logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/12/2022 lúc 05:38:05(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

Nhà văn Trần Doãn Nho tên thật là Trần Hữu Thục. Ông dùng bút hiệu Trần Doãn Nho cho những sáng tác văn chương và lấy tên thật làm bút hiệu khi viết tiểu luận. Là một tác giả quen thuộc trên văn đàn miền Nam từ trước 1975 và cho đến hiện nay ở hải ngoại. Đã tốt nghiệp Đại học Huế ngành Triết năm 1968. Tiếp tục theo bậc cao học tại Đại học Văn Khoa Sài Gòn cho đến cuối năm 1969, ông được Đại học Huế mời về làm Phụ khảo Triết. Khi hết hạn hoãn dịch, thay vì xin gia hạn, ông chọn nhập ngũ, thuộc khóa 6/70 trường Bộ Binh Thủ Đức. Ra trường, chỉ vỏn vẹn làm Hành chánh Quân y 3 tháng, rồi được biệt phái trở về dạy Đại học Huế. Trước năm 1975, ông đã cộng tác với các tạp chí văn học ở Sài Gòn như Văn, Vấn Đề, Khởi Hành, Bách Khoa, Tân Văn, Đối Diện. Sau tháng Tư Đen, như tất cả các sĩ quan và viên chức chế độ VNCH, ông bị tù cải tạo cho đến năm 1981 và 12 năm sau, 1993, cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Trên mảnh đất dung thân mới, ông cầm bút trở lại và cộng tác với nhiều tạp chí văn học và website hải ngoại như Văn Học, Văn, Hợp Lưu, Việt, Thế Kỷ 21, Phố Văn, Gió Văn, Talawas, Gió O, Người Việt. Ông đã xuất bản các tác phẩm cả về văn, thơ, tạp bút, tiểu luận [1] và gần đây nhất là Tuyển tập Tiểu luận “Cõi Chữ Cõi Người” gồm hai tập:
 
■ Tập I: Biên khảo về văn chương và văn học.
 
■ Tập II: Biên khảo về chính trị, văn hóa, xã hội và ngôn ngữ.
 
được “lựa chọn trong nhiều bài viết đủ loại, từ văn học, văn chương cho đến xã hội, chính trị và ngôn ngữ, đăng tải rải rác trên nhiều tạp chí giấy và mạng trong gần 30 năm qua, được ký, khi thì Trần Hữu Thục, tên thật, khi thì Trần Doãn Nho, bút hiệu, vốn thường sử dụng cho các sáng tác văn hay thơ. Để tránh những ngộ nhận không cần thiết xảy ra, tác giả đã sử dụng cả hai tên trong tập sách” như tác giả đã trình bày nơi lời Mở của hai tập sách này.
 
Tập 1 gồm có các bài viết sau đây:
■ Xuân Tình Trong Đường Thi
■ Tác Giả: Cuộc Thăng Trầm
■ Đọc Sách: “Lý Thuyết Trung Hoa Về Hư Cấu” Của Ming Dong Gu
■ Tự Lực Văn Đoàn và chuyện văn phong
■ Tính “Văn Học” Trong Văn Học Miền Nam
■ Theo Dấu Nhân Vật
■ Giữa Văn Và Thơ
 
Và tập 2 gồm các bài:
■ Hiện tượng chống Mỹ
■ Vấn đề tự do diễn đạt
■ Khía cạnh ngôn ngữ trong “Phong trào Dù” Hồng Kông
■ Về một đất nước mang tên Việt Nam Cộng Hòa
■ Donald Trump, kẻ lạ mặt
■ “Nội Chiến” Ngôn Ngữ Ở Ukraine
■ Từ Coronavirus Đến “Dịch Hạch” Của Albert Camus
■ Chuyện trái tim
 
Phần cuối của mỗi tập là tài liệu tham khảo và giới thiệu tác giả cùng tác phẩm.
 
Trần Doãn Nho tốt nghiệp đại học khoa triết, là nhà văn và cũng từng là nhà giáo, nên mỗi một tiểu luận đều được trình bày khúc chiết, chặt chẽ. Ông có lợi thế là ngoài tiếng Việt, ông còn biết tiếng Anh, tiếng Pháp nên đã tìm hiểu rất sâu từng vấn đề mà ông muốn trình bày. Cứ nhìn phần tham khảo được in sau mỗi cuốn sách sẽ rõ: từ Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Hưng Quốc... cho đến Jean-Paul Sartre, Alain Robbe-Grillet, Nathalie Sarraute, Ming Dong Gu, Noam Chomsky, Vladimir Putin, v.v... Có thể nói đây là nguồn tài liệu rất phong phú giúp độc giả hiểu biết hơn về đời sống văn hóa, chính trị và xã hội chung quanh.
 
Chẳng hạn, ở tập 1, với “Xuân tình trong Đường thi” viết về Hàn Ốc, bạn sẽ biết được thời Vãn Đường “sự phát huy thi ca khuê tình đời Đường đến một mức độ táo bạo không ngờ” (sđd tr. 19). Nhà thơ Hàn Ốc “bất chấp thi giáo, dám làm trái lễ nghĩa phong kiến, mô tả một cách trần trụi quan hệ nam nữ trong thơ” (sđd tr. 21). Nhà văn Trần Doãn Nho (TDN) cũng giới thiệu cuốn sách “Lý Thuyết Trung Hoa Về Hư Cấu” Của Ming Dong Gu” (MDG), là tác giả khá nổi tiếng trong giới hàn lâm Hoa Kỳ, Trung Quốc cũng như Đài Loan, dạy tại nhiều trường đại học ở Hoa Kỳ và viết nhiều tiểu luận bàn về văn học đối chiếu giữa Đông và Tây (sđd tr. 75). MDG muốn “hệ thống hóa lý thuyết văn chương Trung Hoa, bắc một nhịp cầu giữa văn chương Trung Hoa cũ và mới, giữa Trung Hoa và Tây phương, giữa truyền thống và hậu hiện đại. Từ đó, ‘quốc tế hóa’ lý thuyết truyện hư cấu Trung Hoa đưa nó hòa nhập vào trào lưu hư cấu toàn cầu” (sđd tr. 76).


Hay “Tự Lực Văn Đoàn và chuyện văn phong” nói đến quan niệm viết văn của Nhất Linh và Thạch Lam, cùng giới thiệu văn phong tiêu biểu trong văn chương Việt Nam kể từ thời đổi mới đầu thế kỷ 20, để thấy công lao rất lớn của TLVĐ “đã tạo nên một bước ngoặt thẩm mỹ cho nền văn chương Việt Nam. Đó là cuộc cách mạng văn phong, vượt thoát khỏi vòng kiềm tỏa của thứ văn biền ngẫu, đăng đối, sáo mòn, đầy dẫy những từ ngữ Hán Việt cùng những lối nói văn hoa rỗng tuếch... Và sáng tạo ra một cách viết mới chịu ảnh hưởng của Tây phương nhưng hoàn toàn thấm nhuần ngôn ngữ Việt” (sđd tr. 140).


Ở “Tính ‘Văn Học’ trong Văn Học Miền Nam”, tác giả muốn đả phá quan niệm chật hẹp và độc đoán của nhà cầm quyền cộng sản gọi Văn Học Miền Nam là “văn học thực dân mới”, “văn học đồi trụy”, “văn học phản động” hay sau này, nghe lịch sự hơn nhưng có vẻ xách mé, là “văn học đô thị” (sđd tr. 147). Ông bàn về Văn Học Miền Nam “bằng một cái nhìn khác, tổng quát hơn, ‘văn học’ hơn, nghĩa là rộng rãi hơn, đa dạng hơn”, để đi đến kết luận: “Nếu văn học miền Bắc là đơn nhất, là một khối, một tảng và là một công cụ hữu hiệu bảo vệ chế độ thì ngược lại, Văn Học Miền Nam là một thứ kính vạn hoa. Nó soi rọi từng chân dung, từng số phận, từng hoàn cảnh, từng ngóc ngách của cuộc sống. Do đó, nó không thể trở thành công cụ của nhà cầm quyền... Nó không những phát triển theo chiều hướng riêng của nó, mà còn bảo lưu các tác phẩm văn học cổ điển, văn học tiền chiến, những tác phẩm văn học khác trước năm 1954 cũng như các tác phẩm của Nhân Văn Giai Phẩm” (sđd tr. 174, 175).


“Theo dấu nhân vật” được TDN viết lại hoàn toàn mới từ bài gốc “Nhân vật tiểu thuyết” được đăng tải 24 năm trước đây trên tạp chí Văn Học (California, Hoa Kỳ) số 147, tháng 7/1998, và sử dụng nó như một tài liệu tham khảo, do nguồn tài liệu mới có sẵn và cũng do cách nhìn thay đổi. Độc giả sẽ hiểu khái niệm nhân vật qua từng thời kỳ: Trung cổ, tân tiểu thuyết, hậu hiện đại, hậu hậu-hiện-đại. Tác giả kết luận: “không có con người thì không có nhân vật; không có nhà văn cũng không có nhân vật. Và không có nhân vật thì cũng chẳng có văn chương... Sự khai sinh ra (những) nhân vật và những gì vây quanh nó là một quá trình sống động: tương quan hỗ tương giữa tác giả - con người - chữ nghĩa. Nhân vật, như thế, không đến từ hư vô. Nó được tác giả tiếp nhận, thai nghén, nuôi dưỡng lâu (và có thể rất lâu), ở giữa người đời và đời người trước khi được hóa thân thành chữ trên giấy/màn hình” (sđd tr. 225).
 
Ở tập 2, nói về Hiện tượng chống Mỹ (HTCM), TDN phân tích rồi tỉ mỉ giới thiệu Lịch sử của HTCM qua năm giai đoạn tính từ giai đoạn sơ khai cho đến chiến tranh lạnh, ở các nước Á Rập, châu Mỹ La Tinh, Âu châu, Pháp và ngay cả trên nước Mỹ. Ông cho hay, “Từ lâu, người quốc gia Việt Nam, ... không ngần ngại đổ lỗi sự thất bại của VNCH cho những người có thẩm quyền trong chính giới Mỹ ... hay nói chung, cho sự thất hứa của chính quyền Mỹ đối với các cam kết bảo vệ miền Nam... Nhưng không mấy ai nhận ra rằng, đàng sau sự thất hứa đó, là tác động tích cực của giới trí thức chống chiến tranh Mỹ mà Chomsky đứng ở hàng đầu vì mỗi bài báo, bài diễn thuyết hay lời hô hào của Chomsky đều là cú đấm ngàn cân vào các nỗ lực của Mỹ và của VNCH trong cuộc chiến” (sđd tr. 49-50).


Hay khi nói về “Vấn đề tự do diễn đạt” bấy lâu chúng ta vẫn nghĩ nạn nhân đầu tiên là ở Trung Hoa vào thế kỷ thứ ba trước Tây Lịch vào khoảng năm 221, thời Tần Thủy Hoàng (phần thư khanh nho) (sđd tr. 74). Nhưng chính nhà hiền triết Socrates (469-399 BC) mới là nạn nhân đầu tiên của chế độ kiểm duyệt, vì không thờ phượng những thần thánh mà thành phố thờ phượng, lại đưa vào những thần thánh của riêng mình, và làm hư hỏng giới trẻ. Ông bị buộc uống thuốc độc chết vào năm 399 (trước CN) (sđd tr. 75). “Nhưng có thể nói, không ở đâu mà chế độ kiểm duyệt kéo dài lâu nhất, tinh vi nhất, khắc nghiệt nhất bằng chế độ kiểm duyệt ở nước Nga Xô Viết” (sđd tr. 82). “Bây giờ, khối Xô Viết đã tan rã, chủ nghĩa cộng sản bị phá sản, nhưng chính quyền cộng sản Việt Nam hiện nay vẫn xem các luận điểm của Lenin là bảng chỉ đường” (sđd tr. 87). Tác giả kết luận: “... trong cái thế giới mở của ngày hôm nay, tự do phát biểu đã dần dần trở thành chuyện thường ngày. Dù sớm dù muộn, nó phải diễn ra, và là một điều không thể tránh khỏi. Chống lại tự do diễn đạt rõ là chống lại chính mình, chống lại chính cái quyền mỗi người đều có trong cuộc sống” (sđd tr. 93, 94).


“Khía cạnh ngôn ngữ trong ‘Phong trào Dù’ Hồng Kông” giúp độc giả hiểu tường tận hơn về phong trào Dù, biểu trưng cho cuộc tranh đấu không ngơi nghỉ của nhân dân, nhất là giới trẻ Hồng Kông, yêu cầu Bắc Kinh giữ lời hứa “Một quốc gia, hai hệ thống”, cho phép bầu cử tự do, chống chính sách đại lục hóa... mà đỉnh điểm của nó là vào năm 2014. Tác giả giải thích ý nghĩa của danh xưng Cách mạng Dù trên hai tấm bích chương được viết bằng hai cách khác nhau: “Vũ tán cách mệnh” (viết theo tiếng Quan thoại / Mandarin, là thứ ngôn ngữ các sinh viên học sinh học ở nhà trường và sử dụng trên báo chí) và “Già đả cách mệnh” (viết theo tiếng Quảng / Cantonese, thứ tiếng được sử dụng hầu như khắp nơi ở Hồng Kông) cho thấy đầy cả ẩn dụ nằm đằng sau cách sử dụng ngôn ngữ! (sđd tr. 97 – 99).


“Về một đất nước mang tên Việt Nam Cộng Hòa”, tác giả giới thiệu hồi ký của giáo sư Nguyễn Văn Trung, một trí thức khuynh tả thời VNCH, để nêu lên tính chất ưu việt của thời ấy. Chẳng hạn, Miền Nam đã có những lựa chọn trật tự cao hơn (đạo lý tình người thay vì pháp lý chính trị). Họ không tố cáo anh em bạn bè trong tổ chức Việt Cộng, thậm chí còn cho tá túc trong nhà. Con cái của một người đi theo cộng sản chẳng gặp khó khăn gì trong việc học hành, thi cử, kể cả được cấp học bổng du học... Tôi không khỏi không nhớ đến “Vũ Hạnh, một cán bộ CS nằm vùng trong Bách Khoa, từng bị bắt vào tù nhiều lần, nhưng đều được các văn hữu “với tấm lòng” cứu ra, trong số đó phải kể tới Linh mục Thanh Lãng chủ tịch Văn Bút, chủ nhiệm (Bách Khoa) Lê Ngộ Châu đã vận động để Vũ Hạnh được thả ra để rồi sau đó Vũ Hạnh lại công khai hoạt động. Sau 30/4/1975, Vũ Hạnh chính thức lộ diện là một cán bộ cộng sản và, như một hung thần, Vũ Hạnh lập thêm công trạng bằng cả một danh sách chỉ điểm cho “cách mạng” truy lùng bỏ tù hầu hết các văn nghệ sĩ miền Nam còn kẹt ở lại, trong đó có cả những người đã từng ký tên đòi trả tự do cho Vũ Hạnh khi đang trong vòng lao lý.” [2]


Theo giáo sư Nguyễn Văn Trung, Văn học Nghệ thuật là mặt xuất sắc nhất của VNCH. Những nhà văn, nhà trí thức miền Nam có thể viết bất cứ cái gì mà không phải bận tâm mấy về an ninh bản thân. Họ chỉ bận tâm về “viết cái gì” và “viết thế nào”, chứ không phải về “có thể viết được hay không” (sđd tr. 121 – 124). Nghĩa là thời VNCH, các nghệ sĩ sáng tác chỉ lo “viết” mà không cần phải “lách” như thời buổi hiện nay. Họ được tự do sáng tác, là một trong những yếu tố rất cần thiết trong sáng tạo. Bởi thế, nên sau 1975, “tuy nhà nước cộng sản tìm mọi cách hủy diệt nền văn học nghệ thuật VNCH nhưng rốt cuộc nó không những không biến mất mà còn dai dẳng tồn tại và được trân trọng bảo tồn ở cả hai miền Nam Bắc. Càng về sau, văn học miền Nam càng được đánh giá một cách tích cực từ những nhà nghiên cứu chuyên môn cho đến ngay cả từ chính nhà cầm quyền cộng sản” (sđd tr. 127). Thêm nữa, nhạc vàng của miền Nam đã hồi sinh mạnh mẽ “không chỉ bằng nhạc mà bằng cả chính các ca, nhạc sĩ một thời xây dựng nên không khí VNCH... Văn học nghệ thuật quả đã mang VNCH lừng lững đi vào, đi sâu trong lòng đất nước” (sđd tr. 135) ... Tác giả đã dùng nhận định của Giáo sư Nguyễn Văn Trung để kết luận, ‘Cái gọi là “đổi mới [hiện nay] chẳng qua là trở về những cái cũ đã bị phủ nhận.’ Hiểu như thế, VNCH không phải là quá khứ, mà chính là tương lai. Là mô hình của một Việt Nam đổi mới, dân chủ, tự do” (sđd tr. 139).


“Donald Trump, kẻ lạ mặt” mang nhiều tính chất thời sự, tổng hợp của bảy (7) bài viết của TDN về cựu tổng thống Donald Trump kể từ ngày ông xuất hiện trên chính trường Hoa Kỳ vào năm 2015 cho đến tháng 2/2021, được tác giả nhuận sắc và cập nhật bằng những tin tức mới nhất, với diễn tiến từng giờ phút nghẹt thở của ngày lịch sử 6/1/2021. Tác giả cố gắng dựng lại chân dung sống động của một nhân vật lịch sử đương đại, vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, “một tổng thống phá cách mà trong suốt nhiệm kỳ bốn năm, cả thế giới gần như chao đảo theo ông, do những hành vi hay phát ngôn bất ngờ và bất thường. Trump đã để lại một dấu ấn riêng biệt, sâu đậm trong chính trường Hoa Kỳ và thế giới. Dù đúng hay sai, hợp lý hay không hợp lý, tiêu cực hay tích cực, những quyết định của ông đã làm thay đổi bộ mặt nước Mỹ và thế giới. Trump không những không tìm cách tự điều chỉnh mình để thích ứng với thế giới và với vai trò tổng thống của Mỹ như một siêu cường, mà buộc thế giới và nhân dân Mỹ phải thích ứng với chính bản thân ông. Chính điều này đã làm cho Trump thành công mà đồng thời cũng khiến cho Trump thất bại” (sđd tr. 189). Đây là một bài viết rất lý thú giúp người ít theo dõi chính trị như tôi hiểu cách ứng xử của Mr. Trump và cuộc bạo loạn ngày 6/1/2021.


“Nội Chiến Ngôn Ngữ Ở Ukraine” nói đến nguyên nhân lịch sử dẫn đến ngày 24/2/2022 khi Putin ra lệnh mang 150 ngàn quân tấn công Ukraine. Sau hàng thế kỷ bị Nga-hóa từ thời Peter the Great (1672-1725), cho đến khi chế độ Liên Xô sụp đổ, tiếng Ukraine hầu như bị loại trừ ra khỏi mọi sinh hoạt công cộng trong một thời gian dài... “Với tinh thần yêu nước nồng nàn và với một sự nghiệp văn chương lớn lao được sáng tác bằng tiếng Ukraine, Taras Shevchenko đã được người dân Ukraine tôn vinh như là người tái thành lập quốc gia Ukraine hiện đại” (sđd tr. 197). Tác giả kết luận, “Quả thật là có một cuộc “nội chiến” ngôn ngữ giữa tiếng Ukraine và tiếng Nga. Nhưng... Ukraine sẽ tồn tại như một quốc gia độc lập với ngôn ngữ riêng biệt của nó, bất chấp mọi ý đồ của Nga... Cuộc chiến đấu kiên cường hiện nay của chính phủ và nhân dân Ukraine tự nó là một phản bác hùng hồn luận điểm ‘On the Historical Unity of Russians and Ukrainians’ của Vladimir Putin!” (sđd tr. 212).


“Từ Coronavirus Đến ‘Dịch Hạch’ Của Albert Camus” tìm hiểu về đại dịch Covid-19 thời mới xảy ra cách đây 3 năm. Tác giả so sánh nó với trận dịch hư cấu trong La Peste của Albert Camus để kết luận “cả nhân loại đang sống trong cõi phi lý của Albert Camus! Như lời Alain de Botton viết: (Camus) nhận ra rằng mọi người đều mang cái dịch bệnh này trong chính mình, bởi vì không ai, không một ai trong thế giới là được miễn nhiễm cả” (sđd tr. 226, 227).
 
Trên đây tôi chỉ giới thiệu một số bài tiêu biểu. Phần còn lại xin dành cho bạn đọc tự khám phá những bài thú vị, yêu thích của riêng mình.


Khi trả lời phỏng vấn của nhà thơ Phạm Cao Hoàng về việc “... viết tiểu luận phê bình văn học và biên khảo là công việc anh đầu tư thời gian và công sức nhiều nhất. Vì sao anh lại đi vào con đường gai góc này?”, nhà văn Trần Doãn Nho cho biết: “Về mặt viết biên khảo hay nhận định văn học, anh nói đúng. Đó là lãnh vực đòi hỏi thời gian nhiều nhất: sưu tầm tài liệu, ghi chép, hệ thống hóa suy nghĩ... Viết một bài như thế đôi khi mất cả vài tháng, có khi cả năm. Khác với làm thơ hay viết truyện, viết biên khảo hay nhận định không dựa vào cảm hứng, mà dựa vào tài liệu và suy luận. Phải cẩn thận khi trích dẫn, hay phê phán, và ngay cả khi khen ngợi một ai đó. Nhìn lại, thấy những gì mình viết được còn quá khiêm tốn, về cả lượng lẫn chất. Tôi đã tập tễnh viết biên khảo, nhận định từ hồi mới lên đại học. Vả lại, tôi học triết, mê triết, nên đã có thói quen này. Thành thật mà nói, khó thì khó, nhưng gai góc thì không hẳn là gai góc. Nghề nào nghiệp đó. Thời đi dạy tôi phải soạn cours để dạy, nên dần dần viết lách kiểu đó trở thành thói quen. Nhưng nói chung, viết được là một chuyện, viết cho ra trò lại là một chuyện khác. Tôi chỉ cố gắng, nỗ lực trong khả năng của mình.” [3]


Trích như vậy để thấy tác giả đã dành rất nhiều thời gian và công sức cho bộ sách này được tuyển chọn từ những bài viết với những luận điểm sắc bén, chi tiết, công phu, tỉ mỉ trong gần 30 năm qua. Thậm chí, nếu không đồng ý với tác giả và muốn phản biện, bạn cứ dùng tài liệu tham khảo trong sách làm chuẩn, bảo đảm phần phản biện của bạn cũng sẽ chặt chẽ, đầy đủ, không lo thiếu sót.


Tôi cũng đồng thuận với ý kiến của họa sĩ Nguyễn Trọng Khôi: “Những bài tiểu luận ngắn gọn và súc tích cho người đọc vừa thú vị và vừa như khám phá được điều gì đó. Giữa hai thể loại phê bình lý luận và sáng tác tiểu thuyết tôi thích ở anh phần lý luận nó vừa sắc bén và logic.” [4]


Đây là một bộ sách rất thú vị và rất nên có trong tủ sách gia đình nếu bạn muốn tìm hiểu ngọn ngành những vấn đề thời sự, xã hội, văn hóa, chính trị... của một thời đã và đang qua.
 

15/9/2022
Trần Thị Nguyệt Mai
______________________________  
 
Ghi chú và Tham khảo: 

[1] Tác phẩm đã xuất bản của Trần Doãn Nho – Trần Hữu Thục:
- Vết xước đầu đời, tập truyện ngắn, nxb Thanh Văn, California 1995
- Căn phòng thao thức, tập truyện ngắn, nxb Thanh Văn, California 1997
- Viết và Đọc, tiểu luận văn học, nxb Văn Học, California 1999
- Loanh quanh những nẻo đường, ký và tùy bút, nxb Văn Mới, California 2000; Thư Ấn Quán tái bản năm 2014
- Dặm trường, truyện dài, nxb Văn Mới 2001, California; tái bản & nhuận sắc, Thư Ấn Quán 2018
- Tác giả tác phẩm và sự kiện, biên khảo văn học, nxb Văn Mới, California 2005
- Từ ảo đến thực, tạp bút, nxb Văn Mới, California 2006
- Ẩn Dụ, Cuộc Phiêu Lưu Của Chữ, biên khảo, nxb Người Việt, California 2015
- Thơ Trần Doãn Nho, thơ, Thư Ấn Quán 2018
- Chữ nghĩa văn chương cuộc đời, tạp bút, nxb Văn Học Press, California 2020
- Đi. Trong Một Buổi Sáng, tập truyện, Văn Học Press, 2021
- Cõi chữ cõi người, biên khảo tập I: Văn chương - văn học, nxb Nhân Ảnh, California 2022
- Cõi chữ cõi người, biên khảo tập II: Chính trị - văn hóa – xã hội – ngôn ngữ, nxb Nhân Ảnh, California 2022
 
[2] Nguồn: Ngô Thế Vinh – Chân dung văn học nghệ thuật và văn hóa – Tập 2, Việt Ecology Press 2022, trang 202, 203. 
[3] Nguồn: Thư Quán Bản Thảo số 82, tháng 11/2018, Phạm Cao Hoàng phỏng vấn Nhà văn Trần Doãn Nho, tr. 90, 91. 
[4] Nguồn: Thư Quán Bản Thảo số 82, tháng 11/2018, Nguyễn Trọng Khôi – Trần Doãn Nho và tôi, tr. 66.
______________________________  
 
Độc giả có thể mua bộ sách “Cõi Chữ, Cõi Người” trên mạng Amazon theo link dẫn sau đây:
Cõi Chữ Cõi Người (Tập 1)
Cõi Chữ Cõi Người (Tập 2)
 

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.239 giây.