logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 31/07/2022 lúc 10:25:09(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Việt Nam hiện lưu hành hai mẫu hộ chiếu, mới (xanh tím than, trái) và cũ (xanh lá cây) cùng lúc.

Nói cách khác, ông Tô Lâm chính là người trực tiếp chỉ đạo việc thay đổi mẫu hộ chiếu cho phù hợp với xu thế của “cuộc cách mạng công nghệ 4.0”.
Thêm sự kiện hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam bị Đức từ chối tiếp nhận và giải quyết nhu cầu nhập cảnh vì thiếu yếu tố “nơi sinh” (1) cho thấy, ông Tô Lâm, Bộ trưởng Công an Việt Nam có vấn đề về năng lực.
***
Hạ tuần tháng 5 năm 2019, trước Quốc hội Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa 14 (nhiệm kỳ 2016 – 2021), ông Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Đại biểu Quốc hội khóa 14, kiêm Bộ trưởng Công an, chính thức giới thiệu Dự luật về Xuất nhập cảnh (XNC). Theo đó, Bộ Công an sẽ phát hành hộ chiếu mẫu mới. Hộ chiếu mẫu mới có hai loại để công dân lựa chọn, loại có chip điện tử hoặc không. Sở dĩ có hộ chiếu mang chip điện tử vì đó là... “xu hướng tất yếu trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay” (2).
Nói cách khác, ông Tô Lâm chính là người trực tiếp chỉ đạo việc thay đổi mẫu hộ chiếu cho phù hợp với xu thế của “cuộc cách mạng công nghệ 4.0”. Hơn ba năm sau – tháng 7 năm 2022 – thời điểm Bộ Công an bắt đầu phát hành mẫu hộ chiếu mới, công dân nào muốn chọn loại hộ chiếu có chip điện tử thì không được cấp hộ chiếu theo mẫu mới vì Bộ Công an chưa làm được loại hộ chiếu này, Bộ Công an đã cố gắng nhưng chưa theo được “xu hướng tất yếu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0”. Điều đó mặc nhiên đồng nghĩa với việc Bộ trưởng Công an có hạn chế về khả năng quản trị và điều hành hoạt động của Bộ Công an trong lĩnh vực XNC.
Ngoài hộ chiếu theo mẫu mới gặp trục trặc không đáp ứng được cam kết trước Quốc hội, trước công chúng, việc thay đổi căn cước công dân (CCCD) cũng vậy. Thay đổi CCCD là một phần trong “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (do tên của đề án quá dài dòng nên được Bộ Công an chủ động gọi tắt là “Đề án 06”). Giống như hộ chiếu theo mẫu mới, “Đề án 06” cũng do ông Tô Lâm khởi xướng và trực tiếp chỉ đạo thực hiện, ông tuyên bố đó là “mệnh lệnh chiến đấu và kỷ luật công tác” (3).
Cả chính phủ lẫn Bộ Công an không cho biết cụ thể việc triển khai “Đề án 06” ngốn bao nhiêu tiền nhưng tính chất (xây dựng, duy trì kho dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030), cũng như qui mô của việc thực hiện “Đề án 06” (đối với toàn dân trên toàn quốc) chắc chắn phải tính bằng ngàn tỉ. Thượng tuần tháng này, một Thứ trưởng Công an mới phân bua với Quốc hội, việc cấp phát CCCD không như hứa hẹn vì... “có nhiều lỗi” (3)...
Trước nay, thiên hạ luôn dùng hiệu quả hoạt động của một cơ quan, tổ chức làm thước đo năng lực của cá nhân lãnh đạo cơ quan, tổ chức đó. Đó cũng là lý do cá nhân lãnh đạo cơ quan, tổ chức bị buộc phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của cơ quan, tổ chức mà họ quản trị, điều hành. Dựa vào tiêu chí ấy và kết quả của việc triển khai cấp phát hộ chiếu mẫu mới cũng như CCCD theo các loại kế hoạch, đề án có tính chất pháp lệnh, rõ ràng ông Tô Lâm có vấn đề về năng lực.
***
Ngoài những hạn chế về năng lực quản trị - điều hành hoạt động Bộ Công an, còn có thể tìm thấy những biểu hiện khác liên quan đến sự chủ quan của ông Tô Lâm trong chính các sự kiện liên quan đến chỉ đạo – giám sát lĩnh vực quản lý XNC mà không cần phải dụng công tìm kiếm thêm ở các lĩnh vực khác. Ví dụ đầu tiên nằm ở việc thiếu “nơi sinh” trong hộ chiếu theo mẫu mới.
Trước nay, “nơi sinh” hay “Place of birth” luôn là một trong những yếu tố cấu thành dữ liệu giúp nhận diện cá nhân để tránh những sai sót khi vận hành bộ máy quản lý hành chánh nhằm bảo vệ trật tự, trị an (4). Đó cũng là lý do mà gần như quốc gia nào cũng muốn xác định một cá nhân sinh ở đâu và ghi chú rõ ràng “nơi sinh” của đương sự trên tất cả các loại giấy tờ tùy thân. Việt Nam không khác phần còn lại của thiên hạ cho đến khi... sáng tạo mẫu hộ chiếu mới.
Trong hộ chiếu theo mẫu mới, Bộ Công an Việt Nam chủ động thay “nơi sinh” bằng mã số định danh với 12 chữ số. Từ “sáng kiến” của Bộ công an Việt Nam, khi kiểm tra “nơi sinh” của công dân Việt Nam, nếu đương sự có hộ chiếu Việt Nam theo mẫu mới, các viên chức hữu trách phải biết và phải có danh sách nơi sinh đã được “số hóa” để tra cứu xem đương sự sinh ở đâu - nhóm ba chữ số đầu trong 12 chữ số định danh (5). Danh sách “nơi sinh” đã được... “số hóa” theo kiểu này dài bảy trang.
Khi Bộ Công an Việt Nam quyết định như vậy, các viên chức hữu trách trong hệ thống công quyền của Việt Nam không muốn cũng phải tra hoặc học thuộc lòng danh sách đó nhưng thiên hạ thì không.
Buộc các viên chức làm việc trong hệ thống quản lý hành chánh – quản lý di trú của tất cả các quốc gia trên thế giới phải tìm danh sách xác định “nơi sinh” mà Việt Nam đã “số hóa”, rồi phải tra hoặc phải học thuộc lòng danh sách ấy chỉ để xác định yếu tố “nơi sinh” của những đương sự là công dân Việt Nam không chỉ vô lý mà còn bất khả thi. Không phải tự nhiên mà các cơ quan ngoại giao Đức loan báo, Đức không thể chấp nhận hộ chiếu Việt Nam theo mẫu mới và đừng dùng hộ chiếu theo mẫu mới đến Đức (6).
Chưa biết sau Đức sẽ còn những quốc gia nào từ chối giải quyết nhu cầu đi lại, di trú (thăm thân nhân, du lịch, du học, tìm kiếm cơ hội mở rộng sản xuất - kinh doanh, định cư) của công dân Việt Nam chỉ vì “sáng kiến” bỏ “nơi sinh” và thay bằng mã số định danh nên ngoài việc cấp hộ chiếu theo mẫu mới, Việt Nam phải cấp thêm “Giấy chứng nhận nơi sinh” nhưng có thể dựa vào chính “sáng kiến” đó để nhận định, ở vị trí người có quyền lực cao nhất trong Bộ Công an, ông Tô Lâm không thể thoái thác trách nhiệm khi phê duyệt “sáng kiến”... hết ý này!
Áp dụng “sáng kiến”... hết ý ấy có khác gì buộc hệ thống công quyền các quốc gia phải tổ chức “tập huấn” cho tất cả viên chức hành chánh – di trú của họ để giải quyết nhu cầu đi lại, di trú của riêng công dân Cộng hòa XHCN Việt Nam?
Riêng trong lĩnh vực quản lý XNC, sự chủ quan của ông Tô Lâm ở vị trí Bộ trưởng Công an còn thể hiện qua nhiều sự kiện khác. Ví dụ việc không nhìn ra để gỡ bỏ ngay lập tức những rào cản trong quản lý XNC – ngăn chặn công dân Việt Nam hồi hương giữa đại dịch, tạo điều kiện cho thuộc cấp câu kết với viên chức của những ngành khác (ngoại giao, y tế, giao thông – vận tải) “nhận hối lộ” từ hàng ngàn “chuyến bay giải cứu”...
Hay sự bất cập về chính sách visa (các qui định liên quan đến việc cấp thị thực nhập cảnh Việt Nam cho người ngoại quốc) khiến ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung không thể phát triển, đặc biệt là hết sức khó khăn dù muốn hồi phục sau đại dịch. Ai cũng biết, chính sách visa phụ thuộc vào năng lực bảo vệ trật tự, trị an của Bộ Công an mà năng lực này lại phụ thuộc vào năng lực cá nhân của ông Tô Lâm.
Tại sao những quốc gia khác không ngừng thay đổi chính sách visa của họ theo hướng thông thoáng hơn để kích thích du lịch, thúc đẩy kinh tế phát triển mà vẫn bảo vệ được trật tự, trị an tại xứ của họ mà Việt Nam thì không? Chỉ có một câu trả lời, đó là ông Tô Lâm không thể suy tính và Bộ trưởng Công an không thể đưa ra ý tưởng nào nhằm cải thiện chính sách visa theo hướng tích cực hơn mà vẫn bảo vệ được trật tự, trị an như các đồng nhiệm ở những xứ khác đã làm cũng như đang làm.
Theo thông lệ quốc tế, chính sách visa của tất cả các quốc gia trên thế giới hình thành trên cơ sở “có đi, có lại”. Khi Việt Nam đặt ra đủ loại hạn chế trong việc xem xét cấp thị thực nhập cảnh Việt Nam cho công dân những quốc gia khác thì chính phủ những quốc gia đó cũng sẽ áp dụng những hạn chế tương tự đối với công dân Việt Nam. Đó là lý do giá trị sử dụng (mà nhiều cơ quan truyền thông chính thức của Việt Nam thường gọi nôm na là “ mức độ quyền lực”) của hộ chiếu Việt Nam thua xa hộ chiếu của nhiều quốc gia.
Trân Văn (VOA)
_______________
Chú thích
(1) https://thanhnien.vn/vi-...iet-nam-post1482412.html
(2) https://laodong.vn/thoi-...ip-hoac-khong-736050.ldo
(3) https://thanhtra.com.vn/...do-nhieu-loi-199327.html
(4) https://en.wikipedia.org/wiki/Place_of_birth
(5) https://thuvienphapluat....-dieu-nguoi-dan-can-biet
(6) https://thanhnien.vn/vi-...iet-nam-post1482412.html

song  
#2 Đã gửi : 31/07/2022 lúc 10:30:33(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tác động khi Đức dừng cấp visa cho người mang hộ chiếu mẫu mới

UserPostedImage
Khách du lịch trước toà nhà Reichstags ở Berlin, Đức hôm 7/4/2009. Reuters

Sau một thời gian dài ngành du lịch đóng băng do đại dịch COVID-19, nay du lịch Việt Nam lại gặp khó khăn cho các tour du lịch Châu Âu khi Đức dừng cấp visa cho những người mang hộ chiếu phổ thông theo mẫu mới.
Hôm 27 tháng 7 năm 2022, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam đã ra thông báo cho hay, cơ quan đại diện Đức không thể cấp thị thực vào hộ chiếu phổ thông Việt Nam theo mẫu mới màu xanh tím than do hộ chiếu này không có thông tin về nơi sinh. Cơ quan này xin lỗi về sự bất tiện và cho biết sẽ thông báo lại nếu tình hình thay đổi. Thông báo nhấn mạnh: “Nếu quý vị đã được cấp thị thực (với mẫu hộ chiếu mới), chúng tôi khẩn thiết khuyên quý vị không nên đến Đức. Bởi vì có nguy cơ quý vị sẽ bị từ chối cho nhập cảnh tại biên giới.”
Các cửa khẩu xuất nhập cảnh của Đức có dán thông báo nêu rõ, người Việt Nam mang hộ chiếu mẫu mới sẽ không được cấp thị thực vào Đức. Những nước Schengen khác, nếu cấp thị thực cho người Việt Nam mang loại hộ chiếu này, phải loại trừ Đức là nơi được đến hoặc quá cảnh.
Sáng 28 tháng 7, Bộ Ngoại giao Việt Nam có buổi làm việc với Đại sứ quán Đức ở Hà Nội. Vụ Báo chí thuộc Bộ này cho biết đã gửi công hàm để nghị phía Đức hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc trong thời gian sớm nhất.  
Nhà báo Lê Trung Khoa hiện ở Đức nhận định trên Facebook cá nhân của ông rằng: “Việc Cộng hòa Liên bang Đức từ chối công nhận hộ chiếu mới của Việt Nam cũng có thể ảnh hưởng đến những người Việt Nam đã sinh sống tại đây và nhận hộ chiếu mới từ Đại sứ quán Việt Nam…
Có hai khả năng:
Sở ngoại kiều Đức sẽ đóng dấu giấy phép cư trú vào hộ chiếu màu xanh lam mới. Hoặc họ sẽ không làm điều đó và thay vào đó cấp cho người Việt Nam một tờ giấy xanh dài ba trang với giấy phép cư trú. (Loại giấy ba mảnh mà người xin tị nạn ở đây vẫn hay dùng).”
Theo truyền thông Nhà nước Việt Nam, việc Đức dừng cấp visa như  vậy đã ngay lập tức giáng đòn mạnh vào các doanh nghiệp du lịch chuyên tổ chức tour ra nước ngoài, bởi lẽ Đức cùng với Pháp và Italy là những cửa ngõ và điểm du lịch chính ở châu Âu hiện nay. Lượng khách đặt tour Đức nói riêng và tour châu Âu nói chung cũng đang tăng rất mạnh, vì vậy thiệt hại chưa thể đong đếm hết.
Một nhân viên tư vấn du lịch của công ty Viet Tourist cho hay:
“Nếu dùng hộ chiếu mới vậy thì có ảnh hưởng. Vì chương trình tour Châu Âu có đi Đức và Đức hiện tại không chấp nhận mẫu hộ chiếu mới của Việt Nam. Khách du lịch có thể tham khảo chọn tour Bắc Âu (không phải nhập cảnh Đức). Hiện phải chờ Lãnh sự quán Đức đưa ra thông báo mới và các khách có hộ chiếu mới sẽ phải chờ. Khách sử dụng hộ chiếu cũ thì vẫn được. Do đó, khách có thể dời chọn ngày khởi hành xa hơn và chờ thông tin từ lãnh sự quán Đức. Hiện tại, các nước Châu Âu cũng rất mong muốn khách du lịch đến nước họ nên tình trạng hộ chiếu mới này sẽ được giải quyết sớm thôi. Nếu khách không đồng ý dời ngày thì công ty sẽ hoàn tiền lại cho khách.”
UserPostedImage
Hộ chiếu mới của Việt Nam. Photo: Công An Nhân Dân

Nhiều người lo ngại, nếu Đức không thay đổi quan điểm và các quốc gia Châu Âu khác cũng làm theo cách của Đức thì khách du lịch Việt và các công ty du lịch Việt sẽ ảnh hưởng nặng nề.
Một nhân viên tư vấn du lịch của công ty EuroTravel cho hay, bên cô không lo lắng về chuyện đó vì hiện tại, những nước ở Châu Âu nằm trong tour đều biết Việt Nam thay đổi hộ chiếu nhưng chỉ có nước Đức không đồng ý. Cô nghĩ hai nước sẽ trao đổi về mặt ngoại giao và Đức sẽ thay đổi quan điểm. Cô nói thêm:
“Bên em tổ chức đi vô quốc gia đầu là Pháp và ra một nước khác chứ không nhập vào Châu Âu từ Đức và ra khỏi Châu Âu từ Đức, cho nên sẽ không có chuyện nhập cảnh vào Đức và bị từ chối. Có tour sẽ đi ngang qua Đức nhưng không dừng lại để kiểm tra hộ chiếu. Tour có Đức là tour đi sáu nước gồm Pháp, Thụy Sĩ, Đức, Áo, Hungary và Cộng hòa Séc.
Mình đi vô Đức nhưng mình đã có visa vô một nước nào đó rồi (trong sáu nước trên – NV) thì khi qua Đức mình không bị kiểm tra hộ chiếu nữa. Chỉ cần nước đầu tiên mình nhập vào thôi, những nước sau không bị kiểm tra nữa.”
Trả lời VTC News hôm 29 tháng 7 năm 2022, một ngày sau khi cơ quan chức năng Việt Nam lên tiếng, Đại sứ quán Đức cho hay: “Một ngoại lệ áp dụng cho những người có quyền cư trú hoặc thị thực D của một quốc gia Schengen. Họ vẫn được phép quá cảnh đến nước cấp với hộ chiếu mới”.
Theo các công ty du lịch, việc Đức đột ngột không cấp visa mang tính hệ thống do không chấp nhận hộ chiếu mẫu mới được Việt Nam chính thức ban hành là điều chưa từng xảy ra. Điều này ảnh hưởng tới kinh doanh du lịch tại Việt Nam, nhất là vào thời điểm sau dịch COVID-19. Trước nay, việc từ chối cấp thị thực vẫn xảy ra nhưng thường là vì các lý do mang tính cá nhân của người yêu cầu được cấp.
Ngành du lịch Việt Nam được cho là bước đầu hồi phục sau đại dịch COVID-19, khi Việt Nam quyết định mở cửa trở lại cho khách quốc tế từ ngày 15 tháng 3 năm 2022.
Giáo sư Tiến sĩ Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên Cứu Du Lịch, Tổng Cục Du Lịch Việt Nam nói với RFA vào tháng 3 năm 2022:
“Đấy là cơ hội rất lớn để có thể tái phục hồi hoạt động du lịch như trước thời COVID. So vơi nhiều nước trong khu vực thì đây là chính sách cởi mở và khá là cạnh tranh. Tuy nhiên mà nói thì có lẽ sẽ là tốt hơn nếu như Chính phủ đồng thời xem xét mở rộng hơn việc miễn thị thực, cũng như kéo dài hơn thời gian mà du khách nhập cảnh vào Việt Nam thay vì 15 ngày thì có thể lên thành 30 ngày. Cái đó chúng tôi đang tiếp tục kiến nghị chính phủ xem xét”.
Báo Nhà nước dẫn thông tin từ Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho hay, năm 2020, hoạt động du lịch trong nước bị tổn hại nặng nề, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giảm trên 80%, khách du lịch nội địa giảm 45%, ước tính tổng thiệt hại lên tới 23 tỷ USD.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.127 giây.