logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 07/01/2023 lúc 03:45:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tôi không nhớ lần sau cùng ra bưu điện mua tem gửi thư cho ai, lúc nào và viết gì trong đó trừ một lần cách đây gần 3 năm ở Sài Gòn khi đi gửi chuyển phát nhanh một tập thơ của một người bạn nhờ gửi tặng cho một người bạn khác. Cũng là gửi thư nhưng không chính thức. Tôi nghĩ ra việc này nhân lúc nhìn lịch thấy chỉ còn 3 ngày nữa là hết năm, nhận email một cô cháu trước Giáng Sinh rất lâu, chưa trả lời được dầu lòng vẫn nghĩ là nên viết xong trước năm mới.


Nghĩ lại, chiều 30 hay 31 viết cũng không sao, chỉ cần một cái click chuột là thư đến, còn việc mở máy đọc lúc nào lại là việc của cháu. Với việc này, “con rùa bưu điện” không thể can thiệp vào chuyện cậu cháu tôi và với đà này, e rằng sẽ có một ngày không xa khái niệm “con rùa bưu điện” không còn được thế hệ trẻ biết đến như tem phiếu, sổ gạo… cũng như không biết gì về thời bao cấp! Tôi nghĩ đến số phận của những lá thư viết tay trên giấy gửi qua đường bưu điện trong thời đại IT này chắc sẽ có ngày bị lãng quên. Và bỗng nhớ về ngày xưa!


Học đệ lục (lớp 7) trường huyện, một thầy giáo tôi rất yêu thương đi quân dịch, thầy cho riêng tôi một tấm hình 6×9 của thầy, tôi vui và rất tự hào vì mình học hành không xuất sắc gì, thầy còn ghi cho tôi cái địa chỉ nhà “để em thích thì viết thư về đó cho thầy”. Tôi nhận, lí nhí nói lời cám ơn và sau vài tuần, tôi viết thư, nắn nót từng chữ từng hàng kể chuyện trường, chuyện phố huyện, chuyện học hành của mình. Hình như đó là thư đầu đời tôi đã viết và gửi qua bưu điện. Thầy không trả lời vì sau đó được về dạy lại do không đủ sức khỏe!


Việc viết thư, viết đơn được dạy trong môn Văn của trường trung học nhưng tôi chẳng học được gì nhiều. Do vậy, hiểu biết của mình về “món” này thật hạn chế, sau này đọc thấy người ta dùng nhiều tên: cánh thư, lá thư, bức thư, có chỗ còn dùng tờ thư (1).


Kính, kính mến, thân mến, thương mến, mến thương, yêu dấu, dấu yêu, nhỏ… là những chữ đầu tiên kèm theo chữ dùng để xưng hô với người mình muốn viết, kính bác, kính anh chị, Kim Anh yêu dấu… Cũng có khi từ chỉ vị trí của người nhận đưa lên trước: Ba mạ kính mến, bạn thân mến, Nhỏ dấu yêu của anh, v.v… Thư cũng như một bài tập làm văn, có đủ các phần nhập đề, thân bài, kết luận. Thư tỏ tình thì kết luận luôn là: “Anh yêu em nhiều lắm”; thư xin tiền học thì: “Mong ba mẹ gửi sớm cho con”; thư phân trần thì: “Xin chú thím hết sức cảm thông cho cháu!” Hoặc: “Em phải tin rằng đó chỉ là hiểu lầm để tha thứ và thông cảm cho anh”. Hihi! Nhưng cái nhập đề mới là thú vị, những người sống ở nông thôn, ít học, chân thật thường hay dùng chữ “Đầu thư” (cũng như khi kết luận hay dùng chữ “Cuối thư” có khi thêm cả cụm từ “không gì hơn…” Và cũng thích nói văn hoa, ví dụ: mượn bút thay lời. Do vậy mới có chuyện vui là một anh đi bộ đội viết thư về nhà bắt đầu bằng câu Kg (kính gửi) bố mẹ yêu dấu, đầu thư, con mượn bút thay lời viết thư này thăm bố mẹ. Đứa em đọc tới đó, bà mẹ buộc đọc tiếp: Mày đọc nhanh xem nó có gửi mì chính về được ít nhiều mà bảo là kilogram. Ông bố mới vừa nhả xong một hơi thuốc lào thì phán: Từ từ đã, mới mua cho một cây bút Hồng Hà trước khi đi mà lơ đễnh thế nào để mất giờ đã mượn bút (thay lời) của người ta rồi!


Phần kết lá thư thường nhắc lại những vấn đề đã nói ở trước, nhấn mạnh thêm và nếu là với những người yêu nhau thì thường kết thúc bằng những câu: “Ngàn đời yêu em”, “Yêu em mãi mãi” hoặc sến sến chút chút thì “Yêu em chết bỏ”, với chuyện xin tiền thì “Đừng quên mẹ nhé”, “Quên thì chết con đấy nhé bố!” rồi còn chua thêm mấy chữ Tàu: “Thư bất tận ngôn” (2), chữ Việt hơi sến sến: “Giấy vắn tình dài!”


Có những khi thư viết đã xong, lại nhớ còn có việc quên chưa nói, phải viết thêm phần Tái bút. Nhiều người thấy rằng tái bút dài dòng viết ngay 2 mẫu tự liền nhau: PS dầu không biết đó là chữ viết tắt của một từ tiếng La tinh có cùng nghĩa: Post Scriptum.


Ngày xưa, thư tình thường được viết trên giấy có mùi thơm hoặc người viết tẩm nước hoa vào, nếu là loại đắt tiền thì hương thoang thoảng và chậm mất mùi, nếu là rẻ tiền thì mùi nặng, có người còn ép vào thư một bông hoa. Tôi không biết “Lá thư” trong nhạc tiền chiến của Đoàn Chuẩn-Từ Linh thơm vì bỏ thứ gì vào mà ngào ngạt hương (Nhớ tới mùa thu năm xưa gửi nhau phong thư ngào ngạt hương)? Dụng cụ đựng thư người ta gọi chung là bì thư nhưng cũng còn chữ dùng khác là bao thư, phong thư. Thời tôi đi học bì thư thường in hàng chữ: Par Avion hay Via Air Mail hiểu là thư chuyển bằng đường hàng không mà muốn được thế thì dán nhiều tem hơn. Bì thư thời VNCH rất đa dạng, sau này còn có hình phong cảnh đất nước, hình các loài hoa, góc trái trên in chữ “Người gửi”, ở giữa in: “Người nhận”, lại có bì góc trái in “From”, ở giữa in “To”. Bì thư nào không in thì người gửi thư tùy ý, thường với người có chút chữ nghĩa thường thấy ghi ở góc trái trên chữ Exp. Đó là chữ Expéditeur (tiếng Pháp) hoặc Expeditor (tiếng Anh) là người gửi. Giữa bì thư thì tùy quan hệ mà ghi: Kính gửi, thân gửi, mến gửi, thương gửi, gửi đến, thư đến, đôi lúc chỉ một chữ: “Về” hoặc “Thương gửi về”… Xập xí xập ngầu, đủ cả! Lâu rồi không dùng đến bì thư, không biết đã có thêm những đổi thay gì?


Ở trên, đã nói đến thư đầu tiên tôi viết, thư sau cùng (cho đến nay) tôi nhận được, có lẽ đây cũng là thư cuối cùng qua đường bưu điện, là thư một người bạn gửi từ Hà Nội đến Bangkok hai năm trước, cô bạn viết và gửi vì chìu tôi để anh biết nét chữ của em như anh yêu cầu. Trong thư cô than phiền là đã lâu không cầm bút, không viết thư trên giấy nên sau 3 lần viết, xé, cuối cùng thì hay dở gì cũng để y nguyên như vậy. Nhận được, tôi rất vui!


Có một thứ văn hóa không có sách vở nào dạy nhưng xã hội thừa nhận ngày ấy là Văn hóa thư tín. Thứ văn hóa này chi phối nhiều đối tượng: ngành bưu điện, bưu điện nơi đi, nơi đến, nhân viên phát thư, người nhận thư rồi chuyển giúp và cả người viết, người nhận… Ví dụ trả lời sớm một lá thư thăm hỏi của người lớn tuổi hơn, ngôn ngữ xưng hô với họ lễ phép là có văn hóa, thư tay nhờ chuyển mà dán bì, đọc trộm thư của người nhờ chuyển đều là những biểu hiện thiếu văn hóa. Luật pháp cũng bảo hộ sự an toàn thư tín với việc xử phạt những người cố tình xé thư người khác để đọc.


Ngày đi học, tôi sống ở cư xá, mỗi tuần vào thứ 3 và thứ 5 người phát thư bưu điện đến phát khoảng 10h30-11h30 lúc sinh viên đã ở trường về, không khí những lúc đó đầy đủ hỷ, nộ, ái, ố nhất là với những người trông giấy báo nhận tiền nhà gửi, mong thư người yêu mà lẽ ra đã đến từ tuần trước. Có người chờ hoài không có thư người yêu bỏ cơm trưa lên phòng đắp mền nằm, khi xuống mắt đỏ hoe. Có người không bao giờ có thư lại thường ra phòng khách sớm chờ người phát thư đến, nhận hộ tất cả thư tình và thư thường, dùng thư làm vật trao đổi với café, thuốc lá, không thỏa thuận được, thế là đánh nhau!


Tôi thấy có người nhận thư, xé hoặc gỡ ngay phần keo dán, đọc vội đọc vàng rồi nhét vào túi. Tôi thì khác, nhận thư bất kể là gia đình, bạn bè hay người yêu, không đọc vội mà bình tĩnh (dầu rất nóng lòng muốn biết trong thư viết gì), quét phòng ở sạch sẻ, trải lại ra nệm trên giường cho phẳng phiu, xếp lại đống sách vở bừa bộn trên bàn học, đi rửa mặt rồi mới ung dung đọc. Tuy cầu kỳ nhưng với tôi, là sự trân trọng người viết và cũng là một cái thú!


Ngày xưa, có người sưu tầm được nhiều bức thư tình viết hay và có ý nghĩa của những nhà văn, nhà thơ, danh nhân, tập hợp lại xuất bản thành sách tựa đề là “Những bức thư tình hay nhất thế giới”, tôi nhớ trong đó hình như có cả thư của hoàng đế Napoléon gửi người tình Joséphine của mình. Nhà toán học nổi tiếng Nguyễn Xuân Vinh cũng đã phát hành một quyển sách của ông, cuốn “Đời phi công” lấy tên tác giả là Toàn Phong, dưới dạng những bức thư của một phi công gửi cho người yêu của mình, quyển sách được rất nhiều người tìm đọc.

Khi viết lại những chuyện này tôi nhớ sau ngày đậu Tú Tài, đi Sài Gòn thi đại học, rồi lên học Đà Lạt, cô bạn gái ở gần nhà đang học đệ tam, quen biết chưa lâu, tôi lại học đệ nhị cấp xa nhà, chỉ về vào cuối tuần, ít gặp nhau nên giao tình chưa đậm xin địa chỉ tôi từ một đứa em họ, gửi qua bưu điện một lá thư viết rất ngắn gọn. Qua bao nhiêu dâu bể cuộc đời, không còn giữ được “thủ bút của tác giả” nhưng tôi vẫn nhớ như in những câu này: “Ở trường về thật buồn, chiều nay bỗng dưng nhìn về kỷ niệm nhiều hơn, niềm an ủi như có dịp vỗ cánh bay xa. Một lần nào đó, trong những ngày nắng hạ lên cao, nhìn dáng sắp đi xa và nghe nói sẽ viết nhiều. Tất cả giờ đây hiện về với khá nhiều mất mát. Nghe chừng như có một cái gì quý báu đang vuột khỏi tầm tay!” Khi nhận được thư này, tôi thấy lòng mình lâng lâng và tự hỏi: phải chăng đây là một thông điệp? Có phải đây là một lá thư tình? Và nếu đó là thư tỏ tình thật thì chính là thư đầu tiên tôi nhận được trong đời, tuổi mười chín!


Có một chuyện tiếu lâm tôi đọc được hồi nhỏ kể rằng, ngày xưa, lính tiền đồn thường rất mong nhận thư và siêng viết thư cho gia đình, cuối tuần, trong đơn vị có người gom hết thư đem về bỏ thùng thư bưu điện ở phố. Có anh lính nọ gặp hoàn cảnh mẹ ruột và vợ sống chung nhà nhưng không hòa thuận với nhau. Do vậy, anh luôn tìm cách dung hòa tình cảm giữa mẹ và vợ. Ngày cuối tuần kia, người nhận thư cho đơn vị đến nhận và đi gấp để kịp xe, anh luống cuống thế nào bỏ nhầm thư cho vợ vào bì của mẹ và thư cho mẹ vào bì của vợ. Khi thư đến nhà, người vợ đọc được có đoạn rằng: “Mẹ ơi, con biết rằng mẹ rất buồn khi phải sống với một con dâu hư thân mất nết và hỗn láo. Nó có gì không phải, mẹ nhớ lấy để ngày về phép, con đập một trận cho nó biết thân để mẹ vui mẹ nhé!” Trong khi đó, người mẹ đọc được một đoạn rằng: “Em yêu dấu, thật bất hạnh cho em khi phải làm dâu vào một gia đình có mẹ chồng hắc ám như mẹ anh, anh cũng chẳng vui thú gì, chỉ biết ngày đêm cầu nguyện cho bà ấy sớm chết đi để vợ chồng mình sống hạnh phúc và thanh thản với nhau!” Không nói tiếp thì người đọc cũng biết kết cục chuyện này khi người lính về phép.


Không hình dung được khi việc gửi thư qua đường bưu điện mất hẵn thì xã hội sẽ buồn thế nào? chỉ biết rằng ở bưu điện các tỉnh thành, “ngành viễn” đã phải nuôi “ngành bưu” từ nhiều năm nay. Việc in tem thư sẽ ít dần, khi phát hành các bộ tem mới không còn đóng dấu ngày phát hành đầu tiên cho những người sưu tầm và việc chơi tem, một thú vui tao nhã, bổ ích cũng sẽ không còn ai biết đến, nghề viết thư thuê mà ta thường thấy ở Bưu điện Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn trước đây không còn nữa. Con người không còn được sống với cảm giác lâng lâng khi nhìn thấy nét chữ người thân yêu mà hình dung ra khuôn mặt và tâm trạng của họ khi nắn nót viết cho mình, thay vào đó là những font chữ vô hồn của máy tính, Ipad, cell phone… Cho hay, để xã hội ngày càng đi lên, cần chấp nhận rằng để được cái này phải mất cái khác!

 

Nguyễn Hoàng Quý
________________

Chú thích:
(1) Dân quê các tỉnh Nam Ngãi Bình Phú hay dùng chữ lá thơ. Lúc nhỏ tôi nghe câu hát ru con này: “Buồn tình cha chả buồn tình/ Không ai đi Huế cho mình gởi thơ/ Gởi thơ ra thăm cha ngoài Huế/ Gởi thơ về thăm mệ Quảng Nam”; hoặc “Thương chi cho bõ công trình/ Nẫu về xứ nẫu bỏ mình bơ vơ/ Bơ vơ thì mặc bơ vơ/ Nẫu về xứ nẫu viết thơ cho mình” (nẫu = họ, người khác, từ địa phương Phú Yên).
(2) Có lẽ người ta dùng nhầm, chữ “thư” trong câu này là sách (thư viện) hơn là lá thư.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.085 giây.