logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 22/09/2022 lúc 11:17:42(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Công an xã Tân Phú Trung và vết thương trên đầu nạn nhân
Trần Đình Sơn

Một YouTuber ở huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh tố cáo công an địa phương đánh đập ông và làm hỏng máy quay phim, công an xã từ chối trả lời vụ việc với phóng viên.
Ông Trần Đình Sơn, 29 tuổi, chủ kênh YouTube Đời thường TV cho biết ông bị một số viên công an xã Tân Phú Trung đánh đập ông hai lần, làm ông đổ máu đầu và nôn ói trong ngày hôm sau.
Lúc 10 giờ sáng ngày thứ hai, ông đến câu cá ở hồ sen tại khu công nghiệp Tân Phú Trung để quay video cho kênh YouTube của mình, hồ sen này là nơi nhiều người dân địa phương vào câu cá, chăn thả trâu bò.
Một bảo vệ của khu công nghiệp ra yêu cầu ông không được câu cá và đôi bên xảy ra cãi cọ, người bảo vệ gọi công an địa phương đến để giải quyết mâu thuẫn.
Một lúc sau thì có ba công an xã đến và yêu cầu ông Sơn rời khỏi hồ câu. Khi bị cự nự, một công an cùng người bảo vệ kia thay nhau đánh đập ông Sơn. Ông kể lại với phóng viên qua điện thoại như sau:
"Một công an táng tôi hai ba cái, rồi ôm cho ông bảo vệ đánh tôi. Có ba công an bự con lắm còn tôi thì nhỏ con. Họ đè đầu đánh tôi rồi còn đe doạ nữa.
Người bảo vệ thì vừa đánh vừa la ‘Mày có tao địa chỉ đi tao đến chém chết ba mẹ mày'."
Vẫn theo tường thuật của chủ kênh youtube mới chỉ có hơn 10 người theo dõi, nhóm công an khống chế đưa ông về trụ sở công an xã Tân Phú Trung rồi bỏ đi, thu giữ các tài sản bao gồm máy quay GoPro 5, hai điện thoại và xe gắn máy.
Một số viên công an khác yêu cầu ông làm bản tường trình sự việc nhưng ông từ chối, nói mình không làm gì sai mà lại bị đánh.
Sau đó, ông này tiếp tục bị đánh liên tiếp bởi từ ba đến bốn viên công an xã không có lý do. Ông nói:
“Về đồn công an tôi lại bị đánh nữa, đánh tôi tùm lum ở tay và đầu, họ dùng tay không để đánh tôi. Một công an tên Tài đánh tôi, ông ấy đạp tôi. Một người còn bóp cổ họng tôi, một người có vẻ là sếp đánh cùi chỏ vào mặt tôi.
Sau đó họ còng tay tôi, giật xuống nền nhà rồi kéo tôi vào một phòng bên và bỏ tôi lại đó.”
Ông Sơn gào lên kêu cứu, một phụ nữ nghe thấy tiếng kêu, biết tin và báo cho mẹ của ông, một giáo viên ở địa phương.
Khi bà Nguyễn Thị Tỵ, mẹ ông Sơn đến trụ sở, công an mới tháo còng tay rồi bắt ông Sơn viết bản tường trình với nội dung ông câu trộm cá của khu công nghiệp.
Phía công an nói họ sẽ trả lại các vật dụng nếu ông chịu xoá toàn bộ video quay cảnh ông bị đánh.
Phía công an xã Tân Phú Trung trả lại máy quay GoPro 5 (trị giá 4 triệu đồng) bị bẻ gẫy một số bộ phận và điện thoại di động cho ông, rồi lấy giấy viết giấy biên nhận đã bàn giao thiết bị.
Khi ông Sơn đang viết dở thì họ bỏ đi giải lao, sau một lúc lâu chờ đợi không được, hai mẹ con bỏ về nhà vào lúc khoảng 4 giờ chiều.
Trong video cung cấp cho phóng viên cho thấy, ông Sơn trước trụ sở công an xã chất vấn vì sao làm hỏng máy quay thì một người ở trần, chỉ mặc quần ngắn, đi dép lê bảo: "cũng tại do mình thôi, khi mà cơ quan công an mời về làm việc thì mình không chấp hành."
Ngày 21/9, phóng viên gọi cho công an xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi để xác minh vụ việc, tuy nhiên người công an trực máy từ chối trả lời qua điện thoại và yêu cầu chúng tôi lên trụ sở để được cung cấp thông tin.
Ông Sơn cho biết thêm, trong cùng ngày 19/9 ông gọi xe ôm để đi bệnh viện khám thương tích thì một nhóm ba công an tới chặn lại không cho đi.
Một người tên Hải đòi lại tờ biên bản đang viết dở, nói rằng nếu không trả thì có thể bị cáo buộc “ăn cắp dữ liệu của nhà nước.
Theo video clip quay tại nhà ông Sơn, người công an mặc sắc phục tên Hải, có thái độ rất trịch thượng, phủ nhận việc tham gia đánh đập ông Sơn.
Ông Sơn cho biết, sức khỏe bị ảnh hưởng sau khi bị đánh, ông phản ánh vụ việc với mong muốn những người đánh đập ông phải xin lỗi và bồi thường cho những tổn thất mà họ gây ra.
Ông Trần Đình Sơn bình thường làm nghề phụ xe, tuy nhiên trong khoảng hai tháng nay ông đi quay những cảnh câu cá giải trí và đăng tải trên kênh youtube của mình, với mong muốn kiếm thêm thu nhập. 
Theo RFA
UserPostedImage
HỒTẬPCHƯƠNG
Ngày nào Saigon còn mang tên Hồ Chí Minh, ngày đó dân gian sẽ mãi còn đàm tiếu.
Đã có rất nhiều bài đàm tiếu về chuyện này...
Mỗi mùa xuân về trên quê hương Việt Nam, chúng ta lại nhớ đến địa danh Sài Gòn.
Sàigòn, tự nó đã đầy đủ ý nghĩa. Không cần phải thêm thủ đô hay thành phố gì cả. Hai chữ Sàigòn đã in sâu vào từng tâm hồn của người dân Việt Nam mà còn quen thuộc với người ngoại quốc với tên gọi không có dấu: “Saigon”.

Ngày nào Saigon còn mang tên Hồ Chí Minh, ngày đó dân gian sẽ mãi còn đàm tiếu.
Đã có rất nhiều bài đàm tiếu về chuyện này...
Mỗi mùa xuân về trên quê hương Việt Nam, chúng ta lại nhớ đến địa danh Sài Gòn.
Sàigòn, tự nó đã đầy đủ ý nghĩa. Không cần phải thêm thủ đô hay thành phố gì cả. Hai chữ Sàigòn đã in sâu vào từng tâm hồn của người dân Việt Nam mà còn quen thuộc với người ngoại quốc với tên gọi không có dấu: “Saigon”.
Để rồi từ đó mọi người đều có thể viết chữ Sàigòn dính liền lại với nhau mà không bỏ dấu “SAIGON ”.
Không biết bao nhiêu bài luận văn của các em học sinh từ tiểu học đến trung học tả về Saigon. Không biết bao nhiêu thi sĩ, nhạc sĩ viết về Saigon. Saigon nằm soi mình bên dòng sông cùng tên Saigon, thật lãng mạn và kiêu ngạo cùng tuế nguyệt.
Chúng ta hãy lắng đọng tâm hồn để tìm về sự mộc mạc của người Việt Nam đối với Saigon thân yêu.
1. - Thưa cô đi đâu?
- Saigon.
2. - Bà ngoại đi đâu?
- Lên Saigon.
3. - Mầy từ đâu về?
-Từ Saigon.
Chỉ cần một chữ Saigon là đầy đủ rồi. Nhưng trong 42 năm qua, Saigon bị mất tên, bị thay thế bằng tên của nhân vật Hồ Chí Minh. Sàigòn ngậm ngùi tức tưởi, thổn thức với lời ca trong bài Vĩnh Biệt Saigon: “...ta mất người như người đã mất tên…”.
Người Cộng Sản Việt Nam rất lấy làm hãnh diện với cái gọi thành phố Hồ Chí Minh. Cái tên nghe vừa dài vừa chói tai, lúc nào cũng phải thêm chữ “thành phố”. Nếu thiếu chữ “thành phố” thì nguy to. Bởi vì kêu Hà Nội thì ai cũng hiểu là địa danh Hà Nội, nhưng kêu Hồ Chí Minh khơi khơi thì có khi người ta không biết kêu cái quái gì?
Bây giờ xin mời những người Cộng Sản Việt Nam cùng chia sẻ có nên để tên Hồ Chí Minh hay nên trả tên lại cho Saigon.
Nếu quý vị nhất định khư khư giữ nguyên tên Hồ Chí Minh, thì nên cùng thưởng thức những mẫu chuyện và truyền khẩu từ người này sang người khác, từ nơi này sang nơi khác mà tạm gọi là truyền khẩu dân gian, hãy xem như một cuộc trưng cầu dân ý có được không?
1. - Bây giờ nói về tệ nạn xã hội:
- Người ta thường kêu là “Du Đãng Saigon” nay xin sửa lại: “Du Đãng Hồ Chí Minh”.
- Saigon ngày xưa ít thấy bây giờ Saigon nhiều quá. “Đĩ Saigon” xin đổi lại là “Đĩ Hồ Chí Minh".
- Saigon ngày xưa ít thấy mấy thằng điếm bây giờ phải coi chừng mấy thằng điếm. "Điếm Sàigon” xin đổi lại là “Điếm Hồ Chí Minh”.
2. - Bây giờ nói về dân gian: Khi nói đến dân gian thì không phải như viết văn chương, chỉ nói tắt hiểu là được. Không cần chính tả hay văn phạm.

- Mầy lấy vợ ở đâu?
- Dạ em lấy vợ Saigon.
- ”Lấy vợ Saigon" xin đổi lại là “Lấy vợ Hồ Chí Minh”.
- Chị mua gà ở đâu?
- Mua gà Saigon: "Gà Saigon" phải đổi lại là “Gà Hồ Chí Minh”.
- Đi Saigon nhớ coi chừng chó, chó Saigon dữ lắm. “Chó Saigon” xin đổi lại là “chó Hồ Chí Minh”.
- Má ơi lên coi truyền hình kìa xe đụng ghê lắm. Xe đụng chỗ nào? Xe đụng Saigon. Xe đụng Saigon xin đổi lại là “xe đụng Hồ Chí Minh”.
- Thịt chó Saigon ăn ngon quá. "Thịt chó Saigon" phải đổi lại là “thịt chó Hồ Chí Minh”.
- Đừng làm giả đồ của Pháp bị bắt đó nghe. Vỏ Paris, ruột Saigon là phạm pháp. Xin đổi là: “Vỏ Paris, ruột Hồ chí Minh” là phạm pháp.
- Saigon nóng đổ mồ hôi, xin đổi lại là “Hồ Chí Minh nóng đổ mồ hôi”.
- Saigon nóng muốn lột quần lột áo. Xin đổi là “Hồ Chí Minh nóng muốn lột quần lột áo”.
- Đi Saigon thì phải mua giày da Saigon . Xin đổi lại “Giầy da Hồ Chí Minh”.
- Gió thổi mạnh quá nên nhà Saigon bị sập. Xin đổi lại ‘nhà Hồ Chí Minh bị sập’.
Và còn nhiều nhiều lắm lắm……….
Hãy cùng nhau qua truyền khẩu dân gian để thay thế cái gọi là Hồ Chí Minh vào “Saigon” để cả hơn 92 triệu người dân Việt Nam có dịp thi thố tài văn chương dân gian của mình để có những trận cười hả hê mà người ta gọi là chuyện cười dân gian.
Trăm năm bia đá cũng mòn,
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.
Để người Cộng sản Việt Nam hiểu được sức mạnh của quần chúng. Ai đã đổi tên Saigon? Bây giờ họ phải gánh chịu “gậy ông đập lưng ông”.
Các địa danh như, Hà Nội, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Cần Thơ, Cà Mau… Mà hình như tất cả các điạ danh ở Việt Nam chỉ cần nói tên là người ta hiểu được liền đâu cần phải thêm chữ: thành phố hay tỉnh…. Vậy mà nói khơi khơi Hồ Chí Minh thì là cái con khỉ khô gì? Thật là cười ra nước mắt.
Chú lơ xe đò gọi hành khách: Saigon không? Saigon đây?
Hành khách đứng dưới đường vẫy tay trả lời : Saigon, Saigon ….. Bây giờ sửa lại : Chú lơ xe đò gọi hành khách: "Hồ Chí Minh, không? Hồ Chí Minh đây!"
Hành khách đứng dưới đường vẫy tay trả lời: "Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh…".
Có thể trong đám hành khách đó có cả đảng viên đảng CSVN.
Việc đổi tên Saigon và áp đặt cái gọi là Hồ Chí Minh là do chính những người cộng sản Việt Nam tạo ra. Nay chỉ xin được dùng cái gọi là Hồ Chí Minh để thay thế những lời nói dân gian. Nghĩa là cứ chỗ nào có chữ Saigon thì thay vào đó là chữ Hồ Chí Minh.

Quý vị Cộng sản Việt Nam (CSVN) nghĩ sao?
Quý độc giả nghĩ sao?

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.087 giây.