logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 03/07/2022 lúc 10:57:00(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,254

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Phần I: Mở đầu.
Niêm hoa vi tiếu” (Chữ Hán: 拈花微笑, Nghĩa Việt: cầm hoa mỉm cười), gọi đầy đủ là “Niêm hoa thuấn mục phá nhan vi tiếu” (Chữ Hán: 拈華瞬目破顏微笑; Nghĩa Việt: Đưa hoa ra, trong chớp mắt thì chuyển mặt mỉm cười), chuyện kể Đức Phật thông qua hành động im lặng cầm hoa sen truyền Tâm Ấn Trí Tuệ Bát-nhã cho Ngài Ma-ha Ca-diếp. Giai thoại này được cho là bắt nguồn từ giới Thiền Tông Trung Quốc nhằm dẫn chứng cho hệ truyền thừa Thiền Tông bắt nguồn từ Đức Phật.

Ý chính của ­ý nghĩa “Niêm Hoa Vi Tiếu” là Đức Phật muốn cho chúng ta biết “Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh. Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”. Đức Phật dạy cho chúng ta thấy, và chúng ta hiểu để vào Tri kiến Phật. “Khai Thị Chúng Sanh Ngộ Nhập Phật Tri Kiến”. Ngay lời nói liền nhận ra bản tâm của chính mình, Minh Tâm Kiến Tánh, nhận ra mình có Tánh Giác. Tánh Giác là chân thật, là vĩnh cữu, và cũng chính là bản thể của mình, đó chính là Pháp Thân. Pháp Thân là thật thể của thân tâm mà không có tướng mạo. Về phương diện, thường biết rõ ràng (liễu liễu thường tri) một cách chân thật là Chân Tâm. Vĩnh viễn không sanh diệt là Niết Bàn. Cái Ta chân thật ngàn đời là Bản Lai Diện Mục. Thể chân thật là Chân Như. Chân Như thậm thâm vi diệu, chỉ có thể dùng trí mà trực nhận, chứ không thể dùng lời nói mà diễn tả được. Thể nhập vào Tánh Không, không sanh không không diệt, biết tự tánh bất sanh bất diệt, bất cứ lúc nào muôn pháp cũng đều viên dung vô ngại, chúng ta là con người bất tử, và là Bổn môn của các kinh Đại Thừa, như Bổn môn kinh Pháp Hoa…

Trong hội Linh Sơn, Đức Phật cầm hoa sen đưa lên, hầu hết hội chúng im lặng nhìn hoa sen, chưa biết Đức Phật sẽ dạy những gì. Chỉ có Ngài Ma-ha Ca-diếp khi thấy hoa sen cùng lúc bắt gặp ánh mắt Đức Phật nhìn tới, Ngài Ma-ha Ca-diếp đắc ý mỉm cười (Niêm Hoa Vi Tiếu). Đức Phật dạy: "Ta có Chánh Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, pháp môn mầu nhiệm, không lập văn tự, ngoài giáo lý truyền riêng cho ông. Ông khéo gìn giữ Chánh Pháp này, đến sau sẽ truyền cho A Nan, truyền trao mãi đừng cho dứt". Đức Phật đến trước tháp Đa Tử, gọi Ngài Ma Ha Ca Diếp đến chia nửa tòa cho ngồi, lấy y của Đức Phật quấn vào mình Ngài Ma Ha Ca Diếp rồi nói kệ phó pháp:

Pháp bổn pháp vô pháp
Vô pháp pháp diệc pháp
Kim phó vô pháp thời
Pháp pháp hà tằng pháp
Dich:
Pháp gốc pháp không pháp
Pháp không pháp cũng pháp
Nay khi trao không pháp
Mỗi pháp đâu từng pháp
 
Phần II: Chi tiết.
Quên Tánh Giác là mê. Đã từ muôn kiếp, chúng ta quên Tánh Giác của chúng ta, rồi tạo nghiệp, đi lang thang trong sáu nẻo luân hồi – Địa Ngục, Quỷ Đói, Bàng Sanh, A Tu La, Người, Trời. Vì vậy chư Phật, Tổ, hay Thiện Tri Thức chỉ dạy cho chúng ta, nhận ra chúng ta có Tánh Giác, rồi tu tập, ngừng bước luân hồi. Có vô số pháp môn tu (tám vạn bốn ngàn pháp môn) để Minh Tâm Kiến Tánh, ngay lời nói liền nhận ra bản tâm của chính mình, để đạt Niết Bàn, thành A La Hán, thành Phật, đắc quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Ở đây người viết xin liệt kê một số pháp môn:

Hệ thống chín Định của Phật Giáo:
Hệ thống chín Định của Phật Giáo, hay còn gọi là Cửu Thứ Đệ Định, gồm từ Sơ Thiền đến Cửu Thiền. Đây là Thiền Chỉ, tức là Định Tập Trung:
Trước khi vào Sơ Thiền thường trải qua Dục Giới Định (hay còn gọi là Cận Định) bậc thấp rồi đến Dục Giới Định bậc cao. Rồi qua khỏi năm Triền Cái (Tham lam, Sân hận, Hôn Trầm, Trạo Cử và Nghi Ngờ).

Ở Dục Giới Định nhiều khi hiện ra những cảnh giới rất đẹp, làm cho Thiền Sinh thích thú lầm tưởng rằng mình đã là chứng Thánh quả, nhưng thật ra chưa đến Sơ Thiền. Ví dụ: Đọc sách: "Từ Áo Cà Sa đến Thập Tự Giá", người viết biết bạn Huệ Nhật tu Thiền đạt đến Dục Giới Định bậc thấp, rồi lên hỏi Hòa Thượng Thích Trí Thủ về Định này. Với chức vụ Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và Giám Đốc nhiều Phật Học Viện, Hòa Thượng Thích Trí Thủ thường xuyên bận việc. Có lẽ Hòa Thượng Thích Trí Thủ bận việc không trả lời, vì bạn Huệ Nhật hỏi không đúng lúc. Bạn Huệ Nhật lầm tưởng Hòa Thượng bí không thể trả lời và nghĩ rằng mình đã là thần tiên, tu Thiền đến mức cao tuyệt vời, quý Thầy không ai sánh kịp, nên bạn Huệ Nhật bị ngoại đạo lôi kéo rất dễ dàng. Nếu như bạn Huệ Nhật chờ khi Hòa Thượng giảng dạy, hay là Ngài rảnh rỗi, Ngài sẽ trả lời chi tiết rất rõ ràng. Người viết được may mắn hơn, 8 năm liên tục ở gần Ngài, xem Ngài là vị Cha Lành để nương tựa, nên thường xuyên lên kể cho Ngài nghe những gì người viết đạt được, lúc Ngài rảnh rỗi. Ngài cho người viết biết đạt đến đâu và Ngài nói thêm những đoạn đường sắp đến, nên sự tiến bộ về Thiền được nhiều kết quả tốt đẹp.

Khi qua khỏi Dục Giới Định, hay Cận Định sẽ lên đến Sơ Thiền.
Sơ Thiền: Ly sanh hỷ lạc. Lìa ngũ dục, được vui mừng.
Nhị Thiền: Định sanh hỷ lạc. Do tâm an, cảm thấy vui mừng.
Tam Thiền: Ly Hỷ diệu lạc. Bỏ cái vui mừng của hỷ mà được cảm nhận thân tâm rất an lạc
Tứ Thiền: Xả Niệm thanh tịnh. Buông bỏ niệm. Niệm dấy lên liền buông bỏ nên được thanh tịnh.
Ngũ Thiền: Không Vô Biên Xứ. Dùng tưởng trống không, trải từ trống không nhỏ đến trống không lớn, dần đến vô cùng vô tận.
Lục Thiền: Thức Vô Biên Xứ. Dùng ý thức, trải rộng đến vô cùng vô tận.
Thất Thiền: Vô Sở Hữu Xứ. Dùng tưởng thân tâm không có gì cả, tất cả đều trống rỗng. Người tu đến định này, cái Ta (Ngã) đã giảm xuống rất nhiều.
Bát Thiền: Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Tức là không phải có tưởng, cũng không phải là không có tưởng, tuy nhiên vẫn còn ngã, chưa phải vô ngã. Từ Bát Thiền trở xuống đều luân hồi trong ba cõi Vô Sắc Giới, Sắc Giới và Dục Giới.
Cửu Thiền: Diệt Thọ Tưởng Định, hay còn gọi là Diệt Tận Định. Muốn đạt được Diệt Tận Định, tất cả những tưởng thô, tưởng vi tế đều phải bỏ. Thọ là cảm giác của sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) đối với sáu trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) và tưởng là phần bên trong nội tâm. Có diệt được Thọ, Tưởng mới vào được Diệt Thọ Tưởng Định, chứng quả vô sanh A La Hán, thoát khỏi sanh tử luân hồi.
 
Thiền Tông không theo thứ tự chín Định:
Thứ tự Thiền theo các kinh Nguyên Thủy và Đại Thừa thì có những tầng bậc như trên. Nhưng người theo Thiền Tông không nói cấp bậc gì cả, mà vào thẳng vô niệm, đi tắt ngang qua Tứ Thiền Xả Niệm thanh tịnh, vượt qua bốn Vô Sắc Định, rồi vào Diệt Thọ Tưởng Định.

Một vị Pháp Hữu đắc quả A La Hán cũng không theo thứ tự Cửu Thiền:

Kết quả tốt đẹp nhờ tu tập Nhĩ Căn Viên Thông trong Kinh Lăng Nghiêm:
Không chỉ riêng Thiền Tông không nói cấp bậc, người viết có một vị Pháp Hữu đã viên tịch, Ngài Giác Hoàng Đại Nguyện Thích Chí Năng, được Thiền Sư Sùng Sơn (Zen Master Seung Sahn) người Hàn Quốc ấn khả, nói với người viết, Ngài đã đắc quả A La Hán. Người viết nhớ lại có lần đọc sách báo Hoa Kỳ, người ta viết, trên thế giới này, hiện nay có bốn vị Phật sống, đó là Đức Đạt Lai Lạt Ma, người Tây Tạng, đang sống tại Ấn Độ, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, người Việt Nam, mới viên tịch, cố Thiền Sư Sùng Sơn (Zen Master Seung Sahn), người Hàn Quốc và một vị Sư người người Campuchea đã viên tịch. Thiền Sư Sùng Sơn (Zen Master Seung Sahn), có hơn mười ngàn đệ tử tu sĩ và cư sĩ, có nhiều chùa khắp thế giới, nhưng Ngài chỉ ấn khả bốn mươi bốn vị tu sĩ và cư sĩ. Ngài Giác Hoàng Đại Nguyện Thích Chí Năng là một trong bốn mươi bốn vị đã được Thiền Sư Sùng Sơn (Zen Master Seung Sahn) ấn khả.
Năm 2007, Ngài Giác Hoàng Đại Nguyện Thích Chí Năng tuyên bố ở chùa Vô Thượng Tự (Mu Shang Sa) Hàn Quốc với nhiều vị Thiền Sư, Thiền Sinh và người viết, là Ngài đã đạt Niết Bàn.
Trong lúc rảnh rỗi, người viết hỏi: Ngài đã đạt Diệt Thọ Tưởng Định chưa?  
-   Đã đạt.
- Xin Ngài vui lòng kể sơ qua các tầng cấp Thiền đã đạt như thế nào?
- Không theo thứ tự đó, mà tu tập Nhĩ Căn Viên Thông trong kinh Lăng Nghiêm, thành công rồi vào thẳng Diệt Thọ Tưởng Định.
Ngài còn kể có lần ở chùa Vạn Phật Thánh Thành, California, USA, dưới sự chứng kiến của Hòa Thượng Tuyên Hóa và Tăng Chúng tại chùa, Ngài dùng Thủ Lăng Nghiêm Đại Định từ ngay trên đỉnh đầu, Ngài đã phóng hào quang ra bên vai trái, rồi vai phải của vị Thầy người Mỹ ngồi gần đó khoảng 8 feet (hơn 2 thước tây).
Nguyên tắc tu tập Nhĩ Căn Viên Thông trong Kinh Lăng Nghiêm:
Các tiếng động ở ngoài vào căn tai.
Vào rồi mất. (Sinh rồi diệt, như vạn sự ở đời). Ví dụ như cái bóng trong gương: Vật gì đưa ra trước gương, cái gương cũng hiện bóng nhưng vật đi rồi thì bóng mất, cái gương không động.
Tâm mình vẫn không động. Không để ý thức phân biệt theo, không chạy theo tiếng động.
Tiếng động vào tai rồi mất (theo lẽ sinh diệt). Tâm mình vẫn không động, vắng lặng, không phân biệt động, tĩnh.
Không phân biệt động tĩnh thì không còn năng, sở;
Không còn năng văn, sở văn;
Không còn năng giác, sở giác;
Không còn năng không, sở không;
Cho đến sinh diệt cũng không có.
(Nói lý): Tịch diệt hiện tiền.

Ngài Giác Hoàng Đại Nguyện Thích Chí Năng có phép thần thông:
Ngài Giác Hoàng Đại Nguyện Thích Chí Năng cũng có nhiều phép thần thông khác, cộng thêm sự gia hộ của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Ví như: Ngài thường ngồi tu ở đỉnh núi Yosemitie, gần công viên Quốc Gia Yosemitie, California vào những mùa hè hàng năm. Ở đó có khoảnh đất rộng 15 acres, và một cái chòi nhỏ, do Phật tử người Mỹ, anh Steven, cho mượn. Mỗi đêm Ngài thường ngồi Thiền dưới gốc cây thông. Người viết đã đến đó, khí hậu mùa hè mát mẻ dễ chịu, và bắt chước Ngài cũng ngồi Thiền dưới một gốc cây thông khác. Nhưng đến khuya, người viết phải vào trong chòi, vì sương xuống nhiều và Trời lạnh. Ngược lại, Ngài vẫn tiếp tục ngồi Thiền cho đến khi Trời sáng. Ngài kể, một đêm có con gấu lớn đến giành chỗ, nó tự xem nó là gấu chúa ở núi này, không cho ai ngồi trên núi vào ban đêm. Nó đứng đối diện trước mặt nhìn Ngài và thở phì phò hoài, không cho Ngài ngồi Thiền, Ngài bảo nó đi, nó không đi. Ngài nhớ trong Phẩm Phổ Môn có câu:
...Hoặc thú dữ vây quanh
Nanh vuốt nhọn đáng sợ
Do sức niệm Quán Âm
Vội vàng bỏ chạy thẳng...

Ngài niệm "Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát" rồi lấy ngón tay hướng về nó búng một cái. Không ngờ gấu lớn hoảng hồn, bỏ chạy thẳng một mạch khoảng cách xa gần một dặm rồi dừng lại. Ngày hôm sau, và những thời gian kế tiếp, gấu lớn chỉ đứng xa nhìn Ngài ngồi Thiền, không còn đến gần Ngài nữa.
Ngài Giác Hoàng Đại Nguyện Thích Chí Năng tu tập rất siêng năng, trong thời gian chưa đắc đạo Ngài không bao giờ đặt lưng xuống chiếu. Sau khi đắc đạo Ngài mới đặt lưng xuống chiếu. Ngài Giác Hoàng Đại Nguyện Thích Chí Năng cũng đã nói với người viết: “Tôi thấy tại Hoa Kỳ có rất nhiều ma [Ma hay ma quỷ, một loài quỷ đói (ngạ quỷ)]. Nhiều ma hơn ở Việt Nam. Những con ma này mặt mày rất buồn bã, không một nụ cười, đi hàng đoàn, đã sống từ nhiều trăm năm nhưng họ không muốn đi đầu thai đến các cõi khác; nên hàng ngày phải tụng Kinh Thí Thực để cầu siêu cho những ma trên”. Người viết hỏi: “Tại sao ma ở lâu như vậy chưa muốn đầu thai?” Ngài Giác Hoàng Đại Nguyện Thích Chí Năng nói: “Bởi các ma đó lúc trước là người. Nhưng họ đang chờ đến tận thế sẽ được phán xét để lên Thiên Đàng hoặc xuống Địa Ngục, nên họ không muốn đầu thai, tái sanh đi nơi khác”.

Trước kia có thời gian Ngài Giác Hoàng Đại Nguyện Thích Chí Năng tu học ở Hàn Quốc, trong chùa dành riêng cho các tu sĩ ngoại quốc đến học đạo. Vì chùa có tu sĩ ngoại quốc đến học đạo, nên chính quyền địa phương thường cử người tới chùa canh gác với lý do giữ an ninh? Có lần người canh gác bảo vệ đi qua đi lại thường xuyên, dùng giày đinh dậm chân xuống sàn nhà gỗ kêu vang rất ồn ào, làm cho các tu sĩ không thể ngồi Thiền trong chùa được. Vị Hòa Thượng chỉ huy khóa tu cho người ra khuyên đừng làm ồn ào, nhưng người bảo vệ này vẫn tiếp tục làm ồn ào. Vì người bảo vệ làm ồn ào quá nhiều lần, khuyên nhủ không được, Ngài Giác Hoàng Đại Nguyện Thích Chí Năng ở trong chỗ ngồi Thiền, dùng ngón tay phóng thần lực ra giống như “đàn chỉ thần công”, khiến cho người bảo vệ sợ hãi, chạy một mạch về sở chỉ huy. Sở chỉ huy dẫn một đoàn mười mấy người, thân thể to lớn, có lẽ toàn là những nhân vật đai đen Thái Cực Đạo đến để đe dọa và làm ồn ào. Chùa và những người này hòa giải không được, Ngài Giác Hoàng Đại Nguyện Thích Chí Năng phải dùng “đàn chỉ thần công” ở xa búng cho mỗi người một thần công. Những người đó sợ hãi, bỏ chạy về sở chỉ huy. Ngày hôm sau, chính quyền địa phương đến tiếp xúc chùa, và họ rất kính trọng quý Thầy, họ không biết vị Thầy nào dùng “đàn chỉ thần công” để đánh họ. Từ đó trở đi chính quyền địa phương không cử người đến chùa canh gác với lý do giữ an ninh nữa. Phật Tử thấy chính quyền địa phương kính trọng quý Thầy, nên họ càng kính trọng quý Thầy hơn nữa. Các Phật Tử gặp quý Thầy ngoài đường họ đều chắp tay chào quý Thầy rất tôn kính và các tu sĩ cũng chào họ như vậy.
Có lần ở Colorado, ban đêm Ngài Giác Hoàng Đại Nguyện Thích Chí Năng không ở trong chùa mà ra ngoài vườn ngồi dưới gốc cây. Đến sáng Phật tử đến chùa không thấy Ngài đâu cả, mới ra vườn chùa tìm kiếm, thấy Ngài đang ngồi Thiền dưới gốc cây, tuyết phủ đầy người, nên họ đã mời Ngài vào chùa.
Sự mầu nhiệm của chú Lăng Nghiêm, Đại Bi và Thập Chú:
Khi nói về Kinh Lăng Nghiêm, sẳn đây người viết xin phép được kể thêm về sự mầu nhiệm của chú Lăng Nghiêm, Đại Bi và Thập Chú. Năm 1969, người viết vào chùa Khải Đoan, Việt Nam, để tu, quý Thầy bảo người viết học chú Lăng Nghiêm chung với các chú và điệu đang học chú Lăng Nghiêm tại chùa. Người ta thường nói, “đi Lính sợ cửa ải, ở Sãi sợ Lăng Nghiêm”, vì chú Lăng Nghiêm rất khó thuộc, nhưng mới học hai tuần, người viết đã thuộc lòng năm đệ Lăng Nghiêm. Tại Hoa Kỳ, năm 1987, có một nam Phật tử bị ma ám, ma nữ luôn ở bên nam Phật tử cả ngày lẫn đêm, nên mỗi đêm người nam Phật tử đều bị xuất tinh, khiến cơ thể luôn luôn mệt mỏi, không thể đi làm. Người nam Phật tử kể lại, “Ma nữ nói rằng, nó rất thương con, không muốn rời xa, nó chỉ muốn luôn luôn ở chung với con”. Người nam Phật tử đã đi trị bệnh nhiều nơi với các Bác Sỹ Tây Y, Đông Y, Châm Cứu… đều không chữa khỏi. Người nhà của Phật tử này đến nhờ người viết giúp đỡ. Năm đó người viết trụ trì chùa Bồ Đề Hương Tích, Los Angeles, California, chưa tốt nghiệp Bác Sỹ. Người viết đến nhà người Phật tử ở Little Saigon. mặc áo tràng vàng, đánh mõ phía trên đầu người Phật tử và tụng chú Lăng Nghiêm, Đại Bi, Thập Chú rồi bảo con ma đó đến chùa Trúc Lâm Yên Tử, Santa Ana, để nghe kinh tu hành, được cúng thí thực, sẽ được vãng sanh về cảnh giới tốt đẹp hơn. Kể từ ngày đó người Phật tử bị ma ám hoàn toàn khỏi bệnh.

Kinh Bāhiya cũng không theo thứ tự chín Định:
Đây là bài pháp khẩn cấp, giống như Thiền Đốn Ngộ, chỉ dành riêng cho quý Ngài có công phu tu tập cao, thường xuyên thực tập để sớm đắc quả.
Trong kinh Bāhiya, Thiền Sư Ajahn Brahmavamso dịch từ tiếng Pali Kinh Udana (Ud1.10) Kinh Phật Tự Thuyết, sang Anh Ngữ, một nhóm Phật Tử Bắc Mỹ dịch Việt:
"Bāhiya, ông cần thực tập như sau: Trong cái thấy chỉ là cái thấy; trong cái nghe chỉ là cái nghe; trong cái cảm giác chỉ là cái cảm giác; trong cái nhận thức chỉ là cái nhận thức. Thực tập như thế, Bāhiya, ông sẽ không "vì điều đó" mà có. Khi ông không "vì điều đó" mà có thì ông sẽ không hiện hữu "trong đó". Và khi ông không hiện hữu "trong đó" thì ông sẽ không hiện hữu ở bên này, không ở bên kia, cũng không ở giữa. Chỉ như thế là đoạn tận khổ đau. Và rồi Bāhiya đã trở nên hoàn toàn giác ngộ".

Kinh Bāhiya này cũng đi thẳng vào sự biết của thấy, nghe, cảm giác, nhận thức luôn luôn hằng hữu, đang là, như "Niêm Hoa Vi Tiếu" và đó cũng là chánh kiến. Chánh kiến là thấy Pháp đúng như nó đang là, tức là thấy thực tánh chân đế của Pháp. Vì vậy trong câu: "Trong cái thấy chỉ là cái thấy; trong cái nghe chỉ là cái nghe; trong cái cảm giác chỉ là cái cảm giác; trong cái nhận thức chỉ là cái nhận thức..." cũng là chánh kiến.

Đây là phương pháp dùng Thiền Chánh Niệm. Chánh Niệm (Pali: Sati, Sanscrit: Smṛti, tiếng Anh: Mindfulness) là trọn vẹn với thực tại đang là, không vọng niệm, sự lưu tâm đúng đắn. Đây là Định Chú Tâm hay Thiền Quán, nhưng không phải là Thiền Quán Tưởng, mà là định do tâm không động, tĩnh lặng, tịch tịnh trước mọi đối tượng và chỉ cần Sát Na Định, phi thời gian, vô vi, vô ngã.

Vừa nghe xong bài kinh, Bāhiya thấy cái Ta (Ngã) không có, Ngũ Uẩn Vô Ngã hay Năm Uẩn không có Ta, hoàn toàn vô ngã. Trong thấy biết chỉ là thấy biết của các căn đối với các cảnh trần, chỉ có tánh biết đang biết pháp vận hành và Bāhiya đã hoàn toàn giác ngộ, giải thoát, đạt hạnh phúc Niết Bàn ngay hiện tại.

Ở đây chúng ta chú ý cái Ta (Ngã) không có, hoàn toàn vô ngã, Ngũ Uẩn Vô Ngã. Ngũ Uẩn hay Năm Uẩn, tiếng Sanscrit là Pañca Skandhah, Pali là Pañca Khandhā. Trung Hoa dịch là Sắc Uẩn (Rūpaskandha), Thọ Uẩn (Vedanāskandha), Tưởng Uẩn (Samjñāskandha), Hành Uẩn (Samskāra-skandha) và Thức Uẩn (Vijñānaskandha). Ngũ Uẩn là năm nhóm kết hợp lại mà thành ra con người. Nhưng nếu chỉ có năm sự kết hợp đó thì gọi con người cũng được, con vật cũng được, vì cả hai đều có đủ năm yếu tố đó. Như con khỉ cũng có Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Như vậy chưa hẳn năm yếu tố đó, kết hợp thành ra con người, mà cũng có thể thành ra con ngựa, bò, trâu, dê, chó…con gì cũng được. Thế nhưng chúng ta gọi Năm Uẩn đó kết hợp và gọi là con người, vì có Vô Minh (Sanscrit: Avidyā, Pali: Avijjā), tức là không hiểu rõ. Do không hiểu rõ năm uẩn là sự kết hợp lại thành một cái giả tướng, rồi cứ lầm tưởng mà chấp đó là Ta, là Ngã. Chính vì chấp Ta, chấp Ngã, nên tham Ái, chấp Thủ, và cứ thế Ái, Thủ, Hữu, Sinh, Lão Tử, Sầu Bi Khổ Ưu Não, tiếp tục mãi trong sanh tử luân hồi. Muốn phá trừ gốc rễ của luân hồi, Đức Phật dạy chúng ta phải đoạn trừ gốc rễ của sự chấp Ngã, chấp Ta, nó bám chặt vào Ngũ Uẩn, tức là bám chặt vào năm nhóm Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Nó chấp thủ nơi sắc thân làm Ta, chấp thủ nơi thọ làm Ta, chấp thủ nơi Tưởng làm Ta, chấp thủ nơi hành làm Ta, chấp thủ nơi Thức làm Ta. Năm thứ đó không phải là Ta, mà chấp làm Ta đó là Vô Minh, là nguồn gốc của sự đau khổ. Đức Phật muốn nhổ cái gốc đau khổ chính là cái Ta, bằng cách chỉ rõ Ngũ Uẩn Vô Ngã, tức là Năm Uẩn không có Ngã, không có Ta nào trong đó. Thế nên Đức Phật dạy kinh Vô Ngã Tướng (Pali: Anattalakkhaṇa Sutta) và dạy Mười Hai Nhân Duyên (Sanscrit: Dvādaśaṅgapratīya-samutpada) để thoát khỏi Ngũ Uẩn, hay là Ngũ Thủ Uẩn, trở thành Ngũ Uẩn Vô Ngã, thấy biết cái Ta (Ngã) không có.

Kinh Bāhiya thuộc trình độ cao, vì vậy trước khi học và thực tập kinh này, chúng ta vui lòng học và thực tập các Kinh Niệm Xứ (Satipatthāna Sutta), kinh số 10, Đại Kinh Malunkyaputta (Mahamalunkyaputtasuttam), kinh số 64 và Kinh Thân Hành Niệm (Kayagatasatisuttam), kinh số 119, trong Trung Bộ Kinh.

*Kinh Niệm Xứ (Satipatthāna Sutta), kinh số 10.
Kinh Nền tảng của Chánh Niệm (The Foundations of Mindfullness). Đây là một trong những kinh quan trọng và đấy đủ nhất mà Đức Phật dạy về Thiền, đặc biệt nhấn mạnh sự phát triển tuệ quán. Khởi đầu, Đức Phạt tuyên bố bốn niệm xứ là con đường thẳng tắt để thực chứng Niết Bàn. Sau đó Đức Phật chỉ dạy chi tiết về bốn niệm xứ là quán thân, quán cảm thọ, quán tâm và quán các pháp đối tượng của tâm.

* Đại Kinh Mālunkyaputta (Māhāmālunkyaputta Sutta), kinh số 64.
Còn gọi là Đại Kinh Man đồng tử (The Greater Discourse to Mālynkyāputta). Bài kinh dài giảng cho Man đồng tử. Đức Phật giảng dạy con đường từ bỏ năm hạ phần kiết sử là thân kiến, nghi, giới cấm thủ, tham và sân. Kinh nói về bốn Thiền, bốn Không, năm hạ phần kiết sử, năm uẩn. Khi giải thoát khỏi năm uẩn thành A La Hán.

 *Kinh Thân Hành Niệm (Kayagatasatisuttam), kinh số 119.
Kinh Thân Hành Niệm (Mindfulness of the Body). Đức Phật giải thích làm thế nào để tu tâp pháp niệm thân và nói những lợi ích mà pháp này đem lại. Thân hành niệm khéo tu tập viên mãn sẽ đưa đến 10 lợi ích lớn:
Nhiếp phục lạc khổ,
Nhiếp phục sợ hãi khiếp đảm.
Kham nhẫn được các nghịch cảnh đủ loại.
Dễ chứng bốn Thiền, được hiện tại lạc trú.
Chứng Thần Túc thông.
Chứng Thiên Nhĩ thông.
Chứng Tha Tâm thông.
Chứng Túc Mạng trí.
Chứng Sinh Tử trí hay Thiên Nhãn, biết sống chết của chúng sinh.
10.  Chứng Lậu Tận trí.
* Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh:
Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, Ngài Huyền Trang dịch: "Quán Tự Tại Bồ Tát, hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời, chiếu kiến Ngũ Uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách…”
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh dịch: Kinh Tinh Yếu Prajnā Pàramitā:
“Bồ Tát Quán Tự Tại,
Khi quán chiếu thâm sâu,
Bát Nhã Ba La Mật,
Tức diệu pháp Trí Độ
Bỗng soi thấy năm Uẩn
Đều không có tự tánh.
Thực chứng điều ấy xong
Ngài vượt thoát tất cả
Mọi khổ đau ách nạn…”.
 
Bài thơ của thi sĩ Tô Đông Pha cũng có phần tương tự:
Phong lai sơ trúc
Phong khứ nhi trúc bất lưu thanh
Nhạn quá hàn đàm
Nhạn khứ nhi đàm vô lưu ảnh.
Thị cố, quân tử sự lai nhi tâm thỉ hiện
Sự khứ nhi tâm tùy không.
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh dịch:
Gió qua lay trúc
Gió đi rồi nhưng không lưu luyến âm thanh.
Nhạn lướt mặt hồ
Nhạn đi mà hồ không nắm bắt hình ảnh
Người quân tử cũng vậy
Việc xảy ra tâm mới tiếp xử
Việc qua rồi tâm lại thảnh thơi

Như vậy, khi tâm an định rồi, thì cảnh bên ngoài cũng lặng. Khi đó người đi chỉ thấy người đi, xe chạy chỉ thấy xe chạy, chim kêu chỉ nghe tiếng chim kêu, chim hết kêu không nghe chim kêu, nhưng tánh nghe vẫn hằng hữu. Sự biết về thấy, nghe đó không động cũng không có tướng nên nó không sanh diệt. Thấy, nghe tức là biết, biết tức là tâm. Đó là tâm hiện tiền chân thật đầy đủ nơi mỗi người. Đó là tánh biết, tánh thấy, tánh nghe... không sinh diệt. Khi trong lặng được vọng tưởng rồi, bên ngoài đối duyên xúc cảnh, sáu căn, mắt tai mũi lưỡi thân ý, không bị dính kẹt sáu trần, sắc thanh hương vị xúc pháp, không chấp ngã, không chấp pháp, tức là vô ngã, thì lúc đó ta là Phật hiện tiền.

Chúng ta cũng cần để ý Ngài Bồ Đề Đạt Ma, vị Tổ thứ 28 dạy: "Tâm ơi hỡi tâm, mi nhỏ hơn đầu mũi kim, mà bao trùm cả tam thiên đại thiên thế giới, tức là bao trùm toàn thể vũ trụ này". Như vậy tâm chúng ta vô cùng rộng lớn, ngang bằng vũ trụ này. Tuy nhiên chỉ có chư Phật mới thấy biết được hết tất cả. Phật là vũ trụ, vũ trụ là Phật.
Một hôm Ngài A Nan hỏi Tổ Ma Ha Ca Diếp:
Khi Thế Tôn phú chúc và truyền y kim tuyến cho Sư huynh, còn có truyền pháp gì riêng nữa chăng?
Tổ Ma Ha Ca Diếp liền gọi:
A Nan!
Ngài ứng thinh:
Dạ!
Tổ Ma Ha Ca Diếp bảo:
- Cây cột phướn trước chùa ngã.
Ngài A Nan nhân đây tỏ ngộ.
Thật ra lúc đó cây phướn có ngã đâu. Như vậy biết trọng tâm là khi kêu, liền ứng thinh dạ. Đó là tánh nghe hằng hữu. Cái biết từ lỗ tai không có suy nghĩ, nghe kêu thì lên tiếng, chứng tỏ cái biết đó luôn sẳn nơi ta. Đó là Tổ Ma-ha Ca-diếp đã trả lời cái Đức Phật truyền cho mình rồi, ngay đó Ngài A Nan liền nhận được. Chuyện này cũng nói lên ý nghĩa của “Niêm Hoa Vi Tiếu”.
 
V. Tu Tịnh Độ, niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà có kết quả tốt đẹp:


Có những lý do khiến người viết rất tin tưởng, tất cả những vị Tăng Ni Phật Tử chí thành niệm danh hiệu: “Nam Mô A Di Đà Phật” đều có kết quả tốt đẹp trong hiện đời, chứ không phải chờ sau khi chết mới có kết quả để vãng sanh về cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà.
Hào quang xung quanh mỗi người:
Năm 1979, người viết thấy hào quang của Hòa Thượng Thích Trí Thủ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Giám Đốc các Phật Học Viện Bảo Quốc, Huế, Phật Học Viện Hải Đức, Nha Trang, và Quảng Hương Già Lam. Ngài có hào quang ngũ sắc rất đẹp, tỏa sáng xung quanh Ngài, rộng khoảng 2 tấc tây, và Ngài có mùi trầm hương. Trong thời gian đó Ngài tu Pháp Môn Tịnh Độ và niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà.
song  
#2 Đã gửi : 03/07/2022 lúc 10:58:40(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,254

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Người viết thưa: “Bạch Ôn, con thấy hào quang, tức là ánh sáng nhiều màu rất đẹp bao phủ khắp người Ôn. Ôn có hào quang màu ngũ sắc, có nhiều màu xanh đỏ vàng trắng tím trông rất đẹp bao phủ khắp người Ôn và Ôn có mùi thơm của trầm hương. Con không những thấy hào quang của Ôn, mà con còn thấy hào quang của mọi người. Hào quang tỏa khắp thân mọi người, người nào cũng có, nhưng trên đầu có phần mạnh và sáng hơn. Chẳng hạn, Thầy A có hào quang màu vàng trông rất đẹp, thầy B có hào quang màu trắng trong trông cũng rất đẹp, v.v…. Và mỗi người đều có mùi riêng biệt. Như Ôn có mùi thơm trầm hương, những người khác có mùi hoa anh trảo (lan công chúa) trồng ở chùa, hay là có mùi hoa sen, v.v…, người nào cũng có mùi thơm hoặc hôi khác nhau.
Một lần con đạp xe đạp đi phố, con cảm thấy sau lưng con có mùi xác người chết, rất hôi thối. Đã năm phút trôi qua con vẫn cảm thấy có mùi xác chết đó, nên quay lại phía sau để nhìn, thì ra có người đạp xe đạp đi theo sau con, cách xa khoảng mười mét. Hào quang ở đầu và xung quanh người của họ rất xám tối, mặc dù gương mặt họ cũng bình thường như những người khác, không bị sẹo, cũng không xấu xí. Nhưng, tự nhiên con nghĩ, người này đáng sợ quá, mặc dù còn rất trẻ, khoảng gần ba mươi tuổi, nhưng con nghĩ, sau khi chết, họ có thể sẽ phải bị đọa địa ngục, nếu họ không làm việc thiện để giải trừ bớt cái ác mà họ đã có và đang mang theo trên người. Thế nên con lái xe qua đường khác để đi, và tránh họ. Khi đó không còn mùi hôi của xác chết xông lên nữa. Ngoài ra con còn cảm nhận được Tu Viện Quảng Hương Già Lam có từ quang tốt đẹp bao phủ rất nhiều. Con đường Ôn thường đi từ ngoài tu viện lên lầu đến phòng Ôn có từ quang tốt đẹp bao phủ nhiều hơn ở các nơi khác trong chùa”.

Hòa Thượng khen là tốt, rán tu hành thêm nữa. Ngoài ra ở Việt Nam, các chùa khác như Chùa Ấn Quang, Chùa Huệ Nghiêm, v.v… cũng có từ quang bao phủ. Sẳn đây người viết xin kể Hòa Thượng Thích Trí Thủ có Thiên Nhãn Thông.
Người viết hỏi tiếp: “Bạch Ôn, nghe nói Ôn trước kia có thiên nhãn thông, có thể thấy rất xa, thấy xuyên qua vách tường, chuyện đó có thật không?” Ngài trả lời: “Chuyện đó có thật, nhưng xảy ra lúc còn trẻ”. Người viết hỏi: “Bạch Ôn, sự việc xảy ra thế nào?” Ngài trả lời: “Một hôm tại Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang, ở trong phòng đóng cửa nhưng Ôn nhìn thấy tất cả xung quanh, ngoài trời, trong các phòng khác Tăng chúng làm việc, đọc sách, tụng Kinh, ngồi Thiền, v.v… giống như thấy mọi người đang làm việc, nghỉ ngơi hay ăn uống trước mặt, không có gì ngăn ngại. Có lần làm việc trong phòng, Ôn thấy mấy chú Sa Di nhỏ, trèo lên cây ổi ở sườn núi che khuất bên sau các phòng và dãy núi ở đồi Trại Thủy Nha Trang, cách đó khoảng hơn một cây số. Ôn sợ các chú Sa Di này té xuống núi, có thể chết hay bị thương. Ôn muốn đi đến đó để nói các chú đừng leo trèo coi chừng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu Ôn đi thì bỏ dỡ công việc đang làm trong phòng, nên mới bảo các Thầy gần đó chạy đi khuyên các chú Sa Di nhỏ giùm. Các Thầy rất ngạc nhiên, không thấy các chú Sa Di ở đâu cả. Ôn nói, các chú đang ở khuất bên kia núi, qua khỏi các dãy Tăng phòng, mới thấy được các chú Sa Di đó. Các Thầy không tin, nhưng nghe lời Ôn, nên phải đi. Quả nhiên các chú Sa Di nhỏ đang trèo lên cây ổi ở lưng chừng núi trông rất nguy hiểm. Sau đó các Thầy biết, không những Ôn thấy các chú Sa Di bên kia sườn núi, Ôn còn thấy biết tất cả các Thầy đang làm việc, đọc sách, tụng Kinh, ngồi Thiền, hay đang ngủ, v.v… trong các phòng ở Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang dù xa hay gần”.

Người viết hỏi tiếp: “Bạch Ôn, sau đó thì thế nào?” Ngài đáp: “Sự việc thấy như vậy cũng khiến cho Ôn bận rộn chỉ dạy Tăng chúng, từng người nhiều hơn, khó hoàn tất những việc của Giáo Hội nhanh chóng như ý muốn. Sau này Ôn chú tâm Pháp Môn Tịnh Độ, lo làm việc Giáo Hội và từ từ không còn Thiên Nhãn Thông nữa.”

Cũng năm 1979, người viết thấy Hòa Thượng Thích Đức Chơn, Trụ Trì Quảng Hương Già Lam, có hào quang màu vàng rất rực rỡ, đẹp hơn vàng bốn số 9, tỏa rộng xung quanh Ngài khoảng 2 tấc. Trên đầu Ngài hào quang vàng rất rực rỡ. Người viết hỏi: “Bạch Ôn, Ôn có hào quang vàng rực rỡ, rất đẹp, bao xung quanh Ôn. Con xin phép được hỏi, Ôn tu pháp môn gì mà được hào quang đẹp như vậy?”. Hòa Thượng Thích Đức Chơn trả lời: “Ôn luôn luôn niệm “Nam mô A Di Đà Phật””.
Hào quang tỏa sáng khi niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà:
Sự thấy hào quang của người viết bắt đầu từ năm 1979 liên tục đến năm 1998. Khi muốn thấy hào quang người nào, người viết chỉ cần tập trung tư tưởng một chút thì thấy, còn khi không để ý hào quang của họ và nhìn bình thường như mọi người thì không thấy. Trong thời gian thấy hào quang, người viết thấy hào quang của người viết có màu trắng, nhưng chưa được trắng trong nhiều và sáng rực rỡ như một số các vị pháp hữu, các bậc Cao Tăng khác. Tuy nhiên khi người viết chí thành niệm nho nhỏ, “Nam mô A Di Đà Phật” thì thấy từ trán, ở Ấn đường, có hào quang màu trắng sáng rực như đèn bin chiếu ra ngoài. (Đây là riêng người viết thấy, chứ những người chưa thấy hào quang, có lẽ không thấy được). Thế nên người viết thường xuyên chí thành niệm thầm “Nam mô A Di Đà Phật” và tin chắc chắn 100% thật có Đức Phật A Di Đà và cõi Cực Lạc.

Trở lại, nhờ thấy hào quang của người viết chưa được trắng trong nhiều và sáng rực rỡ như một số các vị pháp hữu, các bậc Cao Tăng khác, nên người viết luôn luôn cố gắng tu tập để hy vọng mỗi ngày một tiến bộ hơn. Sau này, nhờ thường xuyên cố gắng tu hành, người viết thấy hào quang càng ngày sáng càng đẹp hơn, tuy nhiên vẫn chưa bằng một số các vị pháp hữu, các bậc Cao Tăng khác. Đến năm 1998, khi người viết đeo kính viễn thị thì việc thấy hào quang yếu dần và mất hẳn, bây giờ không còn thấy hào quang nữa. Đúng ra là sự thấy hào quang thuộc một phần của thiên nhãn, không tùy thuộc nhục nhãn, nhưng trường hợp của người viết có thể do lớn tuổi, mắt kém nên sự thấy hào quang cũng kém luôn và mất hẳn.

Khi mới đến Hoa Kỳ, người viết hỏi về sự thấy hào quang, quý Thầy giỏi tiếng Anh nói, “Ở Tây Tạng có người thấy hào quang, sách viết bằng tiếng Anh, chưa được dịch ra tiếng Việt”. Khi đó người viết còn kém tiếng Anh, vì ở Việt Nam sinh ngữ chính là tiếng Pháp. Ở Hoa Kỳ, người viết cũng không rảnh rỗi để tìm kiếm sách viết về hào quang bằng tiếng Anh, để xem họ nói gì trong đó.

Đến năm 1999, có người Mỹ giới thiệu người viết xem máy chụp hình hào quang và chụp thử, máy chụp hình hào quang Aura Camera 6000 do Guy Coggins phát minh. Sau khi xem các hình, người viết thấy hào quang trong các hình được máy chụp còn đơn giản, chưa sống động bằng người viết đã thấy hào quang trước kia. Có lẽ trong tương lai, khi khoa học phát minh ra máy quay phim hào quang, người viết sẽ đến xem để so sánh có những chi tiết khi chiếu phim có giống như người viết đã thấy hay không?

Cũng trong năm 1999 người viết đọc sách “Câu Chuyện Rampa”, Trần Viết Anh Thi phóng tác theo sách “The Rampa Story” của Ngài Lạt Ma Tiến Sỹ Lobsang Rampa. Sách viết Ngài Lạt Ma Tiến Sỹ Lobsang Rampa đã thấy hào quang và chuyển di tâm thức, nhưng không thấy nói mùi hương. Ngài Lạt Ma Tiến Sỹ Rampa lúc tám tuổi qua một cuộc giải phẫu để mở “Con Mắt Thứ Ba” (The Third Eye) và thấy được hào quang. Ngược lại, người viết thấy hào quang, mùi hương và chuyển di tâm thức là do tu tập mà có, không do giải phẫu, hay bất kỳ tai nạn nào. Khi so sánh về sự thấy hào quang của người viết và của Ngài Lạt Ma Tiến Sỹ Lobsang Rampa tương tự nhau.
Cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà có năng lượng từ quang rất tốt đẹp, ấm áp dễ chịu nhất:
Năm 2017, khi ở Florida, Hoa Kỳ, người viết bị bệnh nặng, đau nhức khắp người, nên tập trung nhập định đễ đỡ đau nhức, và nghĩ rằng mình có lẽ sẽ chết. Tuy nhiên người viết không muốn tái sinh lại cõi người, như quý Ngài Lạt Ma Bồ Tát Hóa Thân của Tây Tạng, chỉ muốn tái sinh lên các cõi Trời, hay là về cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Vì vậy người viết tập trung nhập định để bay lên các cõi Trời bằng “chuyển di tâm thức”.
Chuyển di tâm thức:
Lúc còn ở Việt Nam, khi Thiền đến mức độ cao, người viết có những hiện tượng lạ hay thắng trí, như chuyển di tâm thức (nói theo kiểu bình dân là xuất hồn) bay lên không gian, bay dạo khắp nơi, v.v... trong đó có đi xuống địa ngục dạo chơi cho biết, nên người viết nghĩ địa ngục là có thật. Nó không phải là ảo tưởng, ảo giác hay tưởng tượng. Trước kia người viết đọc thấy có một cuốn sách Phật Giáo nào đó, viết hoả ngục chứ không viết địa ngục. Người viết nghĩ chữ hỏa ngục chưa chính xác. Hỏa ngục chỉ là một phần của địa ngục. Vì có những địa ngục không có lửa, như địa ngục hàn băng, hoặc là địa ngục máy móc do chính người viết đã thấy. Tại sao người viết tin địa ngục có thật? Bởi, khi đến Hoa Kỳ, người viết được Thầy Thích Minh Tuyên mà người viết rất kính trọng, nay là Hòa Thượng Pháp Chủ Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới. Trước kia Ngài có học Thiên Văn và tốt nghiệp Đại Học trường Đại Học Long Beach, California, đã dẫn người viết đến Griffin Observatory tại Los Angeles, California, Hoa Kỳ. Ngài chỉ cho người viết xem vũ trụ do kính thiên văn chiếu. Người viết thấy giống y hệt những gì người viết đã thấy khi chuyển di tâm thức trong lúc ngồi Thiền tại Tu viện Quảng Hương Già Lam ở Việt Nam trước kia. Nhưng ở tại Griffin Observatory họ chiếu vũ trụ với ánh sáng mạnh quá, không giống như người viết thấy ánh sáng vừa phải trong lúc ngồi Thiền; còn tất cả các hình ảnh vũ trụ, các hành tinh, đều giống như người viết đã dùng tâm thức bay lên và thấy. Thế nên người viết nghĩ địa ngục cũng có thật, như cái bàn, cái ghế, v.v… Chỉ có điều khoa học hiện tại chưa có dụng cụ khám phá được địa ngục. Khoa học hiện tại chỉ mới ở không gian ba chiều và chiều thứ tư là thời gian mà thôi.
Ngược lại, nếu người nào đó nghĩ rằng địa ngục do tâm tạo ra, không có thật, thì khi đó cái bàn, cái ghế, cỏ cây, sông núi, v.v… cũng không có thật, chỉ do tâm tạo ra, như Ngài Từ Đạo Hạnh đã dạy:

“Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không
Kìa xem bóng nguyệt dòng sông
Ai hay không có có không là gì”.

Nguyên nhân “chuyển di tâm thức”:
Khoảng năm 1978, người viết ngồi Thiền tại Chánh điện Tu Viện Quảng Hương Già Lam, Việt Nam, bỗng cảm thấy cơ thể rất nhẹ nhàng, an lạc. Khi đó người viết nghĩ, tại sao mình không bay lên không trung như Tôn Giả Mục Kiền Liên và các bậc Hiền Thánh Tăng thời Đức Phật đã dùng Thần Túc Thông bay luôn cả thể xác như chim bay. Người viết muốn bay luôn cả thể xác, nhưng, từ đỉnh đầu người viết bay lên một thân khác, y hệt thân đang ngồi Thiền ở Chánh điện, thân này trong như thủy tinh và bay đi các nơi, như xuống biển, bay qua các núi đồi, thành phố, v.v… Người viết đã trình sự việc này lên Hòa Thượng Thích Trí Thủ.

Con người là tổng hợp của Ngũ Uẩn, Sắc Thọ Tưởng Hành Thức. Nói chuyển di Thức, hay xuất Thức thì không đủ, vì khi xuống địa ngục, người viết cảm thấy rất đau đớn và khó thở, như vậy có Thọ (cảm giác), nên người viết đặt tên là “chuyển di tâm thức”. Sau này khi ở Hoa Kỳ, người viết nghe nhiều người nói về Thiền xuất hồn, người viết cũng không để ý, và nghĩ rằng có lẽ họ cũng chuyển di tâm thức giống người viết. Đến năm 2011, người viết đọc sách “Dòng Đời Vô Tận” của Thượng Tọa Thích Trí Siêu (website: http://trisieu.free.fr) viết “Du hành ngoài thể xác”, trang 155-158 giống trường hợp người viết. Thượng Tọa kể, trên thế giới này có nhiều người du hành ngoài thể xác (OBE: Out of Body Experience), như ông Robert Monroe, một thương gia giàu có, sống tại tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ. Ông đã viết quyển: “Journeys out of body” (những chuyến du lịch ngoài thể xác) và lập ra The Monroe Institute (www.monroeinstitute.com). Một người khác là Bác Sỹ Waldo Vieira, người Ba Tây (Brazil), cũng có kinh nghiệm du hành ngoài thể xác (OBE). Ông lập hội IAC (International Academy of Consciousness, www.iacworld.org). Hội có 3 trung tâm ở Brazil, Florida (Hoa Kỳ), và Portugal (Bồ Đào Nha). Thượng Tọa Trí Siêu viết: “Những sự du hành ngoài thể xác của ông (Robert Monroe), mà bạn có thể gọi là “xuất hồn”, “xuất vía”, hay “xuất thức”, v.v… đều được các khoa học gia, bác sĩ, kỹ sư nghiên cứu và kiểm chứng đàng hoàng nên không thể nói là hoang tưởng hay bịa đặt… Sự khác biệt giữa những người “du hành ngoài thể xác” Âu Mỹ này với những người tu Thiền “xuất hồn” ở chỗ họ không phải là người tu hành mà là khoa học gia. Khi có những kinh nghiệm “xuất hồn” thì họ nghiên cứu và tìm hiểu một cách khoa học. Sau đó họ chia xẻ kinh nghiệm qua sự viết sách hoặc thuyết trình chứ không lập thành một đạo giáo chiêu dụ tín đồ. Nhờ vậy sự “xuất hồn” trở thành một sự kiện khoa học chứ không phải là một sự huyền bí hay mê tín dị đoan”.

Tâm Từ Bi cứu khổ chúng sanh của Bồ Tát Quán Thế Âm vô cùng mầu nhiệm.

- Kinh nghiệm chết của Thượng Tọa Thích Liễu Nguyên và được Bồ Tát Quán Thế Âm cứu thoát.
Năm 2022 An Cư Kiết Hạ tại Tu Viện Pháp Vương, California, Thượng Tọa Thích Liễu Nguyên chia sẻ cùng chư Tôn Đức Tăng Ni, về sự mầu nhiệm của Bồ Tát Quán Thế Âm ở Cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Hồi nhỏ lúc 12 tuổi, Ngài sắp bị chết đuối, Ngài diễn tả những giai đoạn của sự chết rất ly kỳ, sống động và hấp dẫn người nghe. Đến giây phút cuối cùng, tâm thức sắp sửa lìa khỏi xác, Ngài nhớ đến Bồ Tát Quán Thế Âm, thế là từ dưới đáy sông, thân thể Ngài được nổi lên mặt nước, tỉnh lại và an toàn trở về chùa.

- Kinh nghiệm chuyển di tâm thức xuống địa ngục của người viết và được Bồ Tát Quán Thế Âm cứu thoát:
Khi tu tập có những hiện tượng lạ hay thắng trí, người viết thường trình lên Hòa Thượng Thích Trí Thủ để nhờ chỉ dạy, có lần người viết thưa với Hòa Thượng: “Bạch Ôn, con ngồi Thiền có thể chuyển di tâm thức bay đi chỗ này chỗ nọ. Dùng tâm thức để dạo chơi, có khi bay xuống biển, thấy rất nhiều cá bơi lội. Có khi bay lên trên các dãy núi, qua các thành phố. Có khi bay vào vũ trụ thấy vô số hành tinh, lớn có nhỏ có, sáng có mờ có. Một lần dùng tâm thức xuống địa ngục, thấy tự nhiên mặt đất không còn dày kín như hiện tại nữa, mà thấy mặt đất gần giống như mặt nước, nhưng xuống không thấy lạnh, chưa thấy lửa hay hàn băng, chỉ mới thấy vô số máy móc ở dưới địa ngục ép cơ thể con lại, khiến không thở được. Con muốn lên nhưng bị mắc kẹt dưới địa ngục không lên được, lại bị nghẹt thở, rán hết sức cũng không lên được; may thay, con nhớ và chí thành niệm “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát”, cầu xin Ngài cứu giúp mới bay thoát lên được. Từ đó con sợ, không còn dám có ý nghĩ xuống địa ngục dạo chơi cho biết nữa và con rất tin tưởng Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát”.
Chuyển di tâm thức đến các cõi Trời Dục Giới và cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà:
Khi ở Hoa Kỳ, từ những năm trước 2017, người viết đã được chư Thiên dẫn lên thăm viếng các cõi Trời Dục Giới bằng “chuyển di tâm thức”, nên lần này bay một mình không có gì trở ngại. Lần “chuyển di tâm thức” này, người viết chỉ chú trọng so sánh năng lượng từ quang. Người viết cảm nhận năng lượng từ quang tốt đẹp ở quả đất, có nhưng không nhiều. Người viết đã cảm nhận Quảng Hương Già Lam có từ quang tốt đẹp bao phủ rất nhiều. Ngoài ra ở Việt Nam, các chùa khác như Chùa Ấn Quang, Chùa Huệ Nghiêm, v.v… cũng có từ quang bao phủ. Ở Hoa Kỳ cũng có rất nhiều chùa có năng lượng từ quang bao phủ. Như, Vạn Phật Thánh Thành, có 2 nơi, chỗ dành cho các cư sĩ ở thì có từ quang bao phủ, nhưng ít hơn so với chỗ dành cho chư Tăng Ni ở. Các chùa khác tại Hoa Kỳ của người Việt Nam, Trung Hoa, Nhật, Hàn Quốc, v.v… đều có từ quang bao phủ.

Khi lên đến cõi Trời Tứ Đại Thiên Vương, người viết cảm nhận năng lượng từ quang tốt đẹp bao phủ nhiều hơn ở quả đất này. Kế tiếp khi lên đến cõi Trời Đạo Lợi, năng lượng từ quang tốt đẹp nhiều hơn ở cõi Trời Tứ Đại Thiên Vương. Khi lên đến cõi Trời Dạ Ma, năng lượng từ quang tốt đẹp nhiều hơn ở cõi Trời Đạo Lợi. Ở cõi Trời Đâu Xuất Đà, năng lượng từ quang tốt đẹp nhiều hơn cõi Trời Dạ Ma. Ở cõi Trời Hóa Lạc Thiên, năng lượng từ quang tốt đẹp nhiều hơn ở cõi Trời Đâu Xuất Đà. Ngược lại, khi lên đến cõi Trời Tha Hóa Tự Tại, người viết không cảm nhận có năng lượng từ quang. Năng lượng từ quang ở cõi Trời Tha Hóa Tự Tại ít hơn ở quả đất này.

Sau đó người viết muốn đến cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà, bỗng nhiên đến được. Người viết rất ngạc nhiên và vui mừng, không ngờ, năng lượng từ quang tốt đẹp ở cõi Đức Phật A Di Đà bao phủ rất nhiều, người viết cảm thấy rất ấm áp dễ chịu. Năng lượng từ quang rất tốt đẹp ở cõi Đức Phật A Di Đà là số một, là tốt đẹp nhất, là siêu đẳng nhất. Người viết cảm nhận được sự yêu thương, tấm lòng từ bi bao la, vô tận, năng lượng từ quang vô cùng tốt đẹp ở cõi Đức Phật A Di Đà. Khi đó người viết cũng cảm thấy cơ thể rất dễ chịu và hết bệnh.

Trong lần An Cư Kiết Hạ năm 2022 tại Tu Viện Pháp Vương, California, người viết nói về từ quang rất tốt đẹp, ấm áp, dễ chịu ở cõi Đức Phật A Di Đà tại bàn uống trà với Ni Trưởng Thích Nữ Giới Châu, quý Thầy đặt tên vui bàn uống trà này là “nước trà Tào Khê”, trước khi chia sẻ chuyện này cùng chư Tôn Đức Tăng Ni tại Trai đường. Ni Trưởng nói, “Khi nhận được năng lượng từ quang vô cùng tốt đẹp, có lẽ những vị trước kia đã đi luôn về cõi Cực Lạc không trở lại”. Người viết nói, “Có lẽ Nguyên Hải có bổn phận phải trở lại để kể cho mọi người”. Một ngày khác, người viết nói về từ quang rất tốt đẹp, ấm áp, dễ chịu ở cõi Đức Phật A Di Đà với Hòa Thượng Thích Minh Tuyên, Pháp Chủ Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới, tại Tổ Đình Minh Đăng Quang, California. Ngài nói, ‘“Nên viết “Tây Phương Cực Lạc Du Ký” cho mọi người cùng đọc”’. Người viết dạ và vâng lời.

VI. 33 vị Tổ ở Ấn Độ và Trung Hoa:
Người viết chỉ kể tên 33 vị Tổ ở Ấn Độ Trung Hoa, không cần kể tiểu sử, vì quá dài.
1. Tổ Ma Ha Ca Diếp
2. Tổ A Nan
3. Tổ Thương Na Hòa Tu
4. Tổ Ưu Ba Cúc Đa
5. Tổ Đề Đa Ca
6. Tổ Di Dá Ca
7. Tổ Bà Tu Mật
8. Tổ Phật Đà Nan Đề
9. Tổ Phục Đà Mật Đa
10. Tổ Hiếp Tôn Giả
11. Tổ Phú Na Dạ Xa
12. Tổ Mã Minh
13. Tổ Ca Tỳ Ma La
14. Tổ Long Thọ
15. Tổ Ca Na Đề Bà
16. Tổ La Hầu La Đa
17. Tổ Tăng Già Nan Đề
18. Tổ Già Da Xá Đa
19. Tổ Cưu Ma La Đa
20. Tổ Xà Dạ Đa
21. Tổ Bà Tu Bàn Đầu
22. Tổ Ma Noa La
23. Tổ Hạc Lặc Na
24. Tổ Sư Tử
25. Tổ Bà Xá Tư Đa
26. Tổ Bất Như Mật Đa
27. Tổ Bát Nhã Đa La
28. Tổ Bồ Đề Đạt Ma

Ở Trung Hoa có 5 vị Tổ:
Tổ Bồ Đề Đạt Ma, tức là vị Tổ thứ 28 ở Ấn Độ
Tổ Huệ Khả
Tổ Tăng Xán
Tổ Đạo Tín
Tổ Hoằng Nhẫn
Tổ Huệ Năng.
Một hôm Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn yêu cầu chúng đệ tử làm kệ trình lên Ngài để Ngài ấn chứng, truyền tâm ấn. Ngài Thần Tú viết trên vách hành lang:
Thân thị Bồ Đề thọ
Tâm như minh cảnh đài
Thời thời thường phất thức
Vật sử nhạ trần ai
Dịch:
Thân như cây Bồ Đề
Tâm như đài gương sáng
Luôn luôn cần phủi sạch
Chớ để dính bụi trần

Ngũ Tổ dạy y theo bài kệ này tu hành sẽ có lợi ích lớn.
Ngũ tổ kêu Ngài Thần Tú đến canh ba vào thiền thất hỏi:
- Ông làm bài kệ đó phải không?
- Bạch Hòa Thượng, chính do con làm, con không dám vọng tưởng tham cầu ngôi vị Lục Tổ, kính mong Ngài Từ Bi xem con có chú trí tuệ nào chăng?
- Bài kệ ông làm chưa thấy chân như bản tánh, ông vẫn còn là người đứng ngoài cửa! Kiến giải của ông muốn tu hành để đạt Vô Thượng Bồ Đề là chuyện khó thành.
Cho nên Vô Thượng Bồ Đề, nghĩa là ngay lời nói liền nhận ra được bản tâm của chính mình, minh tâm kiến tánh, Cần phải biết tự tánh bất sanh bất diệt, bất cứ lúc nào muôn pháp cũng đều viên dung vô ngại, không chút trì trệ. Nếu một thứ đã chân thì mọi thứ đều chân, muôn cảnh đều đạt đến cảnh giới như như bất động. Tâm như như bất động, đó mới là chân thực. Nếu ông có được kiến giải như thế, mới là bổn tánh Vô Thượng Bồ Đề vậy.
Ngài Huệ Năng nghe mọi người đọc nên cũng đến hành lang xem kệ. Ngài nói Ngài không biết chữ nên nhờ quan Biệt Giá ở Giang Châu tên Trương Nhựt Dụng đọc Ngài nghe. Nghe xong Ngài nói, tôi cũng có một bài kệ, nhờ ông viết giùm:

Bồ Đề bổn vô thọ
Minh cảnh diệc phi đài
Bổn lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai
Dịch:
Bồ Đề vốn không cây
Gương sáng cũng chẳng đài
Xưa nay không một vật
Chỗ nào vướng trần ai?

Ngũ Tổ thấy đại chúng kinh ngạc, lấy làm lạ, e có kẻ muốn làm hại, liền lấy giày xóa hết bài kệ nói rằng: “Cũng chưa thấy tánh.” Đồ chúng đều cho là phải.

Ngày kế Ngũ Tổ lén đến phòng giã gạo, thấy Huệ Năng mang đá nơi lưng mà giã gạo. Ngài nói rằng: “Người cầu đạo, vì pháp quên mình, phải nên như thế!” Ngũ Tổ hỏi: “Gạo trắng chưa?” Huệ Năng đáp: “Gạo trắng đã lây, chỉ còn thiếu sàng.”
Tổ lấy gậy gõ cối 3 lần rồi bỏ đi. Huệ Năng liền hiểu ý Tổ, đến canh ba vào thất.
Ngũ Tổ lấy cà sa phủ kín cả Ngài và Huệ Năng, chẳng cho ai thấy, rồi nói kinh Kim Cang. Đến câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.” Nên không trụ vào chỗ nào mà sinh tâm mình. Vì vậy, khi Lục Tổ Huệ Năng nghe tới câu: “Ưng vô sở trụ”, nghĩa là không dính mắc vào bất kỳ sắc trần, thinh trần, hương trần, vị trần, xúc trần, pháp trần nào, đó là giác ngộ. Ngài Huệ Năng ngay lời đó đạt đại ngộ, biết rằng cả thảy muôn pháp không lìa tự tánh, và bạch Tổ rằng:

Nào dè tánh mình vốn tự thanh tịnh
Nào dè tánh mình vốn không sanh diệt
Nào dè tánh mình vốn tự đầy đủ
Nào dè tánh mình vốn không lay động,
Nào dè tánh mình có thể sanh ra muôn pháp.

Tánh là gì? Tánh là cái có sẳn, còn khi đợi duyên hợp mới có thì đó là tướng chứ không phải tánh. Cho nên nói các pháp duyên hợp không tự tánh tức là các pháp không sẳn có, đợi duyên hợp mới có. Còn tánh giác của chúng ta có sẳn, không phải đợi duyên hợp.

Phần III: Kết luận:
­Ý Nghĩa “Niêm Hoa Vi Tiếu” là Đức Phật muốn cho chúng ta biết “Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh. Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”. Đức Phật dạy cho chúng ta thấy, và chúng ta hiểu để vào Tri kiến Phật. “Khai Thị Chúng Sanh Ngộ Nhập Phật Tri Kiến”. Ngay lời nói liền nhận ra bản tâm của chính mình, Minh Tâm Kiến Tánh, nhận ra mình có Tánh Giác. Tánh Giác là chân thật, là vĩnh cữu, và cũng chính là bản thể của mình, đó chính là Pháp Thân. Pháp Thân là thật thể của thân tâm mà không có tướng mạo. Về phương diện, thường biết rõ ràng (liễu liễu thường tri) một cách chân thật là Chân Tâm. Vĩnh viễn không sanh diệt là Niết Bàn. Cái Ta chân thật ngàn đời là Bản Lai Diện Mục. Thể chân thật là Chân Như. Chân Như thậm thâm vi diệu, chỉ có thể dùng trí mà trực nhận, chứ không thể dùng lời nói mà diễn tả được. Thể nhập vào Tánh Không, không sanh không không diệt. Biết Tự Tánh bất sanh bất diệt, bất cứ lúc nào muôn pháp cũng đều viên dung vô ngại. Nếu một thứ đã chân thì mọi thứ đều chân, muôn cảnh đều đạt đến cảnh giới như như bất động, tâm như như bất động. Tánh Giác của chúng ta có sẳn, không phải đợi duyên hợp. Đây là hạt châu mà mọi người đều có không bao giờ mất, là con người bất tử, cũng là ý nghĩa của Niêm Hoa Vi Tiếu, và là Bổn môn của các kinh Đại Thừa, như Bổn môn kinh Pháp Hoa… mà Đức Phật muốn nhắn nhủ cho chúng ta. Ngược lại, nếu chúng ta muốn trở thành tỷ phú Đô la, hay là giàu hơn nữa, hoặc là vua của một nước, và muốn đi xâm chiếm các nước khác để trở thành Đại Đế, sau khi chết tay trắng vẫn hoàn trắng tay, chỉ mang theo nghiệp nhân thiện ác của mình trong đời hiện tại cho đời sau.

Thích Nguyên Hải
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.543 giây.