logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 15/08/2013 lúc 07:19:06(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Lần đi săn ảnh ở Ghềnh Son (1), tôi được một cụ già đãi trà lúc trời còn tối mờ sương. Chén trà trong sương sớm đầy thi vị. Lúc uống trà tự nhiên tôi chợt nhớ hai câu thơ nói về trà-rượu-trăng- hoa. Hai câu hai ngả, tôi nhập lại và cho đó là thơ cụ Nguyễn Du, lại còn thắc mắc “không hiểu sao cụ Tiên Điền bảo: “Khi rượu sớm khi trà trưa”. Về sau

có một độc giả, anh Vĩnh Quý, cho biết: “Cuốn sách của ông hay, nhưng ông phê cụ Nguyễn Du tầm bậy”. Hỏi ra, đúng là tôi tầm bậy thật. Cụ Tiên Điền không nói “rượu, trà” mà “cờ, rượu”.



Khi chén rượu, khi cuộc cờ,

Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên.

(Kiều)


Tôi xấu hổ và ân hận, thầm hứa sẽ đến tận mộ cụ để tạ lỗi. Trong chuyến đi năm nay, đề tài “Thăm mộ thi hào Nguyên Du” được ghi hàng đầu trên chặng đường từ Bắc vô Nam. Từ Hà Nội đáp chuyến tàu đêm, 4giờ sáng tàu đỗ ga Vinh, taxi từ ga Vinh đi Cửa Lò hết 80 nghìn hai người. Tôi định ghé bãi biển Cửa Lò một vài tiếng rồi đi Nghi Xuân nơi có Khu Lưu Niệm Nguyễn Du, từ Vinh vào Nghi Xuân không xa mấy, chừng nửa giờ xe.



Chúng ta thường nghe tên các cửa biển như Cửa Ông (Quảng Ninh), Cửa Việt (Quảng Trị), Cửa Lò (Hà Tĩnh)... Địa danh nước Việt, một số xuất xứ từ sự kiện lịch sử như trường hợp Cửa Ông (2), một số được định hình qua nhiều thời đại do dân gian truyền khẩu, đọc trại dần (3). Cửa Lò là bãi biển nổi tiếng nhất nhì nước Việt. Bãi dài gần 10km, từ phường Nghi Thủy đến phường Nghi Hải (Cửa Hội), tuy nhiên bãi tắm du lịch chỉ tập trung ở phường Thu Thủy, Nghi Thu và một phần Nghi Hương. Cát trắng mịn, biển trong xanh, rừng phi lao vi vu tiếng gió. Bãi tắm lài lài ra xa không sâu đột ngột như bãi Nha Trang. Du lịch địa phương lại biết tổ chức một cách chu đáo, nên rất được cảm tình du khách. Bãi có thùng rác, có người đi nhặt rác, nên bãi biển luôn luôn sạch đẹp (4).

Nét đặc biệt của Cửa Lò là con đường Bình Minh chạy dọc bờ biển, nhìn ra biển không có những công trình xây cất cao lớn chắn tầm nhìn của du khách. Quán ăn, giải khát nhỏ và tách rời không kết thành tường dài như bãi biển Nha Trang (Tôi đi không thấy biển thấy thuyền, chỉ thấy cây cao nhà hàng sừng sững). Lượn qua mấy vòng, ghi nhận đôi nét về Cửa Lò, tôi lên xe buýt trở lại ga Vinh. Xe buýt mỗi người chỉ trả 6000 đồng. Chưa tới 30 phút xe về ga Vinh, tôi hỏi một taxi đi Nghi Xuân. Sách văn lớp Đệ Tứ (lớp 9) ngày trước đều ghi rõ: “Thi hào Nguyễn Du người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh”.


Nghi Xuân qua cầu Bến Thủy là đến, không xa mấy. Mặc cả cho có lệ rồi lên xe. Anh tài xế có vẻ cũng văn nghệ. Xe anh hát toàn nhạc dân ca, những bài đặc sệt giọng miền Trung:



“Đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh, nhớ núi Hồng Lĩnh,

nhớ giòng sông La, nhớ biển rộng quê ta...”





Bài ca chợt đưa tôi về trại cải tạo A30 của những năm phong trào vượt biển lên cao nhất. Hằng tuần mỗi tối thứ bảy đều có văn nghệ trại. Buổi văn nghệ nào cũng “...nhớ về Hà Tĩnh, nhớ núi Hồng Lĩnh...”, tôi như nhập tâm bài hát. Cho dù có nặng lòng ân oán vì thời cuộc, tôi thấy bài nhạc có những đoạn rất hay.

Lúc nghe anh xe giới thiệu: “Cầu qua sông Lam”, tôi nhờ anh đỗ xe để chụp cảnh sông Lam núi Hồng (sông La là một nhánh của sông Lam). Giòng sông rộng êm đềm nhưng không tấp nập thuyền bè như sông Hương. Chếch về phía Nam, núi Hồng Lĩnh hiền hòa ở đó từ bao đời nay... Quê Hương Việt Nam là cả một màu xanh mườn mượt, biển xanh, sông xanh, đồng lúa xanh, núi đồi xanh... màu xanh nối dài tình người đi xa. Thấy mà không thể không thương không nhớ. Tôi đi bộ qua chiếc cầu mới tinh và “hiện đại” như nhiều chiếc cầu của Âu Mỹ, tai nghe văng vẳng “Nhớ cánh đồng muối trắng, tình sâu mấy nghĩa nặng, biển ta lại nhớ rừng...”. Hướng Trường Sơn cảnh đẹp gợi cảm hơn, sinh động hơn chứ không lặng lờ như cái đẹp của đồng bằng xuôi về biển cả.





Qua cầu, bác tài nhắc tôi: “Chú chụp về bên kia lấy ảnh trụ ống khói, đó là dấu tích duy nhất còn lại trong “thời kỳ chống Mỹ”. Lúc nãy anh cũng nhắc tôi đi chụp “tượng đài”, tôi ậm ự “tượng đài tôi chụp nhiều lắm rồi, anh biết chỗ nào hay, lạ, chỉ giùm”. Tôi đứng lặng, nhìn sông nhìn núi rồi bất giác nhìn về cả chuỗi ngày đã qua, bao nhiêu kỷ niệm của ấu thời gắn bó với đồng ruộng nương khoai. “Quả đầu mùa hạt sương mai lung linh nỗi nhớ – Trâu ơi ta về đồng cỏ mênh mông”. “Người bạn nhỏ” đến nhắc thầm “Xong chưa, đi”.

Xe rời Quốc lộ 1 ở ngã ba Gia Lách, chạy men theo hữu ngạn sông Lam. Nhìn bảng hiệu hàng quán hai bên thấy tên đường đề Nghi Xuân. Chạy chừng mươi phút, xe rẽ vào con lộ nhỏ, ngang qua một khu nhà hình chữ U mái ngói còn tươi, dãy nhà ngang ở giữa đâm mái lên một tầng phụ, theo lối thường thấy ở các tự viện. Trước sân, có bức tượng đen cao lớn. Anh xe bảo: “Khu Lưu Niệm Nguyễn Du”. Tôi nói với bác tài: “Mình chạy một vòng rồi trở lại”.




Chu vi khu lưu niệm khá rộng. Tôi nghĩ bụng: “Thế mới xứng với một Thi Hào”. Quành ra phía sau, thấy có cổng gỗ đã hỏng, tôi hỏi anh xe:

- Mình vào đây được không?

- Dạ được, để em đưa xe ra đậu phía trước.

- Vâng, rồi tôi đi dần ra.

Nhiều cây cao bóng rợp, cảnh thanh vắng, lối đi lát gạch, trang nghiêm sạch sẽ. Ba ngôi nhà cổ, hai ngôi vừa, một ngôi khá lớn, nằm song song cách nhau một khoảng sân. Nhác thấy có nhóm người đang đi về phía một ngôi “miếu” bên trái, tôi vội qua nhập bọn. Nhóm du khách vào thắp hương trong nhà thờ cụ Nguyễn Du. Tôi bước vào đứng trước bàn thờ với mọi người, trong lúc họ loay hoay đốt nhang khấn vái, tôi yên lặng cúi đầu thầm niệm: “Kính bạch Hương Linh cụ Nguyễn Du, tôi là hàng chiu chít, đã có lần vì ngu dốt nghĩ nhầm về Cụ, nay tôi đến xin tạ lỗi với Cụ. Kính mong Cụ rộng lòng tha thứ cho”. Trước khi lui ra tôi đọc mấy dòng khắc trên bảng đá: “Nhà thờ Nguyễn Du do Tiến Sĩ Nguyên Mai và Hội Khai Trí Tiến Đức xây dựng lại năm 1940”.

Sau khi bái tạ cụ Nguyễn Du, tôi đi dần về phía khu nhà lưu niệm, lòng thảnh thơi nhẹ nhàng. Giữa khuôn viên nhà lưu niệm ngay trên lối vào lát gạch có pho tượng to hơn người thật đặt trên bệ cao, một văn nhân thời xưa, khăn đống áo dài, tay cầm bút lông, dưới có ghi: “Đại Thi Hào Nguyễn Du 1765-1820”.

Tôi đang ngắm pho tượng thì nghe có tiếng chào của một thiếu nữ:

- Dạ, chú mới vào từ cửa sau?

- Sao cháu biết? Mà cháu là...

- Dạ, cháu là hướng dẫn viên, thấy chú chưa mua vé...

- Thế à, chú xin lỗi, vậy để chú đi mua vé. Vé bán ở đâu và bao nhiêu một vé?

Người con gái chỉ cho tôi trạm gác phía trái cổng vào và vui vẻ nói:

- Không sao đâu chú, mời chú tiếp tục xem rồi lát mua vé cũng được.

- Cảm ơn cháu. Lúc vào cổng sau, chú thấy 3 ngôi nhà cổ, đấy là nhà gì hả cháu?

- Dạ, hai nhà song song là Tư Văn để bình Thơ Văn và nhà Bảo Tàng, nhà kia là nơi thờ.

- Có người bảo nhà bảo tàng là cái đình?

- Dạ đúng thế, đó là đình chợ Trỗ trên Đức Thọ đưa về năm 1963, đình làm bằng gỗ mít trên 200 năm. Tức cùng thời với Nguyễn Du.

Cô gái đưa tôi đi một vòng, vừa giải thích những điều tôi thắc mắc. Nhà Bảo Tàng, nơi trưng bày nhiều tài liệu tranh ảnh minh họa một số tác phẩm của Nguyễn Du, những kỷ vật của Thi Hào: Nghiên mực, đĩa mai hạc Nguyễn Du được tặng trong thời gian đi sứ, nậm và chén uống rượu, gạc nai treo áo, địa bàn đi săn.



Vốn dĩ trong người mang sẵn di tố tài hoa, phóng khoáng và uyên bác của cha (Nguyễn Nghiễm), mẹ (Trần thị Tần) gốc người Bắc Ninh, duyên dáng, giàu lòng nhân ái, say mê văn nghệ dân gian, cụ Tiên Điền rõ ràng đã thừa hưởng nguồn mạch của 3 dòng văn hóa: Hà Tĩnh, Thăng Long và Kinh Bắc. Gặp lúc thời cuộc đổi thay (Lê, Nguyễn), gia thế suy sụp, người hay đau ốm, Nguyễn Du thường theo phường thợ săn, lên núi Hồng Lĩnh, và theo dân chài ra khơi đánh cá. Cụ cũng tham dự những buổi hát ví hát dặm của trai gái trong vùng, đi vãn cảnh nhiều nơi... Có lẽ đây là thời kỳ cụ Nguyễn Du có cuộc sống phong phú nhất, chuẩn bị cho kiệt tác Kiều ra đời sau này.

Vào nhà chính của khu lưu niệm, thấy chưa trưng bày gì nhiều. Đáng chú ý là tập Kiều gồm 3250 câu viết trên giấy khổ lớn (1m2 x 1m6) theo lối thư pháp, nặng 75kg. Công trình do Nguyệt Đình và 6 họa sĩ thực hiện tại Huế năm 2002 trong 6 tháng. Bên cạnh có vài tượng của thi hào bằng thạch cao. Các tượng lớn nhỏ đều cùng một nét tạc, nhẹ nhàng thanh thoát, khẳng khái mà hiền hòa. Người hướng dẫn cho biết, Nguyễn Du không có hình ảnh để lại, chính quyền tỉnh Nghệ An đã mở một cuộc thi tạc tượng, dựa theo ý của hai tập thơ: Thác Lời Trai Phường Nón và Sinh tế Trường Lưu Nhị Nữ Văn. Toàn quốc có 16 điêu khắc gia tham dự. Kết quả, tác phẩm của Lê Đình Bảo được chọn.



Mùa này miền Bắc nóng nổi tiếng, nhưng ở đây, sáng nay trời như có gió hiu hiu, thong thả dạo quanh khu lưu niệm, dưới bóng cây... tôi không thấy mình bị thúc hối bất cứ thứ gì. Cô gái có giọng nói nhẹ thật nhẹ. Ai bảo giọng Nghệ An Hà Tĩnh khó nghe? Tôi cứ tưởng như tiếng chim hót. Tôi ngỏ ý xin chụp một vài ảnh về mái tóc, cô gái vui vẻ và còn tỏ ra rất quen thuộc trong “dáng thế”. Điều này chứng tỏ đã có nhiều ống kính ngắm nhìn mái tóc dài óng ả của cô. Trong khi chụp ảnh tôi hỏi:

- Cháu làm đây đã lâu chưa?

- Dạ đã mấy năm, cháu là hậu duệ đời thứ tám của Nguyễn Du.

Tôi ngạc nhiên nhìn lại cô hướng dẫn, ngay từ đầu tôi đã ngờ ngợ, cô gái có vẻ đẹp sáng hơn bình thường, ánh mắt và nụ cười như ẩn những nét tinh anh. Ngay cái tên Vân Huyền cũng rất hợp với mái tóc. Tôi sực nhớ:

- À, còn mộ cụ Tố Như ở đâu cháu?

- Dạ, trong đây chừng cây số, cháu đưa chú đi.

Dọc đường, Vân Huyền cho biết nhiều chi tiết rất lạ về Nguyễn Du:

Mất năm 1820, năm 1824 con trai Nguyễn Ngũ cải táng mộ cha về xứ Đồng Mát, sau dời về xứ Đồng Thánh, đặt trong vườn nhà Nguyễn Du ở Tiên Điền. Nơi đây mỗi năm nước lụt ngập mộ nên mộ lại dời một lần nữa. Hồi đó khoa phong thủy còn hiếm, thầy địa lý không có, hai người cháu trong dòng họ Nguyễn đi tìm huyệt mộ bằng cách bưng một hương án, trên có nhang đèn và một con cò bằng gỗ. Hai người cứ đi, nơi nào con cò rơi xuống thì đó là nơi đặt mộ Nguyễn Du.

Cụ Tiên Điền qua đời lúc mới 65, có 18 người con với 3 bà vợ. Bà cả một con, bà hai một con, bà ba (thiếp) 16 con.

Khu mộ phần không rộng lắm, kiến trúc theo lối hoa viên bỏ ngõ. Rào tường thấp chung quanh. Vân Huyền nói:

- Đây là mộ Nguyễn Du. Ngôi mộ được sửa sang lại sau ngày có bài thơ của Vương Trọng.

- Sao lại có chuyện liên quan đến một bài thơ?

- Dạ, nhà thơ Vương Trọng một hôm về thăm mộ Nguyễn Du, ông thấy ngôi mộ của một đại thi hào sao quá thảm, nên đã làm một bài thơ đăng báo. Bài thơ đã đánh động dư luận các giới, từ văn học đến chính quyền và lan ra quần chúng. Các giới rất đỗi xôn xao...





Chúng tôi đã vào đến nhà bia, ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, bốn cột to chắc, bia bằng đá xanh, cỡ 1m x 2m, có dòng chữ “Danh nhân văn hóa thế giới - Đại thi hào Nguyễn Du”. Phía sau là phần mộ, được làm bằng đá mài đen đơn giản, nóc bằng, có chừa rảnh đất trống. Tôi thấy ngôi mộ rất vững mạnh nhưng thô, đường nét tương phản với chiếc lư nhang cũng bằng đá chạm trổ tinh vi, mang sắc thái văn hóa cổ. Trang trí quanh khu mộ phần, chỉ vỏn vẹn hai cây thiên tuế trước nhà bia, hai cây tùng sau lưng mộ, dọc theo rào tường, nhiều lỗ trồng cây còn bỏ trống.

Tôi vẫn bị chuyện bài thơ ám ảnh nên quay lại hỏi cô gái:

- Lúc nãy cháu có nhắc bài thơ đã làm xôn xao dư luận, cháu đọc cho chú bài thơ được không?

- Dạ, bài thơ khá dài.

Người con gái trầm ngâm nhìn ra xa và bắt đầu:



Tưởng rằng phận bạc Đạm Tiên,

Ngờ đâu cụ Nguyễn Tiên Điền nằm đây.

Ngẩng trời cao cúi đất dày.

Cắn môi tay nắm bàn tay của mình.



Cô gái ngưng đọc và lẩm nhẩm mấy giây, (có lẽ xúc động nên trí nhớ bị đứt đoạn) rồi à một tiếng, cô đọc tiếp:



Một vùng cồn bãi trống trênh.

Cụ cùng thập loại chúng sinh nằm kề.

Ngút tầm chẳng cánh hoa lê.

Bạch đàn đôi ngọn gió về nỉ non,

Xạc xào lá cỏ héo hon.

Bàn chân cát bụi lối mòn nhỏ nhoi.

Lặng yên bên nấm mộ rồi,

Chưa tin mình đã đến bên mình tìm.

Không cành để gọi tiếng chim,

Không hoa cho bướm mang theo nắng trời.

Không vầng cỏ ấm tay người,

Nắm hương tảo mộ thắp rồi lại xiêu.

Thanh minh trong những câu Kiều,

Rưng rưng con đọc với chiều Nghi Xuân.

Cúi đầu tưởng nhớ vĩ nhân,

Bắt phong trần để phong trần riêng ai.

Bao giờ cây súng rời vai,

Nung vôi chở đá tượng đài xây lên.

Trái tim lớn giữa thiên nhiên,

Tình yêu nối nhịp suốt nghìn năm xa

(Vương Trọng)


Tôi cúi đầu lắng nghe, không ngờ bài thơ làm cho tôi cảm động không cầm được nước mắt. Tôi nghe: “Dạ hết”. Tôi biết bài thơ đã hết mà sao âm vang vẫn còn. Tôi tiếp tục cúi đầu để cố nuốt những giọt lệ sau cùng. “Ngẩng trời cao cúi đất dày”. Có những lúc không biết kêu ai. Đúng thế.

- Bài thơ đăng báo vào năm nào vậy cháu?

- Dạ năm 1982 trên báo Quân đội, sau đó có nhiều cuộc hội thảo về mộ Nguyễn Du, và mãi đến năm 89, công trình xây dựng mới bắt đầu, kinh phí 6 tỷ 4 đồng.


Nắng đã lên cao, trời này ở Hà Nội nóng phải biết, thế mà nơi đây cảnh đẹp và ấm lạ lùng. Chúng tôi trở lại khu lưu niệm để làm “nghĩa vụ”. Tôi cũng không quên tán tụng mái tóc đẹp của cô hướng dẫn và cảm ơn cô thật nhiều. Lúc giã từ, tôi hát nho nhỏ “Đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh...” Nhưng làm nghệ thuật, chúng ta thường quên những thực tế cần thiết cho đời sống. Vào Nha Trang, tôi mới chợt nhớ điều đó và đã vội gởi qua đường bưu điện món quà nho nhỏ về cho cô gái của núi Hồng sông Lam.



Trần Công Nhung
______________

(1) Ghềnh Son, trang 117 QHQOK tập 1

(2) Đền Cửa Ông dựng từ đầu Thế kỷ19, thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng (con thứ 3 của Trần Hưng Đạo) nơi đây có cảng Cửa Ông.

(3) Con sông Cấm chảy ra biển giữa một bên là dãy núi xã Nghi Thiết, một bên là dãy núi Lô Sơn thuộc phường Nghi Tân - Cửa Lò, khi gió biển thổi vào cũng như gió từ Trường Sơn thổi ra biển, người ta thấy nơi đây như một cửa gió lùa, nếu mùa hè thì nóng như lửa lò, do sự kiện này mà cửa biển có tên là Cửa gió lùa. Cửa gió lùa rút gọn thành Cửa Lùa. Lâu ngày Cửa Lùa đọc trại ra Cửa Lò.

Cũng có một cách gọi khác do: Thuở mới thành làng, đất này có tên Hải Ngung, còn gọi là Hải Giang (tên sông Cấm). Cửa sông ra biển gọi Cửa Xá hay Lô Tân, Xá Tân, về sau Lô đọc thành Lò rồi thành Cửa Lò.

Cách giải thích thứ hai cho rằng, Cửa Lò là địa danh gốc Malayo - Polinêsian nghĩa là cửa sông. Trong ngôn ngữ Malayo - Polinêsian từ kưala để gọi tên một con sông đổ ra biển. Dần dần, danh từ kưala (cửa sông) chuyển thành danh từ riêng Kưala/Kưalo (Kuala tiếng Mã lai) rồi thành Cửa Lò. Còn dân gian thì cho rằng Cửa Lò là do vùng đất này ngày xưa là vùng biển, cư dân làm nghề nấu muối, ánh lửa phát ra từ những lò nấu muối tạo thành những ngọn đèn hải đăng cho tàu thuyền ra vào cửa sông Cấm. Theo cách này “cửa lò muối”, biến dần thành Cửa Lò. Cho đến lúc người Pháp qua, tên Cửa Lò được chính thức công nhận.

(4) Đền Cuông Cửa Lò, trang 170 QHQOK tập 3

Sửa bởi người viết 15/08/2013 lúc 07:20:54(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.284 giây.