logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 28/06/2022 lúc 01:07:18(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trời Edmonton mấy hôm nay đẹp quá, tôi cảm thấy hứng khởi, chạy qua tiệm Canadian Tire mua một mớ fertilizer về bón mấy cây trong sân sau và mấy bụi hoa sân trước. Chu choa, người ra vào tấp nập, rộn ràng, ai cũng hớn hở. Những khuôn mặt này, hồi mùa đông tái tê, chắc đã từng nhăn nhó, than thở, bí xị mà bây giờ cười tươi rói, như là “chưa hề có cuộc giá băng”. Bởi mới nói, con người là tạo vật dễ thương nhất của Thượng Đế, vì biết rung động, buồn vui, nhất là dân Canada dễ quên, dễ tha thứ cho mùa đông. Tôi đi một vòng quanh xóm, thấy nhà nào cũng rộn ràng chăm cây, vui vẻ tưới bón, đúng là “em đã quên mùa đông” thật rồi!
 
Cây cối xứ này có sức sống mãnh liệt. Năm nay mùa đông thật dài, vậy mà trời vừa ấm là chúng đồng loạt hồi sinh, ươm nụ xinh xinh, lá hoa tươi tốt, tràn đầy nhựa sống. (Chả bù cho con người chúng ta, sau mỗi mùa chỉ thêm già cỗi.) Thú thật, tôi được bạn bè tặng danh hiệu “tiểu thơ con nhà... nghèo” từ khi còn ở Việt Nam, vì tôi chẳng mặn mà mấy chuyện bếp núc, thêu thùa, may vá, nhứt là chuyện làm vườn, trồng trọt thì tôi xin kiếu.
 
Khi qua Canada rồi lập gia đình, với căn nhà đầu tiên, vì các con còn nhỏ nên sân sau nhà tôi bỏ sạch cỏ, tráng xi măng, rồi mua xích đu, trampoline, các loại đồ chơi cho chúng. Thế là tôi thảnh thơi, không phải bận rộn việc cỏ cây, người ta ra vườn trồng trọt, còn tôi ra ngồi xích đu đọc sách, uống trà.  Giờ đây, dọn qua căn nhà hiện tại, nhà ngay góc đường nên sân trước sân sau rộng rãi, cỏ xanh mượt. Các con cũng đã lớn, tôi không thể đổ thừa “con nhỏ” để thoát khỏi trồng cây, chẳng lẽ để mảnh vườn thênh thang trống trơn như bãi cỏ sân đá bóng, coi sao đặng? (Nếu không ai để ý, tôi dám để vậy luôn á). Nhưng khổ nỗi, bạn bè đến chơi, nói bóng nói gió, sân rộng để không uổng quá, thế là tôi bèn nổi hứng “sống theo dư luận”, tập tành trồng trọt. Đến nay sân trước nhà là những bụi hoa đủ sắc màu, có bụi màu trắng tươi, màu hồng, màu tím, tôi gọi là vườn hoa …không tên (vì tôi không biết tên của chúng, mà cũng chẳng có nhu cầu cần biết). Còn cái sân sau, nhớ những lần được bạn bè tặng trái cây, rau củ từ vườn nhà của họ, tôi cũng xăng xái tìm mua một mớ cây về trồng, vừa có bóng mát, lại có quả để ăn và biếu lại người ta.
 
Cụ Nguyễn Du có phán: “Nghề chơi cũng lắm công phu”, có vào mới biết, dù chỉ là bài học vỡ lòng với người vụng về như tôi. Đi mua cây, mua đất, phân bón, về nhà chăm sóc, cắt tỉa, tưới tắm. Và rồi cũng thấy thú vị, mê mẩn. Đi làm mà đầu óc vấn vương, nghĩ suy, nhớ nhung, mấy cây táo ra sao, mấy cây plum ra thêm lá chưa, cây thông be bé đã lên chút nào, cây hoa nở hay không, như nhớ con mọn. Mỗi sáng ngủ dậy, bước xuống nhà, là mở cửa ra thăm cây. Có khi trưa mát, gió hiu hiu, bước ra ngắm cây, thầm thì với chúng, (hay nói chuyện độc thoại một mình), cảm xúc êm dịu, nhẹ nhàng xiết bao.
 
Nhưng không phải chuyện trồng cây vườn tược lúc nào cũng suông sẻ, trơn tru. Có năm mưa nhiều quá, mấy bụi bông trước nhà bị úng, thậm chí có bụi sau mùa đông dài ngủ luôn không thèm thức dậy, tóm lại là năm nào cũng có cây …qua đời. Nhờ vậy đầu mùa xuân năm nào tôi cũng có dịp đi mua thêm hoa, thêm đất, thêm phân bón, đã lỡ …chơi hoa thì phải chiều hoa chớ sao!
 
Còn chuyện cây ăn trái vườn sau cũng nhiều nhiêu khê.  Năm đó, tôi mua hai cây plum màu tím trồng sau vườn, vợ chồng hì hục đào lỗ, để cây xuống, vài ngày sau tôi thấy khoảng cách giữa hai cây khá gần nhau, nên lại hì hục dời một cây ra xa chút, để sau này đủ chỗ cho cây trổ cành xoè lá.


 
Vậy mà nó tủi thân, qua năm sau, khi cây bên cạnh xanh lá xum xuê thì nó vẫn không chịu lớn, mà còn có nhiều lá vàng úa. Ai nói cỏ cây không biết giận, không biết hờn? Nhìn cây plum èo uột đó, tôi tự biết mình có lỗi, bạn bè tôi bảo, cây mới đem về còn yếu, phải cưng như trứng, hứng như hứng hoa, mà tôi lại xê qua dịch lại, bảo sao nó không làm mình làm mẩy. Bởi vậy, khi ra vườn tưới cây, tôi hay dừng lại chỗ “con đỏng đảnh” đó mà tâm sự, mà dỗ ngọt, chị xin lỗi cưng nhé, chị không biết cưng... “mong manh dễ vỡ” đến thế, thôi cưng chịu khó lớn lên cho chị nhờ nhe, cưng!
 
Vậy mà nó vẫn còn …chảnh, giận dai hơn đỉa. Bạn tôi lại hiến kế :
 
– Nếu nói ngọt nó không nghe thì phải nói nặng lời. Các chuyên gia về trồng trọt cho lời khuyên, nếu nó không nghe lời, thì mặc xác nó, bỏ bê nó, thậm chí mắng mỏ rủa xả nó cũng không sao, bảo đảm nó sẽ sợ mà ra trái.
 
Từ đó, tôi tỏ mặt lạnh lùng, hất hủi nó. (rượu thưởng không muốn, thì cho rượu phạt, ai biểu!) Hễ ra vườn, tôi chỉ chăm chút o bế, ngắm nghía mấy cây khác thoả thuê, rồi cuối cùng mới nhìn nó, rồi tưới cho nó vài giọt nước ân huệ, cho xong “bổn phận” (bộ tui hổng biết… giận sao!). Rồi tôi chửi xéo bâng quơ, tiện thể, tôi cầm cái vòi nước dí dí vào nó:
 
– Ta nói cho nhà ngươi biết, năm tới mà nhà ngươi còn cứng đầu, èo uột thì ta sẽ bứng nhà ngươi, đem em khác về thay thế, lúc đó đừng trách tại sao ta phũ phàng. (dù sao cũng đã mang tiếng hổng có...green thumb, sợ gì!)
 
Vậy mà hiệu nghiệm. Sau mấy bữa mưa gió, bận không ra thăm vườn, tôi ra tưới cây thì quá bất ngờ, cái cây “bé nhỏ khô héo vàng vọt” đó rung rinh một trái plum căng mọng, và chỉ đúng một trái màu tím long lanh. Bất ngờ, vì tôi nghe nói trồng plum hai năm mới có trái, mà tôi mới trồng một năm. Cây bên kia cũng có hơn chục trái đầu mùa còn hườm hườm, nhưng chính cái cây bị tôi làm lơ, ghẻ lạnh thì trái thật đẹp xinh, làm tim tôi thổn thức. Có lẽ nó đã nghe những lời “hăm doạ” của tôi, rồi cố vươn mình, để chứng minh rằng nó còn có ích, nó còn sống!
 
Tôi cảm thấy ân hận, nên đã thì thầm (thật lòng) với nó rằng:
 
– Cưng ơi (không gọi là “nhà ngươi” nữa!), chị mới tập tành trồng trọt nên chưa có kinh nghiệm, cưng đừng buồn nha! Chị hứa, từ hôm nay cho đến khi mùa đông trở về, chị sẽ chăm sóc cưng đặc biệt, để chuộc lỗi, đừng giận chị nữa nghen.
 
Thì thầm với ẻm xong, tôi thấy vui, lòng nhẹ nhàng. Đêm ngủ còn mơ màng đến mùa sau, thấy những chùm plum nặng trĩu, ngan ngát một màu tím ngọt ngào, tím rịm hồn tôi lãng mạn, “tím cả chiều hoang biền biệt”. Thế là cứ chiều chiều, tôi ra vườn, tuỳ theo “tính nết” của từng đứa mà nói chuyện, tâm hồn thơ thới quên hết những muộn phiền ngoài đời, quả là một phương pháp meditation tuyệt vời!
 
Cô em trong ca đoàn đồng tình:
– Em cũng giống chị, ngày nào em cũng chăm sóc những luống hoa quanh vườn, nghe chim ríu rít, em nói chuyện với cỏ cây, hoa lá, với chim muông, ông xã em bảo em
dở người!
 
– Ối, chị còn nói chuyện với chén dĩa khi đứng rửa chén, nói chuyện với thịt thà cá mắm khi nấu bếp, và nói chuyện với cả… không khí khi đi bộ trên máy treadmill dưới basement. Nói chung, chị thích nói chuyện với bất cứ thứ gì, miễn chúng...im lặng chịu nghe chị nói.
 
– Trời! Vậy ảnh có nói chị không bình thường không?
 
– Lấy nhau gần ba chục năm nên ảnh quen rồi, giờ mà chị ít nói mới là bất thường đó cưng!
 
6/2022
Kim Loan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.054 giây.