ rất khác biệt với phương Tây và nhất là phải biết tự trang bị cho mình sự kiên nhẫn thì mọi việc sẽ “thuận buồm xuôi gió”.

“Chính quyền Việt Nam luôn đưa ra các rào cản, nhưng một khi anh được xem như là một doanh nghiệp tạo ra công ăn việc làm, thì chính quyền sẽ lắng nghe anh”, theo như lời khuyên của Jean-Luc Voisin.

Nhìn chung, với các điểm mạnh về dân số, tố chất con người, các doanh nhân Pháp thích đến Việt Nam làm ăn là còn nhờ vào vị trí địa lý chiến lược, đó là ngay trong lòng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Từ Việt Nam, họ thể lấn sang các thị trường khác như Cam Bốt, Thái Lan, rồi Ấn Độ, và gần đây nhất là Lào, Bangladesh, Mông Cổ, Indonesia và Miến Điện.

Cuối cùng, các doanh nhân Pháp nhận thấy rằng “Đất nước này là một trường đời tuyệt vời nhất. Kinh doanh ở đây cũng là cách để tự đào tạo. Tuy khó mà dễ do có rất nhiều cơ hội”. Tóm lại, đây là nơi lý tưởng để “sáng tạo hay tái sáng tạo”, “một biểu tượng của sự toàn cầu hóa”.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.049 giây.