logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/01/2023 lúc 01:00:35(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, một trong 18 người được nêu trong thư
Fb Phạm Đoan Trang



Bốn chuyên gia độc lập về nhân quyền của Liên Hiệp quốc đã gửi một thư chung tới Chính phủ Việt Nam yêu cầu giải trình về việc cầm tù 18 nhà hoạt động, người bảo vệ nhân quyền và nhà báo- những người bị đã bị bắt giữ tùy tiện và bị tước quyền tự do khi thực thi quyền tự do ngôn luận.

Thư chung đề ngày 02/11/2022 nhưng mới được công khai gần đây được soạn bởi các chuyên gia độc lập thuộc bốn cơ chế nhân quyền LHQ là Báo cáo viên đặc biệt về tình hình của người bảo vệ nhân quyền, Phó trưởng Nhóm Công tác về bắt giữ tùy tiện, Báo cáo viên đặc biệt về quyền sức khỏe thể chất và tinh thần, và Báo cáo viên đặc biệt về tra tấn và các hình thức đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác.

Có bốn nhà hoạt động nữ được nêu tên gồm các bà Phạm Đoan Trang, Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Thị Tâm và bà Cấn Thị Thêu, hai con trai của bà Thêu là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư cũng được lưu ý trong thư cùng với hai người bị bắt giữ gần đây nhưng chưa đưa ra xét xử là Nguyễn Lân Thắng và Bùi Tuấn Lâm.

Theo các thông tin mà các cơ chế nhân quyền LHQ nhận được, 18 nhà hoạt động này bị điều tra hoặc đã bị kết án dựa trên hai điều luật mơ hồ.

Cựu sỹ quan công an Lê Chí Thành và nhà báo Trương Châu Hữu Danh bị kết án “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331, 16 người còn lại bị kết án hoặc bắt giữ theo cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự (hoặc Điều 88 của BLHS cũ).

Trong một số trường hợp, họ bị tra tấn và ngược đãi trong thời gian tạm giam trước khi xét xử.

Là một chuyên gia nhân quyền theo dõi chặt chẽ tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong nhiều năm qua, ông Phil Robertson, Phó giám đốc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), nói rằng các chuyên gia nhân quyền LHQ đã đưa ra các thông tin quan trọng và được thu thập một cách cẩn trọng.

Trong tin nhắn gửi tới RFA, ông nói:

“Thông tin mà các chuyên gia độc lập này thu thập được đóng một chức năng quan trọng trong việc cố gắng buộc Hà Nội phải chịu trách nhiệm về các hành động vi phạm nhân quyền của họ đối với những người bất đồng chính kiến, đặc biệt chính phủ Việt Nam sẽ cảm thấy buộc phải chính thức phản hồi những cáo buộc này.

Nêu ra những trường hợp cụ thể như 18 cá nhân này, các chuyên gia LHQ cho Hà Nội thấy họ đang bị theo dõi chặt chẽ, và đôi khi điều này sẽ dẫn đến việc những người có tên trong bức thư được đối xử tốt hơn trong trại giam.”

Trong thư dài 22 trang, các chuyên gia nêu ra các cáo buộc đàn áp sách nhiễu 18 nhà hoạt động trước khi bắt giữ họ một cách tuỳ tiện, biệt giam trong thời gian điều tra, và xét xử họ bằng những phiên toà không đảm bảo các nguyên tắc xét xử công bằng.

Họ cũng bày tỏ sự lo ngại về các quy định trong Bộ luật Hình sự của Việt Nam cho phép tạm đình chỉ các biện pháp bảo vệ cơ bản, đáng chú ý là quyền tiếp cận luật sư và liên hệ với gia đình, trong suốt giai đoạn điều tra, khiến bị cáo phải đối mặt với tình trạng gia tăng nguy cơ bị tra tấn và ngược đãi và làm suy yếu các nguyên tắc xét xử công bằng.

“Các chuyên gia LHQ nên tiếp tục yêu cầu Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện tất cả những người bị giam giữ chỉ vì thực hiện các quyền dân sự và chính trị của họ một cách ôn hoà,” ông Phil Robertson nói.

Ông cho biết Việt Nam thường phớt lờ những lời kêu gọi của các tổ chức xã hội dân sự toàn cầu và các nhóm nhân quyền như tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhưng Hà Nội khó phớt lờ LHQ hơn nhiều vì chế độ muốn duy trì ảo tưởng rằng họ coi trọng và quan tâm đến suy nghĩ của Hội đồng Nhân quyền LHQ. Ông nói thêm:

“Điều này đặc biệt quan trọng khi Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ vì điều đó đặt ưu tiên cho Việt Nam trong việc duy trì hình ảnh là một quốc gia thành viên LHQ tuyên bố duy trì và tôn trọng nhân quyền."

Bốn chuyên gia LHQ bày tỏ mối lo ngại sâu sắc về những vi phạm rõ ràng có hệ thống của Việt Nam đối với các quyền cơ bản của con người thông qua cáo buộc tùy tiện bắt giữ, giam giữ, xét xử không công bằng và kết án hình sự, liên quan đến việc thực hiện đơn thuần quyền tự do ngôn luận và quan điểm của 18 nhà hoạt động nêu trong thư.

Họ nói nếu các cáo buộc này được xác nhận thì đồng nghĩa Việt Nam vi phạm trắng trợn luật nhân quyền quốc tế, đặc biệt là các điều 9, 14, 19, 25 và 26 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) mà Hà Nội tham gia từ năm 1982.

Nêu ra tình trạng 18 nhà hoạt động bị biệt giam không được gặp luật sư và gia đình trong thời gian điều tra kéo dài hàng năm, các chuyên gia nhắc Việt Nam rằng “quyền tự do không bị giam giữ tùy tiện, không bị tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm khác là những quyền không thể bị hủy bỏ theo luật pháp quốc tế và phải được tôn trọng và bảo vệ trong mọi trường hợp.”

Hôm 06/01, bà Đỗ Thị Thu, vợ của tù nhân lương tâm Trịnh Bá Phương nói với phóng viên:

“Tôi thay mặt gia đình cảm ơn sự lên tiếng của các cơ chế nhân quyền LHQ, và hy vọng Chính phủ Việt Nam phản hồi tích cực bằng cách cải thiện điều kiện giam giữ tù nhân lương tâm và dừng việc tra tấn hay đối xử vô nhân đạo với họ cũng như ngừng đàn áp người hoạt động.

Tôi mong mẹ chồng, chồng và em chồng cũng như các tù nhân lương tâm khác được trả tự do.

Tuy nhiên, tôi không hy vọng Nhà nước Việt Nam sẽ thực hiện điều này trong tương lai gần.”

Thư chung nói biệt giam kéo dài hoặc giam giữ ở những nơi bí mật có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tra tấn và các hành vi tàn ác, vô nhân đạo hoặc đối xử tàn tệ hành vi bị cấm theo Điều 7 của ICCPR, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia Công ước Chống Tra tấn (CAT) từ năm 2015.

Bốn chuyên gia kêu gọi Việt Nam xoá bỏ hai điều 117 và 331 của Bộ luật Hình sự vì hai điều luật này đi ngược với quyền tự do ngôn luận và lập hội được quy định theo Điều 9 và 19 của ICCPR.

Bốn chuyên gia nhân quyền LHQ đề nghị Chính phủ Việt Nam cung cấp thông tin bổ sung về các trường hợp mà thư chung nêu ra và phản hồi về các cáo buộc; giải trình việc bắt giữ, giam giữ và kết án 18 cá nhân trong bối cảnh Việt Nam phải tuân thủ các nghĩa vụ theo luật nhân quyền quốc tế.

Họ cũng đề nghị Việt Nam cung cấp thông tin về điều tra các cáo buộc tra tấn hoặc đối xử vô nhân đạo đối với 18 nhà hoạt động.

Cho tới nay, Chính phủ Việt Nam vẫn chưa phản hồi về thư chung của bốn chuyên gia nhân quyền LHQ, theo thông tin của Văn phòng Cao uỷ về Nhân quyền của LHQ khu vực Đông Nam Á. 

Trong nhiều năm qua, nhiều tổ chức nhân quyền trong nước và quốc tế thường xuyên lên án sự vi phạm nhân quyền có hệ thống ở Việt Nam, với việc bắt giữ tuỳ tiện hàng trăm nhà hoạt động rồi kết án họ với những bản án nặng nề trong những phiên toà không công bằng.

Uỷ hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) cũng nhiều lần công bố Việt Nam vi phạm quyền tự do tôn giáo. Mới đây, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần theo dõi đặc biệt về đàn áp tự do tôn giáo.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025 trong kỳ họp của Đại Hội đồng LHQ giữa tháng 11 năm ngoái. Hà Nội luôn nói không có tù nhân lương tâm mà chỉ giam giữ những người vi phạm pháp luật.

 
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.066 giây.