logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 03/10/2022 lúc 12:24:09(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhà tranh đấu Chu Mạnh Sơn đối mặt lệnh trục xuất của Thái Lan, án tù ở Việt Nam

UserPostedImage
Ông Chu Mạnh Sơn hồi năm 2011, khi bị bắt vì tranh đấu cho tự do, dân chủ.

Cựu tù nhân lương tâm Chu Mạnh Sơn, một nhà tranh đấu phải chạy trốn từ Việt Nam sang Thái Lan hồi năm 2017, nay đối diện nguy cơ bị nhà chức trách nước sở tại trục xuất và có thể bị bỏ tù với mức án nặng ở Việt Nam.
Ông Sơn, từng bị chính quyền Việt Nam bỏ tù 30 tháng từ năm 2011-2014 vì tội “tuyên truyền chống nhà nước”, nói với VOA qua điện thoại từ nơi giam giữ của nhà chức trách Thái Lan hôm 9/4 rằng ông bị họ bắt giữ về tội nhập cảnh bất hợp pháp.
Vào tối 11/4, giờ Bangkok, bà Lê Thị Phương, vợ ông Sơn, cho VOA biết ông vẫn đang bị tạm giam trong một trung tâm tạm giữ người nhập cư ở thủ đô của Thái Lan, gọi tắt là IDC.
Vợ chồng ông Sơn đi lánh nạn từ Việt Nam sau khi ông bị công an Việt Nam bắt tạm giam hồi đầu tháng 5/2016 với cáo buộc “kích động người dân biểu tình” liên quan đến vụ scandal nhà máy của hãng Formosa làm ô nhiễm biển ở miền trung Việt Nam.
Nói với VOA từ nơi bị tạm giam ở Bangkok, ông Sơn, 33 tuổi, cho hay ông đang làm thủ tục đi tị nạn chính trị ở Canada, và mới đây, theo yêu cầu từ Sở Di trú của nước này, trong vòng 30 ngày, ông phải nộp cho họ giấy chứng nhận tư pháp cho thấy ông không có tiền án, tiền sự ở Thái Lan.
Để có giấy này, hôm 8/4, ông Sơn cùng một gia đình người tị nạn khác gồm 4 người đến một đồn cảnh sát ở Bangkok làm thủ tục. Tuy nhiên, đồn cảnh sát đã báo cơ quan di trú của Thái Lan đến bắt cả 5 người, trong đó có ông Sơn.
Ông cho biết thêm: “Sáng 9/4, chúng tôi bị đưa ra tòa. Chúng tôi bị tòa phạt tiền. Cùng với đó, họ tuyên án là sẽ trục xuất chúng tôi sau khi về IDC”.
Theo lời ông Sơn, gia đình người tị nạn bị bắt cùng ông là ông Nguyễn Văn Thêm, bà Nguyễn Thị Luyến cùng 2 cháu nhỏ, đã chờ đợi để đi tị nạn trong 10 năm.
Vợ ông Sơn và hai con, gồm một cháu 4 tuổi và một cháu mới sinh cách đây ít ngày, không đi cùng ông nên không bị bắt.
Vẫn theo ông Sơn, cả hai gia đình đang phải đi tị nạn đều chưa hề phạm tội hình sự ở Thái Lan, nhưng ông cũng thừa nhận rằng về mặt giấy tờ, họ là những người sống bất hợp pháp ở Thái Lan.
Bà Phương, vợ ông Sơn, cho biết bà đã cung cấp thông tin cho các luật sư thuộc Trung tâm Người tị nạn Bangkok (BRC) sau khi ông bị bắt để nhờ họ giúp đỡ, nhưng đến nay chưa thấy BRC liên lạc lại.
Trong khi đó, ông Sơn nói với VOA rằng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn (UNHCR) cử người đến IDC hôm 11/4 để làm các thủ tục bảo lãnh và cũng vận động phía Canada. Mặc dù vậy, hiện tại ông vẫn rất lo lắng vì chưa rõ tương lai của ông và gia đình sẽ ra sao:
“Không biết là với lệnh trục xuất của tòa án thì khi nào chúng tôi sẽ bị trục xuất khỏi Thái Lan, không biết chúng tôi có nguy cơ bị đẩy về Việt Nam hay không. Bản thân tôi từng hoạt động chính trị, bất đồng chính kiến ở Việt Nam, đang bị công an Việt Nam truy tìm. Vì vậy, nếu bị trục xuất về Việt Nam, tôi có nguy cơ đối diện với một án tù rất là cao”.
Nhà tranh đấu nói thêm rằng ông mong các cơ quan bảo vệ người tị nạn quốc tế giúp đỡ và đưa ông cũng như gia đình ông bà Thêm-Luyến ra khỏi trung tâm IDC của Thái Lan.
Thái Lan là nơi nhiều người tị nạn từ một số nước đổ về để xin Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn (UNHCR) cứu giúp.
Tuy nhiên, chính UNHCR đã khuyến cáo rằng Thái Lan không phải là một bên tham gia Công ước về Người tị nạn năm 1951, vì vậy, nếu những người xin tị nạn mà không có visa nhập cảnh hợp pháp, họ sẽ bị nhà chức trách nước sở tại xử lý với các hình thức bao gồm bắt giữ, truy tố, giam cầm, bất chấp việc họ được hưởng quy chế gì từ UNHCR.
Ông Chu Mạnh Sơn cho biết rằng vào lúc 7h tối hôm 12/4 bản thân ông và ông Nguyễn Văn Thêm đã được luật sư phối hợp với UNHCR bảo lãnh thành công, được ra khỏi IDC.



Theo VOA

song  
#2 Đã gửi : 03/10/2022 lúc 12:27:48(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cựu tù nhân lương tâm Chu Mạnh Sơn đến Canada tị nạn

UserPostedImage
Nhà hoạt động Chu Mạnh Sơn (trái) và ông Lê Quốc Tuấn, Phó chủ tịch VOICE Canada. Photo Facebook Sơn Chu Mạnh.


Ông Chu Mạnh Sơn, cựu tù nhân lương tâm tôn giáo chạy trốn từ Việt Nam sang Thái Lan 5 năm qua, vừa cùng gia đình tới Canada định cư.

Là nhà hoạt động trong nhóm Thanh niên Công giáo, từng bị chính quyền Việt Nam bỏ tù 30 tháng từ năm 2011-2014 vì tội “Tuyên truyền chống nhà nước”, ông Sơn nói với VOA rằng ông và vợ và hai con nhỏ đến thành phố Toronto của Canada hôm 29/9.

“Đến được Canada đối với tôi đó là một tương lai, tuy nhiên, việc phải ra đi như vậy là một điều rất buồn, bởi vì có quê hương, có người thân mà không thể trở về được.

“Mọi người ở đây - những người tôi quen biết và những người bảo trợ - ra đón làm tôi ấm lòng. Bản thân tôi ấm lòng, nhưng khi nghĩ về đất nước, quê hương làm tôi buồn hơn.”

Ông Sơn sang Thái Lan lánh nạn sau khi ông bị công an Việt Nam câu lưu hồi cuối tháng 4/2016 với cáo buộc “kích động người dân biểu tình” liên quan đến vụ scandal nhà máy của hãng Formosa làm ô nhiễm biển ở miền trung Việt Nam khi ông đến khu vực Hà Tĩnh ghi nhận tin tức về sự kiện cá chết tại đây.

Vào hồi tháng 4 năm nay, ông Sơn bị nhà chức trách Thái Lan câu lưu 4 ngày về tội nhập cảnh bất hợp pháp khi ông đến đồn cảnh sát để xin giấy xác nhận lý lịch tư pháp để hoàn tất hồ sơ tị nạn chính trị tại Canada do tổ chức VOICE Canada bảo trợ thông qua chương tị nạn của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn (UNHCR).

Thái Lan, quốc gia không phải là một bên tham gia Công ước về Người tị nạn năm 1951 của LHQ, xem mọi người đào tị là di dân bất hợp pháp.

Ông Sơn, 33 tuổi, chia sẻ VOA về lý do ông rời Việt Nam:

“Bản thân tôi luôn bị nhà cầm quyền theo dõi, có những hành động như đánh đập, bớt bớ, khủng bố tinh thần, theo dõi 24/24, đặc biệt là sau thảm họa môi trường Formosa, họ tìm cách bắt bớ tôi…”

Chính quyền Nghệ An chưa phản hồi ngay yêu cầu bình luận của VOA đề phát biểu của ông Sơn.

Vào năm 2011, cùng với nhóm Thanh Niên Công giáo, ông Sơn bị chính quyền Nghệ An kết án tù 30 tháng tù và một năm quản chế, cho rằng ông “rải truyền đơn kêu gọi tẩy chay cuộc bầu cử Quốc hội”, cáo buộc nhóm này là “thành phần Việt Tân” hoạt động “âm mưu lật đổ” chế độ.

Theo thống kê của tổ chức BPSOS, tính đến giữa năm 2021, có khoảng 4,203 người tị nạn tại Thái Lan, trong đó khoảng 892 người Việt Nam.

Theo VOA



Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.054 giây.