logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 05/06/2022 lúc 10:41:21(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hồi ở trại tỵ nạn Thailand, khi đậu thanh lọc tôi chỉ mong muốn được đi Mỹ đoàn tụ đại gia đình của tôi. Chờ gần cả năm trời, lên phỏng vấn, bị phái đoàn Mỹ cho rớt cái bịch, với lời phán chắc như cua gạch của ông trưởng phái đoàn: “Bộ Nội Vụ Thailand cho cô đậu vì họ tin lời khai của cô, chớ tui… hổng có tin. (Ý ổng nói Bộ Nội Vụ Thái ngu chắc?! Đừng xúc phạm ân nhân của tôi chớ!)



Sau đó, theo lời khuyên của gia đình, tôi xin đi Canada, dù sao cũng là hàng xóm thân thiết của Mỹ (không phải hàng xóm môi hở răng lạnh, 16 chữ dzàng nhe!) Phải công nhận phái đoàn Canada thiệt dễ thương, nhìn qua hồ sơ của tôi có đầy đủ gia đình bên Mỹ mà vẫn nhận tôi vào Canada, không gây khó dễ gì! Tôi xúc động, cảm khái, hỏi thiết tha tận đáy lòng:



– Sao mấy ông tốt với tui vậy?



Ông ấy nhìn tôi với nụ cười ấm áp, hiền hoà và nháy mắt đầy tự hào: “It’s Canada” mà tôi xin được tạm dịch theo lối văn chương bình dân là: “Canada là… dzậy đó!”



Qua đến thủ đô Ottawa đúng mùa đông bão bùng, tháng 12, cao điểm tuyết trắng rơi ào ào không kịp vuốt mặt. Mỗi ngày đón xe bus đến trường với vài lớp áo quần, mang giầy boots, mang bao tay, quấn khăn đầu, khăn quàng cổ, khăn che miệng, (như phụ nữ Hồi Giáo), leo lên được xe bus, lại tháo bao tay, tháo khăn che miệng, tháo khăn quàng cổ, tháo mũ len trên đầu để tìm tiền lẻ mua vé xe, bác tài xế không đủ kiên nhẫn chờ đợi, nên có vài lần cho đi… free! Riết rồi… thân với bác tài, thỉnh thoảng bác cho đi “free”, tôi cám ơn rối rít, bác chỉ xua tay độ lượng:



– Canada là…dzậy đó!



Vào trường học, bắt đầu quen biết bạn bè Việt Nam và bạn bè bốn phương. Giờ giải lao, trước cổng trường có xe bán hàng dạo, đắt hàng nhất là món French Fries (khoai tây chiên) nóng hổi. Giữa cái lạnh giá rét, ngồi trên ghế đá, ngước mặt nhìn trời, hứng từng bông tuyết mát rượi mà nhâm nhi fries thì quả là… trên cả tuyệt vời. Lần đó, ông thầy giáo trẻ dạy môn Biology mà tôi hay nói chuyện, rủ tôi ra xe ăn trưa để giới thiệu với tôi một món ăn mới, rất đặc trưng của xứ Canada, là món Poutine (tức là khoai tây chiên giòn, trên đó rải một lớp cheese curds, rồi rưới lên gravy nóng hổi). Tôi la oai oái, vậy thì khoai hết giòn, ăn sao được! Ổng bảo tôi chớ có đỏng đảnh, cứ thử đi, rồi sẽ mê, và tôi đã mê thiệt (hổng biết mê… thầy hay mê Poutine), nhưng vẫn ngoan cố, gọi đó là “món ăn kỳ quặc nhất trần đời”. Sau đó, ông thầy có nhiều dịp hóm hỉnh cười mím chi (cọp) mỗi khi bắt quả tang tôi xếp hàng mua Poutine và tiến đến, ghé vào tai tôi chọc quê:



– Canada là… dzậy đó!



Khi gia đình tôi dọn từ Ottawa đến Edmonton (từ bờ Đông sang bờ Tây Canada), mang theo chiếc xe còn bảng số Ontario chưa kịp đổi. Một lần đi downtown, xong việc bước ra xe, tôi thấy trên cửa kính một mảnh giấy: “Bạn đã đậu xe sai chỗ quy định, nhưng chúng tôi không phạt, vì biết bạn là cư dân mới”. Đang bâng khuâng sung sướng, thì anh chàng cảnh sát oai phong như James Bond tiến tới, với nụ cười toả nắng:



– Cô lái xe về đi, lần sau cẩn thận nhé. Welcome to Edmonton!



Tôi run rẩy lắp bắp, không nói nên lời dù chỉ là hai tiếng cám ơn thì anh ta quay đi, phớt tỉnh Ăng-lê, sau khi để lại một câu rất đỗi… ngọt ngào:



– Canada là…dzậy đó!



Cách đây mấy năm, khi tôi phát hành cuốn sách Buồn Vui Đời Tỵ Nạn (dày 325 trang, nặng 300 gram), mang đến bưu điện gửi đi các “khách hàng” khắp nơi. Giá gửi 1 cuốn qua Mỹ là $12, và giá gửi 1 cuốn trong Canada là… $14! Tôi bèn thắc mắc, hỏi nhân viên bưu điện là tại sao lại có chuyện ngược đời, khi mà gửi trong nước lại đắt hơn gửi qua Mỹ. Cô nàng nhìn tôi như người hành tinh khác mới rớt xuống, nhún vai lắc đầu, phán một câu xanh rờn:



– Canada là…dzậy đó!



Cái câu cuối này, tôi không hài lòng lắm nha! Đến giờ cũng chưa tìm được câu trả lời thoả đáng! Nhưng mà thôi, chỉ là chuyện nhỏ, bỏ qua đi Tám (tôi là thứ tám ở trong gia đình chớ không phải là… Bà Tám) – “Canada là… dzậy đoá”!!!


Kim Loan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.045 giây.