logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 09/05/2022 lúc 06:45:49(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mười năm tóc mẹ màu tang trắng
Trắng cả lòng con lúc nghĩ về
(Trần Trung Đạo)
 
Một người bạn tôi vừa mới mất mẹ. Mẹ anh đã thọ được 75 tuổi và có lẽ sẽ sống thêm vài năm nữa nếu bà không mắc phải căn bệnh tiểu đường dai dẳng. Trong những bức điện thư gửi cho tôi, anh biểu lộ một tâm trạng rất chán nản, buồn rầu. Thậm chí anh quyết định ngưng một số công việc thường ngày liên quan đến sách vở viết lách mà anh xem đó như là những khoảnh khắc hoàn toàn thoát tục, giúp anh tạm quên mọi phiền toái của cuộc sống.
 
Tôi chẳng may mất mẹ từ năm 10 tuổi. Tất cả hồi ức của tôi về mẹ là hình ảnh người đàn bà vừa hơn 30 tuổi đời, tấm thân gầy đét khô quắt vì sự tàn phá của vi trùng ung thư, nằm thoi thóp đợi chết trong căn nhà tồi tàn thuộc khu xóm nghèo Vườn Chuối, Sài Gòn. Khi bà qua đời, tôi đã khóc những giọt nước mắt cuối cùng của tuổi thơ ngắn ngủi. Và sau đó, tôi sống cuộc đời mình như cỏ hoang mọc dại – mồ côi mẹ liếm lá đầu đường – cho nên, đến bây giờ, đã sống gần hết một đời người, tôi vẫn như còn cảm được nỗi đau mất mẹ ở một người lớn tuổi như anh bạn tôi nó sâu sắc cỡ nào, chứ không đơn giản chỉ là cảm thức mất mát một người thân yêu, đã từng sống với mình bao nhiêu năm trời, đã từng gần gũi chia sẻ với mình bao đắng cay ngọt bùi.
 
Nỗi đau mất mẹ lớn hơn và khác hơn nhiều cái cảm thức thông thường ấy.
 
Hình tượng về người mẹ quả thật lớn lao. Mẹ là chỗ khởi đầu của một con người. Từ đó anh ta ra đời, trưởng thành, làm những điều vĩ đại cho cuộc sống. Mẹ cũng là chỗ quay về của một đời người. Nhất là khi một người gặp nhiều điều không như ý trong cuộc sống. Mà trong cuộc đời này, mấy ai không có đôi lúc cảm thấy mình chỉ là chiếc bóng vật vờ đi bên lề cuộc đời, bị cuộc đời khinh bỏ, ganh ghét, những lúc ấy, chỉ có một nơi chốn để trở về, đó là căn nhà của mẹ. Căn nhà có thể nghèo nàn, đơn sơ, nhỏ bé nhưng đó vẫn là căn nhà của mẹ, từ đó, một đời người được sinh ra, nuôi dưỡng. Cũng như hình dáng người mẹ, nhất là người mẹ Việt Nam nhỏ bé, lam lũ, quê mùa, ít học nhưng tấm lòng thì bao la như biển Thái Bình và sự khôn ngoan của người mẹ thì hàng vạn pho sách thế gian này tích lũy được cũng chỉ là sự ghi chép những lời dạy của người mẹ truyền lại cho con.
 
Người mẹ của anh bạn tôi là bóng cả che cho anh trong suốt hơn 50 năm làm người, nay bà bỏ cõi trần mà đi, cũng có nghĩa là anh đã mất đi một chỗ dựa vững chắc nhất trong đời mình.
 
Cái cảm thức chông chênh ấy chỉ xảy ra khi người ta mất mẹ.
 
Tôi đã từng chứng kiến cảnh một người mẹ lặn lội đường xa từ một làng quê miền Tây đến thăm con mình ở trại cải tạo Long Giao, trên tay bà chỉ có mỗi lon Guigoz mắm ruốc. Bà nghèo quá không thể lo hơn được nữa cho con. Nhìn hai tấm thân gầy gò ôm nhau khóc bên hàng rào kẽm gai – một của người mẹ, một của người con cải tạo – tôi hiểu hơn được một chút nỗi bất hạnh lớn lao của mình. Lúc ấy, tôi ước gì ít nhất mình cũng có một người mẹ nghèo như thế để được ôm, để được khóc. Tôi – kẻ mồ côi liếm lá đầu đường – được một cô gái trẻ và đẹp đến thăm. Cô mang cho tôi rất nhiều thứ: tình yêu, nước mắt, tấm lòng chung thủy (cánh hoa mỏng manh trước gió của một thời oan nghiệt), những túi quà nặng trĩu. Nhưng với tôi, cô gái ấy vẫn chỉ là một người con gái yêu tôi và tôi yêu. Mà tình yêu trong thời thổ tả ấy, với thân phận Từ Hải chết đứng, nhắm mắt đưa chân vào chốn lao tù không biết đến ngày về, thì làm sao trông cậy được vào nghị lực nhỏ nhoi của một người con gái. Sau lần gặp gỡ đó, tôi lầm lũi bước chân xuống tàu ra Bắc. Và tất nhiên, đường xa diệu vợi, thời gian cũng dài thăm thẳm, làm sao tôi dám nghĩ có một ngày được nhìn lại người con gái ấy. Nhưng tôi biết chắc chắn một điều, người mẹ nghèo khổ gầy gò tội nghiệp của anh bạn cùng tù, nếu sức khỏe bà cho phép, sẽ một ngày có mặt ở chốn đèo heo hút gió này thăm anh, có thể cũng chỉ với lon Guigoz mắm ruốc nhiều muối hơn và tấm thân gầy gò xơ xác hơn. Nhưng có hề gì, tấm lòng thương con to lớn của bà, cũng như bao bà mẹ khác, vượt lên trên hết những nhỏ bé phù phiếm ấy, vượt lên trên hết con đường thăm nuôi Bắc-Nam vạn dặm, vượt lên trên hết những năm tháng dài dằng dặc có nằm mơ cũng không dám nghĩ đến một ngày về. Với bà, bất kể mọi đổi thay của thời thế, của đất trời, con của bà vẫn cứ mãi mãi là con của bà. Mà dẫu cho bà không thể một lần ra thăm con nơi đất Bắc, thì căn nhà của bà – túp lều tranh dột nát bên bờ ruộng cằn – vẫn sẽ là chỗ cho con bà trở về, nếu quả thật có một ngày về và nếu anh còn sống sót để trở về.
 
Còn tôi, tôi đã sống sót sau nhiều năm khổ ải và đã có một ngày về. Nhưng người con gái tôi yêu không còn đó để đón tôi ngày tôi thoát kiếp tù đày. Tôi không hề trách móc nàng, vì thử thách ấy lớn quá đối với rất nhiều người con gái của thế hệ tôi năm xưa. Ngay cả những người vợ còn đành chịu thua số phận, huống gì là những người tình.


 
Bước những bước chân buồn tênh trên đường ra khỏi cổng trại giam, tôi nghĩ đến bà mẹ già nghèo khổ và anh bạn cùng tù tôi đã gặp nhiều năm về trước. Anh về trước tôi vài tháng. Hẳn bước chân anh rất hân hoan cũng trên con đường đất đỏ tôi đang đi. Vì anh có một chỗ để trở về. Và biết mình sẽ được chào đón bằng cả một tấm lòng của người mẹ. Còn tôi, không còn mẹ để trở về. Và cũng không còn ai khác đón tôi ngày ra khỏi trại tù sau gần 9 năm biệt xứ. Thêm một lần nữa, tôi hiểu thêm được một chút nỗi bất hạnh lớn lao của mình.
 
Cái cảm thức hụt hẫng ấy, vì mất đi lòng tin tưởng rằng có một người luôn toàn tâm toàn ý nghĩ về mình, chỉ xảy ra khi người ta mất mẹ.
 
Từ bấy đến nay, đã bao nhiêu nước chảy qua cầu. Tôi đã gặp một người con gái sẵn lòng đi bên tôi trong suốt phần còn lại của cuộc đời. Khi mới gặp nhau, tôi thường dắt nàng ra ngồi bên mộ mẹ tôi để trò chuyện. Vì nghèo quá, ít khi nào chúng tôi có tiền để đi ngồi quán. Nhờ vậy, mộ mẹ tôi bớt đi vẻ hoang vu cỏ mọc ngập đầu từ những ngày tôi còn ở tù. Rồi tôi cũng dành dụm đủ tiền để mướn người hốt cốt cho mẹ tôi, cho bố tôi, bỏ vào hũ, và đem gởi ở một nhà thờ, trước ngày tôi cùng người con gái ấy rời nước ra đi. Tôi không có một tấm hình nào của mẹ mình. Hình như trong đời mẹ tôi, cũng chưa một lần bà ngồi xuống để cho người ta chụp một bức hình. Cho nên, trong đầu tôi, ngoài tấm thân gầy đét nằm chờ chết trên giường bệnh của bà, khuôn mặt của người mẹ là khuôn mặt người đàn bà nghèo xơ xác năm xưa tôi tình cờ nhìn thấy trong một buổi thăm nuôi ở trại Long Giao trước khi chúng tôi bị chuyển trại ra Bắc. Người mẹ nghèo này, năm nay nếu còn sống chắc cũng vào khoảng tuổi của người mẹ mới mất của anh bạn tôi. Và anh bạn tù năm nào, chắc cũng đã cho mẹ mình được những đứa cháu nội và nhắc lại cho chúng biết rằng, đã có những năm tháng tận cùng nhất cuộc đời của anh và anh đứng dậy được là nhờ ở tấm lòng người mẹ già đi thăm anh với chỉ một lon Guigoz mắm ruốc. Ôi hạnh phúc biết bao cho anh bạn tù năm xưa của tôi. Anh có được rất nhiều điều hãnh diện để kể cho con cháu anh nghe.
 
Hôm qua, trong một buổi họp mặt cuối tuần với mấy người bạn thân, nhân câu chuyện về tuổi già và cái chết đang chờ sẵn cuối đường, một người bạn của tôi đột nhiên ôm mặt thổn thức ngay trước mặt vợ con mình. Người mẹ già của anh hiện đang nằm thoi thóp trong một bệnh viện ở Việt Nam. Biết mẹ mình tuổi già như ngọn đèn leo lét, chỉ cần một cơn gió nhẹ thoảng qua cũng đủ kết thúc một cuộc đời chỉ biết đến chồng và con, nhưng nỗi đau của anh còn là sự cách trở cùng với muôn vàn những bề bộn hằng ngày khiến anh không thể bay về ngay được bên mẹ, nhìn mặt mẹ lần cuối, và hát cho mẹ nghe bài hát anh mới viết tặng mẹ mình:
 
Mẹ bỏ ta đi
Mẹ về cõi Phật vô ưu
Những đứa con tuổi năm mươi
Khóc như ngày mới lớn
(Thơ Ngọc Phi, Nhạc TLV).
 
Nhìn những giọt nước mắt già nua trên khuôn mặt kinh qua nhiều sóng gió cuộc đời của anh bạn, tôi lại hiểu thêm được một chút nữa nỗi bất hạnh lớn lao của mình. Tôi không có được tiếng khóc như ngày mới lớn ở tuổi năm mươi như những người bạn của tôi, vì tôi không còn mẹ già, dù là người mẹ già đang sẵn sàng để bỏ con đi bất cứ lúc nào. Có nỗi đau ấy còn hơn không có gì khiến mình có thể rơi nước mắt.
 
Những giọt nước mắt ở tuổi năm mươi như anh bạn tôi chỉ rơi xuống không e dè, không giấu giếm khi người ta nghĩ đến mẹ già đang chờ con về để nhìn con một lần cuối.
 
Trong những ngày đầu của tháng 5 hằng năm, các con tôi luôn xôn xao bàn tán với nhau nên mua món quà nào cho mẹ chúng nhân ngày Hiền Mẫu (Mother’s Day). Có năm, thằng anh lớn của chúng ra chợ Wal-Mart vác ngay cái vòng hoa giả (vốn là để cho người ta đem ra cắm ở mộ người chết vì tháng 5 hằng năm cũng có ngày Lễ Chiến Sĩ Trận Vong – Memorial Day) về, rồi mấy anh em hí hửng đem ra tặng cho mẹ, chúc mẹ sống đời với chúng con. Từ lần đó, năm nào chúng cũng xin tôi cho ý kiến về việc mua món gì tặng mẹ, rồi kín đáo xin phép mẹ rủ bố đi thư viện, nhưng thực ra là đi lùng mua một món gì đó cho ngày Hiền Mẫu.
 
Các con tôi còn quá nhỏ để tôi có thể giải thích những điều vượt khỏi tầm nhận thức của chúng về ý nghĩa to lớn của hình tượng người mẹ, mà hiện nay, chúng mặc nhiên thụ hưởng. Cho nên, tôi để chúng biểu lộ tình cảm biết ơn một cách vật chất nhiều hơn là tinh thần. Để đến một ngày nào đó* (mà tôi hằng nghĩ sẽ còn lâu lắm và ao ước rằng tôi không còn sống để chứng kiến), chúng sẽ tự mình đau đớn hiểu được những mất mát mà bố của chúng đã chịu từ năm mới lên 10 tuổi.
 
Và kinh nghiệm cả cái cảm giác chông chênh, hụt hẫng mà anh bạn thân của tôi đang đóng cửa gậm nhấm trong những ngày anh vừa tròn 55 tuổi đời.
 
T. Vấn
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.079 giây.