logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 25/07/2022 lúc 10:06:00(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Nghị sỹ Phyo Zeya Thaw đến dự một phiên họp Quốc hội ở thủ đô Naypyitaw hồi tháng Tám năm 2015. Ông là một trong bốn người bị chính quyền quân sự Myanmar xử tử

Chính quyền quân đội Myanmar đã hành quyết bốn nhà hoạt động dân chủ bị cáo buộc giúp thực hiện ‘các hành động khủng bố’, họ cho biết hôm 25/7, làm dấy lên sự lên án rộng rãi các vụ hành quyết đầu tiên ở quốc gia Đông Nam Á này trong nhiều thập kỷ.

Bị kết án tử hình trong các phiên xử kín hồi tháng Một và tháng Tư, những người này đã bị buộc tội giúp đỡ một phong trào kháng chiến đấu tranh với quân đội vốn lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính năm ngoái và khởi động cuộc đàn áp đẫm máu các đối thủ.
Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Myanmar (NUG), một chính quyền trong bóng tối bị chính quyền quân sự đặt ra ngoài vòng pháp luật, đã kêu gọi quốc tế hành động đối với giới quân sự Myanmar.
“Cộng đồng toàn cầu phải trừng phạt sự tàn bạo của họ,” Kyaw Zaw, phát ngôn nhân của văn phòng chủ tịch NUG, nói với Reuters qua tin nhắn.
Trong số những người bị xử tử có nhà vận động dân chủ Kyaw Min Yu, hay còn được biết đến với cái tên Jimmy, và cựu nghị sĩ kiêm nghệ sĩ hip-hop Phyo Zeya Thaw, tờ Global New Light of Myanmar cho biết.
Kyaw Min Yu, 53 tuổi và Phyo Zeya Thaw, đồng minh 41 tuổi của nhà lãnh đạo bị lật đổ Aung San Suu Kyi, đã kháng cáo bất thành các bản án hồi tháng Sáu. Hai người khác cũng bị hành quyết là Hla Myo Aung và Aung Thura Zaw.

“Những án tử này là tước đoạt mạng sống một cách tùy tiện và là bằng chứng nữa về hồ sơ nhân quyền tàn bạo của Myanmar,” Erwin Van Der Borght, giám đốc khu vực của Tổ chức Ân xá Quốc tế, cho biết.
“Bốn người này đã bị tòa án quân sự kết án trong các phiên tòa hết sức bí mật và vô cùng không công bằng.”
Thazin Nyunt Aung, vợ của Phyo Zeyar Thaw, cho biết qua điện thoại rằng các quan chức nhà tù đã không cho thân nhân nhận thi thể.
Những người này đã bị giam trong nhà tù Insein có từ thời thuộc địa và một người nắm rõ vấn đề cho biết gia đình họ đã đến thăm hồi tuần trước.
Chỉ có một người thân được phép nói chuyện với tù nhân thông qua một nền tảng trực tuyến, nguồn tin này cho biết thêm.
“Tôi đã hỏi (các quan chức nhà tù) tại sao các ông không cho tôi hay con trai tôi biết rằng đó là cuộc gặp cuối cùng của chúng tôi... Tôi cảm thấy rất buồn,” Khin Win Tint, mẹ của Phyo Zeyar Thaw, nói với BBC Tiếng Miến.
Truyền thông nhà nước Myanmar đưa tin về các vụ hành quyết này hôm 25/7 và người phát ngôn của chính quyền quân sự Zaw Min Tun sau đó đã xác nhận các bản án này với Đài Tiếng nói Myanmar. Cả hai đều không cho biết thời gian hành quyết.
Các vụ hành quyết trước đây ở Myanmar được thực hiện bằng cách treo cổ.
Một tổ chức vận động là Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP), cho biết các vụ hành quyết cuối cùng do tòa án tuyên ở Myanmar xảy ra vào cuối những năm 1980 và kể từ đảo chính, 117 người đã bị kết án tử hình.
Phát ngôn nhân tập đoàn quân sự vào tháng trước đã biện hộ cho án tử hình, nói rằng nó hợp lý và được nhiều nước sử dụng.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong một bức thư hồi tháng 6 đã kêu gọi người đứng đầu chính quyền quân sự Min Aung Hlaing không thi hành án tử, truyền đạt mối quan ngại sâu sắc từ các nước láng giềng của Myanmar.
“Ngay cả chế độ quân sự trước đây, vốn cầm quyền từ năm 1988 đến năm 2011, cũng không dám thực thi án tử đối với các tù chính trị,” nghị sỹ Malaysia Charles Santiago, chủ tịch nhóm Nghị sĩ ASEAN vì Nhân quyền cho biết.
Đại sứ quán Mỹ tại Yangon đã lên án vụ hành quyết ‘các nhà lãnh đạo ủng hộ dân chủ và các quan chức dân cử’.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi tất cả các bên ở Myanmar giải quyết xung đột đàng hoàng trong khuôn khổ hiến pháp

Các vụ hành quyết đã phá vỡ hy vọng về bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào, Quân đội Arakan (AA), lực lượng dân quân sắc tộc ở Bang Rakhine đầy bạo loạn của Myanmar, cho biết.
Theo VOA
song  
#2 Đã gửi : 26/07/2022 lúc 11:42:13(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Miến Điện : Bất lực trước phong trào kháng chiến, tập đoàn quân sự gieo rắc sợ hãi

UserPostedImage
Một công dân Miến Điện tham gia biểu tình bên ngoài đại sứ quán Miến Điện ở Bangkok, Thái Lan, ngày 26/07/2022, tay cầm ảnh 4 tù nhân chính trị bị tập đoàn quân sự Miến Điện hành quyết trong nhà tù. AP - Sakchai Lalit

Tập đoàn quân sự Miến Điện (Tatmadaw) đã sử dụng mức án cao nhất để trừng phạt đối lập. Ba mươi bốn năm sau lần thi hành án tử hình cuối cùng, bốn nhà đối lập, trong đó có một dân biểu của chính quyền dân sự, đã bị hành quyết trong tù vì « các hành vi khủng bố tàn bạo và vô nhân tính », lý do được chính quyền quân sự thông báo ngày 25/07/2022.
Tập đoàn quân sự gieo rắc sợ hãi
Quyết định tử hình, bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ, đánh dấu một ngưỡng mới trong chiến dịch trấn áp đối lập của tập đoàn quân sự kể từ cuộc đảo chính ngày 01/02/2021, sau khi họ đã bất lực, không khống chế được phong trào dân sự và kháng chiến vũ trang trên cả nước. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhận định của nhà nghiên cứu Chong Jia Ian, Đại học Quốc gia Singapore (NUS), được nhật báo Pháp Le Figaro trích dẫn : « Tập đoàn quân sự trong tình cảnh khó khăn nên tìm cách khủng bố ».
Trước hết, kinh tế Miến Điện rơi vào khủng hoảng vì bị phương Tây cấm vận và tác động từ đại dịch Covid-19. Theo đại sứ mãn nhiệm Anh tại Miến Điện Pete Vowles, được nhật báo Washington Post trích dẫn ngày 25/07, giới tướng lĩnh « chắc chắn đã đánh giá sai thực lực để giải quyết vấn đề. Họ thất bại trong việc củng cố quyền lực và càng cho thấy không có khả năng quản lý kinh tế và đảm nhận những chức năng cơ bản của Nhà nước. Dường như họ mất uy tín hơn bao giờ hết ».
Trong 18 tháng cầm quyền, tập đoàn quân sự đã kết án tử hình hơn 100 người, bắt giam khoảng 15.000 người trong khuôn khổ thiết quân luật. Việc Kyaw Min Yu, nhà đấu tranh xuất thân từ phong trào sinh viên 1988 và Phyo Zeya Thaw, nghệ sĩ hip-hop biểu tượng cho thế hệ mới của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (LND), bị hành quyết cùng với hai người khác còn là thông điệp của chế độ quân sự cảnh cáo phong trào kháng chiến : « Dù anh là gương mặt nổi tiếng hay là người vô danh, thì không ai, kể cả cộng đồng quốc tế, có thể bảo vệ anh, tập đoàn quân sự muốn nói thế », theo nhận định của một nhà ngoại giao ẩn danh tại Miến Điện với Le Figaro.
Khó thắng cuộc nội chiến
Vẫn theo nhà ngoại giao trên, « trên thực tế, tập đoàn quân sự đang bị thụt lùi. Cuộc tấn công của quân đội đang gặp nhiều hạn chế ». Thực vậy, dù đã dày dặn kinh nghiệm chống các nhóm nổi dậy vũ trang người thiểu số trong suốt nhiều thập niên, tập đoàn quân sự Miến Điện không lường được sự liên kết giữa những lực lượng này và phong trào dân sự đối lập để tạo thành mạng lưới kháng chiến mạnh mẽ trên cả nước, tập hợp dưới tên gọi mới Lực lượng Phòng vệ Nhân Dân (People’s Defence Force, PDF), hiện có khoảng 60.000 thành viên.
Chiến thuật đánh du kích cũng khiến quân đội Miến Điện gặp khó khăn. Trước « kẻ thù » liên tục di động, chế độ quân sự đã không kiểm soát được những trung tâm lớn. Ngoài ra, các cuộc xung đột diễn ra trên quy mô toàn quốc, từ đồng bằng đến miền núi, thay vì thường tập trung ở vùng núi biên giới như trước đây, buộc quân đội phải phân tán quân. Thêm vào đó, tập đoàn quân sự cũng đang phải đối mặt với nạn đào ngũ, trong khi lại khó tuyển tân binh.
Do không đủ lực lượng để đàn áp phong trào nổi dậy, quân đội sử dụng biện pháp mạnh và dã man hơn : triển khai vũ khí hạng nặng, huy động cả không quân, để oanh kích các vùng núi biên giới, « oanh kích vào cả những ngôi làng, tàn sát thường dân, đốt phá nhiều thành phố trên cả nước », theo ghi nhận của Joshua Kurlantzick, thuộc Viện Quan Hệ Quốc tế (Council on Foreign Relations), với nhật báo Washington Post.
Tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty Internation) ghi nhận trong tuần qua, quân đội Miến Điện gài mìn xung quanh ít nhất 20 ngôi làng ở bang Kayah, gần biên giới Thái Lan, nơi lực lượng thiểu số Karen đang chiến đấu chống quân chính phủ. Máy bay Miến Điện tấn công quân nổi dậy từng « bay nhầm » sang không phận của Thái Lan, buộc không quân nước này phải giám sát.
Ngày càng bị cô lập
Những quyết định được đưa ra vì vô vọng càng khiến tập đoàn quân sự Miến Điện bị cô lập hơn. Ngoài những lời chỉ trích, lên án của ASEAN và cộng đồng quốc tế, chế độ của tướng Min Aung Hlaing không nhận được sự đồng tình của Trung Quốc. Bắc Kinh, vẫn ngầm ủng hộ tập đoàn quân sự Miến Điện, bị rơi vào thế khó xử sau khi 4 nhà đối lập Miến Điện bị xử tử.
Ngày 25/07, bộ Ngoại Giao Trung Quốc phải lên tiếng kêu gọi Miến Điện giải quyết các cuộc xung đột trong khuôn khổ Hiến Pháp. Trước đó, ngoại trưởng Vương Nghị cũng khẳng định Trung Quốc mong tất cả các bên liên quan ở Miến Điện ưu tiên giải quyết tình hình cho phù hợp với lợi ích của dân tộc, tiến hành hòa giải chính trị để đi đến hòa bình và ổn định bền vững. Tuy nhiên, dường như chế độ của tướng Min Aung Hlaing không để tâm đến lời kêu gọi của đồng minh Bắc Kinh.
Theo RFI
song  
#3 Đã gửi : 26/07/2022 lúc 11:44:44(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Miến Điện: Quốc tế lên án tập đoàn quân sự hành quyết 4 nhà đối lập

UserPostedImage
Ngoại trưởng Malaysia, Saifuddin Abdullah (T) và đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về Miến Điện, Noeleen Heyzer, họp báo chung tại tòa nhà Quốc Hội Malaysia, ở Kuala Lumpur, ngày 26/07/2022. via REUTERS - MALAYSIAN DEPARTMENT OF INFORMAT

Cộng đồng quốc tế, từ ASEAN, Liên Hiệp Quốc cho đến Hoa Kỳ, đều đã lên án tập đoàn quân sự Miến Điện về vụ hành quyết 4 nhà đối lập, trong đó có 2 cựu chính khách. Vụ hành quyết vừa được thông báo hôm qua, 25/07/2022.
Hôm nay, 26/07/2022, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ra thông cáo cho biết « vô cùng bối rối và quan ngại sâu sắc » về vụ thi hành án tử hình 4 nhà đối lập Miến Điện. Theo ASEAN, vụ này « rất đáng chê trách », thể hiện « một sự thụt lùi và thiếu thiện chí ủng hộ những nỗ lực để chấm dứt bạo lực và làm giảm bớt nỗi đau khổ của những người vô tội ». ASEAN đồng thời kêu gọi các bên liên quan « không làm nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng ».
Trước đó, ngày 25/07, người đứng đầu ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu, Josep Borrell, « lên án mạnh mẽ » những vụ hành quyết « vì mục đích chính trị ». Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng cực lực lên án các vụ hành quyết nhằm « tiêu diệt nền dân chủ ». Ông Blinken tuyên bố : « Những hành động bạo lực đáng chê trách này cho thấy chế độ hoàn toàn coi thường nhân quyền và nhà nước pháp quyền ».  
Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Michelle Bachelet cũng chỉ trích những hành động của chính phủ Miến Điện là « tàn ác » và coi đó là « một bước thụt lùi ».
Tập đoàn quân sự cầm quyền ở Miến Điện hôm qua 25/07 thông báo đã hành quyết 4 tù nhân, trong đó có một dân biểu của chính quyền dân sự bị lật đổ của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi và một nhà đối lập nổi tiếng thuộc phong trào chống đảo chính. Hai tử tù khác bị tố cáo đã giết hại một phụ nữ mà họ nghi là “tay trong”, cung cấp tin tức cho tập đoàn quân sự. Đây là những vụ hành quyết đầu tiên từ hơn 30 năm nay ở Miến Điện.
Kể từ sau cuộc đảo chính tháng 02/2021, tập đoàn quân sự Miến Điện đã thường xuyên tiến hành những vụ bắt bớ tàn bạo và đàn áp đẫm máu đối với những nhà đối lập, với hơn 2.000 người bị giết và hơn 15.000 người bị bắt. Nhiều vùng bị tàn phá bởi những trận giao tranh giữa quân đội và quân kháng chiến, được sự hỗ trợ của lực lượng các sắc tộc thiểu số.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.074 giây.