logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 13/08/2013 lúc 05:42:25(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Xa lộ mù tuyết phủ! Hà lái chiếc xe Toyota chầm chậm theo đoàn xe vượt qua lối ra ở đường Spadina và hướng về phía Mississauga. Những chiếc xe mà tuyết phủ đầy trắng xóa, trông như những con mối trắng lầm lũi nối đuôi nhau. Hà cho hai chiếc quạt nước chạy liên tục, nhưng những bông tuyết trắng ngần vẫn thi nhau rơi nhanh

xuống và phủ đầy trên kính xe. Mất hơn một tiếng đồng hồ và với những khó khăn chật vật, Hà mới lái được chiếc xe ra khỏi bãi đậu xe của sở làm ngay trong trung tâm thành phố Toronto và vào được xa lộ 401 trên đường về nhà. Nhưng ngay sau khi vào được xa lộ, thì Hà lại vương vào một bãi kẹt xe còn nặng nề và khủng khiếp hơn là khi còn ở trong thành phố. . Mờ mờ trong làn tuyết, Hà thấy trên đường ngược chiều ở bên kia xa lộ, những ánh đèn đỏ chớp chớp. Nàng thầm nghĩ “ chắc có tai nạn xảy ra ở bên kia đường?”. Chiếc xe nhích đi từng tí một. Hà một tay giữ vô lăng, một tay lục xắc kiếm điện thoại. Nàng gọi về cho Tùng:

-Hello, anh đó hả! Em vẫn còn kẹt trong xa lộ. Chắc cả tiếng nữa thì may ra mới về đến nhà. Hai đứa nhỏ về chưa?

Tiếng Tùng ở đầu giây bên kia:

-Ồ, hôm nay anh về sớm và đã đón tụi nó ở bến xe bus rồi.

-Anh xuống lấy hai chiếc pizza ở trong chiếc freezer dưới hầm, lên nướng cho các con ăn đỡ. Chờ một chút em về rồi em nấu thêm cơm.

- À, hôm nay là ngày “Two Dollars Day” ở tiệm Kentucky, anh đã mua cho mỗi đứa một hộp thịt gà trên đường về, vì biết thế nào em cũng sẽ bị kẹt xe.

-Vậy hả, thôi chút em về!

Hà cúp điện thoại, thở phào, không phải lo lắng cho hai đứa con nữa. Nàng vơ vẩn bật cát sét nghe nhạc trong thời gian phải chờ đợi trong xa lộ nổi tiếng về những vụ kẹt xe ở Canada này. Từ trong máy, giọng hát trầm ấm của Johny Cash trong bản “The Ring of Fire”, một bản nhạc tình mà Hà vẫn thích. “..The Taste of Love is Sweet, when Hearts like Ours meet..” (tình yêu là vị ngọt, khi con tim của chúng ta bên nhau).


Khi Hà đưa được chiếc xe vào sân nhà thì cũng đã hơn 7 giờ tối. Chắc Tùng đã hỳ hục xúc tuyết nhiều lần rồi, cho nên trong sân không có nhiều tuyết như ngoài đường ,vì thế Hà mới có thể đưa chiếc xe vào được trong sân một cách dễ dàng. Nàng lúng túng bước ra khỏi xe, đi theo ngõ bên hông nhà xe để vào nhà. Tùng ra đón vợ ở cửa bảo:

-Em về bình an là may, đài ti vi mới loan báo là có trên 20 chiếc xe húc đít nhau trên xa lộ 401..

Hà gật đầu :

-Em cũng có nghe trên radio, nhưng tai nạn này ở trên đường về hướng Oshawa, cho nên em không bị kẹt lâu..

Hà cởi giầy để trên thảm ở cửa vào, thì Tùng bỗng nói:

-À, lúc nãy có Như An phôn cho em đó!

-Cô ta có nói chuyện gì không?

-Anh không biết, nhưng cô ta nói khi em về thì phôn lại cho cô ta.

-Để chút ăn cơm xong em sẽ phôn lại..

Nhưng Hà không cần chờ sau bữa ăn, vì ngay sau đó có tiếng điện thoại reo vang. Tùng cầm điện thọại trả lời:

-À chị Như An đó hả, Hà về rồi.. chị chờ một chút nghe!

Hà đỡ cái điện thoại trên tay chồng hỏi:

-Cái gì đó, con khỉ?

-Ừ tao đây, bây giờ mới về đến nhà hả?

-Bộ mày không bị kẹt xe hay sao?

-Hôm qua, tao nghe tiên đoán thời tiết là có bão lớn, mà tao lại còn ngày vacation cho nên tao đã xin nghỉ nằm nha, đỡ phải lội tuyết. À có một người vừa gửi thư nhờ tao chuyển cho mày. Anh chàng bồ cũ của mày đó..

Hà giật mình:

-Cái gì?

Như An hỏi lại:

-Chồng mày còn đứng đó không?

Hà liếc mắt nhìn rồi nói nhỏ vào ống nghe:

-Anh ấy đi lên lầu rồi.

-Như vậy thì tao có thể nói chuyện thoải mái hơn. Mày cũng biết là hồi tuần rồi, tao qua thăm chị Bích, bà chị họ của tao ở thành phố Grand Rapids, tiểu bang Michigan..

Hà gật gật:

-Ừ, mày đã có nói cho tao nghe..

-Hôm thứ bảy sắp về, thì bà Bích có mở pạc ti mời một số bạn bè của bà ấy ở xung quanh đến dự. Trong bữa tiệc, thì có một anh chàng mà chắc tuổi tác cũng lớn hơn mình chút đỉnh, cứ nhìn tao chằm chằm. Tao nghĩ thầm” chắc anh chàng này muốn thả dê đây”. Ai ngờ vừa nghĩ như thế là hắn đến ngay trước mặt và hỏi có phải tao là bạn của cô Ngọc Hà, mà mấy chục năm trước đây nhà ở đường Trương Minh Giảng? Tao bảo đúng! Thì hắn mừng rỡ cho biết tên hắn là Việt Hùng, và trước đây có thời rất thân với mày.. Tao hỏi là làm sao hắn biết tao? Thì hắn bảo có một lần hắn đến dự pạc ti ở nhà mày, thì có tao ở đó.. Tao thì chẳng nhớ hắn tí nào!. Hắn cũng hỏi thăm về mày nhiều thứ lắm nào là có gia đình chưa, có con không, được mấy đứa, đang làm gì và ở đâu.. lung tung hết? Tao cho biết là mày đã có gia đình, có hai con và ở gần nhà tao, ở bên Canada. Anh chàng này nghe nói như thế mừng lắm. Hắn bèn xin địa chỉ của tao, để nhờ chuyển thư đến cho mày.. và hôm nay thì nhận được lá thư của anh chàng đó..

Hà hỏi dồn:

-Thế anh ta viết những gì?

Có tiếng cười của Như An ở trong máy:

-Làm sao tao biết được? Tao đâu có mở thư đâu?. Thôi ngày mai, trên đường đi làm, mày ghé nhà tao lấy cái thư đó đi.. Tao sẽ để ở trong thùng thư trước cửa nhà cho mày lấy..

-Ừ, cũng được. Cám ơn mày.Thôi tao phải đi ăn cơm.. Mới về và đói quá rồi..

-Ô kê, bái bai.


Sau khi cho hai đứa con đi ngủ, và bò lên được giường thì Hà đã mệt nhoài vì một ngày dài làm việc trong cơn bão tuyết. Nằm bên cạnh, Tùng đã ngáy pho pho. Lúc đó nàng mới có thì giờ nghĩ về những gì mà Như An vừa nói. Cú điện thoại của Như An đã gợi lại những kỷ niệm ngày xưa, và làm nàng trằn trọc mãi không ngủ được. Những kỷ niệm tưởng đã phai dần theo năm tháng, bỗng dồn dập trở về!



.. .. Trong một chuyến ủy lạo thương bệnh binh ở bệnh viện Cộng Hòa, khi Hà còn học lớp 11 ở trường Trưng Vương, Hùng là một trong số những thương bệnh binh đang nằm tại bệnh viện được nhóm nữ sinh Trưng Vương đến trao tặng quà. Hùng là một thiếu úy trẻ vừa tốt nghiệp trường Võ Bị Đà Lạt. Vừa ra trường, chàng được đưa về sư đoàn 25 đóng tại Tây Ninh, và đã bị thương nhẹ ngay trong trận giao tranh đầu tiên. Hà, trong chiếc áo dài trắng học trò, đến bên giường bệnh tặng quà và trò chuyện với chàng. Ngay từ phút đầu, Hùng đã có cảm tình ngay với người thiếu nữ dễ thương này. Biết được tên và lớp của Hà học, ngay sau khi lành bệnh, chàng đã đến cổng trường Trưng Vương để tìm Hà.

Cuộc tình đầu tiên của Hà là cuộc tình rất thơ mộng. Đơn vị của Hùng đóng ở Củ Chi, cho nên thỉnh thoảng chàng vẫn có dịp về đưa đón người tình đi bát phố. Những lần được Hùng đến đón ở cổng trường, những buổi ngồi quán uống nước sinh tố, xem mọi người dạo phố và nghe Hùng kể chuyện về đời lính.. đã là những ngày thần tiên của một cô bé học trò mới biết yêu lần đầu. Ngày xưa, Hà thích màu vàng của hoa Cúc. Những lần đi dạo phố với chàng, nàng thường hay mặc áo dài màu Hoàng Yến. Mỗi lần đi bên nhau, trong gió, hai tà áo dài quấn quít bên chân Hùng như những vấn vương không rời! Nhưng cuộc tình thơ mộng đó không kéo dài được lâu! Hà còn nhớ năm nàng lên lớp 12 thì cũng là năm nàng vừa 17 tuổi. Bữa tiệc sinh nhật đã được ba má tổ chức rất linh đình với số đông bạn bè được mời và dĩ nhiên có cả Hùng.

Nhưng Hùng đã không có mặt trong ngày sinh nhật đó. Hà đã khóc sướt mướt trong ngày hôm đó, khi chờ mãi mà người yêu không thấy đến! Vài ngày sau đó, chàng đến đón nàng ở cổng trường với bộ chiến y nhầu nát như người từ mặt trận vừa trở về. Hùng cố gắng giải thích cho Hà nghe là chàng đã phải tham dự cuộc hành quân bất ngờ nên không kịp báo cho nàng và cũng không thể về tham dự. Tuy nhiên Hà vẫn còn quá thơ ngây và chẳng thể nào hiểu được những sự tàn khốc và lạnh lùng của chiến tranh, nhất định không chịu tha lỗi cho Hùng. Những lần Hùng đến nhà thăm nàng sau đó, đều bị Hà từ chối không xuống tiếp. Cuộc chiến cũng ngày càng khốc liệt hơn! Hùng được chuyển ra đơn vị ở địa đầu giới tuyến cho nên những lần được về phép ở Saigon của chàng ngày một hiếm hoi. Sau một vài tháng giận dỗi, thì Hà cũng đã nguôi ngoai, nhưng nàng vẫn chưa biết làm sao để nối lại những tình cảm cũ. Hà nhớ có một tối học bài thi mà trời nóng nực, nàng ra mở cánh cửa sổ phòng. Khi bất chợt nhìn xuống, thì nàng thấy dưới cây Me bên kia đường, Hùng đứng chờ ở đó! Khi thấy Hà , chàng đưa tay lên môi gửi cho nàng chiếc hôn gió, chờ đợi một chút, không thấy Hà nói gì thì lại lặng lẽ ra đi. Hà muốn mở cửa chạy xuống ngay để nói với Hùng về những nỗi nhớ nhung tha thiết của nàng trong những ngày qua, nhưng dường như có những cái tự ái trẻ con đã kìm giữ lại bước chân của nàng. Một lần khác khi một nhóm bạn của nàng đến nhà học thi chung. Ngày hôm đó trời mưa thật lớn! Dung, một trong số các cô bạn cùng đến học thi chung, khi vào đến nhà, cởi được chiếc áo mưa, đã thì thầm bảo Hà” Tao thấy cái anh chàng lính, bồ cũ của mày đứng bên kia đường. Mưa lớn lắm mà hắn cứ đứng chịu trận dưới hàng cây. Khi thấy tao, thì hắn vẫy tay chào rồi lên xe jeep đậu gần đó , lái xe đi”. Hà muốn chạy ra nhưng đã quá trễ!



Rồi ngày buồn thảm 30 tháng tư đã đến! Gia đình Hà may mắn chạy được qua Canada. Hà trở lại đại học, tốt nghiệp ngành kế toán, được công việc làm tốt ở một công ty kế toán lớn ở Canada. Rồi Hà lấy chồng: Tùng là bạn học chung ở trường đại học Toronto trước đó, là kỹ sư điện toán và cũng có việc làm với công ty truyền hình Rogers Cables.. Cuộc sống nơi xứ người đầy những bận rộn vì sinh kế, vì gia đình, những kỷ niệm cũ đã được Hà chôn sâu trong tiềm thức. Nhưng có một đôi khi ngồi một mình, nghĩ lại chuyện cũ, Hà nhớ lại thái độ trẻ con và nông nổi của mình. Nàng thầm mong có dịp sẽ gặp lại được Hùng, một lần trong đời, để nói với anh những lời hối lỗi, những ân hận của nàng. Hơn 30 năm qua, niềm hy vọng đã ngày phai nhạt dần. Có ngờ đâu hôm nay, nàng lại nhận được những tin tức của người xưa!

Đã đến giờ ăn trưa! Hôm nay thay vì như thường lệ đi xuống khu ăn uống và shopping ở dưới hầm của tòa cao ốc, nơi có văn phòng kế toán của công ty KPMG này ở trung tâm thành phố Toronto, Hà đã ngồi lại văn phòng, lấy bánh mì đã làm sẵn ở nhà ra ăn, để có thì giờ xem lá thư của Việt Hùng mà nàng đã lấy ở nhà Như An, trên đường tới sở làm. Giờ ăn trưa, trong sở làm nhân viên đồng sự với nàng chẳng còn ai, và Hà không sợ họ than phiền vì phải nghe nhạc Việt Nam, cho nên tiện tay bật chiếc máy cát sét để trên bàn giấy trong khi đọc thư.



Grand Rapids, ngày tháng



Ngọc Hà thân mến,



Xin cho phép anh vẫn gọi Ngọc Hà là em như ngày nào mình với quen nhau! Ngày xưa củachúng mình đẹp quá phải không em! Anh vẫn không quên ngày mà em đến thăm anh cũng như các thương bệnh binh khác ở bệnh viện Cộng Hòa. Tâm hồn anh xao xuyến ngay khi lần đầu tiên nhìn thấy bóng dáng em. Lúc đó anh đã quyết ý là sau này sẽ muốn lấy được em làm vợ. Tiếc rằng cuộc tình của chúng ta đã không trọn vẹn. Bây giờ thì mỗi người đều có những con đường riêng!



Anh hiện cũng có gia đình, có một đứa con trai 10 tuổi và hiện đi làm cho hãng làm xe hơi GM ở thành phố Grand Rapids ở tiểu bang Michigan. Từ Grand Rapids đi qua Toronto chỉ có 6 tiếng lái xe. Anh có cô em gái sống ở Toronto và thỉnh thoảng vẫn qua Toronto thăm cô ta và để có dịp ăn trái cây, những loại trái cây miền nhiệt đới không có bán ở bên Mỹ này.



Chúa nhật tới ngày 15, anh sẽ qua lại Toronto. Anh muốn gặp em một lần để muốn nói với em một điều là “xin lỗi em! Xin lỗi em về những muộn phiền mà anh đã gây cho em trong những năm em còn đi học “ . Nếu em đồng ý thì xin email cho anh biết qua địa chỉ email ở cuối thư, trước sáng chúa nhật. Em cho anh biết địa chỉ và số phôn để khi tới anh sẽ liên lạc với em. Anh sẽ check email vào sáng chúa nhật, trước khi anh rời nhà. Nếu không nhận được email của em thì anh cũng sẽ hiểu ý em!



Rất mong được gặp em,



Việt Hùng



Hà đọc xong lá thư, nứớc mắt dàn dụa! Một bà bạn cùng sở đi ăn trưa về sớm, đi ngang văn phòng của Hà thấy vậy cất tiếng hỏi:

-Holly, are you OK?

Hà vội vàng lau nước mắt:

-Oh, I’m fine!

Hà bỏ lá thư vào xắc tay lòng thầm nghĩ” thế nào em cũng sẽ gặp anh để chúng mình cùng nói với nhau một lời xin lỗi”. Trong khi đó tiếng ca trầm ấm của Khánh Hà trong bản “Một Lần Nào Cho Tôi Được Gặp Em” của Vũ Thành An , vang vang từ máy cát sét:



“Một lần nào cho em gặp lại anh”

“Đôi môi đó đêm nào còn nồng”

“Một lần nào cho em gặp lại anh”

“Rồi thiên thu sẽ là nhung nhớ”


Hà đã chọn chiếc ghế trên những hàng ghế trên cùng của cầu trường Hockey, tránh những tiếng ồn ào, ngồi đọc lại lá thư của người tình cũ. Hôm nay thứ bảy là ngày thường lệ mà nàng phải đưa hai đứa con đi học môn vũ trượt băng tại một sân trượt băng ở trong thành phố Mississauga. Hôm nay cũng là ngày chót mà nàng phải quyết định có trả lời email của Hùng hay không? Từ trên cao nàng có thể nhìn thấy hai đứa con của nàng và những đứa học trò khác, đang được các huấn luyện viên chỉ dậy cho những bước trượt tuyết trên sân băng. Bố mẹ của những đứa trẻ này ngồi ở những hàng ghế gần sát sân băng, và chỉ có nàng đơn độc leo tuốt lên trên đây ngồi. Hà đã đọc đi đọc lại lá thư nhiều lần mà lòng vẫn chưa quyết định có nên gặp lại chàng hay không? Nàng rất muốn gặp chàng để nói những điều ân hận mà nàng đã giữ trong bao nhiêu năm qua. Nhưng suy đi nghĩ lại! Đã hơn 30 năm rồi, liệu cuộc gặp gỡ có đem lại cho nhau thêm những hạnh phúc của cuộc đời, hay sẽ làm nhiều người phải khổ đau vì cuộc gặp mặt này! Ba mươi năm qua, cuộc sống của Hà đã là một cuộc sống mẫu mực như một mặt hồ không gợn sóng: đi học, ra trường, lập gia đình, rồi đi làm rồi lo cho con cái, như những gia đình của người Canadians xung quanh. Và nhất là nhan sắc! Đúng thế! Nàng vẫn còn nhớ những câu thơ học trong giờ việt văn của cô Kim Cương trong năm lớp 11 là “người đẹp cũng như một danh tướng, chẳng bao giờ muốn người ta nhìn mình khi đầu đã bạc, tuổi đã cao (mỹ nhân tự cổ như danh tướng, bất hứa nhân gian kiến bạc đầu)”. Thời gian đã ghi lại những dấu hằn theo năm tháng. Nàng chẳng còn là một nữ sinh yêu kiều, xinh đẹp như xưa! Và Hà chỉ muốn chàng vẫn giữ mãi hình ảnh đẹp của hai người của những năm tháng cũ!



Mải suy nghĩ, đến khi hai đứa con học xong chạy lên kiếm mẹ thì nàng mới bừng tỉnh:

-Vi Vân và Tuân học xong rồi hả các con!

Vi Vân, đứa con gái đầu lòng của nàng, chạy lại ôm lấy nàng hỏi:

-Tại sao hôm nay mẹ lại lên tuốt trên đây ngồi?

Hà xoa đầu con dịu dàng:

-À, tại mẹ muốn yên tĩnh một chút!

Hà bỏ lá thư của Hùng vào giữa tờ Thời Báo thứ bảy, đứng dậy dắt tay bé Tuân đi dọc theo hai hàng ghế ngồi, để đi ra ngoài chỗ đậu xe. Trời tháng ba vẫn còn băng giá! Những đống tuyết cao được các xe xúc tuyết ủi về cuối sân đậu xe của cầu trường hockey này, là kết quả của những trận bão tuyết vừa xảy ra.



Hà dẫn con ra đến chỗ đậu xe, lom khom mở cửa xe thì một trận gió mạnh bất ngờ thổi đến . Hà không chuẩn bị nên làm rớt tờ Thời Báo đang kẹp ở cánh tay xuống đất. Tờ báo mở tung ra, lá thư kẹp trong tờ báo đã theo gió bay lên, bay qua khung chiếc cầu Credit River ở cạnh bãi đậu xe, và rớt xuống dòng sông đóng băng ở dưới! Hà vội mở cửa xe, cho hai con lên, rồi chạy đến lên thành cầu nhìn xuống. Lá thư nằm trên mặt sông đóng băng rất sâu ở dưới và chẳng có cách chi mà nàng có thể xuống để lấy lá thư này, vì dốc đá lởm chởm ở hai bên thành cầu.

Nàng thở dài hai tay ôm lấy mặt, thầm nói “anh Hùng, em thật có lỗi!”. Bên tai nàng hình như tiếng hát của Khánh Hà vẫn còn vang vọng đâu đây?



“Một lần nào cho em gặp lại anh?”

“Nghe anh nói,em vui một lần”

“Một lần nào cho em gặp lại anh?”

“Còn chút tình đốt hết một lần”



Tác giả: Nguyễn Tuấn Hoàng
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.266 giây.