© Flickr.com/Bernt Rostad/cc-byNgười dân Nga hoan nghênh sự phát triển của hệ thống chính trị đa đảng. Đây là kết quả các cuộc thăm dò dư luận.
Tháng Giêng năm nay, Quỹ thăm dò dư luận đã ghi nhận rằng, 13% công dân Nga ủng hộ hệ thống đa đảng trong nước. Còn vào tháng Bảy, chỉ số này đã tăng đến 24%. Tuy nhiên, số người chống lại sự xuất hiện của các tổ chức chính trị mới vẫn là nhiều gấp đôi – 54%. Ngoài ra, trong số những người tán thành về nguyên tắc hệ thống chính trị đa đảng, hầu như không có ai sẵn sàng bỏ phiếu ủng hộ đảng mới trong cuộc bầu cử khu vực sắp tới vào ngày 8 tháng 9. Các đảng mới chưa giành được sự tín nhiệm của người dân Nga. Chuyên viên Leonty Byzov từ Viện Xã hội học cho biết: “Một số chuyên gia đã đặt nhiều hy vọng vào việc tự do hoá pháp luật về các đảng chính trị. Họ đã cho rằng, nhờ đó các lực lượng chính trị mới sẽ lên nắm chính quyền trong nước. Tuy nhiên, hy vọng đó không thành hiện thực. Mặc dù ở Nga đã đăng ký rất nhiều đảng mới, nhưng, chỉ số uy tín của các đảng này hầu như bằng 0 trong phạm vi sai số thống kê”.
Vào năm 2012 Nga đã thông qua đạo luật mới "Về các đảng chính trị". Văn kiện này đã đơn giản hóa thủ tục đăng ký các đảng chính trị mới. Ngay sau đó số đảng trong nước đã tăng đáng kể - từ 7 đảng (vào đầu năm 2012) lên đến 73 đảng đang được đăng ký trong danh mục của Bộ Tư pháp. Ngoài ra, mấy chục đơn xin đăng ký đang được xem xét. Nhưng, hóa ra, trong số các đảng mới, không đảng nào có thể gây sự quan tâm của người dân và thu hút cử tri. Sau đây là ý kiến của Tổng Giám đốc Trung tâm Công nghệ Chính trị Sergey Mikheev: “Người dân Nga không quan tâm đến số lượng đảng chính trị. Họ muốn để cuộc sống thường ngày là bình yên, để tiến trình chính trị là dễ dự đoán, muốn nâng cao mức sống, muốn để mọi người được bảo đảm an toàn. Và đa số công dân nghĩ rằng, điều đó không liên qua đến qúa trình xây dựng đảng. Vào những năm 1990, ở Nga đã có mấy chục đảng, nhưng, điều đó đã không dẫn đến sự thịnh vượng”.
Theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận, người dân Nga thường bỏ phiếu cho các chính đảng cũ đã trải qua thời gian thử thách. Đó là các đảng Quốc hội: đảng Dân chủ Tự do (LDPR), đảng Cộng sản (KPRF), đảng trung tả "Nước Nga công bằng", đảng cầm quyền "Nước Nga Thống nhất" và một vài đảng cũ chưa có đại diện trong Viện Duma Quốc gia như Đảng Dân chủ "Yabloko". Trong số các chính đảng mới phải nhắc đến đảng của doanh nhân Mikhail Prokhorov "Cương lĩnh Công dân" đã chính thức tuyên bố không chấp nhận bất kỳ tư tưởng chính trị nào.
Cuộc bầu cử Liên bang tiếp theo sẽ được tổ chức tại Nga vào năm 2016. Người dân Nga sẽ bầu thành phần mới của Hạ viện. Sau đó sẽ thấy rõ bao nhiêu đảng gây sự quan tâm của người dân. Cho đến lúc đó, các lực lượng chính trị có cơ hội chứng minh vai trò của đảng mình trong hệ thống chính trị của đất nước
Tiếng nói nước Nga