logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 23/07/2022 lúc 11:11:27(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Một ngày mùa hè.



Ba chở tôi đến phi trường Phú Bài, Huế, đón cậu em từ Đà Lạt ra để giúp Ba và tôi trong việc làm ăn của Ba. Me và ba em kia vẫn đi làm đi học ở xứ sở sương mù. Gặp lại em Vũ sau nhiều tháng xa cách, thật mừng rỡ. Lúc xưa cả gia đình Ba Me và sáu người con đều quây quần, rồi chị và anh lớn đi xa để tiếp tục việc học, còn lại bốn chị em rất thân nhau. Ôi bao nhiêu kỷ niệm...



Mới mấy năm nay Ba phải ra cố đô để làm việc, một mình tôi đổi "cấp độ" từ nhỏ đến lớn, bi chừ là "Học Đại" rồi, nên theo Ba được. Em Vũ mang theo cây đàn tranh cho tôi. Tôi mới học được vài tuần ở Tỳ Bà Viện. Khệ nệ cầm cây đàn, tôi băng qua phòng chờ ở phi trường, rồi lần ra bên ngoài chỗ để xe. Chợt có hai anh lái tàu bay từ bên phi trường quân sự tiến đến, hỏi chuyện. Có lẽ vì nhìn thấy một con bé với vẻ mặt chẳng có gì là nghệ sĩ mà lại đi chơi loại đàn xưa và rất khó này rồi hai "ông " ấy tò mò chăng? Biết chúng tôi ở xứ ngàn thông, các anh rất thích, họ là người dân xứ biển Nha Trang hiền hòa, và thường bay lên đó, họ rất thích thành phố buồn của chúng tôi. Vài tuần sau, đến lúc nhập học, em tôi phải trở về Đà Lạt, còn tôi thì vào cư xá "để học cho yên". Ba bảo như rứa.



Vài ngày sau khi đi học, một anh tài xế máy bay ấy, anh Quang, đã đến cư xá và xin Sơ trông coi phòng khách để gặp tôi. Tôi chưa gặp anh Quang được, vì tôi chưa thưa chuyện với Ba Me tôi. Anh ấy ra về. Vài ngày sau, tôi nhận được lá thư của anh gởi từ Nha Trang. Tôi đã đưa thư cho Ba đọc, (tự tôi cảm thấy cần cho Ba đọc, vì Ba đâu có cấm cản chi mô?) Ba nói lời thư có vẻ chân thành, nhưng "chưa biết con ạ, các anh ấy thường rất bay bướm". Nếu anh ấy muốn gặp con ở cư xá, con có thể nói chuyện (vì Ba biết trong phòng khách, luôn có Sơ làm việc giấy tờ), và con có thể trả lời thư.



Nhiều tháng trôi qua. Anh thường có dịp phải bay ra Huế, có lần anh và bạn đều lái trực thăng vòng vòng quanh sân trường của tôi. Trời ơi! Cứ bay vần vũ quanh quanh như rứa. Thầy Cô và bạn bè không hiểu chuyện gì đang xảy ra! Chỉ có Kim Thoa và Ngọc Quỳnh ở cùng phòng cư xá với tôi biết là ai thôi: "Răng mà anh nớ gan cùng mình ghê luôn!"



Rồi còn đi với bạn để đón tôi lúc tan trường. Tôi luôn đi với cô bạn thân Kim Thoa, anh ấy cũng luôn có thêm một người bạn đi cùng. Muốn độn thổ luôn, trời ạ! Hai ông lính thuộc loại dữ dằn, mặc áo bay, đi kèm với hai con bé "chưa lớn", làm chúng vừa đi vừa nép vào nhau, che mặt mình không hết, cả trường ào ra như ong vỡ tổ, ai đi xe ra cũng ngoảnh mặt lại nhìn xem hai "con" nào mà ghê gớm rứa hè? Thôi, thôi, bước đi cho nhanh cho rồi, làm hai ông phải la lên: "Hai cô làm gì mà như bị ma đuổi vậy?"



Tôi phải cằn nhằn: "Sao anh muốn đến trường mà không nói trước, để bây giờ... làm sao mà trốn đây? Ngày mai vô lớp học thì chịu sao cho thấu?”



“Thì Thanh Lan cứ bảo là: ông anh ở Nha Trang đi công tác ra thăm em thôi mà, có gì nghiêm trọng đâu?"



Sau này tôi mới biết, anh ấy lúc nào cũng vậy, những việc gì nguy hiểm, kinh khủng, tất cả đối với anh đều nhẹ "như lông hồng". Có lúc thì tốt, nhưng có khi lại không tốt đâu nhe! Ngày thường thì chúng tôi vừa rảo bước vừa nhìn ngắm cảnh thơ mộng của kinh đô các "mệ" ngày xưa, nhìn qua con sông với cầu Trường Tiền nên thơ, hàng cây phượng vỹ đến mùa hè nở đỏ rực cả một góc trời, ở xa kia là núi Ngự Bình. Ngắm hoài không chán. Nhưng hôm nay hai đứa chỉ cúi mặt mà chạy, không dám nhìn ngang ngửa chi hết.



Hai anh chỉ đưa chúng tôi về cư xá, vì chúng tôi không đi ra quán uống nước với các anh, xứ Huế rất cổ kính, và cổ hủ về phong tục, nên chúng tôi rất ngại.



“Thanh Lan, mai tụi anh lại phải bay đi Pleiku rồi, cho anh nói chuyện với Lan một chút nhé?” Bạn tôi lên phòng, anh Hoàng, bạn của anh Quang bảo anh ấy ra quán cà phê gần đó đợi. Anh Quang vô phòng khách nói chuyện với tôi một chút, anh hỏi thăm tôi về việc học, về các em, rồi dặn tôi nhớ trả lời thư cho anh, khi nào mùa hè tôi về xứ sương mù, có dịp anh sẽ bay lên để thăm Me và các em, rồi sang năm học tới anh sẽ ra đây thăm Ba tôi.



Sang hè, khi tôi về Đà Lạt nghỉ vài tuần, anh đến nhà và nói chuyện với Me và các em tôi. Có một hôm, em tôi mới đi lấy hình chụp cả nhà về, và để trên bàn phòng khách, tôi chưa kịp cất, anh ấy đến, và muốn xem. Anh chọn một hình chân dung của tôi, và nói rằng kỳ này các anh sẽ đi Bảo Lộc, sẽ có giờ rảnh, anh muốn vẽ hình tôi. Ít lâu sau tôi nhận được một bức hình vẽ bằng bút chì rất đẹp, tôi lại biết thêm một tài năng của anh.



Sau này anh vẽ hình các con, chắc là tuyệt lắm nhỉ? (Ôi, lại mơ mộng hão huyền nữa rồi, cô bé ạ).

Anh đưa cho tôi tập thơ "Ta Chờ Em Từ Ba Mươi Năm" của thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Không biết lúc đó anh bao nhiêu tuổi nhỉ?



1975...



Vài tháng thư từ, độ này anh không bay ra Huế nữa. Tháng 3. Người dân Huế vẫn chưa hết đau thương với Mậu Thân 1968, nay lại lảo đảo chồng chất trên những chiếc xe đò lớn nhỏ để vô Đà Nẵng, có xe traction ngày thường chỉ chở được 5 người, nay chất thành 8, 9, 10 người, rồi những xe minivans thì nhét như cá hộp. Vô Đà Nẵng cũng không yên, lại ùa nhau ra phi trường, ra bến cảng. Tôi cùng gia đình người bác ruột lênh đênh trên biển cả một tuần. (Ba đã đi nước ngoài vì công việc, sắp về lại). Suốt một tuần lễ, lênh đênh cùng mây nước, tôi không biết giờ này Ba Me tôi ở đâu, các anh chị em có được bình an không. Bảy ngày mà dài như bảy năm, buổi tối dài lê thê, không thể nào chớp mắt với sóng biển dập dềnh, ban ngày thì khô rát, nóng cháy. Rồi anh Quang ơi, gia đình anh có được an toàn không, anh đang ở đâu, cầu mong sao anh làm tròn nhiệm vụ người trai thời loạn, như bậc cha anh, nhe anh, dù cho có hy sinh cũng không màng, anh ơi.

Xà lan cặp bến Vũng Tàu... Rồi lên Sài Gòn...



Đến được nhà anh chị tôi, thật mừng rỡ biết bao khi gặp lại gia đình anh chị cùng Ba tôi vừa mới trở về được vài hôm, và Me cùng các em đang đi xe đò từ Đà Lạt xuống đây. Một buổi trưa, Hòn Ngọc Viễn Đông, trời nóng như thiêu, em Vũ, lại cũng cậu em "xe tơ" này, chở tôi đi Honda trên đường Võ Di Nguy, Phú Nhuận, đến đường ray xe lửa, đèn đỏ, nhìn qua con đường đối diện, thấy anh Quang!



Ôi, phải chăng đây là ý trời? Nhiều tuần nay không được tin tức, nay được gặp lại anh. Buổi tối, cuối tháng 4, anh Quang đến nhà anh tôi ở Quận 5 gặp Ba Me tôi (lúc đó cả gia đình đều về nhà anh Chung của tôi), và xin cho tôi được bay đi đảo Guam, xứ Cờ Hoa, với anh cùng đồng đội. Tôi không chịu, vì đi như vậy, biết có gặp lại Cha Mẹ anh chị em được không, với lại đã cưới hỏi gì đâu?



Vài tháng sau, gia đình anh, sau khi ở tạm nhà bà con ở Sài Gòn ít lâu, đã trở về miền Thùy Dương.

Tôi theo Ba về Nha Trang để thăm người Cô ruột, chị của Ba. Tôi được đi ra biển với anh, một buổi chiều sóng thật lớn. Suốt bao nhiêu tháng quen nhau, đây là lần đầu tiên tôi đi ra ngoài với anh. Tôi luôn yêu thương thành phố biển này, ngày xưa cả gia đình thường được Ba chở đi nghỉ hè, cả mấy chị em tôi đều rất mê biển, cát, và sóng. Anh và tôi đùa nghịch với cát, nắm cát vào tay, bỏ vào tay đứa kia, nhưng không giữ được, chúng lại tuôn ra. Đi dạo, rồi chạy đuổi nhau ở mép biển, vừa nước vừa cát, ôi hạnh phúc làm sao! Đứng nhìn mặt trời lặn, sao đáng yêu quá, tôi luôn yêu cảnh mặt trời mọc hoặc lặn, nhưng sao hôm nay đẹp lạ thường. "Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ", nhưng người vui thì cảnh lại quá thơ mộng. Hạnh phúc ơi!



Lúc đưa tôi về nhà Cô tôi, anh đưa tôi một tấm thiệp, hình bầu trời đầy sao, và bên dưới là một cô bé đang nhìn lên. Bên trong:



Người là vì sao nhỏ bé

Ta mãi ước cho lòng làm bầu trời xanh xanh

Người về lòng ta thương nhớ

Ta khẽ hỏi đưa người hay thầm người đưa ta... (1)



Hôm sau, anh đến nhà thăm Cô và Ba tôi và xin phép đưa tôi đi dạo một vòng. Những đường phố xứ biển quá đẹp, với từng hàng cây phượng vỹ vẫn còn đỏ rực hoa mùa hè muộn, cây trứng cá với trái nhỏ đỏ li ti thật xinh và những hàng dương liễu dọc theo bờ biển, thơ mộng làm sao.



Anh đưa tôi lên tượng Phật Bà thật uy nghi trên đỉnh đồi Trại Thủy, đứng trên đỉnh đồi nhìn xuống thành phố thật đẹp – đã in trong trí tôi bao nhiêu năm nay, bây giờ mỗi khi ngủ tôi vẫn thường nhớ lại cảnh tượng nên thơ này – Tôi rất thích tìm những cọng hoa mắc cỡ (trinh nữ), rồi đụng vào lá cho chúng khép lại, và nói với anh: "Anh ơi, mai sau anh trồng hoa mắc cỡ phía sau nhà mình để em chơi như thế này nhé anh?" Anh cười, chắc có lẽ chịu thua cái con bé lớn mà chẳng lớn chi hết này! Sau khi đi một vòng, đến dưới chân bức tượng Phật, anh cầm tay tôi, nhìn vào mắt tôi thật lâu, và nói:



“Bé chờ anh nhé, bé ơi?”



Tôi thật nghẹn ngào, mãi lúc sau mới nói được:



“Em sẽ là Hòn Vọng Phu, nếu anh không trở về”.



Phút giây hạnh phúc như bóng câu qua cửa sổ.

Anh vuốt tóc em, một lần cuối, một lần cuối cùng, rồi thôi...

Anh hốt trăng thanh, trên áo em xanh, một lần cuối, như những lần đó xa xôi". (2)



Đến ngày Ba và tôi trở về xứ Ngàn Hoa, còn anh thì đi biền biệt... đến bao giờ?



*



Trại tù...



Anh viết: "Mỗi kỳ trăng tròn, anh thường nhìn lên ánh trăng, để tìm ánh mắt em phản chiếu trong đó, Ti ơi. Anh nhớ em quay quắt... nhớ đôi mắt thật buồn của em, bé ơi..."



Thăm nuôi...



Em ngậm ngùi khóc thương

Thương anh đợi mòn mỏi

Hờn căm ngút đoạn trường… (3)



Ngày anh trở về, mừng mừng tủi tủi... Kể làm sao cho xiết... Rồi ngày được định cư ở bến bờ tự do... Ba ơi, cái ông tài xế máy bay ni không có bay bướm chi hết, Ba à. Bao nhiêu mùa Xuân đã đi qua, anh và em đều mong ước một mùa Xuân được trở về, để đến những nơi chốn của thuở vàng son ấy...



Đất Mẹ, ngày trở về, để đón mùa Xuân như ước mơ, nhưng chỉ có các con và em... Anh đã ra đi...

Sài Gòn, Đà Lạt, Huế...Và sân bay Phú Bài. Tất cả đã không còn như xưa... Ngôi trường mến yêu, những con đường thân thương... Nhưng đối với anh và em, vẫn thật đáng quý, những nơi tràn ngập kỷ niệm dấu yêu, kể cho con nghe... Thương quý nhưng nghẹn ngào làm sao. Và Nha Trang, sóng biển và cát....



Hôm nay ngày rằm cuối năm, trăng sáng vằng vặc, em lại nhìn lên ánh trăng, tìm đôi mắt của anh, như ngày xưa mắt anh và em nhìn nhau trên đó, anh ơi...



Ngày mai em sẽ đưa các con lên đồi Trại Thủy, nơi có tượng Phật Bà, và kể cho con nghe về cái ngày xa xưa yêu dấu ấy. Bây giờ em không thể làm Hòn Vọng Phu để chờ anh được nữa rồi, em còn bổn phận với con cháu.



Anh đang ở đâu hở anh?



Anh Quang ơi, từ nơi xa ấy, anh có cùng mẹ con em đi thăm lại những con đường có lá me bay, những đồi thông con suối, không anh?



Một mùa Xuân trọn vẹn của anh và em, sẽ không bao giờ có được.



Trong phòng của mình, vẫn còn bức chân dung ngày xưa anh đã họa lại hình em đó, Quang ơi... Và chiếc áo bay ngày nào của anh vẫn ở bên em.



Những tưởng yêu thương đến trọn kiếp

Mong sẽ trăm năm cùng bạc đầu

Vầng trăng xưa, ngươi có nhớ gì không?

(Vũ Hoàng Chương, Ta Đợi Em Từ Ba Mươi Năm)


TháiLan/nữlan
_________________

(1) Hai Vì Sao Lạc, Anh Việt Thu.

(2) Một Lần Cuối, Hoàng Thi Thơ.

(3) Hai Hàng Cây So Đũa, Thơ Nguyên Huy, Nhạc Trọng Minh.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.176 giây.