logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 25/06/2022 lúc 12:22:16(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Sáng sớm nhận được cái text của thư viện Newport Beach, nhắc là ba cuốn sách đã đáo hạn mấy hôm. Mới đó mà đã hơn ba tuần rồi.  “Ở” đâu, làm gì, sống thế nào trong hơn ba tuần qua? với vốn thời gian mà như một người bạn đã mất thường nói “như dàng mà nhiều người không biết quý”. Ba tuần qua, làm gì để đời mình thêm hương sắc, để sống tỉnh thức hơn, hay cũng chỉ một ngày như mọi ngày (TCS), sống qua ngày để chờ ngày chết (VL)... Có được như những cây bông súng trong hồ ở sau nhà? dù cằn cỗi, nằm lẫn trong đám bùn suốt cả mùa đông tưởng đã chết, thế mà khi nắng ấm tới lại mọc thêm lá mới, ra hoa… 


Vào website của thư viện xin gia hạn thêm ba tuần vì chưa đọc hết một phần ba cuốn nào. Chắc phải gia hạn thêm vài ba lần nữa họa may. Chưa kể cuốn sách người bạn giao cho đọc để “báo cáo” lại vì anh bận đi xa. Cuốn Because Our Fathers Lied của ông Craig McNamara, người con trai duy nhất của ông Robert McNamara. Ông nầy quen thân với người bạn, gởi cho người bạn cuốn sách nầy để đọc trước vì tới mấy tháng nữa mới xuất bản. Nói với người bạn là cuốn sách nầy không thể là NY Times Bestseller nhưng có nhiều chi tiết thú vị, qua cái nhìn của một người con từ lúc còn vị thành niên về cha mình. Lẫy lừng, tài ba… nhưng cũng vẫn là con người với đầy dẫy những khiếm khuyết lỗi lầm. Không ba đầu sáu tay, không đi trên mặt nước, đêm ngủ nghiến răng vì quá nhiều lo âu, áp lực, phải để cái nightguard trên đầu giường để mang vào mỗi tối cho bớt mòn răng. Ông McNamara con luôn chất vấn ông McNamara cha tại sao biết chiến tranh Việt Nam không thể thắng mà không có can đảm nhìn nhận, tìm lối thoát, mà vẫn tiếp tục gây bao cảnh tang thương, đạo đức con người để ở đâu… thì ông McNamara cha cứ đánh trống lảng, hỏi vụ mùa nầy có khá không, thu hoạch được bao nhiêu tấn, vì ông không theo cha làm chính trị mà canh tác, làm “vườn” ở miền Bắc California. 


Năm nay vùng nầy lạnh dai dẳng, nhưng mấy tuần vừa rồi đã có nắng ấm, vì thế mà mấy cây bông súng trong hồ đã ra lá, choán hơn nửa mặt hồ. Cây màu tím đã có một cái bông nở hằng ngày tới lúc xế chiều, nhưng những cây kia, vàng, trắng, hồng… chỉ ra mấy cái búp nhỏ, còn nằm dưới mặt nước, phải nhìn kỹ mới thấy. Có mấy chậu đã già hơn ba mươi năm. Vài năm sau khi mua về đã bắt đầu èo uột, hoa chẳng có mà lá cũng không, chỉ còn cái rễ nằm khuất dưới đáy hồ. Rồi có ai đó bày phải bón phân cho nó hằng năm nên làm theo. Chỉ vài viên fertilizer nhét sâu trong chậu mà những cây bông súng tưởng đã chết bỗng hồi sinh. Lá xanh ngắt phủ mặt hồ, hoa nở mạnh khỏe tươi thắm mỗi năm.  


Những cây bông súng trong hồ tưởng có nước, có bùn là đủ dinh dưỡng, sẽ mãi tươi tốt để tiếp tục ra lá ra hoa, mà không, cần thêm những viên fertilizer hằng năm để đâm chồi, nẩy lộc. Những cây bông súng mà còn như thế thì con người có khác chi, cũng cần “phân bón”, vun đắp, bồi dưỡng thân xác và trí tuệ, để cuộc đời tiếp tục đâm chồi, nẩy lộc, ra hoa.  
 



Ba tuần trước xin một ngày nghỉ. Sáng sớm ra biển, cũng chỉ chừng đó chuyện. Nhìn trời xanh mây trắng, nghe tiếng sóng biển, thở cái không khí buổi sáng rất sớm có mùi mặn mặn của nước biển. Thăm mấy đàn chim con tranh nhau tìm mồi trên bãi cát mịn đã lâu rồi không gặp. Đi lên pier chào hỏi mấy người quen ra đây câu cá từ lúc chưa hừng sáng rồi tiếp tục đi quanh chờ giờ thư viện mở cửa.


Ở thư viện ra, ghé đón người bạn mới quen đi ăn trưa như đã hẹn, để nghe anh nói thêm về những tấm hình anh chụp ở Việt-Nam và những bài viết đăng trong website của anh mà mấy tuần trước khi gặp anh vừa từ Việt-Nam về không nghe đủ, phần vì đông người, phần vì thì giờ hạn hẹp.


Anh nầy là photographer chuyên nghiệp làm việc nhiều năm ở Việt-Nam nên đi nhiều, thấy nhiều. Trong thời gian Covid, không có công ty du-lịch nào còn hoạt động để mướn anh vì thế mà anh không thể gia hạn visa, phải ra khỏi Việt-Nam sau hai năm dạy Anh-văn cho con cái đại gia kiếm sống.  


Không được coi những tấm hình của anh mà Air France dùng để quảng cáo, nhưng những tấm hình anh chụp ở Việt-Nam cho coi sáng nay vô cùng sinh động. Qua cảm xúc và cái nhìn của một người nghệ sĩ, anh thấy cái đẹp của những vật quanh đây không ai để mắt tới, những sinh hoạt đời thường không mấy ai quan tâm. Không có hình chân dài chân ngắn, xe “xịn”, nhà sang mà là hình mấy chiếc đòn nhựa đủ màu ở một quán cà-phê bên vỉa hè, mấy đứa bé chạy đuổi nhau trên đường rầy xe lửa xuyên qua xóm nhà lao động tù túng rách nát, một người bán hàng rong, vài người tụ tập quanh một sạp hàng bán máy ảnh cũ. Và bằng tài năng nhiếp ảnh, anh ghi lại được trên phim, biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật để chia xẻ. Rồi những bài viết kèm theo của anh, không cho người đọc tin tức gì về khách sạn mấy sao, buffet mấy món mà cái nhìn tinh tế, những nhận xét sắc sảo đượm tính văn hoá đặc thù của những nơi anh đi qua và ghi lại trên phim.


Gần ba giờ trong góc một tiệm bánh mì Mỹ vắng vẻ, học không biết bao nhiêu điều quý báu: photography, cameras, lighting, thế nào là một tấm chân dung đẹp, sensitivity nằm ở đâu… nhưng quý báu hơn là “thấy” và thương đất nước mình hơn. Nói với anh hy vọng sẽ có ngày xách máy ảnh theo anh đi cùng khắp Việt-Nam, cố gắng tìm kiếm để, nói như nhà văn Võ Hồng, thấy được cái nhỏ nhất chưa ai thấy, nghe được cái nhẹ nhất chưa ai nghe…Mà có đáng buồn không, một người Việt-Nam đang nhờ một người Mỹ chỉ cho thấy cái đẹp của quê hương mình!    


*


COVID-19 nay đã giảm, nhiều người đã trở lại làm việc vì thế mà freeway 55 kẹt cứng, nhiều lúc như một bãi đậu xe. Trước đây ít xe cộ và xe mình là xe điện nên được một cái sticker để chạy trong carpool lane, vì thế chỉ mất hai mươi lăm phút hay nửa giờ là tới sở. Nay thì sticker đã hết hạn, đường lại đông, phải ngồi trên freeway cả giờ mỗi bận. Làm gì để khỏi “phí” hai giờ trong xe trên freeway hai bận mỗi ngày?  




Tình cờ thấy cái video “Đọc truyện đêm khuya” của Đài Tiếng Nói Việt Nam trên Youtube. Nghe ghê quá, nhưng đây là truyện ngắn của những nhà văn chuyên nghiệp sau nầy qua những giọng đọc rất hay, vì thế mà tối nào cũng tải xuống điện thoại vài ba chuyện để nghe ngày hôm sau. Có người mình đã nghe tiếng, đọc nhiều truyện ngắn và cả truyện dài của họ. Có người chưa bao giờ nghe tên. Có truyện rất hay, có truyện dù không hay lắm nhưng viết vững vàng. Mỗi truyện là một mảng sống, một số kiếp của những người mình tưởng chừng như có quen biết, thân cận trong một xã hội đầy những giá trị xung đột gay gắt đang nôn nóng đổi thay. Tương quan bà cháu, vợ chồng, anh em, những tấm lòng, những ước mong ham muốn không bao giờ với tới, những mối tình đứt đoạn khi người thanh niên phải lên đường vào “giải phóng” miền Nam… Chuyện nào cũng buồn, cũng oái ăm, đầy bất trắc. Có phải vì một truyện để cho hay thì phải chuyên chở cảm xúc, mà cảm xúc dễ tạo ra từ buồn phiền. Lời vui khó nói điệu buồn dễ nghe. Có ai không cảm thấy xốn xang, buồn bã, khi nghe Thái Thanh hát “chuyện đôi ta buồn ít hơn vui” trong lúc rõ ràng là vui nhiều hơn buồn. 


Con người rốt lại vừa là sản phẩm vừa là nạn nhân của xã hội mình sống. Nghe mà cảm thông hơn, bớt phân biệt bên nầy bên kia. Nếu mình sinh ra và lớn lên trong môi trường đó, vào lúc đó, thì chắc mình cũng vậy thôi. Sẽ chửi dằn mặt trước những người trong nhà tập thể để đừng có thắc mắc xầm xì viên gạch mình mới đem về ở đâu ra.


Những ngày ít kẹt xe, đến sở rồi mà nghe truyện chưa xong. Gặp những chuyện quá hay cuốn hút mình theo, phải ngồi lại trong xe, hay vào phòng làm việc đóng cửa lại, đeo headphones lên nghe tiếp cho tới khi xong. 


Rồi mất cả tuần nghe ông Vĩnh Lạc nói về nhạc Việt-Nam, giải thích về ngũ cung mà mình chỉ hiểu mù mờ. Ngũ cung Việt-Nam khác với ngũ cung Mông-Cổ và ngũ cung Nhật-Bản thế nào. Một lối đi mới vào cánh rừng đã mở ra nôn nóng khám phá.


Hết “đọc truyện đêm khuya”, ngũ cung, qua nghe Youtube của mấy vị sư Phật giáo giảng về buông bỏ và sống tỉnh thức, rồi Youtube của mấy người minimalist sống tối giản. Nói là “nghe” Youtube không phải chỉ vì lái xe mà còn vì chẳng có gì để coi. Mấy nhà sư thì chỉ có cái áo cà-sa. Nhà của mấy người minimalist thì trống trơn, áo quần chỉ có mấy bộ, lui tới cũng chỉ cái áo T-shirt với cái quần jean…Nhưng nhờ họ mà mình dần dần đổi thay, sống tỉnh thức hơn, nhẹ nhàng hơn…Biết cần phải tu tập nhiều để bớt đi lòng tham muốn sở hữu, vì hiểu được hạnh phúc đích thực không đến từ xe “xịn”, hàng hiệu, thức ăn chất đầy, tủ áo quần không còn có chỗ treo…mà đến từ tâm. Mấy cây bông súng chỉ cần vài viên fertilizer nhét xuống mỗi mùa là ra hoa ra lá. Chôn xuống những viên hột xoàn, sổ đỏ cân từng ký của một bà đại gia nào
đó ở Sài Gòn có tội nghiệp cho mấy cây bông súng không?


Sau những chuyến đi Goodwill và Working Wardrobes, tủ áo quần càng ngày càng trống mà không thấy thiếu thốn, còn muốn tiếp tục đi thường xuyên hơn. Nhà sơn lại đã hơn năm nhưng tranh ảnh mình từng trân quý vẫn còn nằm đóng gói trong garage, không còn muốn treo lên mà không thấy những bức tường nay sao trống vắng. Mấy thùng CD nhạc đang nằm chờ tìm chủ mới. Trước đây, thấy ai vào chợ để chỉ mua một trái táo rồi đi ra, rất chướng, nay mình cũng thế.
Tiếc là đã không học và làm những chuyện nầy sớm hơn…


*


Qua New York ở gần nửa tháng. Đã đông đúc người trên đường phố. Những chiếc xe bus hai tầng chở khách du lịch vắng bóng hai năm qua nay đã trở lại. Vẫn còn phải đeo mask trên subway, chợ búa…nhưng không thấy sự lo âu, sợ sệt. Chắc chỉ còn là thói quen thôi. Tiệm ăn, cửa hàng vừa hồi sinh sau nạn dịch nay đối diện với khó khăn mới: không có người làm. Người dọn bàn, tính tiền ở một tiệm ăn gần nhà nói đây không phải là việc của anh nhưng phải làm vì mấy tháng qua anh thuê và huấn luyện cho hơn năm mươi người mà chỉ còn một người ở lại. Vật giá, cùng với nạn lạm phát cả nước, trở nên đắt đỏ. Giá thuê nhà trung bình, chắc apartment một phòng ngủ thôi, đã lên bốn ngàn mỗi tháng…


Sáng sớm Chúa Nhật lấy ferry qua cầu Brooklyn coi Photo Ville Festival mà ngày hôm trước không coi hết. Nguyên tháng sáu nầy ở đây nhiều photographers sẽ kể chuyện của họ, qua ống kính, về những vấn đề tưởng đã cũ nhưng sẽ còn cãi nhau tới chết, giữa bạn bè, cha mẹ với con cái, anh chị em…Chuyện mấy gia đình người da đỏ tranh đấu cho sự công bằng trong lúc cố duy trì truyền thống. Chuyện phong trào sinh viên ở Berkeley. Chuyện người da đen. Chuyện phá thai.


Coi xong những tấm hình và đọc những bài viết kèm theo thì cũng đã gần trưa. Ra bờ sông ngồi xuống bậc thềm, nhìn cầu, nhìn sông. Thả lỏng ý nghĩ mình theo nước chảy mây trôi. An lành và vô cùng tự do. Nhiều khi tưởng mình và đời mình không là một để có thể tách ra, để mình có thể đứng lui mà nhìn lại, rồi bỡn cợt với đời mình.


*


New York sống động nhưng vội vàng và đắt đỏ. Mà thật ra cũng tuỳ mỗi người muốn sống như thế nào, ưu tiên đặt ở đâu, tìm biết cái gì là quan trọng nhất để đem tới hạnh phúc cho đời mình.


Như sáng nay, lấy chuyến ferry đầu tiên từ Wall Street lúc 7 giờ 19 phút, mình là người đầu tiên và duy nhất trên chuyến tàu nầy, trả 5 đô-la rưỡi cho chuyến đi lẫn về. Và bây giờ, ngồi trên bậc thềm, nhìn bâng quơ qua thành phố New York dưới nắng đẹp bên kia sông, thanh thản nhẹ nhàng, không vướng bận. Caviar, truffle hay uni…làm chi cho tốn kém, rắc rối, bận tâm. Chỉ một khúc bánh mì chả lụa, có mấy lát dưa leo, ít cọng ngò, chai nước trà là có thể ngồi nán lại đây thêm vài ba giờ nữa, cho tới chiều. 



Còn có ẩn ý khác cho buổi sáng nầy: ghé coi tiệm cà phê % Arabica vừa mới mở gần chân cầu, mua một ly Kyoto latte coi thử có giống với ly cà-phê của họ ở Kyoto, nơi tiệm nầy thành lập, mà mỗi lần qua thế nào cũng phải ghé lại. Bên cạnh, một tiệm Michellin-starred ramen sẽ mở tháng sau. Ramen có gì ngon hơn bún bò Huế, phở hay hủ tiếu, nhưng đến bao giờ mới có một tiệm bún bò, hủ tiếu hay phở hãnh diện có ngôi sao Michellin bên cạnh! 


Có email của người trong sở, chắc lại quên password nữa rồi, nhưng không, email viết “I left the McNamara book on your desk. A good read.”


Ông nầy hay nói chuyện sách vở và lưu tâm tới chuyện Việt-Nam vì đã có thời gian đóng quân ở Đà-Nẵng trong chiến tranh. Mấy tháng trước nói với ông về cuốn “Because Our Fathers Lied” khi gặp nhau làm cà-phê trong nhà bếp, ông nói để ông mua khi sách xuất bản rồi chia nhau cùng đọc. Đã mấy tháng rồi, công việc lại rất bộn bề, thế mà ông cũng còn nhớ, và lại giữ lời.


Khi về sẽ ghé qua office của ông để cảm ơn, nhưng sẽ không nói mình cũng có một cuốn và đã đọc mấy tháng trước rồi. Học cho đã khó mà học nhận còn khó hơn…

Tháng 6, 2022
Nguyễn Q.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.117 giây.