logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 18/08/2013 lúc 08:22:26(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhắc lại những bài học về “đất nước chỉ toàn sỏi đá và núi lửa” mà mỗi học sinh Nhật Bản từ bé dạy đã được dạy dỗ, Phó chủ tịch QH huỳnh Ngọc Sơn thẳng thắn rằng SGK của chúng ta lại toàn dạy học sinh đất nước ta rừng vàng biển bạc “định hướng ngay từ nhỏ sau này chỉ cần bán tài nguyên đi mà ăn thôi”.

“20% chi cho nhà trường là quy định từ cách đây 20 năm, thời phấn trắng bảng đen. Nhưng giờ đây không chỉ có phấn và bảng”- Bộ trưởng Phạm Vũ Luận than vãn về vấn đề kinh phí cho giáo dục. Trong khi đó, chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý lại cho rằng tài chính cho giáo dục không ít. Vấn đề là thiếu niềm tin vào xã hội khiến nguồn lực này chảy ra nước ngoài.

Không ai lo nồi cơm chung thì làm sao xã hội có Thánh Gióng

Phát biểu trong phiên thảo luận Cáo cáo Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm chất lượng và chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông tại Ủy ban TVQH chiều qua 15.8, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận lý giải 20% ngân sách chi cho giáo dục bao gồm chi cả cho hệ thống đào tạo, ở cả cả trường đảng, bồi dưỡng cán bộ, quốc phòng an ninh, khiến khoản ngân sách dù cao “nhưng vẫn chưa đủ điều kiện để đảm bảo các điều kiện tối thiểu: Kiên cố hóa trường học, chi thường xuyên của nhà trường, nhà công vụ cho giáo viên…”. Bản thân quy định 20% chi cho nhà trường, theo Bộ trưởng, “là quy định từ cách đây 20 năm, thời phấn trắng bảng đen. Nhưng giờ đây không chỉ có phấn và bảng”.

Chủ nhiệm Ủy ban KHCN và Môi trường Phan Xuân Dũng hiến kế rằng đừng chỉ trông vào nguồn lực nhà nước. Bởi theo ông, “trong khi chúng ta xót xa 1-2 triệu đồng” thì nhiều công dân sẵn sàng bỏ ra 5-10 ngàn USD cho con em đi trại hè ở nước ngoài. Vấn đề, theo ông Dũng, phải tìm cách thu hút nguồn lực xã hội.

Là người đứng đầu cơ quan lập pháp về tài chính và ngân sách, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển “lưu ý” Bộ trưởng Luận rằng ngoài NSNN thì ngân sách của các gia đình đang dành rất lớn cho việc học của con em mình. Tổng ngân sách là không hề nhỏ. Nhưng vấn đề đặt ra là nếu tăng ngân sách có nâng được chất lượng giáo dục? “Chính ngành Giáo dục cũng phải chiến thắng bản thân, phải vì lợi ích cộng đồng hơn là lợi ích của ngành”- ông Hiển nói.

Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai thì lien hệ giữa Giáo dục và Y tế. Theo bà, trong ngành y tế, Chính phủ đã đưa ra chiến lược để đến năm 2020, tiền chi từ túi người dân phải “thấp hơn 40%”. Còn trong Giáo dục, nguồn lực cần được đảm bảo song song với việc phải phải trả lời câu hỏi: Giờ túi tiền người dân trong giáo dục ra sao, có giảm đi hay lại tăng lên.

Là Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, ông Phan Trung Lý khẳng định ngay tiền danh cho giáo dục là không ít, thậm chí là nhiều. Nhưng theo ông Lý, do thiếu niềm tin xã hội vào giáo dục khiến nguồn lực này bị phân tán. Nếu không củng cố niềm tin, người dân vẫn sẽ lo cho con em ăn học, nhưng tiền bỏ ra chưa chắc vào nền giáo dục. “Aii cũng lo cho nồi cơm của mình. Nhưng không ai lo nồi cơm chung thì làm sao xã hội có Thánh Gióng được”- Ông Lý thâm thúy.

Hiểu được chết luôn

Đặt thẳng câu hỏi “Chương trình SGK hiện nay đã đạt chưa?”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nhắc lại chuyện từ những khóa QH trước, GS Nguyễn Lân Dũng đã nói rất nhiều về SGK. Trong khi đó “Chúng ta đang làm ngược, viết SGK trước rồi làm chương trình sau”.

Nhắc đến thời Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển trước Quốc hội “vừa trình bày vừa lau mồ hôi”, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước nhắc nhở rằng đã 3 thời bộ trưởng nhưng cuộc chiến (tranh luận) về SGK vẫn chưa dừng. “Tôi đọc cả 2 báo cáo (Báo cáo giám sát và báo cáo của Bộ Giáo dục), Tôi không hiểu nổi, nói như đồng bào gọi là hiểu được chết luôn đó. Giờ phải trả lời tại sao các cuộc cải cách đó, tại sao các cuộc tranh luận về SGK vẫn chưa hạ màn?”- chủ tịch Hội đồng dân tộc than vãn. Và ông kết luận “Bức tranh chung về giáo dục thì được, nhưng SGK thì chưa xong”.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển liệt kê hàng loạt cái thiếu của SGK: Thiếu hơi thở thời đại; Thiếu hơi thở của thực tiễn. Thiếu tính hệ thống. Thiếu tính liên hoàn. Thiếu hẳn đi kiến thức phổ thông. Thiếu những gì đơn giản nhất. Trong khi đó “Nhiều kiến thức thậm chí mang tính bác học”.

Chủ nhiệm Hiển đưa ví dụ ở miền núi, học sinh đang được dạy salon kê thế nào, ánh sáng chiếu làm sao trong khi các cháu chẳng biết cái salon là gì. Hay học sinh trung học phổ thông được học vi phân, tích phân, rồi đến bậc đại học lại học lại y nguyên. Hay câu chuyện chữ viết cải cách rất nhiều, đổi chữ lien tục, nhưng chỉ dẫn tới lúng túng. Ông băn khoăn “Trước chúng ta học phổ thông chỉ 9 năm thôi, học cái gì yêu cái đó, nhưng bây giờ sao học sinh lại chán? Phải chăng chúng ta đang gây lãng phí thời gian xã hội, gây áp lực cho cả học sinh lẫn giáo viên”.

Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn thì bắt đầu phát biểu bằng câu hỏi: “SGK có giáo dục về yêu nước, yêu chế độ không?” Và ông tự trả lời “Không ai nói. Và SGK cũng không có”. Nhắc lại những bài học về “đất nước chỉ toàn sỏi đá và núi lửa” mà mỗi học sinh Nhật Bản từ bé dạy đã được dạy dỗ, ông thẳng thắn rằng SGK của chúng ta lại toàn dạy học sinh đất nước ta rừng vàng biển bạc “định hướng ngay từ nhỏ sau này chỉ cần bán tài nguyên đi mà ăn thôi”.
Theo Blog Đào Tuấn

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.050 giây.