logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 29/09/2022 lúc 12:19:51(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Tàu ngư dân Quảng Nam QNa 91441 cập cảng Kỳ Hà sau khi bị cướp hải sản đánh bắt. Hình minh họa.

Không chỉ có thế, suốt từ giữa thập niên 2010 đến nay, chẳng riêng ngư dân mà những ngân hàng từng cho ngư dân vay tiền thường xuyên phải vật lộn với nguy cơ mất cả chì lẫn chài vì hưởng ứng Nghị định 67/2014/NĐ-CP.
Một số chuyên gia về hàng hải - chiến lược quốc phòng tiếp tục lên tiếng cảnh báo về dã tâm thống trị phần đại dương ở khu vực châu Á của Trung Quốc. Qua AP, Gregory Poling – người đứng đầu Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế - lập lại điều mà giới của ông đã lưu ý nhiều lần: Ngoài việc phát triển lực lượng hải quân, nâng số lượng chiến hạm lên mức dẫn đầu thế giới, tiếp tục đóng thêm hàng không mẫu hạm, khu trục hạm,... Trung Quốc gia tăng sự hỗ trợ ngư nghiệp, biến ngư dân thành dân quân và dùng tàu đánh cá như một loại phương tiện, lực lượng thực thi các yêu sách về chủ quyền trên biển.
Poling cho biết, Trung Quốc đang trả cho chủ các tàu đánh cá khoản tiền cao hơn thu nhập từ đánh bắt hải sản nếu họ chịu thả neo ở vùng biển quanh quần đảo Trường Sa 280 ngày/năm. Poling nhận định, chính quyền Trung Quốc đang dùng các tàu đánh cá như phương tiện để “ăn mòn chủ quyền trên biển của các lân bang”. Đáng lưu ý là sau vài thập niên áp dụng phương thức vừa kể, Trung Quốc đang nâng số lượng tàu đánh cá hoạt động theo chỉ đạo của chính quyền để “khẳng định chủ quyền” lên rất cao. Riêng khu vực quần đảo Trường Sa, “Hạm đội trụ cột Trường Sa” có từ 800 đến 1.000... tàu đánh cá và luôn có từ 300 đến 400 tàu đánh cá của “hạm đội” này túc trực trong khu vực.
Ngoài việc đóng mới – hạ thủy các chiến hạm, Trung Quốc còn đẩy mạnh việc gia tăng số lượng tàu đánh cá. Nhờ vậy, ngay sau khi Trung Quốc đưa những quân cảng được thiết lập tại các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa vào hoạt động, chỉ... “trong một đêm” tại đó đã có sự hiện diện của vài trăm tàu đánh cá. Những tàu đánh cá loại này có thể tràn đến bất kỳ khu vực nào ở biển Đông, vào bất kỳ lúc nào. Có một sự phối hợp hết sức nhịp nhàng trong hoạt động của hệ thống đảo nhân tạo và “Hạm đội trụ cột Trường Sa”. Tàu đánh cá Trung Quốc tới lui, thả neo tại các vùng biển Trung Quốc tuyên bố là “có chủ quyền”. Chuỗi đảo nhân tạo trở thành những nơi cung cấp nhiên liệu, thực phẩm...
Song song với việc sử dụng thường dân kiếm sống trong lĩnh vực ngư nghiệp, biến tàu đánh cá của họ trở thành công cụ xác lập chủ quyền, Trung Quốc đang nuôi đội ngũ phục vụ trên 200 tàu đánh cá tự nguyện tham gia lực lượng “dân quân biển”. “Ngư dân” trong lực lượng “dân quân biển” được huấn luyện quân sự, được vũ trang và được đặt dưới sự kiểm soát, điều động của hệ thống công quyền. Bởi được huấn luyện kỹ, trang bị tốt, nhiệm vụ của “ngư dân” và các “tàu đánh cá” trong lực lượng “dân quân biển” phức tạp hơn: Quấy rối hoạt động khai thác dầu khí và các chiếm hạm ngoại quốc vốn luôn bị buộc phải kiềm chế với ngư dân.
Chẳng riêng Việt Nam, Philippines và Malaysia đều đã cũng như đang phải đối diện với ngư dân, tàu đánh cá Trung Quốc đang mang vác chủ quyền ở biển Đông về cho Trung Quốc. Ông Jay Batongbacal - người đứng đầu Viện Hàng hải và Luật biển của Đại học Philippines, xác nhận: Tàu đánh cá của Trung Quốc ngăn cản tàu đánh cá của Philippines đánh bắt hải sản và làm ngư dân Philippnes nản lòng đến mức từ bỏ ngư trường quen thuộc để chuyển sang khu vực khác. Hải quân Philippines khó có thể can thiệp vì đó là... tàu đánh cá của... thường dân, nếu thiếu thận trọng có thể bị Trung Quốc - vốn rất thạo khai thác “vùng xám” - vu cáo là “sử dụng vũ lực với thường dân và khiêu khích”.
Trong cuộc trò chuyện với AP, ông Batongbacal nhắc lại một sự kiện xảy ra vào năm 2019 từng làm dư luận rúng động để minh họa: Tàu đánh cá vỏ thép của Trung Quốc cố tình đâm chìm một tàu đánh cá bằng gỗ của Philippines ở phía Đông Bắc quần đảo Trường Sa rồi bỏ đi. Những ngư dân Philippines lâm nạn, thoát chết nhờ tàu đánh cá của Việt Nam vớt. Khi Philippines phản đối, đòi Trung Quốc điều tra, truy cứu trách nhiệm của thuyền trưởng và thủy thủ đoàn trên con tàu đánh cá đã cố chìm đâm chìm tàu đánh cá của Philippines rồi bỏ mặc các nạn nhân giữa biển, Trung Quốc khăng khăng xem biến cố đó chỉ là “vô tình va chạm” rồi thôi (1).
***
Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền của Việt Nam có biết thực tế biển Đông và có hiểu chuyện không? Câu trả lời là có! Vì có nên mới phát động những kế hoạch, những chương trình giúp ngư dân “bám biển” và quảng bá là vừa để hỗ trợ - phát triển ngư nghiệp, kinh tế, vừa để bảo vệ chủ quyền. Tuy nhiên trên thực tế, khi thực thi những kế hoạch, những chương trình như thế, ngư dân lại bị biến thành nạn nhân bởi trong mắt các viên chức hữu trách từ trung ương đến địa phương, “bám biển” chỉ thuần túy là cơ hội kiếm tiền, thân phận ngư dân, kinh tế - ngư nghiệp, chủ quyền quốc gia tại biển Đông chỉ được dùng như... “bình phong”.
Năm 1997, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam công bố chương trình hỗ trợ ngư dân “đánh bắt xa bờ”. Đến tháng 4 năm 2006, sau khi ngốn hết 1.400 tỉ, kết quả thanh tra cho thấy, 95% của khoản 1.400 tỉ này bị tham nhũng. Các tỉnh - thành phố, quận – huyện, phường - xã của 29 tỉnh, thành phố nằm trong chương trình này đã thi nhau dựng ra những hợp tác xã ma, công ty ma để rút bằng hết nguồn vốn vay có tính ưu đãi cho ngư dân để chia chác với nhau (2)... Cuối thập niên 2000, chính quyền Việt Nam lại đề ra một chương trình hỗ trợ khác dành cho ngư dân. Đó là “lắp thiết bị định vị vệ tinh cho tàu đánh cá”. Chương trình này đã thực hiện thí điểm với 2.000 tàu đánh cá và sau đó, hàng loạt thuyền trưởng của các tàu đánh cá được chọn “thí điểm” đã yêu cầu được trả lại thiết bị vì chất lượng tồi, hiệu quả kém mà lại quá nhiều ràng buộc (3)...
Tới năm 2014, chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 67/2014/NĐ-CP, khẳng định sẽ đầu tư - phát triển hoạt động thủy sản, đặc biệt là sẽ dành ra một “gói” trị giá 14.000 tỉ hỗ trợ ngư dân bám biển nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông. 14.000 tỉ vừa kể chủ yếu được dùng vào việc chuyển đổi các tàu đánh cá bằng gỗ thành tàu có vỏ thép, hiện đại... Song sau đó, gần như các tàu đánh cá vỏ thép đều không thể ra khơi vì sau một hay vài chuyến hải hành, máy móc, thiết bị cùng hư, sửa chữa dù rất tốn kém nhưng không hiệu quả. Chẳng riêng máy móc, thiết bị không an toàn mà vỏ thép của các tàu đánh cá này cũng bị xem là đáng ngờ về chất lượng.
Ngoài chuyện rỉ sét nhanh và nhiều, nhiều tàu như BĐ 99939 của ông Nguyễn Thư, ngụ ở xã Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, bị phá nước, chìm giữa biển lúc áp thấp nhiệt đới đang đổ đến ngay trong chuyến hải hành đầu tiên (2). Nói cách khác, Nghị định 67/2014/NĐ-CP chỉ có thể tạo ra một tác dụng, đó là tiếp tục dìm các chủ tàu đánh cá vỏ thép chìm sâu trong những khoản nợ hàng chục tỉ đồng/tàu! đang dìm các chủ tàu chìm sâu trong nợ. Những ngân hàng đã cho họ vay tiền đối diện với nguy cơ mất cả chì lẫn chài. Kế hoạch hỗ trợ ngư dân bám biển nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông coi như phá sản...
Không chỉ có thế, suốt từ giữa thập niên 2010 đến nay, chẳng riêng ngư dân mà những ngân hàng từng cho ngư dân vay tiền thường xuyên phải vật lộn với nguy cơ mất cả chì lẫn chài vì hưởng ứng Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Kế hoạch hỗ trợ ngư dân bám biển nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông không chỉ phá sản mà còn làm cả ngư dân lẫn hệ thống ngân hàng điêu đứng, đến bây giờ, hậu quả vẫn là một đống bùng nhùng, chưa biết bao giờ mới khắc phục xong (5). Cho dù diễn biến thực tế trên biển Đông càng ngày càng đáng ngại nhưng ngư dân bỏ nghề, bỏ tàu vì quá nhiều rủi ro, bất trắc càng lúc càng nhiều.
Gần đây, Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn (NN PTNT) loan báo, do đủ loại khó khăn, trong đó có cả yếu tố giá xăng dầu tăng vọt, hiện có khoảng 40% đến 55% tàu đánh cá của Việt Nam ngừng ra biển (6). Có nghĩa là đã và đang có từ 36.686 đến 50.443 tàu đánh cá trong tổng số 91.716 tàu đánh cá của Việt Nam... bám bờ bỏ biển. Một số viên chức hữu trách của Việt Nam lại vừa đề cập đến việc “hỗ trợ ngư dân” nhưng với “tâm, tầm” của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền như đã biết, chẳng ai dám khẳng định những kế hoạch, chương trình... “hỗ trợ ngư dân” khả thi, thực chất. Ví dụ đến giờ, chuyện hỗ trợ chi phí xăng dầu cho cho ngư dân... “vẫn nằm trên giấy” (7)!
Giống như nhiều tiền nhiệm, ông Lê Minh Hoan – Bộ trưởng NN PTNT - vừa lập ngôn, đại loại: Đừng chỉ nhìn ngư nghiệp qua những con số tăng trưởng, sản lượng khai thác, kim ngạch xuất khẩu, mà hãy ghi nhận từng đóng góp của những ngư dân chung tay tạo ra những con số đó. Cũng như đừng nhìn ngư trường chỉ là nơi khai thác tài nguyên biển, mà hãy cùng nhắc nhớ rằng đấy là tổ quốc thiêng liêng mà mỗi người thể hiện tinh thần yêu nước của mình... Tiếc rằng dẫu rất rổn rảng song mọi thứ vẫn thế, vẫn... không có gì! Trong bối cảnh như hiện nay, chẳng lẽ chỉ cần “tặng cờ cho ngư dân” là duy trì được ngư nghiệp, phát triển được kinh tế và khẳng định được chủ quyền?
Trân Văn (VOA)
_________________
Chú thích
(1) https://www.armytimes.co...e-navy-capability-reach/
(2) https://www.rfa.org/viet...shing_TVan-20060212.html
(3) https://thanhnien.vn/ngu...en-tau-ca-post14887.html
(4) https://www.sggp.org.vn/...p-bi-hu-hong-453200.html
(5) https://vtv.vn/kinh-te/c...ng-20220708204603877.htm
(6) https://vietnamnet.vn/qu...lai-ra-khoi-2044758.html
(7) https://tuoitre.vn/tau-c...tro-2022080109462337.htm

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.182 giây.