logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 16/07/2022 lúc 01:23:43(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Sách "Nouvelle histoire de l'Indochine française" -NXB Perrin, của nhà sử học François Joyaux (2022). © Thanh Hà/RFI

Điện Biên Phủ khép lại một thế kỷ Trung Quốc dưới ba « triều đại » khác nhau đẩy Pháp ra khỏi Đông Dương (Việt Nam, Lào và Cam Bốt). Trong cuốn Nouvelle histoire de l’Indochine française – Chuyện mới về Đông Dương thời Pháp thuộc - NXB Perrin, dưới góc độ địa chính trị, nhà sử học François Joyaux trở lại với giai đoạn 1858-1954, thời kỳ mà bằng mọi cách, Bắc Kinh « đẩy bật » Paris ra khỏi Đông Dương, một « vùng đệm » đối với an ninh của Trung Quốc.

Trong lời tựa, giáo sư François Joyaux đã viết « Nouvelle histoire de l’Indochine française – Chuyện mới về Đông Dương thời Pháp thuộc hoàn toàn có thể được xuất bản dưới tên gọi Một Trăm Năm xung đột Pháp-Trung, 1858 - 1956 ». Bởi giai đoạn lịch sử đó không chỉ liên quan đến một quốc gia có chính sách thực dân với những nước bị đô hộ mà chiến tranh Đông Dương là « một cuộc xung đột giữa Pháp và Trung Quốc » trong bối cảnh địa chính trị nhiễu nhương từ cuối thế kỷ XIX cho đến gần hết thập niên 1950, khi những người lính Pháp cuối cùng rời khỏi vùng thuộc địa ở Viễn Đông này năm 1956.
François Joyaux là tác giả của khoảng một chục công trình nghiên cứu về Đông Dương, về Trung Quốc và quan hệ quốc tế tại Châu Á. Trong đó có cuốn La Chine et le règlement du premier conflit d'Indochine (Genève, 1954) -Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (Genève, 1954), phát hành năm 1979 - Publications de la Sorbonne. 
Có gì « mới » trong Nouvelle histoire de l’Indochine française ? Hay điều thú vị nhất là giáo sư Joyaux đưa độc giả ngược thời gian trở về với biến cố đã khép lại từ gần 7 thập niên qua để hiểu được những nước cờ của Trung Quốc về địa chính trị hiện tại : từ trên vấn đề Đài Loan đến đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông, qua cách cư xử của Bắc Kinh với các nước láng giềng trong khu vực ?
Chuyện mới về Đông Dương thời Pháp thuộc gồm 7 phần, tuần tự theo thời gian, từ khi người Pháp yên vị ở Nam Kỳ - Cochinchine cho đến « Hồi kết của xung đột Pháp – Trung ».
Nam Kỳ, địa bàn để từng bước đến sát gần Trung Quốc
Trong cuộc nói chuyện giành cho RFI Việt ngữ, giáo sư François Joyaux đã trở lại với những ngày đầu Pháp bắt rễ vào Nam Kỳ và « mon men » tiến gần đến bờ cõi của Trung Quốc. 
François Joyaux : « Pháp từ Nam Kỳ đã đi ngược lên thượng nguồn sông Mêkông. Thời đó người ta nghĩ rằng con sông bắt nguồn từ Trung Quốc là một con đường giao thương huyết mạch, dễ dàng tiến vào khu vực nam Trung Quốc. Nhưng sông Mêkông không là cửa ngõ dẫn vào các khu vực ở phía nam Trung Quốc. Dần dần Pháp càng lúc càng quan tâm nhiều hơn đến các vùng ở phía bắc, mà trong đó có Bắc Kỳ (Tonkin). Đây đương nhiên không thuộc về Trung Quốc, nhưng giáp ranh với Trung Quốc và nhà Mãn Thanh thời đó xem đây là một vùng đệm, bảo đảm cho an ninh của Trung Quốc, cho các tỉnh ở miền nam Trung Quốc. Thành thử Pháp càng mở rộng ảnh hưởng đến Bắc Kỳ, đến phía bắc Đông Dương, kể cả tại Lào, những quyền lợi của Trung Quốc càng bị đe dọa. Từ đó nảy sinh những mối xung khắc và đến khoảng năm 1880 thì những xung đột lợi ích đó dẫn tới chiến tranh ».
« Yên vị một cách vững chắc tại Đông Dương - được mở rộng sang Lào (…) từ sau 1893, tham vọng của Pháp không ngừng thúc đẩy mục tiêu thiết lập một vùng ảnh hưởng rộng lớn ở khắp phía nam Trung Quốc » (tr. 131).
François Joyaux : « Nhìn vào các đường biên giới hiện tại của Trung Quốc, các tỉnh thành bao quanh quốc gia này, xưa kia là những quốc gia độc lập. Tôi muốn nói đến Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông… Tất cả những vùng đất độc lập đó đã bị Trung Quốc xâm chiếm. Ở biên giới phía nam, Trung Quốc quan niệm, vì lý do an ninh của chính Hoa Lục, cần phải có được những vùng đệm (glacis de sécurité). Trung Quốc hoàn toàn có thể chấp nhận Bắc Kỳ được đặt dưới sự quản lý của triều đình Huế, khi đó là một nước chư hầu. Nhưng khi Pháp quản lý Bắc Kỳ và trở thành ‘láng giềng sát cạnh’, đương nhiên Trung Quốc xem đấy là một mối đe dọa : ngay bên cạnh Trung Quốc là một đế quốc. Và đúng là như vậy : một khi cắm rễ vào Bắc Kỳ và Lào, nhưng chủ yếu là ở Bắc Kỳ, Pháp đã có tham vọng mở rộng ảnh hưởng vào các vùng lãnh thổ miền nam Trung Quốc, chẳng hạn như Vân Nam. Dự án đường sắt nối liền Hải Phòng, Hà Nội với Vân Nam hồi đầu những năm 1900 là bằng chứng rõ rệt nhất về tham vọng của Pháp, chủ yếu là của toàn quyền Paul Doumer, muốn mở rộng ảnh hưởng đến khu vực miền nam Trung Quốc ».
Sự hiện diện của một « đế quốc thuộc địa ở sát cạnh » là điều không thể chấp nhận và đó là kim chỉ nam trong chính sách an ninh của Trung Quốc bất luận dưới chế độ nào đi chăng nữa.
« Tưởng Giới Thạch (quãng năm 1924), trên hồ sơ Đông Dương đi theo con đường của Tôn Dật Tiên : Pháp không có chỗ đứng ở đây và đến một lúc nào đó phải đuổi (đế quốc thuộc địa này ra khỏi khu vực) (…) Từ chế độ quân chủ cho đến Trung Hoa Dân Quốc, Trung Quốc vẫn nhất quán trong chính sách về Đông Dương ». (tr. 236)  
François Joyaux : « Kiểm soát Sông Hồng, con sông đi từ vịnh Bắc Bộ sang Vân Nam, Trung Quốc coi đó là một mối nguy hiểm nếu như người nước ngoài có thể thâm nhập vào Trung Quốc qua ngả này. Thành thử Trung Quốc dưới thời đại nào đi chăng nữa, tức là dưới thời nhà Thanh, Trung Hoa Dân Quốc hay Cộng Sản thì cũng vậy thôi : Trung Quốc vẫn là Trung Quốc, địa lý của Trung Quốc không thay đổi theo các chế độ cầm quyền. Đấy đơn giản là điều bất di bất dịch. Đây đơn thuần là một vấn đề địa lý và chính trị ».
Dưới một chế độ quân chủ, thời đại Quốc Dân Đảng hay khi đảng Cộng Sản giành được chính quyền, khác biệt duy nhất có lẽ là tương quan lực lượng giữa quyền lực tại Bắc Kinh và Paris. 
François Joyaux : « Dưới thời Trung Hoa Dân Quốc đã có nhiều thay đổi. Từ thập niên 1930, mối lo ngại chính của bên Quốc Dân Đảng là Nhật Bản. Họ đã phải cân nhắc, giữa hai mối đe dọa là Pháp và Nhật. Điều đó có nghĩa là trước hết phải đối đầu với Nhật, nhưng tránh để Nhật Bản lợi dụng biến Đông Dương thành địa bàn để từ đó mở chiến dịch tấn công Trung Quốc từ phương nam. Do vậy trong một thời gian, đảng cầm quyền là Quốc Dân Đảng, ngoài mặt khẳng định là ‘đồng minh’ của Pháp, nhưng thực ra ở bên trong, thì đã âm thầm có những tính toán thâm độc ngay với chính đồng minh này. Ví dụ như là Trung Quốc ngấm ngầm ủng hộ Quốc Dân Đảng của Việt Nam, một tổ chức rập khuôn từ Trung Quốc Quốc Dân Đảng. Quốc Dân Đảng của Việt Nam là một phong trào bài thực dân, bài Pháp ».
Năm 1949 đảng Cộng Sản của Mao Trạch Đông giành được chính quyền, một bước ngoặt trong xung đột ở Đông Dương :
François Joyaux : « Trung Quốc và Pháp thuộc hai khối Tây Phương và khối Cộng Sản trong thời kỳ chiến tranh lạnh, bắt đầu hình thành từ 1949-1950. Đó cũng là thời điểm khai sinh Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Nhưng một lần nữa, Bắc Kinh lại bắt buộc phải thận trọng bởi vì Trung Quốc đã phải can thiệp trên nhiều hồ sơ khác, như là tại chiến tranh Triều Tiên. Cuộc chiến này bắt đầu từ năm 1950. Đó cũng là thời điểm Trung Quốc thâu tóm Tây Tạng năm 1950/1951. Những sự kiện đó xảy ra cùng một lúc. Thế rồi còn có vấn đề Đài Loan. Chính quyền Trung Quốc lúc bấy giờ bị chia trí và Trung Quốc coi Mỹ là mối đe dọa chính. Trong bối cảnh đó giành lại quyền kiểm soát vùng Đông Dương của Pháp đồng nghĩa với việc giành lại quyền kiểm soát vùng đệm ngay sát cạnh bờ cõi của mình ».  
Tương quan lực lược nghiêng về phía Bắc Kinh
Trong khi đó, phía Pháp phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng cùng một lúc, mà quan trọng nhất có lẽ là những bất ổn về chính trị và những rạn nứt với đồng minh Hoa Kỳ :
« Tháng 8 năm 1945, Mỹ vẫn từ chối để quân của tướng Alessandri quay lại Bắc Kỳ. Việt Minh chắc hẳn đã đánh giá cao sự “trợ giúp” này của Mỹ » (tr. 300)
François Joyaux : « Trước hết có thể nói thế yếu của Pháp xuất phát từ khi thua trận năm1940, đầu hàng Đức Quốc Xã. Kế tới, đồng minh của Pháp là Mỹ mà Washington thì dứt khoát không muốn Paris quay trở lại Đông Dương. Đó là một bất lợi thứ hai. Bất lợi thứ ba của Pháp là từ năm 1945 trở đi, phải dành ưu tiên tái thiết đất nước sau Thế Chiến Thứ Hai. Đông Dương bị đẩy vào hàng thứ yếu. Cuối cùng, một khi chiến tranh bắt đầu mở rộng, Pháp không còn khả năng đài thọ cuộc chiến đó như một thế kỷ trước, dưới thời Đệ Tam Cộng Hòa. Vào những năm 1950, Pháp hoàn toàn lệ thuộc vào viện trợ tài chính của Mỹ. Như đã nói, Mỹ không muốn Pháp quay lại Đông Dương. Tựu chung, rõ ràng là Pháp trong thế yếu với kết cuộc là thất bại quân sự ở Điện Biên Phủ ».
Đông Dương, sân chơi cho cuộc đối đầu của bên Cộng Sản Trung Quốc và Mỹ
« Mồng 2 tháng 3 năm 1947 tổng thống Truman đọc diễn văn trước Quốc Hội và đã tuyên bố giờ đây Hoa Kỳ có nhiệm vụ “duy trì tự do cho các quốc gia trên thế giới, bảo vệ những quốc gia này trước đà tiến của quân cộng sản” (…) Ngày 22 tháng 12 năm 1947, nhật báo cộng sản L’Humanité chạy tựa : “Washington áp đặt chính sách của Pháp tại Việt Nam” » (tr. 351/352)
Trận Điện Biên Phủ năm 1954 :
« Điện Biên Phủ là một thắng lợi của phe xã hội chủ nghĩa trước phe phương Tây, đồng thời là chiến thắng của Việt Minh, mà qua đó là của những người cộng sản Trung Quốc đối với Pháp. Đương nhiên đây là một bước tiến của phe cộng sản ở Đông Nam Á, nhưng cũng là lúc Trung Quốc phục thù sau một thế kỷ bị lu mờ vì sự hiện diện của Pháp ở Đông Dương » (tr. 363).
François Joyaux : « Trung Quốc gặt hái được thắng lợi tại Genève đơn giản vì đã thắng trận Điện Biên Phủ. Trong cuốn sách này tôi muốn chứng minh rằng, xương máu người Việt Nam đã đổ trên trận địa. Những người chết là người Việt Nam và Pháp, nhưng đứng đằng sau, để vạch ra chiến thuật cho trận đánh này là Trung Quốc và nhất là viện trợ quân sự chủ yếu là của Trung Quốc mang tính quyết định. Ban tham mưu cũng của Trung Quốc. Trên trận địa Điện Biên Phủ, Trung Quốc trong thế mạnh, thành thử ở Genève, đương nhiên Trung Quốc chiếm thế thượng phong ngay cả về mặt ngoại giao. Hoàn toàn hợp lý khi mà kết quả tại hội nghị Genève có lợi cho phía Trung Quốc và tương đối bất lợi cho phe Việt Minh. Chẳng vậy mà sau đó, đảng Cộng Sản Việt Nam đã giải thích một cách chi tiết rằng họ đã bị Trung Quốc phản bội ở hội nghị Genève. Chỉ cần mở lại Sách Trắng của chính quyền miền Bắc Việt Nam thời kỳ mà Việt Nam còn bị phân chia, và sau đó là Sách Trắng của Hà Nội khi nổ ra chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979 - khi đó thì Việt Nam đã được thống nhất cũng thấy được điều này. Xin mở ngoặc : cuốn sách của tôi viết về quá trình giải quyết xung đột Đông Dương* tại Genève đã được dịch sang tiếng Việt chính vì tôi giải thích về áp lực của Trung Quốc đối với Việt Minh. Áp lực đó mạnh đến nỗi chính quyền của Đảng Cộng Sản Việt Nam khi đó phải từ bỏ một số yêu sách, từ bỏ một số quyền lợi. Sau khi thống nhất đất nước và mãi cho đến tận năm 1979, Việt Nam vẫn hận Trung Quốc về những áp lực này ». 
Đàm phán theo ý mình, Trung Quốc cần một thắng lợi ở Đông Dương 
Ở trang 389, François Joyaux trích Hồi Ký của Khroutchev, NXB Robert Laffont năm 1971 : « Khroutchev viết về hội nghị Matxcơva, tháng 4/1954 quy tụ Việt Nam, Trung Quốc và Liên Xô trước hội nghị Genève : ‘Đồng chí Hồ Chí Minh nói với tôi rằng tình thế ở Việt Nam tuyệt vọng và nếu chúng ta không đạt được một thỏa thuận ngừng bắn, Việt Nam không thể cầm cự được lâu so với Pháp. Hệ quả kèm theo, họ đã quyết định lùi về phía biên giới Việt – Trung vì nếu cần họ muốn Trung Quốc sẵn sàng đưa quân sang Việt Nam như đã làm ở Bắc Triều Tiên’».
Giáo sư Joyaux giải thích : cũng chính vì tình thế quân sự của Việt Nam tệ hại cho nên Trung Quốc muốn đạt được một « thắng lợi nhất thời » để chiếm được thế mạnh, mở đường cho một cuộc đàm phán với Pháp theo « ý mình ».
Chiến thắng đó « nhất thời » đó là trận Điện Biên Phủ và cũng vì Điện Biên Phủ mà « Việt Minh lệ thuộc vào Trung Quốc hơn bao giờ hết ». Về phần mình, Trung Quốc đã can thiệp bởi vì phe Hồ Chí Minh mà thua ở trận này, thì « thất bại đó sẽ đem lại nhiều hậu quả tiêu cực cho chính Trung Quốc. Việt Minh đến Genève trong thế yếu, còn Trung Quốc thì trong thế mạnh » (tr. 390).

* La Chine et le règlement du premier conflit d'Indochine (Genève, 1954) - Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (Genève, 1954), Publications de la Sorbonne (1979). Sách được dịch sang tiếng Việt năm 1982.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.094 giây.