logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/09/2022 lúc 06:46:28(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Tổng thống Vladimir Putin tại Diễn đàn Kinh tế Vladivostok, miền Viễn Đông Nga, ngày 07/09/2022. © AP - Sergei Bobylev

Mikhaïl Gorbatchev, tổng thống đầu tiên và cũng là vị tổng thống duy nhất thời Liên Xô qua đời là dịp làm dấy lên những so sánh giữa tổng thống Nga đương nhiệm Vladimir Putin và các lãnh đạo thời Liên Xô. « Putin phạm cùng những sai lầm như các nhà lãnh đạo Liên Xô » là nhận định của chuyên gia về Liên Xô, nhà nghiên cứu Anne de Tinguy thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (Ceri) của Pháp, trong bài phỏng vấn đăng trên tuần báo Le Point đăng ngày 06/09/2021.
Nhà nghiên cứu về Liên Xô đặc biệt nhận định, nước Nga thời Putin đang có « bước đại tụt hậu ». Theo bà Anne de Tinguy, tác giả cuốn sách tư liệu về nước Nga thời Putin, được công bố vào ngày 15/09/2022, ông chủ điện Kremlin có những tham vọng khác hẳn tổng thống Liên Xô Mikhaïl Gorbatchev, thậm chí là hoàn toàn trái ngược với Gorbatchev. RFI tiếng Việt giới thiệu bài viết.  
Di sản mà Mikhaïl Gorbatchev để lại là gì ?  
Anne de Tinguy : Gorbachev để lại một di sản đáng kể. Nhờ ông ấy mà Đông Âu được giải phóng, nước Đức được thống nhất và chiến tranh lạnh kết thúc. Vào năm 1989, chỉ trong vài tháng, tất cả các nước châu Âu trong khối xã hội chủ nghĩa đã thoát ra khỏi ách Liên Xô. Các quốc gia này khi đó đã từng lo sợ vấp phải một phản ứng tàn bạo giống như những phản ứng mà Hungary từng phải gánh chịu vào năm 1956 và Tiệp Khắc hồi năm 1968. Thế nhưng, Gorbachev không hề động binh. Ông ấy coi việc không can thiệp làm nguyên tắc của các mối quan hệ giữa các nước xã hội chủ nghĩa và từ chối sử dụng vũ lực. Chính vì thế, nỗi sợ hãi ở Đông Âu biến mất. Kết quả là vào tháng 07/1990, các nước thành viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương long trọng tuyên bố Liên Xô không còn là đối thủ của NATO.  
Gorbachev là người trái ngược với Putin. Trong khi có một thứ tư tưởng bài phương Tây bám rễ trong Putin, thì Gorbatchev lại không hề có suy nghĩ thù địch với Tây phương. Chẳng hạn, Liên Xô thời đó đã tham gia vào 5 trong tổng số 9 chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Cũng chính nhờ Gorbatchev mà chúng ta có quá trình giải trừ quân bị dẫn đến nhiều thỏa thuận lịch sử về cắt giảm vũ khí hạt nhân. Gorbatchev cũng cho mở cửa biên giới : người Liên Xô tìm lại những quyền họ đã đánh mất vào năm 1917, có thể rời khỏi đất nước và di cư. Và cuối cùng, Gorbatchev đã hòa giải với Trung Quốc, đặt dấu chấm hết cho một cuộc xung đột kéo dài 30 năm giữa Liên Xô và Trung Quốc.  
Thế còn trong nước ? 
Anne de Tinguy : Ông ấy chỉ trích không nhân nhượng tình hình kinh tế-xã hội và chính trị trong nước, đồng thời cảnh báo Liên Xô có nguy cơ biến thành cường quốc hạng ba. Gorbatchev là nhà lãnh đạo duy nhất của Liên Xô đã tìm cách cải tổ hệ thống Liên Xô. Đặc biệt, công cuộc cải tổ của ông hướng tới việc bỏ phiếu kín, tính đa dạng về ứng viên, sự hạn chế các chức vụ dân cử. Đó là một bài diễn văn mang tính sự thật, đối nghịch với sự tuyên truyền khủng khiếp của Putin. Gorbatchev tin rằng Liên Xô cần một môi trường bên ngoài hòa dịu và Liên Xô phải từ bỏ việc ưu tiên phát triển sức mạnh quân sự và công nghiệp nặng để dốc toàn lực cho công cuộc hiện đại hóa. Đây chính là điểm mà Putin tụt hậu, có nguy cơ khiến nước Nga phải trả một cái giá rất đắt. 
Vậy đâu là những sai lầm của Gorbatchev ? 
Anne de Tinguy : Ông ấy gây lỗi lầm do quá lạc quan. Gorbatchev tin tưởng chắc chắn rằng hệ thống Lien Xô có thể cải tổ được và lịch sử đang đi theo hướng có lợi cho Liên Xô. Ông tin rằng việc giải thích thực trạng đất nước cho người dân Liên Xô là sẽ kích hoạt được họ. Gorbatchev không hiểu rằng hệ thống Liên Xô đã hỏng và chỉ tra dầu vào bánh xe là không thể đủ. Thêm nữa, ông còn thiếu sáng suốt về vấn đề quốc gia. Các nước Cộng hòa cũ thuộc Liên Xô nhanh chóng giữ khoảng cách với Matxcơva và khi ông đề xuất một hiệp ước Liên minh mới vào tháng 11/1990 thì đã quá muộn. Sự tan rã của Liên Xô đã diễn ra rất nhanh chóng. Vâng, đúng là Gorbachev đã mắc sai lầm. Tuy nhiên, sự sụp đổ của Liên Xô không phải là do ông ấy. Liên Xô sụp đổ vì chế độ đã kiệt sức, không thể trụ thêm được nữa.  
Vậy phải giải thích thế nào về việc người Nga đổ trách nhiệm đó cho Gorbachev
Anne de Tinguy : Ở Nga, Gorbachev bị xem là kẻ đào mồ chôn đế chế và cường quốc Liên Xô. Hình ảnh này gắn với nỗi hoài niệm về Liên bang Xô viết vốn dĩ vẫn còn rất mạnh mẽ trong dân chúng. Các cuộc khảo sát cho thấy 2/3 dân Nga vẫn nuối tiếc về sự sụp đổ của Liên Xô và tin rằng điều đó lẽ ra đã có thể tránh được. Đó chính là lý do khiến họ có suy nghĩ cực kỳ tiêu cực về Gorbachev. Đó là chưa kể đến chiến dịch chống nghiện rượu mà ông phát động, một chiến dịch vốn cũng chẳng giúp thay đổi điều gì.  
Tại sao ông ấy lại ủng hộ việc sáp nhập bán đảo Crimée hồi năm 2014 ? 
Anne de Tinguy : Ông ấy đã chỉ trích Putin, nhưng về điểm này, thì đúng là Gorbachev ngả về phía Putin. Gorbachev cho rằng người dân đã bày tỏ ý kiến trong cái được gọi là cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 03/2014 và việc sáp nhập Crimée vào Nga là « sửa sai lịch sử », sai lầm trong lịch sử mà ông muốn nói đến là món quà của Khrushchev tặng Crimée cho Ukraina vào năm 1954. Việc Gorbachev ủng hộ quan điểm đó góp phần khiến rất nhiều người Nga thấy khó hiểu, thậm chí là không thể hiểu và chấp nhận rằng Ukraina là một quốc gia độc lập và cần tôn trọng chủ quyền của Ukraina.  
Vladimir Putin có phải là hiện thân cho sự trở lại của Liên Xô ? 
Anne de Tinguy : Putin đã lên án chế độ Xô Viết và khẳng định rằng « những ai muốn khôi phục lại Liên bang Xô viết đều là những kẻ thiếu đầu óc ». Nhưng nhiều phát biểu của ông ta lại phản ánh tâm trạng bối rối trong thời hậu Liên Xô : Trong mắt ông, những ai không tiếc nuối sự sụp đổ của Liên Xô là những người « không có trái tim ». Và chính sách của Putin đối với Ukraina thể hiện tầm nhìn đế quốc của Putin đối với thế giới. Trong thế giới tinh thần của người dân Nga, Ukraina, viên ngọc đẹp nhất của đế chế Nga, chiếm một vị trí trung tâm. Tuy nhiên, kể từ khi giành được độc lập vào năm 1991, Ukraina đã có những lựa chọn rất khác so với lựa chọn của nước Nga. Mong muốn của Ukraina là gắn với châu Âu, quá trình dân chủ hóa, cho dù là không hoàn hảo với những thay đổi về chính sách, đã dần dần tách Ukraina xa rời khỏi Nga.
Nếu Kiev thành công trong việc cải tổ, Ukraina sẽ trở thành một hình mẫu khác và một đối thủ rất đáng gờm của Matxcơva. Có một điều chắc chắn là khi sáp nhập bán đảo Crimée, can thiệp vào Donbass vào năm 2014 và xâm lược Ukraina vào năm 2022, Nga đã vĩnh viễn mất đi điều mà họ gọi là « tiểu Nga » và làm giảm đáng kể phạm vi ảnh hưởng của Matxcơva. 
Putin có các phương tiện để thực hiện các tham vọng cường quốc của Nga ?
Anne de Tinguy : Nga đã chứng tỏ họ không có khả năng tạo ra một cường quốc có khả năng cạnh tranh với Mỹ và Trung Quốc. Putin đã mắc phải sai lầm tương tự như các nhà lãnh đạo Liên Xô khi ưu tiên phát triển phương tiện quân sự. Ông ta rất ít lưu tâm đến việc đa dạng hóa nền kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư vào sáng chế, phát minh, đổi mới. Chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển của Nga so với GDP chỉ bằng một nửa so với Mỹ, Trung Quốc hoặc Pháp. Putin gây dựng một nền kinh tế mà lợi nhuận dựa vào các loại nhiên liệu hóa thạch. Đương nhiên là có một lý do chính trị : giới tinh hoa Nga có được của cải và quyền lực chính từ nền kinh tế này. Nga là một Nhà nước độc tài, tham nhũng và hoạt động giống kiểu mafia.
Nếu tiến hành cải tổ thì các đặc quyền của Putin và của những người thân cận với ông ta sẽ mất đi. Hơn nữa, những gì đã xảy ra với Liên Xô thời Gorbachev cũng không khiến Điện Kremlin mặn mà tiến hành cải cách. Do chiến tranh và các lệnh trừng phạt của quốc tế, hố ngăn cách về công nghệ giữa Nga với phương Tây ngày càng được đào sâu. Thêm vào đó là những vấn đề căng thẳng về dân số, tỷ lệ giới trẻ trong dân số giảm, giới tinh hoa có trình độ cao bỏ đất nước sang nước ngoài, cũng như các vấn đề nghiêm trọng về môi trường. Putin đã dẫn dắt nước Nga vào một ngõ cụt.
Chế độ Putin có thể sụp đổ giống Liên Xô không ?  
Anne de Tinguy : Lịch sử cho chúng ta thấy rằng nước Nga không tránh khỏi những sự kiện khác thường. Không ai từng dự báo chế độ Liên Xô sụp đổ, và nhất là lại sụp đổ với tốc độ nhanh đến như vậy. 



Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.067 giây.