logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 15/11/2022 lúc 12:03:18(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hơn 150 nông dân biểu tình ôn hoà ở Hà Nội hôm 16/1/2007 bên ngoài văn phòng Quốc hội phản đối việc chính quyền địa phương lấy đất của dân mà không đền bù thoả đáng (hình minh hoạ). AFP

Khoảng 25 năm nay tôi không đi họp tổ dân phố.
Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cũng không nốt.
Vì tôi chẳng còn tin vào những kết quả bầu cử được loan báo trên báo chí. Nó chưa bao giờ thể hiện đúng nguyện vọng và sự lựa chọn của người dân.
Thường thì dân quan tâm đến họp tổ dân phố hơn. Đó là cấp hành chính nhỏ và sát sườn nhất với tất cả người dân Việt Nam. Trước kia tổ dân phố thường họp mỗi tháng một lần, các thông tin người dân cần biết thường được thông báo tại đó. Nhưng sau này, cuộc sống quần quật lôi người ta đi mất, ở đô thị hầu như chẳng còn tổ chức họp dân phố nữa. Thay vào đó, chính quyền dùng loa phường, hoặc tổ trưởng dân phố phải đến tận nhà thông báo những việc cấp bách nhất, ví dụ đóng tiền công ích hàng năm.
Các hoạt động khác như khai điều tra dân cư, báo hàng xóm nuôi chó cho đi ị bừa ngoài lối đi chung, tố cáo hàng xóm gánh mẹ từ sáng đến tối chưa đặt xuống hay đắp mộ cuộc tình suốt một ngày chưa xong gây nhức đầu khôn tả… cũng báo qua tổ trưởng dân phố. 
Hình như ở đô thị chỉ có thế.
Tổ dân phố làm gì?
Tổ dân phố có ích nhất là ở miền Trung, những tỉnh nhiều thiên tai. Tổ trưởng sẽ nhận và phân chia vật phẩm từ thiện. Hay vào năm ngoái, trong cao điểm dịch COVID-19, khi mỗi gia đình chỉ được đi mua thực phẩm và nhu yếu phẩm ba lần/tuần tại các chợ hay siêu thị được chỉ định. Khi đi phải mang theo phiếu do chính quyền cấp, ghi rõ ngày giờ địa điểm, có con dấu phường. Tổ trưởng dân phố đến từng nhà phát phiếu đi chợ, phiếu đăng ký test, phiếu đăng ký tiêm vắc xin, thông báo lịch test, việc nhận quà tiếp tế của các tổ chức thiện nguyện… v.v
Thậm chí thời điểm đó báo chí Việt Nam còn hàng loạt bài viết ca ngợi các tổ trưởng dân phố tận tụy, giàu hy sinh, điển hình của tình làng nghĩa xóm, tỏa sáng rực rỡ trong những thời điểm đen tối nhất như trận đại dịch, làm rơi nước mắt nhiều người. 
Dịch qua, các tổ trưởng dân phố vẫn tận tụy như xưa, nhưng họ không còn là tiêu điểm truyền thông nữa. 
Hình như chẳng ai buồn quan tâm đến giá trị nền tảng và có giá trị nhất trong hoạt động của tổ dân phố, từng được pháp luật trịnh trọng quy định trong một văn bản của Bộ Chính trị. 
Đó là Chỉ thị số 30-CT/TW, ra đời vào tháng 2/1998, quy định về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Mở ngoặc ủa sao Bộ Chính trị mà lại ban hành văn bản chỉ đạo hoạt động thuộc về Nhà nước? Ừ thì là vậy đó, đất nước có một đảng lãnh đạo toàn diện về mọi mặt thì Nhà nước chỉ là từ vai trở xuống thôi; từ cổ trở lên chính là Bộ Chính trị. Chịu không chịu phải chịu!
Tóm lại, bộ não hết sức sáng suốt của một quốc gia, vào cách đây 24 năm đã quyết định một chủ trương ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động trong cả nước, trong mọi lĩnh vực, mọi ngành, phủ kín mọi cấp độ tổ dân phố trở lên đến cấp trung ương. Giá trị đó phổ quát, quan trọng và là hòn đá tảng của xã hội văn minh, cao hơn rất nhiều việc đi phát phiếu đi chợ và lên danh sách phát quà thiện nguyện. Nó chính là nội dung của một luật vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua vào 10/11/2022 vừa qua. Luật này theo lý thuyết là để đảm bảo quyền được mở miệng của người dân. 
Tuy nhiên, tôi cho rằng người dân thực sự cũng chẳng ai quan tâm đến nó, giống như cách chúng tôi không hề quan tâm đến việc họp tổ dân phố và bầu cử đại biểu quốc hội.
Đẹp như trong mộng
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định nội dung, phương thức, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở (cấp hành chính nhỏ nhất) cũng như quyền và nghĩa vụ của tất cả công dân - không trừ một ai- trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, cũng như trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân nhằm bảo đảm thực hiện việc này.
Mục đích của nó cũng tuyệt đẹp: phát huy quyền làm chủ của nhân dân, để tất cả mọi người được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Tuyệt đẹp! Như một giấc mộng!
Với giấc mơ này, những người làm luật mong muốn người dân tại xã phường phải được biết “các số liệu, báo cáo thuyết minh dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch hoạt động tài chính của cấp xã, dự toán ngân sách, kế hoạch hoạt động tài chính; số liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách định kỳ, quyết toán ngân sách nhà nước và kết quả thực hiện các hoạt động tài chính khác đã được Hội đồng nhân dân cấp xã phê chuẩn”.
Thế chưa đủ. Họ còn muốn người dân phải được biết:
-Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án đối với địa bàn cấp xã; các khoản huy động nhân dân đóng góp;
-Tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng, thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, bán, thanh lý, tiêu hủy và hình thức xử lý khác đối với tài sản công do cấp xã quản lý; tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công của chính quyền địa phương cấp xã.
Quy định ở doanh nghiệp, các đơn vị, các tổ chức Nhà nước… cũng tương tự. 
Và tôi đã choáng váng không biết tôi là ai, đây là đâu rồi. Việt Nam chúng ta thật sự tiến lên thiên đường rồi sao?
UserPostedImage
Người dân đi qua tấm biển cổ động bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân ở Hà Nội hôm 19/5/2021. AFP

Thực tế 
Cách đây tám năm, từ điển Việt Nam được thêm một cụm từ mới: “cong mềm mại”. Ban đầu, nó chỉ việc ông Phó giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc TP Hà Nội mô tả con đường Trường Chinh thay vì thẳng tắp đã được nắn thành cong. Nhưng không phải cong hẳn mà là “một đường cong mềm mại”. Cứ như là cái sự cong mềm mại theo ý ông mới chính là mục đích của con đường. 
Cứ tưởng sau sự kiện được cả xã hội chế giễu và báo chí chất vấn kịch liệt đó, ít ra các vị quan chức cũng rút được vài sợi dây kinh nghiệm. Nào có dè, mới đầu tháng 3 năm nay lại một vụ cong mềm mại nữa được thực hiện. 
Sau hai lần UBND thành phố điều chỉnh đường giao thông, mảnh đất gần 4.000 m2 của vợ Bí thư Thành ủy Kon Tum cũng được điều chỉnh thành bốn mặt tiền, được Thanh tra Chính phủ đánh giá có “vị trí, lợi thế đặc biệt”. Cho thuê làm trung tâm thương mại hay khách sạn thì thôi, chả phải lao động đến thối móng tay vẫn yên tâm gánh vác thật tốt trọng trách đầy tớ của nhân dân. 
Lần này không chỉ mềm mại mà là cong bật ngửa, cong hết hồn, cong gục ngã. 
Nhưng ai gục ngã thì gục ngã, với các quan thì đó chỉ là vài nét vẽ, cứ thế mà mần. Ai ý kiến mặc kệ, ai bảo làm dân?
Báo cáo tổng kết 10 năm chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022 vào tháng bảy vừa qua cho biết 10 năm qua, 2.700 tổ chức Đảng, gần 168.000 đảng viên, trong đó có hơn 7.400 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã kỷ luật hơn 170 cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý, trong đó có 33 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. 
Chỉ tính riêng vụ án, vụ việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp đã có đến ngót 1.000 vụ.
Nhìn theo góc độ cụ Tổng Trọng, đây là con số tích cực, phản ánh sự đấu tranh quyết liệt cao độ vân vân của Đảng và Nhà nước với tham nhũng. Nhưng, nhìn với hướng gần 100 triệu đôi mắt của người dân Việt Nam bình thường thì đó chỉ là tấm vải hoa phủ lên sự thất bại bẽ bàng. Bắt bớ và bỏ tù hàng ngàn quan chức tham nhũng tận cấp cao nhất tuy có làm giảm số sâu bọ thật đấy, nhưng đồng thời cũng càng làm lộ ra sự thật là cơ chế vận hành bộ máy đã mục ruỗng, thối nát từ tận xương tủy. 
Bức tranh tham nhũng cũng chứng minh rằng hơn hai thập kỷ thực hiện dân chủ ở cơ sở chỉ là chiếc bánh vẽ. Có viên chức nào dám tố cáo lãnh đạo cơ quan tham nhũng nếu không muốn bị trù dập? Người lao động nào dám tố cáo chủ doanh nghiệp nếu muốn giữ công ăn việc làm? Thử tưởng tượng một bà nông dân ra trụ sở ủy ban xã yêu cầu đem báo cáo hoạt động thu chi ngân sách cho mình xem xét “theo quy định của Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở” xem! Nguyên dàn cán bộ xã không xúm lại chụp hình bà úp phây viết caption “Cả thế giới ra mà xem hôm nay ở phường có người hành tinh khác đến thăm” thì tôi đi đầu xuống đất. 
Trong quân đội, nơi tưởng như kỷ luật gắt gao nhất mà hai vị thiếu tướng Tư lệnh Cảnh sát biển hai vùng trọng điểm đều ăn hối lộ trực tiếp, thậm chí chẳng thèm che giấu hành tung qua một đường dây nhiều cấp kín kẽ nào, thì ai tố cáo nổi họ? Ngay cả Phó tổng thanh tra Nhà nước, chức vụ tưởng như chỉ được dành cho những vị á thần giữa loài người, cũng bị kỷ luật vì dây dính hối lộ. Thì ai mở miệng đòi các quyền trong Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đúng là đang nằm mơ giữa ban ngày.
Đấy là nói chuyện công khai, theo pháp luật. Thực tế thì người dân ở nông thôn nếu muốn biết từng con số thu chi trong sổ sách của các ông bà quan xã, quan huyện… họ đều có cách biết tường tận. Con cháu của người dân làm việc trong tất cả các cơ quan, đơn vị từ lớn đến nhỏ, chẳng có gì che nổi mắt họ. Tuy nhiên, điều đó thuộc về phạm trù “xã hội du kích, chiến tranh nhân dân”. Hệ quả của những bất bình chất chứa lâu ngày, cộng với sự tuyệt vọng vào hiệu quả xử lý của hệ thống pháp luật là những bùng vỡ tan nát, thúc đẩy người dân đến những phản kháng cực đoan như đã từng xảy ra. 
Từ Thái Bình đến Tiên Lãng
Năm 1997, vụ Thái Bình nổ ra. Theo báo chí, sự kiện Thái Bình 1997 là một cuộc biểu tình của 43.000 nông dân dưới sự lãnh đạo của nhóm cựu chiến binh – công chức – đảng viên hưu trí tỉnh Thái Bình, diễn ra vào khoảng tháng 4 đến tháng 8 năm 1997. Người dân tố cáo công chức địa phương tham nhũng, vi phạm dân chủ và công bằng xã hội.  Tỉnh ủy Thái Bình khi đó cáo buộc "địch phá hoại, cán bộ hưu trí bất mãn chống đối", đồng thời đề nghị công an và quân đội trấn áp biểu tình tại Thái Bình. Đề nghị của chính quyền địa phương bị bác bỏ khi những sai phạm nghiêm trọng bị phát hiện, hơn 2.000 công chức bị xử lý và hơn 70% tổ chức Đảng bị thay thế. 
Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn (1935-2014) khi đó được phân công nhiệm vụ Tổ phó Tổ công tác đặc biệt của Bộ Chính trị, trực tiếp giải quyết vụ Thái Bình. Từng nhiều năm giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp, sau này là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ông Tạn chứng tỏ rằng ông rất hiểu người nông dân. 
Ông nói trong một cuộc phỏng vấn của Báo Nông nghiệp vào năm 2012, thời điểm vụ ông Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng gài mìn tự chế trong vườn, dùng súng hoa cải tự chế chống lại hơn 100 người tham gia cưỡng chế tháo dỡ nhà đất trái pháp luật:
“Những năm tôi làm Phó Thủ tướng đi xử lý khiếu kiện rất nhiều nơi, kéo dài, từ Bắc chí Nam. Ở nơi nào có vụ phức tạp tỉnh nghe huyện một chiều, huyện nghe xã một chiều, không nghe phía trái lại, đặc biệt không nghe ý kiến của dư luận đều là những vụ việc phức tạp, kéo dài. Có những vụ kéo dài hàng chục năm, có vụ đến giờ vẫn không xong, tôi về hưu lâu rồi mà vẫn đến nhờ giúp đỡ, giải quyết vì chính quyền cơ sở làm không đầy đủ, không nghiêm”. 
Trong một cuộc phỏng vấn với báo chí về cách giải quyết khiếu kiện của người dân thời điểm 1997, Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn nhận định: “Nhiều người (lãnh đạo) không biết xung quanh chiếc ghế của họ, lửa đã cháy lên rồi”.
Theo Tổng Bí thư thời điểm là ông Đỗ Mười, nguyên nhân của vụ Thái Bình bắt nguồn từ bộ máy quan liêu xa dân, người dân bất bình khiếu kiện không được giải quyết, vi phạm tinh thần dân chủ lắng nghe ý kiến thẳng thắn.
Chỉ thị 30 về Thực hiện dân chủ ở cơ sở ra đời sau sự kiện Thái Bình chỉ sau một năm. Có thể thấy sức ép từ thực tế mất dân chủ cực kỳ nghiêm trọng ở địa phương này đã đã là chất xúc tác cực mạnh. Việc tiếp công dân được quy định thành tiêu chí bắt buộc cho các lãnh đạo địa phương. Lịch tiếp dân được niêm yết công khai tại Trụ sở tiếp dân của các địa phương; báo chí và các tổ chức dân cử giám sát hoạt động này. Tại TP HCM, nhiều vụ việc khiếu nại về đất đai lâu dài và phức tạp đến hàng chục năm đã dần dần được giải quyết với sự đồng thuận của người dân, ngay tại các buổi tiếp dân định kỳ của lãnh đạo thành phố.
UserPostedImage
 Nông dân Hưng Yên tập trung về văn phòng Quốc hội ở Hà Nội hôm 21/2/2012 phản đối việc chính quyền địa phương lấy đất. AFP

Lịch tiếp dân công khai trong cơ quan nhưng bên ngoài bảo vệ gác cổng thì ai đến được
Thế nhưng, khi các đời lãnh đạo thay đổi thì yêu cầu thực hiện dân chủ ở cơ sở ngày càng mờ nhạt, cuối cùng gần như chỉ còn là hình thức. Tháng 9/2022, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu con số khảo sát qua tám năm: Tỷ lệ bình quân bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tiếp dân đạt 38%, Chủ tịch tỉnh đạt 56%, Chủ tịch huyện đạt 94%, Chủ tịch xã đạt 49% so với quy định. Nhưng lịch tiếp công dân công khai mà không có người dân đến là do “lịch công khai trong cơ quan nhưng bên ngoài bảo vệ gác cổng thì ai đến được, biết tiếp lúc nào”-ông Định nói.
Việc tiếp dân để lắng nghe và đối thoại về các thắc mắc hay bất bình của họ, hay công khai các thông tin người dân có quyền được biết và giám sát… có tác dụng như chiếc van xả trên nồi áp suất. Nếu dồn nén, bị phớt lờ quá lâu, một chiếc dằm nhỏ có thể mưng mủ và gây hoại thư trên toàn cơ thể. 
Tại sao các thời lãnh đạo trước kia hiểu rõ và tìm cách tháo gỡ ngòi nổ từ phía người dân càng sớm càng tốt, nhưng thời gian càng qua lâu thì một chủ trương đúng đắn càng ngày càng trở thành hình thức, không thể thực hiện hoặc không ai muốn thực hiện?
Rõ ràng, chỉ khi trong xã hội có các tổ chức đối trọng nhằm giám sát và kiểm soát lẫn nhau, thì sự độc đoán chuyên quyền mới có khả năng bị triệt tiêu. Dân chủ chỉ có thể thực hiện khi mọi người dân được chính quyền bảo đảm an toàn và tự do khi muốn bày tỏ chính kiến và quan điểm trong khuôn khổ pháp luật. 
Vì thế, sự ra đời của một luật quan trọng như Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở đã không được người dân đón nhận như lẽ ra nó phải thế. Thay vào đó, ngoài các đại biểu Quốc hội phải đọc để bấm nút ra thì xã hội hầu như chẳng có gợn sóng nào. 


_
Nguyễn Phương (RFA)
___________
Tham khảo:
https://vnexpress.net/do...chu-o-co-so-4530332.html
https://thanhnien.vn/lic...en-duoc-post1499420.html
https://moha.gov.vn/tin-...n-chu-o-co-so-47638.html
https://nongnghiep.vn/ng...ng-mang-sung-d90198.html
https://baotintuc.vn/goc...at-20211102190707878.htm
https://giaoducthudo.gia...co-4-mat-tien-18304.html
https://tapchicongsan.or...che-dan-chu-o-co-so.aspx

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.206 giây.