logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/01/2023 lúc 06:05:39(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bữa đó tôi bỗng nổi hứng… xí xọn đi làm móng tay móng chân để ăn Tết. Nhưng vì hoàn cảnh trại tỵ nạn, dụng cụ làm móng cũ kỹ, không đảm bảo vệ sinh, nên vài hôm sau, ngón tay trỏ bên bàn tay phải của tôi bị sưng mủ và hơi bị nhức. Lúc đầu cứ nghĩ từ từ sẽ hết, nhưng vết mủ ngày càng lớn, đổi màu và đau hơn dù tôi đã uống thuốc giảm đau. Thế là đành phải lên bệnh viện tìm bác sỹ quen, mới tá hoả, vì mủ đã làm hư hại vào thịt của ngón tay. Bác sỹ bèn ra lệnh khẩn cấp, làm tiểu phẫu ngay lập tức, cắt phần thịt bị hư, khâu vài mũi, rồi băng bó mới cho về nhà. Bác sỹ cũng dặn, tránh đụng vào nước trong vòng ít nhứt hai tuần. Nghe vậy, tôi rầu thúi ruột, Tết nhứt đến nơi rồi mà mang “thương tích” máu me, coi bộ xui xẻo, không may mắn chớ chẳng chơi.

 

Việc nấu ăn cho mấy ngày Tết thì không đáng lo, vì nhờ ngón tay bị băng bó, tôi có lý do chánh đáng đi mua sắm bánh trái mà không sợ bị mang tiếng là “cô Tám Đoảng”. Việc tắm rửa, tuy có chút bất tiện, cũng giải quyết được, nhưng khó khăn lớn nhất là giặt quần áo thì tôi chịu thua, vì tôi chỉ thuận tay phải, không thể giặt đồ với một bàn tay trái. Tôi đang nghĩ sẽ tìm một một bác lớn tuổi trong khu, nhờ làm giúp rồi trả tiền, thì thằng Tí , ở nhà sát vách, (có biệt danh là Tí Mỏ Nhọn, do chính… má nó đặt, vì cái miệng tà lanh, hóng chuyện, nói không lành da non của nó) báo với tôi:

 

- Chị ơi, em biết có một chỗ chuyện giặt ủi, để em dẫn chị qua.

 

Tôi theo nó đi lòng vòng qua mấy con hẻm quanh co của khu A, giữa buổi trưa mặt trời đứng bóng, cuối cùng cũng đến được dãy nhà sát hàng rào, gần bên khu tỵ nạn người Lào. Thằng Tí dừng lại, chỉ cho tôi tấm bảng bằng giấy các- tông treo lủng lẳng trên đầu nhà với hàng chữ đen viết hoa thiệt bự: “Nhận Giặt Ủi”.

 

Tôi tự hỏi, ai ở trại cần giặt ủi nhỉ? Như tôi đây, cứ thay phiên mặc mấy bộ đồ thun Cao Uỷ. Đi làm thiện nguyện thì tròng vào cái quần Jeans, còn bộ đồ để gặp phái đoàn là cái quần tây thun và cái áo thun sang hơn một chút, hiệu Cá Sấu, nên tôi chưa bao giờ xài bàn ủi. Tôi thật sự bất ngờ, dù rằng mấy năm ở trại, có rất nhiều nghề đã được bà con sáng tạo ra, để kiếm tiền sinh sống, và phục vụ nhu cầu của người tỵ nạn. Nào là làm bếp dầu, đèn dầu, đóng bàn ghế gỗ, làm bánh sinh nhựt, may quần áo, sửa giày dép, gánh nước mướn, nấu cơm tháng, cắt tóc gội đầu, làm móng tay, mát-xa, coi bói, Tết đến thì có bánh chưng bánh tét mứt dừa, mùa Trung Thu có bánh nướng, bánh dẻo mới ra lò ngay trong trại nữa cơ. Nhưng “giặt ủi” thì có nằm mơ tôi cũng không nghĩ đến, vì đó là nhu cầu quá xa xỉ ở nơi đây.

 

Thằng Tí thấy tôi ngẩn ngơ, bèn lên tiếng:

 

- Chị thấy em nói có sai đâu nà?!

 

Tôi hỏi nhỏ nó:

 

- Ủa, trong trại này mà cũng có người cần đi giặt ủi sao?

 

Nó vênh mặt, trợn mắt:

 

- Có chớ sao không? Ví dụ như… chị nè!

 

Rồi nó cười duyên:

 

- Em nghe nói mấy anh mấy chú độc thân, đi làm thiện nguyện bận rộn hoặc mấy thanh niên làm biếng, thảy qua đây giặt cho xong đó chị. Giá cả bình dân lắm, họ giặt bằng tay rồi ủi bằng bàn ủi than. Nhưng chắc chị là khách hàng phụ nữ đầu tiên đó!

 

Nói xong, nó gọi lớn vào trong nhà:

 

- Hello…? Có ai ở trỏng không, có khách giặt ủi đây!

 

Hình như có bóng người vụt chạy ra sau hè, thằng Tí nhanh như chớp rượt theo, (thiệt không hổ danh là thằng… nhiều chuyện). Tôi đứng chờ ngay giữa lô nhà, dưới một bóng cây khẳng khiu bên mấy lu nước. Lát sau thằng Tí đi ra, bộ mặt nghiêm nghị, lắc đầu:

 

- Ảnh nói ảnh không giặt ủi cho chị!

 

Tôi quá đỗi ngạc nhiên:

 

- Anh nào? Và tại sao?

 

Thằng Tí ngớ người ra, đưa tay gãi đầu, lại chạy biến ra phía sau nhà, rồi trở ra, cười cười:

 

- Vì ảnh là… học trò của chị.

 

- Học trò nào, lớp nào?

 

Thằng Tí lại chạy đi như con thoi, lại quay ra vừa thở vừa nói:

 

- Ảnh tên Hiền, đang học lớp vỡ lòng English của chị ở trường ESL đó.

 

Thì ra là thế. Thời gian đầu mới đến trại thì tôi làm trong bưu điện và dạy tiếng Việt cho các em nhỏ. Khi đậu thanh lọc chờ định cư, tôi chuyển qua làm cho văn phòng Cao Uỷ và buổi sáng dạy Tiếng Anh cho trường ESL. Vì là lớp Vỡ Lòng cho người lớn nên “học trò” của tôi có người già hơn cô giáo. Một số người là dân miền tây nam bộ, thật thà chất phác, giọng nói còn phảng phất mùi phèn ruộng, nói Tiếng Việt còn sai lỗi, giờ phải bập bẹ học English để chuẩn bị cho tương lai sau này trên đất nước thứ ba.

 

Hiền lớn hơn tôi vài tuổi, tính tình nhút nhát và hay mắc cở, hiền như cục đất, đúng với cái tên. Nghe nói nhà ở miệt Cà Mau, làm nghề đánh cá bữa đói bữa no, rồi “canh me” theo tàu vượt biên qua đây. Ở trại, Hiền là “con bà Phước” nghĩa là không có thân nhân nước ngoài tiếp tế, nên Hiền làm các việc lặt vặt kiếm thêm, như xách nước, đi lao động thuê, ai ngờ có cả “tiệm” giặt ủi này.

 

Hiền rất hiếm hoi nói chuyện với tôi, cũng chưa lần nào nhìn thẳng vào tôi trong giờ học. Nếu trong lúc giảng bài, tôi có kêu Hiền đứng lên trả lời câu hỏi, thì Hiền lí nhí, mắt nhìn đi chỗ khác (sợ cô giáo… ăn thịt hay sao á!).

 

Thế đấy, Hiền chưa bao giờ đối diện, nhìn vào mắt tôi suốt mấy tháng học, thì đời nào Hiền lại chạy ra gặp tôi trong một tình huống “phức tạp” và “nhạy cảm” như thế này? Tôi ra dấu cho thằng Tí đi về, nó chợt nhớ ra, hớn hở nói:

 

- À, ảnh có hỏi em tại sao chị cần giặt ủi, em liền kể đầy đủ sự tình cái vụ chị đi làm móng, rồi bị mủ, rồi lên bệnh viện gặp bác sỹ, rồi mổ ngón tay…

 

Tôi chặn lời nó:

 

- Tóm lại là sao, ảnh nói gì?

 

Thằng Tí cụt hứng, nhìn tôi ngại ngùng, nhe răng cười:

 

- Dạ, nghe xong, ảnh… hổng nói năng chi, nhưng coi bộ suy nghĩ mông lung lắm!

 

Giờ thì đến lượt tôi cụt hứng, rồi vỗ vai thằng nhiều chuyện:

 

- Thôi để chị tự lo được rồi. Cám ơn Tí Nhỏ Mọn, í lộn, Tí Mỏ Nhọn nhe! Mà nè, làm phiền em chịu khó chạy vô trỏng… lần chót, nói với anh Hiền là chị cám ơn, dù sao mình cũng đã đến đây làm phiền người ta.

 

Sáng hôm sau, tôi đến lớp ESL, là ngày liên hoan mừng Tết. Bình thường thì Hiền đã chẳng bao giờ nhìn thẳng vào tôi, sau cái vụ “giặt ủi” hụt ngày hôm qua, Hiền còn lạnh lùng phớt lờ tôi hơn nữa.

 

Cả lớp ăn uống, bánh kẹo, trái cây, nước ngọt, ca hát chụp hình tưng bừng, Hiền cũng cười vui theo nhưng vẫn né đối diện với tôi. Cứ lúc nào tôi nhìn Hiền là y như rằng Hiền đang “bận” nhìn… ngoài cửa sổ (tìm gì ngoài đó hổng biết!). Tôi không mắc cở thì thôi, chứ Hiền hà cớ gì chớ! Tiệc tan, có vài học trò nán lại, tặng quà Tết cho cô giáo, Hiền đi thẳng ra cửa, không thèm chào tôi một câu.

 

Tối giao thừa, đi lễ nhà thờ về, tôi thấy một hộp nho khô để ngay dưới cửa, và một tấm thiệp chúc Xuân của Hiền, với nét chữ vụng về (chắc đôi tay xưa nay chỉ quen quăng lưới đi biển đánh cá), viết những lời chúc đơn giản, không màu mè “hoa lá cành”, nhất là câu tái bút chân tình: “Cô Loan ơi, nếu chưa tìm được ai giặt đồ, thì đừng ngại mang qua nhà Hiền nhé, Hiền đã nhờ một bà bác làm giúp rồi, không sao đâu!”

 

Trời ơi, anh chàng học trò nhút nhát của tôi, đi học thì không dám nhìn cô giáo, tặng quà Tết cho cô giáo cũng phải lén lút (nhờ vào bóng tối… đêm ba mươi), giờ quay ra khuyến khích ủi an tôi “đừng ngại và không sao”.

 

Đồng hồ điểm 12 giờ đêm, cả trại vang lên tiếng đập nồi niêu xoong chảo thay cho tiếng pháo, mọi người chúc tụng nhau rộn ràng, ăn uống vui vẻ xôn xao. Trong lúc chờ đợi mấy người bạn chung phòng Cao Ủy đến cùng ăn bữa bánh ngọt trà nóng mừng phút sang mùa, tôi nhìn ngón tay còn băng bó của mình, không còn thấy “xui xẻo” nữa, mà ngược lại, tôi thấy cả một trời Xuân êm ái Tình Người mến thương nhau trên mảnh đất tạm dung này.

 Kim Loan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.108 giây.