logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 11/12/2022 lúc 07:45:28(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Ảnh minh họa : Tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế, Saint Petersburg (Nga) ngày 07/06/2019. AP - Dmitri Lovetsky

Khi vừa lên cầm quyền, Vladimir Putin gặp may : giá dầu tăng vọt, những cải cách trước đó có tác động tốt, phương Tây lo chống khủng bố. Nhưng tổng thống Nga tự cho những thành công là của mình, ảo tưởng khi xâm lăng Ukraina là do cấp dưới không ai nói ra sự thực. Tập Cận Bình cũng bị tách rời khỏi thực tế, không cảm nhận được sự phẫn nộ của người dân trước zero Covid. Giả thiết Trung Quốc trở thành siêu cường số 1 thế giới được cho là khó thành sự thực.
Ngoài Courrier International đặt ra vấn đề « Có nên hợp pháp hóa cocain ? », các tuần báo Pháp kỳ này dành trang bìa cho những nhân vật rất khác nhau. L'Obs đưa lên trang nhất giải Nobel Văn chương 2022 Annie Ernaux với dòng tựa « Viết văn và cuộc sống ». Ảnh bìa Le Point được dành cho « Kẻ lừa đảo thế kỷ »: chủ nhân trẻ tuổi của FTX đã làm 10 tỉ đô la biến thành mây khói. L'Express đăng ảnh ông chủ điện Kremlin, chạy tựa « Bóp méo thông tin, săng-ta, bạo lực : Putin, kẻ thao túng ».
Putin, chiến lược gia hay kẻ thao túng một phương Tây nhu nhược ?
L'Express nhấn mạnh đến « Thất bại đã được lập trình của một kẻ lũng đoạn ». Cho đến gần đây, nhiều người ở phương Tây vẫn coi Vladimir Putin là một « chiến lược gia », nhưng theo tuần báo Pháp, những thành công của ông ta là nhờ sự nhu nhược, đồng lõa và ù lì của những nhà lãnh đạo phương Tây. Ngay từ khi tổng thống Nga lao vào cuộc phiêu lưu ở Ukraina và đụng phải một đối thủ kiên cường, người ta có thể đánh giá được sự điều hành tồi tệ của Putin. Vấn đề là tìm hiểu các nguyên nhân.
Khi Vladimir Putin lên nắm quyền năm 2000, những người ủng hộ Kremlin cố thuyết phục phương Tây rằng quá khứ KGB không đáng lo mà là ưu điểm, vì thực dụng hơn các quan chức bàn giấy xô-viết. Nhưng thực tế, Putin nhìn người qua lăng kính một nhân viên tình báo. Ông ta luôn tìm kiếm điểm yếu nơi người đối thoại để có thể thao túng : hối lộ, nịnh nọt, dụ dỗ bằng tình cảm, đe dọa. Cung cách quản trị và mọi hành động ở nước ngoài đều thấm đẫm « ADN » của KGB, và bao quanh Putin là những người mà lòng trung thành được đặt lên hàng đầu.
Được đào tạo để quản lý những đường dây điệp viên khép kín, Putin không có cái nhìn tổng quan, và như vậy không tư tưởng chiến lược. Ngoại giao cũng vậy, chỉ là nối dài « quyền lực theo chiều thẳng đứng », qua việc lôi kéo các yếu nhân ngoại quốc và phát triển mạng lưới tình báo ở nước bị nhắm đến.
Putin không hành động như nguyên thủ mà như thủ lãnh băng nhóm, mục đích là bố trí người của mình vào tất cả các vị trí quan trọng ở Nga cũng như ở nước ngoài. Ông ta bao che cho những ai phục vụ mình, dù bất tài, có những sai lầm hay phạm tội ác. Ngược lại, những ai bị cho là phản bội thì bị trừng trị không thương tiếc để làm gương, dù đó là những cá nhân (Litvinenko) hay các dân tộc (Ukraina). Putin bị ám ảnh bởi những cuộc « cách mạng màu », vì làm sụp đổ những ê-kíp đã được bố trí từ lâu, biến những nỗ lực trong nhiều năm thành công cốc. « Suy bụng ta ra bụng người », Putin luôn cho rằng có ai đó giựt dây. Nếu người dân biểu tình trên đường phố Matxcơva năm 2011, thì đó là do Hillary Clinton muốn phá rối Kremlin.
Ăn may nhưng cứ ngỡ mình tài ba xuất chúng
Trong thời gian đầu, Vladimir Putin gặp rất nhiều may mắn : giá dầu khí tăng vọt, được hưởng lợi nhờ tác động từ cải cách của những người tiền nhiệm, phương Tây lo tập trung chống khủng bố Hồi giáo. Nhưng tổng thống Nga tự cho những thành công là của mình, tin rằng khả năng lũng đoạn là vô giới hạn. Và rồi gậy ông đã đập lưng ông : những phương pháp được lặp đi lặp lại một cách máy móc dần dà trở nên kém hiệu quả, những đệ tử ngoan ngoãn không phải là nhà quản lý giỏi. Ảo tưởng trong cuộc xâm lăng Ukraina là do vây quanh Putin toàn là những kẻ chỉ biết vâng dạ thay vì nói cho ông ta biết sự thực.
Nhưng nhất là với cái nhìn méo mó về con người, Vladimir Putin không thể dự kiến được phản ứng của người Ukraina và phương Tây. Ông ta ngỡ rằng đã trói chặt châu Âu nhờ dầu khí, đã cài cắm đủ các tay trong ở Ukraina và phương Tây. Nhưng châu Âu đã bất ngờ tỉnh thức, nhất là Pháp, Đức, Ý. Những mạng lưới xây dựng công phu từ hai chục năm qua trở nên vô dụng, vì sự kiêu căng điên rồ của một bạo chúa - tin rằng có thể thống trị lâu dài bất chấp những gì đã gây ra cho nhân loại.
Mục tiêu cuộc chiến được Nga thay đổi sau mỗi thất bại
Le Figaro số cuối tuần nhận định chiến tranh ở Ukraina là một « Cuộc chiến không mục đích ». Hôm thứ Năm, Vladimir Putin trơ trẽn tự nhận « cuộc chinh phục những vùng đất mới » đã « có kết quả tốt », hoan nghênh biển Azov trở thành « nội hải » của Nga, nhắc nhở rằng đó là khát vọng của Pie Đại đế. Tuy nhiên « không có chuyện sáp nhập thêm đất mới », và cần đàm phán để « tìm được một thỏa thuận ». Bị thay đổi liên tục kể từ thất bại đầu tiên, mục tiêu cuộc chiến của Kremlin ngày càng mù mờ. Lợi ích chiến lược nào của việc tập trung oanh tạc khủng khiếp Bakhmut ?
Ngược lại chiến lược của Kiev rất rõ ràng. Bộ trưởng Quốc Phòng Oleksiy Reznikov khẳng định sẽ giành lại tất cả những lãnh thổ bị chiếm đóng, « kể cả Crimée ». Những vụ oanh kích vào trung tâm nước Nga cũng không vượt qua lằn ranh đỏ, vì Putin khi tự ý sáp nhập bốn tỉnh của Ukraina, đã làm cho chiến tranh diễn ra « trên đất Nga » rồi. Một đất nước không kiểm soát được biên giới, để cho những quân đội tư nhân đánh giùm, giới trẻ chạy trốn ra nước ngoài, cảnh sát đe dọa những bà mẹ chiến sĩ…Đó sẽ là một nước Nga lụn bại sau khi thất trận.
Putin phải trả lời về tội ác ở Ukraina
L'Express đã phỏng vấn hai nhà văn Andrei Kourkov của Ukraina – tác giả « Những con ong xám » và nhà văn Ý Guiliano da Empoli - tác giả cuốn sách bán rất chạy « Pháp sư Kremlin », giải thưởng lớn Viện Hàn lâm Pháp. Dù được viết trước khi cuộc xâm lăng xảy ra, tác phẩm của họ giúp hiểu được thực tế Ukraina và tính chất thực sự của chế độ Vladimir Putin. Cả hai cho rằng với Putin là « chiến lược đốt sạch, hỗn loạn và hủy diệt ».
Nhà văn Kourkov cho biết từ thế kỷ 18, Pie Đại đế đã cấm in những văn bản tôn giáo bằng tiếng Ukraina, và đến 1917, các Sa hoàng đã ra trên 40 sắc lệnh để hạn chế ngôn ngữ Ukraina. Ông cho rằng không thể đàm phán với Putin, vì ông ta không hề có trách nhiệm về lời nói của mình. Mới hôm trước nói rằng không tấn công Ukraina thì hôm sau đã xua quân sang. Và nếu Putin bị thay thế, chế độ hiện nay sẽ sinh ra Putin 2 hay Putin 3,4…Nhà văn Empoli nhấn mạnh, chế độ Putin chỉ biết có ngôn ngữ của vũ lực và nhắc nhở, trong lịch sử nước Nga những cuộc cách mạng chỉ diễn ra sau khi bại trận năm 1905 và 1917.
Bà Oleksandra Matviitchouk, giải Nobel Hòa bình 2022 khẳng định « Putin là tội phạm chiến tranh đang ngự ở Kremlin ». Theo nữ luật sư nhân quyền, quân Nga tra tấn, hãm hiếp…người dân Ukraina, tiến hành những trò tàn bạo đủ loại ; tổ chức phi chính phủ của bà đã thu thập được nhiều bằng chứng. Những tội ác chiến tranh này đều được Putin khuyến khích, và như vậy ông ta cần phải bị xét xử trước tòa án quốc tế.
Muốn hòa bình, châu Âu cần chuẩn bị chiến tranh
Về phía châu Âu, Le Point đặt câu hỏi châu lục này « Có biết rằng đang trong thời chiến hay không ? ». Cách đây mười năm, EU nhận giải thưởng Nobel Hòa bình nhờ dự án siết chặt mối quan hệ giữa các Nhà nước thành viên từ 1992 trong khuôn khổ hiệp ước Maastricht. Nhưng thời điểm bây giờ không còn dành cho hòa bình mà là chiến tranh. Vấn đề nay không phải là dỡ bỏ các đường biên giới, mà là dân tộc chủ nghĩa cứng rắn ; không phải xây dựng hệ thống pháp lý mà là tương quan lực lượng thô bạo. Cuộc chiến ở Ukraina bước vào mùa đông đầu tiên và có thể không phải là cuối cùng. Khác với cuộc xung đột Nam Tư cũ trong thập niên 90 chỉ diễn ra ở vùng Balkan, trật tự hậu chiến trên toàn châu Âu bị đảo lộn.
Tác giả Luc de Barochez cho rằng châu Âu bị tấn công mà vẫn không nhận ra. Matxcơva đã tung ra cuộc chiến năng lượng. Theo tính toán của The Economist thì giá băng sẽ sát hại khoảng mấy chục ngàn người tại châu Âu trong mùa đông này, cao hơn nhiều so với trên chiến địa : có thể hơn những mùa đông trước đến 335.000 người. Trước vụ vi phạm hòa bình trầm trọng nhất lại châu lục kể từ 1945, phản ứng cho đến nay chủ yếu là núp sau lưng Hoa Kỳ. Viện trợ quân sự Mỹ cho Ukraina nhiều gấp ba lần toàn bộ các nước châu Âu (kể cả Anh).
Nếu châu Âu giàu có không thể đối phó được mối đe dọa trực tiếp về an ninh, thì còn gì là lý do tồn tại ? Châu Âu cần một cuộc cách mạng tư duy. Từ khi thành lập Cộng đồng Than & Thép năm 1952, mục tiêu là « thay thế sự đối địch giữa các quốc gia bằng một liên minh các dân tộc trong tự do và đa dạng ». Phượng hoàng có thể sống dậy từ tro tàn, nhưng ngày nay thế giới đã thay đổi. Cả một đất nước đã đứng lên cầm vũ khí đối phó với quân xâm lược Nga. Châu Âu phải rút ra bài học, cần vũ trang để buộc phải tôn trọng các láng giềng, trong bối cảnh tình hình các nơi đang xấu đi ; không cứ phải trông cậy vào nước Mỹ. Như người xưa đã nói, muốn hòa bình thì phải chuẩn bị chiến tranh.
Kế hoạch chống dịch của Bắc Kinh là gì ?
Nếu mục đích chiến tranh của Putin không rõ, thì về phía « bạn vàng » của ông là Tập Cận Bình, The Economist cũng thắc mắc : « Kế hoạch chống Covid là gì ? ». Lúc này là thời điểm kỳ lạ để giảm nhẹ phong tỏa. Những nước khác như Singapore, Đài Loan đã chuẩn bị vac-xin, thuốc kháng virus, tăng thêm các đơn vị hồi sức tích cực rồi mới giải tỏa dần dần. Còn Trung Quốc dưới áp lực của người biểu tình và tình trạng kinh tế suy sụp, đột ngột bỏ hẳn các biện pháp chính là xét nghiệm, cách ly, phong tỏa. Một chính quyền có trách nhiệm thì đã nhận sai và loan báo những bước cần thiết để thoát dần zero Covid. Nhưng Tập Cận Bình và đảng cộng sản đã tỏ ra vội vã, dù đã sẵn sàng hay chưa. Mọi dấu hiệu cho thấy là chưa.
Trung Quốc có quá ít giường hồi sức để đối phó với những ổ dịch lớn, không đủ nhân viên y tế, không có quy trình điều trị, và nhất là tỉ lệ người lớn tuổi được chích ngừa quá ít. Các quan chức và truyền thông nhà nước nay ra sức nói rằng biến thể Omicron không nguy hiểm. Trong một quốc gia từ lâu vẫn khuếch đại nỗi sợ con virus, thái độ này vừa thiếu liêm sỉ vừa nguy hại, vì Omicron vẫn giết người nếu không có miễn dịch cộng đồng, mà Hồng Kông đã chứng minh. Điều này gợi lên viễn cảnh đáng ngại là đảng sẽ che giấu số tử vong thực sự do Covid, hoặc đổ lỗi cho địa phương. Những viên chức nhỏ được giao nhiệm vụ bất khả là giảm nhẹ hạn chế đồng thời xử lý một số lượng lớn ca lây nhiễm. Cũng như chúng ta, họ sẽ tự hỏi : Kế hoạch chống dịch là gì ?
« Cách mạng giấy trắng » : Một thế hệ hoạt động chính trị mới được khai sinh
L’Obs nhận thấy « Một thế hệ chính trị mới đã được khai sinh tại Trung Quốc ». Việc ông Lý Cường (Li Qiang), bí thư Thượng Hải trở thành ủy viên thường trực Bộ Chính trị và sẽ là thủ tướng đã gây bất ngờ. Những người dân gào thét ở cửa sổ vì đói ăn, trẻ em bị tách khỏi cha mẹ…những thảm cảnh khi thành phố 26 triệu dân bị phong tỏa trong thời gian dài khiến người ta nghĩ rằng Lý Cường sẽ mất chức. Nhưng ông ta lại được Tập Cận Bình tưởng thưởng cho sự trung thành. Đối với dân Thượng Hải vốn sung túc, văn minh, đây là một cái tát ; thế nên không có gì ngạc nhiên khi biểu tình ở đây cũng mạnh mẽ nhất.
Bài học lớn nhất : giới lãnh đạo cấp cao nhất bị tách rời khỏi thực tế, không cảm thấy được sự bức bối của giai cấp trung lưu nhất là giới trẻ thành thị. Trong khi đảng cộng sản có tới 96 triệu đảng viên, các ủy ban khu phố là tai mắt, giám sát kỹ thuật số chặt chẽ chưa từng thấy. Tập Cận Bình, « chủ tịch của tất cả » -  vì đẻ ra nhiều ủy ban do chính ông làm chủ tịch – cũng là người chịu trách nhiệm vì tất cả những bất cập này. Đảng đã nhượng bộ rất đáng kể về zero Covid, nhưng liệu có thay đổi cách quản trị hay sẽ tiếp tục đàn áp ?
Hỏi tức là trả lời, nhìn đâu cũng thấy « thế lực thù địch », hàng loạt người biểu tình đã bị truy bức. Một thế hệ mới nảy sinh từ « Cuộc cách mạng giấy trắng », sẽ không tiếp tục để bị nhốt vào lồng nếu không có một khế ước xã hội mới. L’Express cho rằng sai lầm của Tập Cận Bình là đã cắt đứt khế ước này. Theo Le Point, « Trung Quốc trong ngõ cụt zero Covid », Tập Cận Bình tự sập bẫy. Khoe khoang chiến thắng trước con virus và tính « ưu việt » của mô hình Trung Quốc, nhưng thực ra ông đã sáng chế Covid không hồi kết – một ý tưởng chẳng hay ho gì hơn so với sáng kiến đi xâm lăng nước láng giềng của Vladimir Putin.
Trung Quốc, đại cường giá trị ảo
Nhìn chung, không chỉ Putin ảo tưởng về sức mạnh. L'Express nghi ngờ « Trung Quốc, một siêu cường được thổi giá quá mức ? ». Trên các lãnh vực kinh tế, địa chính trị, dân số hay quân sự, đế quốc tự cho là trung tâm thế giới đã có những dấu hiệu xuống sức. Trong hai thập niên qua, đã có biết bao nhiêu bài viết, trang nhất các báo, những cuốn sách cho rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là đại cường số một thế giới trong tương lai, thậm chí đã ngự trị ở vị trí này. Nhưng khẳng định này quá vội vã, không tính đầy đủ các tiêu chí.
Trước hết về kinh tế, tăng trưởng GDP từ 12 % sụt xuống còn 3 % chỉ trong một thập niên. Nhưng không chỉ do việc quản lý Covid một cách thảm họa hay cuộc chiến tranh do « ông bạn thân » Vladimir Putin khởi động ở Ukraina không thể giải thích hết. Những yếu tố khác là kinh tế quá « nóng », đầu tư chậm lại, phản ứng của phương Tây trong những lãnh vực chiến lược. Tăng trưởng thấp như thế, mục tiêu xóa đói giảm nghèo cho 700 triệu người Trung Quốc sẽ không đạt được. Và thế là tính chính danh mà chế độ dựa vào đó để trấn áp, đòi hỏi dân chúng phải hy sinh, trước mắt có nguy cơ sụp đổ. Thêm vào đó, Trung Quốc lệ thuộc rất nhiều vào nước ngoài, đặc biệt là vùng Vịnh, về dầu khí.
Tiếp theo là dân số. Hầu hết gia đình chỉ muốn có một con. Với tỉ lệ sinh thuộc loại thấp nhất thế giới như Nhật Bản và Tây Âu, không có chính sách nhập cư, Trung Quốc sẽ thiếu lao động trong kỹ nghệ, khai thác mỏ và nông nghiệp ; không trả nổi lương hưu và việc nghiên cứu có thể yếu đi. Còn về ngoại giao ? Tuy việc mua trái phiếu của mấy chục nước giúp Bắc Kinh tránh được một số chỉ trích về nhân quyền và Đài Loan, nhưng những nước lệ thuộc Trung Quốc về tài chánh hầu như đều nằm ở châu Phi, châu Mỹ la-tinh, châu Đại Dương, tiếng nói ít trọng lượng. Những quốc gia mạnh hơn nằm trên Con đường tơ lụa mới như Kazakhstan không phải luôn tuân phục Bắc Kinh.
Trong lãnh vực quân sự, chiến lược ; tuy cứ mỗi ba năm Trung Quốc cho xuất xưởng số lượng tàu chiến tương đương với cả hạm đội Pháp về trọng tải, nhưng lực lượng này dù hùng hậu liệu có đọ nổi với Đệ thất Hạm đội Mỹ ? Không có được đối tác quân sự vững mạnh, hải quân Trung Quốc đơn độc tập luyện, đôi khi tập trận với hạm đội Nga, mà thành tích mới đây chẳng lấy gì làm vẻ vang trên Hắc Hải. Về địa lý, trên biển Trung Quốc vô cùng bất lợi, những bán đảo, quần đảo xung quanh hầu hết thuộc phương Tây hoặc là đồng minh của Mỹ : Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Philippines, Vanuatu hay…Đài Loan. Bắc Kinh đã thất bại trong ý đồ lập liên minh quân sự (trừ Salomon) tại Tây Thái Bình Dương. Ưu thế của một chế độ muốn tạo lập sức mạnh bên ngoài nằm ở sự ổn định trong nước, Bắc Kinh đã có được. Cho đến khi người dân nổi dậy chống lại zero Covid !
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.100 giây.