logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/05/2022 lúc 02:13:07(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hình minh hoạ: Một buổi diễu hành kỷ niệm ngày 30/4/1975 do người Việt thực hiện mang theo lá cờ vàng của VNCH tại Washington DC hôm 30/4/2005. AFP

Bốn mươi bảy năm đã trôi qua nhưng dấu mốc 30/4 đối với những người Việt tị nạn tại nhiều quốc gia trên thế giới là một ngày không thể quên.
Từ năm 2015, người Việt trên toàn Canada bắt đầu gọi ngày 30/4 hàng năm là “Ngày Hành Trình Đến Tự Do” - Journey To Freedom Day - theo như tên gọi của Đạo Luật S-219 được Quốc hội Canada công nhận. 
Hành trình và tự do
Người có công khởi xướng và vận động cho Đạo Luật  S-219 là  ông Ngô Thanh Hải, công dân Canada gốc Việt đầu tiên đắc cử Nghị sĩ Quốc hội năm 2012. Luật sư Vũ Đức Khanh nói với RFA từ Ottawa, Canada:
“Dự Luật S-219, do Thượng Nghị sĩ Ngô Thanh Hải đưa ra trước Quốc hội, đã được thông qua ngày 23/4/2015.  Quốc hội Canada ghi rõ ‘Ngày 30/4 kể từ hôm nay và những năm về sau ở Canada được chỉ định là ngày để tưởng nhớ và tưởng niệm những mảnh đời đau khổ, những mất mát đau thương của hàng triệu người Việt Nam rời bỏ đất nước đi tìm tự do, ghi nhận sự tri ân của người Việt đối với người dân và đất nước Canada, đồng thời cũng đánh dấu sự đóng góp lớn và tiềm năng của trên ba trăm ngàn người Canada gốc Việt”.
“Từ 2015 đến 2019 ngày 30/4 được tổ chức rất lớn trước tiền đình quốc hội tại thủ đô Ottawa. Năm 2020 và 2021 cũng có tổ chức nhưng rất giới hạn. Năm nay theo dự kiến được tổ chức rất lớn trên toàn Canada. Vì là ngày thứ bảy, các cộng đồng người Việt từ miền Tây cho tới miền Đông, các thành phố lớn như Toronto, Montreal, Quebec, Calgary, Vancouver…đều tổ chức tưởng niệm”.
Ông Thực Trương, công dân Canada gốc Việt tại Montreal đã 47 năm, giải thích thêm những gì ông hiểu về “Hành Trình Đến Tự Do”: 
“Khi Sắc Lệnh S-219 của Nghị Viện Canada chấp thuận ghi nhận ngày 30/4 là một trong những ngày kỷ niệm tại Canada,  nhiều người phê phán và chỉ trích như vậy không đủ mà phải ghi là ‘Ngày Quốc Hận’. Nhưng người Canada có mất nước và có quốc hận đâu, tuy nhiên dưới áp lực của cộng đồng người Việt khá đông, thành quả đóng góp của người Việt tại Canada khá đặc sắc,  và nhất là với sự vận động tích cực của Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải, ngày 30/4 đã được ghi nhận là ngày Hành Trình Tìm Tự Do.”
“Hai danh từ ‘Hành Trình’ và ‘Tự Do’ khiến người Canada nói riêng và thế giới nói chung và cả con cháu chúng ta sau này hiểu thêm về sự kiện đau thương của dân tộc đối với hiểm họa Cộng Sản”.
Về một câu chuyện gây tranh cãi khác, ông Thực Trương cho biết thêm:
“Năm 2021 Montreal cũng mới khánh thành một tượng đài thuyền nhân. Với sự đấu tranh cương quyết và tìm hậu thuẫn nơi các đại diện cộng đồng dân tộc khác, những người đại diện cho cộng đồng người Việt tại Montreal đã thành công khi được thành phố chấp nhận dành một công viên khiêm tốn để dựng tượng đài kỷ niệm thuyền nhân. Hình ảnh một bà mẹ đang ngồi lật một cuốn sách cho con, ngụ ý cho con học hỏi tìm về quá khứ trong đó có cuộc tỵ nạn của người Việt Nam tại Canada. Nói tóm lại, chúng ta phải thực tế để hiểu được những vướng mắc và khó khăn khi dành được những thắng lợi này”.
UserPostedImage
Đài tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam ở Công trường Sài Gòn tại Ottawa, Canada. Hình do LS Vũ Đức Khanh cung cấp

Lễ tưởng niệm được tổ chức khắp nơi
Theo luật sư Vũ Đức Khanh, sau hai năm mọi sinh hoạt liên quan đến ngày 30/4 bị hạn chế vì đại dịch, ngày 30/4 năm nay  người Việt ở Canada quay trở lại những buổi tập hợp truyền thống, quan trọng nhất là tại tiền đình Quốc hội ở thủ đô Ottawa, cùng lúc với các thành phố lớn tại các tỉnh bang khác.
Một thông cáo cộng đồng từ Ottawa, được chia sẻ trên mạng ngày 26/4 vừa qua, cho thấy lễ thượng kỳ đơn giản nhưng không kém phần trang nghiêm đã diễn ra trước một ngôi nhà nằm đối diện với Dinh Toàn Quyền và Phủ Thủ tướng Canada, cùng dãy với  Đại sứ quán nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trên đường Mackay, Ottawa, Ontario.  
Đây là lần đầu tiên lá cờ tiêu biểu của người Việt tị nạn cộng sản được treo lên trong khu ngoại giao đoàn ở Ottawa  và trước những cơ quan biểu tượng quyền lực cao nhất của Canada.
Đối với người Việt tại thủ đô Canada nói riêng thì đây là một sự kiện quan trọng vào khi ngày 30/4 gần kề.
Tiến sĩ Trương Minh Trí, Chủ tịch Liên Hội Người Việt tại Ottawa, nói rằng theo dự định thì đúng ngày 30/4 mới có buổi lễ chào cờ chính thức trước tòa nhà Quốc hội Canada:
“Đó là một truyền thống gần như mỗi năm. Trước COVID thì ngày 30/4 ở Ottawa được tổ  chức rất long trọng, có những lần đến 500 người và có thể hơn. Nhiều phái đoàn và rất nhiều quan khách và dân biểu, nghị sĩ quốc hội Canada đến dự và phát biểu. Dịp kỷ niệm 40 năm tôi nhớ rất là lớn và qui mô.  Nói rằng hai năm vừa rồi không có tổ chức thì thật ra cũng không đúng vì vẫn có tổ chức trên mạng, trên hệ thống Zoom, nối kết được với  những nhân vật đối kháng trong Hội Đồng Liên Tôn ở Việt Nam.”
“Năm nay, ngoài việc chào cờ trước Quốc hội, Liên Hội Người Việt cũng thực hiện Đặc san 30/4 trên Internet. Chủ đề năm nay là ‘Chính Nghĩa Cờ Vàng’, đăng những bài do đồng hương đóng góp.”
UserPostedImage
Lá cờ vàng của VNCH được treo tại một tư gia ở Ottawa, Canada, nằm đối diện với Dinh Toàn Quyền và Phủ Thủ tướng Canada, cùng dãy với  Đại sứ quán nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Hình do LS Vũ Đức Khanh cung cấp.

Đó là ngày 30/4/2022 ở Ottawa. Còn tại thành phố Toronto chỉ cách thủ đô Mỹ chừng một giờ bay, Hội Người Việt Toronto, thành lập từ năm 1979, được coi là đoàn thể người Việt lớn nhất, có sự tài trợ của  Bộ Di Trú và Công Dân Vụ tỉnh bang Ontario, cũng tổ chức lễ kỷ niệm trang trọng.
Đương kim Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hội Người Việt Toronto, bà Nguyễn Thanh Thúy, cho biết 30/4 năm nay sẽ diễn ra tại quảng trường Nathan Phillips Square, nơi có Tòa Đô Chánh và văn phòng thị trưởng thành phố:  
“Toronto là thành phố tài chính, quy tụ đông người Việt nhất, khoảng 160.000. Ngày Hành Trình Đi Tìm Tự Do năm nay, thứ bảy, có lễ thượng kỳ tại Nathan Phillips Square. Chương trình bắt đầu từ  10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Ngoài Toronto, những thành phố phụ cận cũng có tổ chức. Theo ước tính của ban tổ chức, số người tham dự ở Toronto khoảng chừng 700 tới 1.000 hoặc 1.500 trên quảng trường Phillips Square.”
“Vì Hội Người Việt Toronto là hội đoàn lớn nhất nên hầu hết  chính khách, có lúc cả Thủ tướng, cho tới lãnh đạo các đảng, các dân biểu liên bang, tỉnh bang và các nghị viên thành phố đều có tham dự Ngày Hành Trình Đến Tự Do”.
Tại Montreal, nơi có đông người Việt phần đông sử dụng cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp, ngày 30/4 năm nay cũng sẽ có những sinh hoạt tương tự.
Ông Thực Trương ở Montreal nói ông sẽ tham dự đầy đủ các sinh hoạt 30/4 năm nay, để không quên những mất mát khi phải bỏ nước ra đi 47 năm trước, sau để trân quí nhớ lại những  ngày hạnh phúc thanh bình của một thời trước tháng 4/1975.
Ngày Hành Trình Đi Tìm Tự Do 30/4, với ông,  cũng là dịp nhắc cho thế hệ trẻ Canada gốc Việt hiểu được lý do cuộc sống lưu vong của cha ông mình.
Tại Hoa Kỳ hôm 26/4, bốn ngày trước dịp 30/4 lần thứ 47, văn phòng Dân biểu Liên bang Alan Lowenthal gửi ra một thông cáo báo chí, cho thấy ông  Lowenthal đệ trình  Nghị Quyết Quốc hội Mỹ tưởng niệm ngày 30/4 mà ông gọi là ‘Tháng Tư Đen’ năm thứ 47.
Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal thuộc nhóm Vietnam Caucus gồm các đại diện dân cử Mỹ chuyên quan tâm đến Việt Nam.
Lên tiếng với RFA từ địa phận 47 Nam California, dân biểu Alan Lowenthal nói về mục đích của Nghị Quyết :
“30/4 năm nay ghi dấu  năm thứ 47 nền dân chủ, tự do và sự Sài Gòn sụp đổ. Gọi đó là ‘Tháng Tư Đen’ để ghi nhớ một ngày đen tối”
“Chúng ta nhân đấy tưởng niệm và vinh danh những người Mỹ cũng như người Việt đã chiến đấu để bảo vệ cho lý tưởng tự do của Hoa Kỳ và của Việt Nam Cộng Hòa. Đồng thời ghi nhớ những năm tháng bi thảm tiếp sau 30/4/1975 mà cả triệu người Việt Nam tìm cách đào thoát khỏi  Sài Gòn.”
“Dù đã 47 năm, nhưng ngày Sài Gòn thất thủ vẫn là khoảnh khắc đau đớn vang vọng trong tâm khảm người Việt tại Hoa Kỳ và khắp nơi trên thế giới. Ngày 30/4 là thời điểm hàng năm để chúng ta tưởng nhớ nỗi mất mát to lớn, bên cạnh sự vươn dậy mạnh mẽ  của những người sống sót, đồng thời nhắc nhở chúng ta tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho người dân ở Việt Nam. Chúng ta không bao giờ quên những hy sinh trong cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền. Cuộc đấu tranh tiếp tục đến ngày hôm nay nhưng ý nghĩa của nó vẫn bị nhà cầm quyền Việt Nam phủ nhận”.
Được biết Nghị Quyết do Dân biểu Lowenthal đề xướng được lưỡng đảng ủng hộ.  Đồng bảo trợ cho Nghị quyết là các Dân biểu Liên bang Lou Correa, Brian Fitzpatrick, Young Kim và Michelle Steel.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.072 giây.