logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 18/08/2022 lúc 11:39:17(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
DỊCH GIẢ TRẦN C. TRÍ: “ĐỐI DIỆN VỚI NHỮNG BIẾN HOÁ MUÔN MÀU” - Phỏng vấn và Giới thiệu Tác phẩm Dịch thuật Trong Vườn Mắt Em
Lời giới thiệu: Dịch giả Trần C. Trí tốt nghiệp Tiến sĩ đại học UCLA, trong ngành Ngôn ngữ học chuyên về các thứ tiếng gốc La Tinh. Ông hiện là giáo sư khoa ngôn ngữ học, chú trọng vào tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, và tiếng Việt, đã xuất bản nhiều sách giáo khoa, từ điển, biên khảo về các ngôn ngữ này, cùng tham gia tích cực vào các dự án về chương trình Việt ngữ hải ngoại, cũng như những sinh hoạt liên hệ đến văn hoá và giáo dục tại cộng đồng miền Nam California.


Ông cũng đã cộng tác với Làng Văn, Canada (từ 1987 đến 1997), và với Da màu trong những năm gần đây, qua nhiều tác phẩm độc đáo, sâu sắc, và công phu, ở nhiều lãnh vực như truyện ngắn, kịch, biên khảo, nhận định, và dịch thuật. Tuyển tập Trong Vườn Mắt Em là tác phẩm dịch thuật đầu tay của ông, với một số truyện dịch đặc sắc đã xuất hiện lần đầu trên Da Màu.

Bài phỏng vấn dưới đây được thực hiện qua email từ tháng 2, sau đó được bổ sung và hoàn tất vào đầu tháng 8 năm 2022.
Trong Vườn Mắt Em do nhà xuất bản Nhân Ảnh ấn hành tháng 7 năm 2022 hiện có mặt trên amazon.com.
Đinh Từ Bích Thúy

UserPostedImage

Đinh Từ Bích Thuý: Mến chào anh Trí, để mở đầu, xin anh vui lòng cho biết lý do anh đã chọn ngành ngữ học và văn chương Tây Ban Nha? Tuy Tây Ban Nha là một ngôn ngữ phổ thông ở California do miền Nam của tiểu bang giáp ranh giới Mexico và đây cũng là nơi sinh sống của nhiều người di dân gốc Mễ hoặc từ các nước Châu Mỹ La-tinh, nhưng trong bối cảnh cộng đồng Việt hải ngoại, sự chọn lựa nghề nghiệp này cũng không giống nhiều người, phải không anh?


Trần C. Trí: Trước hết, tôi thích dạy học từ lúc còn... chưa đi học! Về phần ngôn ngữ, khi vào trung học tôi mới khám phá ra là mình thích học những thứ tiếng khác. Sau này, khi vượt biên đến Mỹ rồi vào đại học, tôi quyết định đi theo "tiếng gọi của đam mê," bất chấp những lời bàn ra tán vào của mọi người chung quanh, khuyên tôi học một ngành gì thực dụng, để cuối cùng chọn ngành ngôn ngữ học tiếng Tây Ban Nha.


Đinh Từ Bích Thuý: Chuyên đề Văn Chương Nam Mỹ vào tháng 7 năm 2016 của Da Màu đã dùng Anh ngữ như một  trạm “chuyển xe đò,” hay tấm gương phản chiếu những nền văn hóa khác: lúc đó chuyển tải các tác phẩm Nam Mỹ từ bản dịch Anh ngữ của các dịch giả Hoa Kỳ đã dịch những tác phẩm này từ nguyên văn tiếng Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha, do đó coi Anh ngữ không là “tâm điểm” mà chỉ là một chặng chuyển tiếp giữa nguyên bản và ngôn ngữ đích là tiếng Việt. Nhưng ở Trong Vườn Mắt Em, anh đã dịch từ nguyên bản Tây Ban Nha các truyện ngắn — đây không phải chỉ một ngôn ngữ Tây Ban Nha thống nhất mà là nhiều thể loại, từ các quốc gia khác nhau, tuy cùng phát nguồn từ Tây Ban Nha.


Xin anh cho biết kinh nghiệm của anh, khi đối diện những biến hóa, hay “mảnh rời” từ ngôn ngữ này. Nói cách khác, tiếng Tây Ban Nha của người Nam Âu có khác tiếng Tây Ban Nha của người Chile, Colombia, Argentina, hay với ngôn ngữ Tây Ban Nha của người miền Tây Phi hay không?


Trần C. Trí: Hình ảnh “mảnh rời” của ngôn ngữ chính thức thường được biết đến qua tên Castellano thật thú vị, gợi hình và đầy ý nghĩa. Nó làm tôi liên tưởng đến những mảnh đủ hình thù khác nhau trong một tấm jigsaw puzzle, như tên gọi trong tiếng Anh. Mỗi mảnh nhỏ mang một hình ảnh chưa đủ để gợi nên một ý niệm gì, nhưng khi đã được xếp chung lại với nhau, tất cả những mảnh rời đó tạo thành một bức tranh tổng thể, không thể thiếu một mảnh nhỏ nào trong đó. Tất nhiên là mỗi thứ tiếng Tây Ban Nha trong từng quốc gia, tự nó, đã mang nhiều ý nghĩa hơn là mỗi mảnh jigsaw, nhưng sự toàn vẹn, nét linh động và vẻ đẹp mà tất cả các thứ tiếng địa phương đó góp lại cho ngôn ngữ Castellano cũng là một cách so sánh gợi nhiều suy nghĩ.
Đinh Từ Bích Thuý: Nếu chấp nhận khái niệm về ngôn ngữ Tây Ban Nha đã bị “cắt mảnh,” giống như lời nhận xét của Jorge Ibaruengoitia trong phần Elliptics (Elípticas) của Hàm Răng Kể Chuyện của Valeria Luiselli [tr. 179, bản dịch Anh ngữ của Christina Sweeney (Coffee House Press, 2015)], rằng:
 “Tiếng Tây Ban Nha giống như một cái áo cưới cô dâu cũ kỹ, luân luu từ đời này sang đời khác mà con cháu như bị ép buộc phải giữ sao cho sạch sẽ, thẳng thớm … nhưng những tấm áo cưới cổ kính thì chỉ tốt cho xác chết hay để bộ xương đắp lên người. Tốt nhất là cắt cái áo cưới này ra từng mảnh rồi may áo sơ mi thay vì ướp nó trong rương với mấy viên băng phiến.”


Trong tình cảnh hiện nay, khi ngôn ngữ Tây Ban Nha, lúc trước là của thế lực đô hộ, đã bị cắt mảnh và tái chế cho từng địa lý, xã hội, hoàn cảnh hiện đại, từ quan điểm của dịch giả/giáo sư ngữ học, anh thấy đây là hiện tượng khả quan (tạo ra nét đa diện và sáng tạo cho văn phong của từng môi trường), hay hiện tượng không thống nhất trong cùng một ngôn ngữ cũng có những yếu tố tiêu cực?


Trần C. Trí: Tôi không thấy tiếng Tây Ban Nha “bị” cắt mảnh thành từng phần từ một cái áo cưới cũ kỹ, không hồn không vía như Jorge Ibaruengoitia đã ví von. Trái lại, tôi muốn so sánh tiếng Tây Ban Nha—từ khi bắt nguồn từ tiếng La-tinh, thông qua giai đoạn chuyển tiếp được gọi là Ibero-Romance, thành tiếng Castellano, rồi cuối cùng được sử dụng trong phần lớn vùng Châu Mỹ La-tinh—với hình ảnh một cái cây xanh tươi, được chiết cành và giăm xuống nhiều mảnh đất trù phú, để ngày nay là những cây ngôn ngữ tươi trẻ, phát triển không ngừng. Mỗi cái cây đó mang cùng một tên gọi, bên cạnh một tên khác mang căn cước đặc biệt của mình như español argentino, español mexicano, español cubano, español hondureño,... Mỗi cây mỗi vẻ, mười phân vẹn mười!


Đinh Từ Bích Thuý: Xin anh cho biết những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến sự chọn lựa những truyện ngắn cho tuyển tập Trong Vườn Mắt Em? Có phải do những đề tài về tệ nạn quyền lực, sự bất công, những đe dọa cho tuổi trẻ, môi sinh, chuyện kỳ thị giới tính, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo? Và theo anh thì những đề tài này có liên hệ gì với các độc giả người Việt, ở trong nước cũng như ở các cộng đồng di dân/tị nạn Việt Nam ngoài lãnh thổ Việt Nam?


Trần C. Trí: Những câu truyện và vở kịch trong cuốn sách này, dù được chuyển ngữ từ một thứ tiếng tương đối xa lạ với người Việt, vẫn phản ảnh những điều rất nhân bản, cũng nói lên thân phận con người, dù ở đâu trên trái đất này. Các nhân vật trong truyện hay kịch, dù mang những cái tên lạ tai, vẫn rất “người” như tất cả chúng ta, cũng yêu thương, đau khổ, đầy ước vọng, chán đời hay tràn trề joie de vivre. Truyện nào cũng cũng có đầy hỉ, nộ, ái, ố mà văn chương ở đâu trên thế giới cũng có (cộng thêm những nét đặc thù của vùng châu Mỹ La-tinh làm bối cảnh). Vì thế, tôi nghĩ người Việt nào, với một chút ham thích về văn chương dịch thuật, cũng có thể dễ dàng đồng cảm với cảnh ngộ và tâm tình của một số nhân vật, tìm thấy đâu đó một chút hình ảnh của mình.


Đinh Từ Bích Thuý: Thí dụ, “Con Trai Người Thợ Rèn” là một truyện “thần tiên” từ cái nhìn của Thượng Đế và mang hơi hướm thời đại phong kiến (như thời Thập Tự Chinh của Âu châu). Đây có phải là sự cố tình của tác giả, dùng phông cảnh phong kiến và lời kể chuyện của một Thượng Đế bất lực như một cách chỉ trích chế độ Cộng sản duy vật của Cuba hiện đại (và cũng có thể áp dụng cho Việt Nam thời nay), với những “giao kèo xã hội” (social contracts) vẫn đầy sự vô lý và bất bình đẳng cho người dân quê?


Trần C. Trí: Với tác giả của truyện ngắn này, tôi có một mối quan hệ khá đặc biệt. Anh là tác giả duy nhất trong cuốn sách này tôi có hân hạnh được tiếp xúc và trở thành bạnAnh hiện sống, học tập và làm việc tại Nam California. Nhà văn, nhà thơ Eliécer Almaguerlà một nhà văn Cuba lưu vong. Qua những bức emails trao đổi qua lại giữa chúng tôi, đúng vậy, tôi được biết rằng truyện ngắn“Con Trai Người Thợ Rèn” chính là một ẩn dụ mà tác giả đã dùng để ám chỉ chính quyền cộng sản Cuba. Tôi hết sức thích thú với bối cảnh phong kiến và nhân vật xưng tôi—thật bất ngờ lẫn thú vị—là Thượng Đế, mà tác giả đã dùng cho câu chuyện. Chủ đề về bất công xã hội hay sự đàn áp của các thể chế độc tài đối với người dân không thiếu trong văn chương trên thế giới, nhưng bối cảnh và quan điểm của người kể chuyện trong truyện ngắn này đã làm cho một chủ đề bình thường trở nên độc đáo.


Đinh Từ Bích Thuý: Tuyển tập thể hiện những suy tư, ẩn dụ, châm biếm, thậm chí sự bất lực, về vai trò trí thức/nhà văn/nghệ sĩ, trong nhiều xã hội Châu Mỹ La-tinh, qua vai trò kẻ đấu giá/nói láo ăn tiền (“Hàm Răng Kể Chuyện”), người lên đồng (“Loài Khỉ”), người làm vườn (“Trong Vườn Mắt Em”), nhà giám đốc ôm đồm nhưng vô dụng (“Rác Rưởi”), hồn ma/kẻ lưu đày trường kỳ (“Hồn Ma Bồ Đào Nha”), và người thợ rèn (“Con Trai Người Thợ Rèn”–động từ forjar trong tiếng Tây Ban Nha vừa là “rèn/chế tạo” vừa là “làm giả”–như động từ forge trong tiếng Anh). Ngay cả cặp vợ chồng trong “Những Người Không Ngủ” và “Người Đàn Bà Đến Lúc Sáu Giờ” cũng là những nghệ sĩ phải thêu dệt nhiều hư cấu về cuộc sống hàng ngày để sống còn. Tại sao lại có nhiều suy tư và châm biếm về vai trò trí thức/nhà văn/nghệ sĩ trong những truyện có vẻ rất khác nhau về tình tiết cũng như cấu trúc này?


Trần C. Trí: Trong bất cứ xã hội nào, với nhiều thành phần khác nhau, giới trí thức và giới văn nghệ nói chung, bao gồm những người, trong một chừng mực nào đó, cảm thấy mình có một trách nhiệm đặc biệt đối với bản thân, gia đình và xã hội, thông qua các sinh hoạt chuyên nghiệp hằng ngày của mỗi người. Từ các tác phẩm trong sách, độc giả có thể thấy nỗ lực—cũng như sự bất lực—của những người đó bàng bạc qua nhiều trang sách, như cô, như tôi cũng nhận thấy. Đối lại với những con người đó là toàn cảnh của một xã hội đầy dẫy bất công, mưu mô, bạo lực, đầy cạm bẫy… như cả một bể khổ lúc nào cũng sẵn sàng nhấn chìm con người vốn nhỏ nhoi, yếu đuối, mong manh. Sự tranh đấu để sống còn hay sự bất lực của các nhân vật trong truyện/kịch đại diện cho những con người đó đã được mô tả bằng những suy nghĩ, bút pháp, bố cục và tình tiết hết sức khác nhau của từng tác giả. Các tác giả đều viết bằng ngôn ngữ Tây Ban Nha, nhưng ngôn ngữ chung nhất đó đã biến hoá linh động như những mảnh rời đủ màu sắc nhìn qua một cái kính vạn hoa. Đó chính là nét đẹp độc đáo của các tác phẩm mà chúng ta được thưởng thức trong tuyển tập này.


Đinh Từ Bích Thuý: Anh có nghĩ rằng như ngôn ngữ Tây Ban Nha đa diện, khái niệm hiện thực huyền ảo cũng được định nghĩa qua nhiều lăng kính tùy từng nhà văn hoặc tùy nhiều địa lý, hoàn cảnh khác nhau? Thí dụ, hiện thực huyền ảo về những con bò bị quỷ ám của Patricio Pron cũng khác với hiện thực huyền ảo về xác chết vẫn hoạt động như người bình thường của Claudia Hernández, “cái cây hạnh phúc” của María Luisa Bombal, và đôi mắt như vườn hoa có thỏ kẹo đường của Javier Abril Espinosa, hay những dụ ngôn/giai thoại về hàm răng kể chuyện của Luiselli? 




Trần C. Trí: Tên gọi của trường phái này là một sự kết hợp giữa cái thật (hiện thực) và cái không thật (huyền ảo). Tôn chỉ của những nhà văn theo trường phái này là mượn cái ảo để miêu tả cái thật, hay cũng có thể là mượn cái thật để chỉ ra cái ảo. Vì dựa vào hai khái niệm vừa song hành, vừa đối nghịch, các tác giả cũng đồng thời bị chi phối một cách vật lý và phi vật lý. Về mặt vật lý, nơi họ sinh ra, lớn lên và tất cả những hệ luỵ của nó tất nhiên có nhiều ảnh hưởng đến cách thể hiện tính hiện thực huyền ảo trong tác phẩm của mỗi người. Các hình tượng khơi gợi lên cái thực và cái ảo kề cận nhau như thế chính là từ những gì rất riêng tư, độc đáo mà mỗi tác giả có thể đóng góp vào kho tàng của nền văn chương hiện thực huyền ảo từ trước đến giờ. Đó cũng là một điều lý thú cho độc giả khi đọc các tác phẩm văn chương từ nguyên bản tiếng Tây Ban Nha. Bên cạnh những màu sắc linh động của ngôn ngữ từ vùng này sang vùng khác, độc giả còn được thưởng thức nét đa dạng của những trường phái văn chương, mà ở đây đặc biệt là trường phái hiện thực huyền ảo, qua các thủ pháp biến hoá linh động từ ngòi bút này qua ngòi bút khác.


Đinh Từ Bích Thuý: Bản Anh ngữ cho Hàm Răng Kể Chuyện (The Story of My Teeth) của Christina McSweeney đã thêm vào phần “The Chronologic” không có trong nguyên bản La historia de mis dientes của Luiselli, nhưng đã được tác giả Luiselli công nhận như một “biến tấu” thú vị và cần thiết cho bản dịch. Phần “Chronologic” của dịch giả McSweeney, theo tác giả Luiselli, là “bản đồ, chỉ mục, phê bình, và giải mã”— coi như cách đối thoại trực tiếp với nguyên bản, chứ không phải là phụ chú —“để truất phế khái niệm truyền thống về sự vô hình của dịch giả và cũng là một khẳng định cho sự tương tác giữa dịch giả, tác giả, và văn bản.” Anh có đồng ý với nhận xét này của Luiselli hay không?


Trần C. Trí: Người dịch thuật là chiếc cầu nối giữa một nguyên tác và độc giả. Mối quan hệ đó thật ra phức tạp hơn là chúng ta nghĩ, cũng như Luiselli đã nhấn mạnh đến sự tương tác giữa ba đối tượng là tác giả, văn bản và độc giả. Như vậy, người dịch cũng phải coi trọng chiếc cầu nối giữa tác giả và tác phẩm nữa. Là một người làm công việc dịch thuật, ai lại không muốn dịch phẩm của mình “hiện hữu,” được coi như thành quả một công trình mồ hôi nước mắt. Tôi rất thích thái độ cởi mở của tác giả Luiselli, thái độ tôn trọng dịch giả, vì chắc bà cũng hiểu, dịch giả có tôn trọng và ngưỡng mộ tác giả và tác phẩm đến chừng nào mới bỏ ra thời gian và công sức để làm công việc chuyển ngữ. Thái độ tích cực của tác giả và dịch giả không khác gì một thoả thuận ngầm để có được sự hợp tác nhịp nhàng giữa hai bên. Được như thế, những độc giả có thể đọc cả nguyên tác lẫn bản dịch sẽ có dịp so sánh và thưởng ngoạn gấp đôi tất cả những nét đẹp, những điều thú vị mà cả hai văn bản, với hai ngôn ngữ, hai phong cách cùng đem lại.


Đinh Từ Bích Thuý: Có phải tinh thần sáng tạo về bản dịch cũng là yếu tố đã gây cảm hứng cho anh để sáng tác “Đoạn Kết Khác của Người Dịch” cho truyện “Ma Sống” của Claudia Hernández? “Đoạn Kết Khác” của anh có nên được xem như một lời bàn, hay cách dịch/đọc truyện hầu nới rộng tầm hướng của “Ma Sống,” từ khía cạnh ngụ ngôn/chính trị/gần như khoa học giả tưởng của hiện thực huyền ảo (dùng ẩn dụ về ma sống để bình phẩm về nhân quyền trong một xã hội tư bản) đến khía cạnh kinh dị cũng là của hiện thực huyền ảo nhưng nghiêng về khía cạnh giải trí của phim ảnh và truyện tranh comics nhiều hơn?


Trần C. Trí: “Đoạn kết khác” mà tôi thêm vào truyện “Ma Sống”, có thể nói đó là một sự tái sáng tạo khá táo bạo, gần như “khiêu khích” nguyên tác như cô đã nói ở phần trên, tuy thật tình tôi không hề có ý đó. Số là khi dịch đến cuối truyện, tôi thấy đoạn kết của tác giả làm cho mình khá ngỡ ngàng vì thấy nó gượng ép thế nào ấy. Tất nhiên đây là một câu chuyện xây dựng trên nền tảng hiện thực huyền ảo, tác giả có quyền đưa độc giả đến đâu hay bằng cách nào cũng được. Lúc đó, tôi chợt nghĩ đến nhiều cuốn phim mà trong phần sau, đạo diễn có thêm vào một “alternative ending”. Tôi muốn dùng đoạn kết này để làm ẩn dụ cho một trong những cách sinh tồn trong xã hội. Cái được của người này có thể là cái mất mát của người khác. Và sự hy sinh ngoài sức tưởng tượng của bà lão, thách đố cả thiên nhiên và khoa học, là một tấm gương hy sinh vô vị lợi. Điều đó nhắc nhở chúng ta rằng cuộc sống, dù sao đi nữa, cũng còn có những điều tốt đẹp, làm chúng ta yêu thương và trân quý nó mỗi ngày.


Đinh Từ Bích Thuý: Một số truyện ngắn trong tuyển tập phản ảnh sự xung đột giữa khái niệm trung ương/toàn cầu hóa và văn hóa địa phương, như “Loài Khỉ,” “Con Trai Người Thợ Rèn,” “Giấc Mộng,” “Tấm Thiệp,” “Trong Vườn Mắt Em,” “Căn Chung Cư Số 1,” “Tha Hóa,” “Rác Rưởi,” v.v.
Theo Javier Abril Espinosa (“Trong Vườn Mắt Em”):


 “Thời điểm mà tất cả những nhà lãnh đạo trên Trái Đất này, kể cả Hillary [Clinton], ngồi lại với nhau để mong biến nó thành một nơi bình an, giờ đây chỉ là những truyền thuyết đô thị mà người ta bịa ra để quên đi những nhàm chán cố hữu. Thời buổi này đã có một kiểu bình an khác. Đó là cái bình an nằm trong nỗi kinh hoàng thường nhật...”


Và qua bi hài kịch “Rác Rưởi” của Carlos Rehermann, trong đó nhân vật coi có vẻ quan trọng với nhiều máy điện thoại lại là nhân vật bất lực nhất — do không kiểm soát được những sinh hoạt ở địa phương). (Rehermann cũng nhận định trong một bài bình luận rằng cách phân loại “rác” ở Hà Lan không như cách người dân Uruguay định nghĩa rác của mình.)


Tại sao những nhà văn Châu Mỹ La-tinh, (và một nhà văn Tây Phi), lại bị dằn vặt bởi khái niệm toàn cầu hóa? Có phải sự xung đột giữa toàn cầu hóa và văn hóa địa phương cũng phát xuất từ lịch sử bị đô hộ và vấn nạn kỳ thị chủng tộc, do đó giới trí thức/nhà văn ở các nước này không mấy tin tưởng vào lòng hào hiệp vô vị lợi của Mỹ và các cường quốc Tây Âu?


Trần C. Trí: Tôi nghĩ sự dằn vặt của các nhà văn viết bằng tiếng Tây Ban Nha trong tuyển tập này đối với khái niệm toàn cầu hoá có lẽ cũng là cảm xúc chung của những người sống trong thế giới thứ ba, thế giới của những quốc gia còn nghèo đói được khoác lên cái nhãn hiệu hoa mỹ là “các nước đang phát triển.” Việc toàn cầu hoá đem lại cho người dân trong các nước nhược tiểu quyền bình đẳng và những cơ hội tiến thân thì ít, mà xem ra như càng làm cho những cường quốc, những đại công ty tư bản có thêm nhiều quyền lực và lợi nhuận thì nhiều. Sự lấn áp về kinh tế hay tài chính còn kèm theo cả những áp đặt bất công về văn hoá, ngôn ngữ hay chính trị. Người dân ở những địa phương càng nhỏ, càng “xa mặt trời” bao nhiêu thì cuộc sống của họ trong thời đại toàn cầu hoá càng “rét mướt” bấy nhiêu. Hình ảnh, sản phẩm hay lối sống của các nước giàu có du nhập vào các nước nghèo khó đã đem lại biết bao nhiêu là ảo tưởng cho người dân ở những nước này.


Đinh Từ Bích Thuý: Qua vị trí là một dịch giả/giáo sư ngữ học, có bao giờ anh bị “dằn vặt” về tình trạng toàn cầu hóa của Anh ngữ khi đối chiếu với các văn hóa, ngôn ngữ khác, như Tây Ban Nha, Việt ngữ? So với Việt ngữ, Tây Ban Nha có nên được xem như một ngôn ngữ toàn cầu hóa hay không? Thế nào là toàn cầu hóa, và thế nào là địa phương/ngoài lề?


Và theo anh, vị trí lưu đày vĩnh viễn của “hồn ma Bồ Đào Nha” hoặc của anh hùng xa lộ “Carretera” đấu giá bằng cách tái chế mọi thượng vàng hạ cám của văn hóa Tây Âu theo quan điểm cá nhân rất “lộng ngôn” của mình có phải là những giải pháp cho sự xung đột giữa toàn cầu hóa và địa phương?


Trần C. Trí: Về phương diện ngôn ngữ, tôi không thấy bị “dằn vặt”— chữ của cô dùng trong câu hỏi—về tình trạng toàn cầu hoá của tiếng Anh. Trước hết là vì tôi đã sống hơn nửa đời người tại Hoa Kỳ, cái nôi của Anh ngữ, không có được cảm nghiệm của những người sống ở những quốc gia nơi tiếng Anh mới là cơ hội tiến thân hơn là ngôn ngữ bản xứ. Thứ đến, từ quan điểm ngôn ngữ–xã hội học, tôi cho rằng tình trạng toàn cầu hoá của tiếng Anh—hay nói khác đi, tiếng Anh là một lingua franca trên toàn thế giới—là có lợi về mặt kinh tế và khoa học cho những người sử dụng nó, hơn là cái hại về văn hoá và chính trị mà nó có thể mang lại.


Theo thống kê năm 2021 của viện ngôn ngữ Berlitz, tiếng Tây Ban Nha xếp thứ tư trên thế giới về số người nói—hơn 500 triệu người. Về địa lý, tiếng Tây Ban Nha được sử dụng như là ngôn ngữ chính thức trên ba lục địa: Châu Âu, châu Phi và châu Mỹ La-tinh. Theo tôi nghĩ, một ngôn ngữ xếp hạng cao về số người nói và trải dài về địa lý không nhất thiết là một ngôn ngữ đã được toàn cầu hoá. Có thể hiểu khái niệm toàn cầu hoá của một ngôn ngữ ở mức độ thực dụng, ngoài tầm lan rộng về địa lý của nó. Theo định nghĩa này, tiếng Anh phải là ngôn ngữ toàn cầu hoá chứ không phải tiếng Tây Ban Nha.
Như vậy, định nghĩa một ngôn ngữ địa phương hay “ngoài lề” cũng không khó. Một thứ tiếng không có tầm quan trọng quốc tế, mức độ thực dụng không cao, địa lý không trải dài, ít người hiểu hay sử dụng rộng rãi, hẳn phải là một ngôn ngữ xếp vào hạng mục đó.


Cuối cùng, bàn về “hồn ma Bồ Đào Nha” trong truyện ngắn cùng tên—kẻ vẫn khư khư giữ tiếng mẹ đẻ của mình trên đất khách quê người, theo tôi thấy, chỉ có những phản ứng cá nhân, lạc loài, ngắn hạn, trong mối xung đột bao quát giữa toàn cầu hoá và quyền lợi của các nước nhỏ/địa phương, chứ không được xem như đã có được những giải pháp cho sự mâu thuẫn có tính cách lâu dài đó. Tuy nhiên, những phản ứng riêng lẻ trong nhiều tác phẩm có thể kết hợp với nhau thành một thông điệp chung, kêu gọi tất cả những ai hằng quan tâm và ưu tư về giá trị nhân bản và đời sống tâm linh của mọi người trên trái đất hãy cùng nhau tiếp tục tranh đấu cho một thế giới công bằng và tốt đẹp hơn trong điều kiện và hoàn cảnh riêng của mỗi người.


Đinh Từ Bích Thúy: Trước khi kết thúc cuộc nói chuyện hết sức thú vị này, xin anh cho biết tại sao những độc giả Việt nên tìm đọc tuyển tập truyện ngắn Trong Vườn Mắt Em?


Trần C. Trí: Độc giả tìm đến Trong Vườn Mắt Em, trước hết, phải là những người yêu thích văn chương, mà đặc biệt là văn chương dịch thuật, loại văn chương có thể giúp họ bay bổng đến nhiều vùng đất xa xôi, lạ lùng, vượt qua rào cản ngôn ngữ. Tuyển tập này độc đáo ở chỗ là các tác phẩm được chuyển ngữ trực tiếp từ tiếng Tây Ban Nha, tránh được tình trạng "tam sao thất bản" thông qua những bản dịch tiếng Anh hay tiếng Pháp, giúp người đọc đến chỗ gần nhất của tác phẩm, ngoài việc đọc nguyên tác.


Độc giả tìm đến tuyển tập này hẳn cũng là những người yêu tiếng Việt, muốn tìm thấy vẻ đẹp của tiếng nước nhà, để thấy tiếng Việt tự tin sánh vai cùng tiếng Tây Ban Nha, hay bất cứ ngôn ngữ nào khác trên thế giới, để nói lên được hết những sắc màu của cuộc sống và những tâm tình của các nhân vật làm biểu tượng cho mỗi người trong chúng ta.


Cám ơn cô thật nhiều đã tạo cơ hội cho tôi nói lên những suy nghĩ và tâm tình, không riêng gì về tuyển tập này, mà còn về những hoài bão mà chúng ta—những người làm nghệ thuật—mang theo trong công việc nhỏ bé của mình.


Đinh Từ Bích Thúy: Cám ơn anh đã dành thời giờ quý báu trò chuyện về ngữ học, văn chương Tây Ban Nha, và giới thiệu tác phẩm dịch thuật Trong Vườn Mắt Em với các sáng tác vô cùng đặc sắc và phong phú từ Nam Âu, Tây Phi, và Châu Mỹ La-tinh.

Đinh Từ Bích Thuý thực hiện
_____________
Trong Vườn Mắt Em do NXB Nhân Ảnh ấn hành 7/2022 và có mặt trên amazon.com
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.314 giây.