logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 10/02/2023 lúc 04:41:39(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Nhà văn Nhã Ca. 2 & 3: Tập thơ Nhã Ca vừa tái bản lần đầu tại Hoa Kỳ, và Tuyển Tập Truyện Ngắn O Xưa, phát hành và ra mắt độc giả hôm nay, thứ Sáu 10 tháng Hai, 2023 tại Westminster, California.

 
Tôi thích đọc thơ. Khi thích thơ của tác giả nào, thì bói thân phận của tác giả đó. Bói theo phương pháp thông diễn, nghĩa là tìm hiểu chiều sâu của thơ qua chiều sâu của tác giả.


Tôi thích thơ Nhã Ca từ thời còn là học sinh trường trung học Lê Quí Đôn, Nha Trang.  Khi nghe bút hiệu Nhã Ca, hầu hết mọi người đều có cảm giác thanh cao, trong sáng, sảng khoái. Nhưng khi bói về hán nôm, thì số mệnh của bút hiệu kia, không phải như vậy. Có một chút tiết lộ trong vài câu thơ của chính tác giả:


“Đời sống ôi buồn như cỏ khô …
Khi về tay nhỏ che trời rét …
Và nỗi tàn phai gõ một lần …”
                                                        “Thanh Xuân.” 
1. Vết Thẹo.
Theo tự của Hán Nôm,  “Nhã” có hai nghĩa đáng quan tâm và “Ca” có bốn nghĩa đáng chú ý.



UserPostedImage


“Nhã” có nghĩa thanh cao, tao nhã; vừa có nghĩa  là một loài cỏ thơm, có người gọi là Bội lan nhược.


Trong khi “Ca” có bốn nghĩa: thứ nhất là ;lời ca, hát ca, trong trường hợp này là thi ca; thứ hai, là nghịch ngợm, ranh mãnh; thứ ba là tiếng ho, tiếng nôn mửa; thứ tư là màu cà sa hoặc áo cà sa.


Trong bài “Khi Hai Mươi Tuổi,” Nhã Ca cũng đã tự nhận mình là loài cỏ. “Khi ngã xuống những tháng ngày mục rã / Tôi cũng không cần ai nhớ ai quên / Người con gái chết đi mang tên loài cỏ dại.”


Từ những ý nghĩa của bút hiệu Nhã Ca, tôi có thể viết ra một đoạn bói số mệnh nhà thơ:


“Nhã Ca: tuy là một loài cỏ dại, nhưng có tiếng thơ thanh thoát tao nhã bên ngoài, bên trong chứa đầy nghịch ngợm, khác thường. Trải qua cuộc sống thăng trầm, tiếng thơ trở thành tiếng ho, tiếng nôn mửa, rồi tiếng thơ đó, về chiều, lắng đọng thành âm điệu cà sa.”


Tác phẩm “Nhã Ca, Thơ” toàn tập cho phép tôi có cái nhìn tổng thể và cũng trả lời được nỗi niềm thắc mắc của cậu học trò mới lớn, khi đọc bài thơ “Vết Thẹo.”


Từ tuổi thiếu niên vươn lên tuổi thanh niên, ngoài trừ thân xác nẩy nở, trí tuệ cũng gia tăng tò mò và tưởng tượng. Hầu hết, tò mò tưởng tượng lúc đó, hướng về phụ nữ, đối với tôi là một nhân vật thần bí. Khi vô tình đọc được bài thơ “Vết Thẹo”, tôi vô cùng sửng sốt.


“Tôi sống tự do trong thân thể mình / Nghe vết thẹo lớn dần và mọc rễ.” Đọc lên, nghe vừa lạ lùng, vừa khiêu khích, vừa bí mật. Sau đây là một nửa phần trên của bài thơ:


Đứa trẻ gái ra đời mang vết thẹo cô đơn
Giữa thời không đói không no không mùi vị
Tôi sống tự do trong thân thể mình
Nghe vết thẹo lớn dần và mọc rễ
 
Tuổi ấu thơ rồi thoắt tuổi thành niên
Ôi đầu mình tay chân thời trẻ dại
Tôi lớn lên quen mùi vị ái tình
Bước một bước qua hết thời con gái


Tám câu thơ tạo ra nhiều tưởng tượng. Lúc đó, tôi cũng không hiểu vì sao Nhã Ca lại có vết thẹo ghê gớm như vậy. Dù không hiểu nhưng vẫn thấy mới lạ và hay. Chất nghịch ngợm hiện hình: “Bước một bước qua hết thời con gái.” Lạ thật? Tôi bước suốt mấy năm vẫn còn thời con trai. Còn cô này bước đi đâu mà vội vàng mất thời con gái? Thành thật mà nói, tận trong thâm tâm, tôi cũng muốn có vết thẹo như vậy, vì tuy mơ hồ nhưng tôi có cảm giác vết thẹo này làm cho thơ hay.


Mãi về sau, tôi mới hiểu, vết thẹo là gì. Mời đọc tám câu tiếp theo của bài thơ;


Đứa trẻ gái ra đời không ai tưởng
Tôi một mình trong vết thẹo thâm sâu
Thân thể rỗng lưu thông từng mảnh vụn
Vết thẹo đau thương lau sậy lút đầu
 
Không nói không nhìn không tất cả
Tôi mang tính tình mình trong suốt từng ấy năm
Từng ấy năm ngó đời như kẻ lạ
Cuộc chiến trong tôi tiếp diễn lạnh lùng.


A, thì ra vết thẹo bên ngoài chỉ là một biểu tượng cho một vết thẹo bên trong. Chúng ta, mỗi người sinh ra đều có vết thẹo. Dù lớn hay nhỏ, sâu hay cạn, vết thẹo sẽ không bao giờ lành. Chúng ta mang thương tích suốt đời vì cuộc chiến trong thâm tâm tiếp tục làm vết thẹo chảy máu. Nếu những nghệ sĩ tự tìm hiểu vết thẹo và khai thác vết thương, tôi tin rằng họ sẽ có những sáng tác có giá trị. Còn những ai không sáng tác, cũng đều có vết thẹo, hiểu được vết thẹo, thì sẽ hiểu được, vì sao chúng ta thường xuyên không hài lòng về cuộc sống của mình.


Vết thẹo đó nhức nhối, phiền hà suốt đời, đã khiến Nhã Ca viết ra những câu thơ sâu sắc nhân sinh quan, những câu thơ đọc lên thấy bùi ngùi cho tác giả và cho chính mình, vì vết thẹo trong lòng chúng ta bắt được sự đồng cảm. Nhã ca viết:


- Bài dạ khúc cắt đôi chiều thứ ba / Chàng có giọng hát buồn như nước chảy / Tôi ở lại gọi trăm lần nhã ca / Tiếng gọi thê lương kéo suốt thời thơ dại.
 
Hai mươi tuổi thôi hết thời con gái / Cành xanh xao với trái mùa thu / Tuổi trẻ bị bỏ quên không bao giờ ngó lại / Tôi với ngày qua biển xám mây mù.
                                              (Nhã Ca Mùa Hạ.)
- Đêm thì dầy và mượt như nhung / Đất thì tối và sần như núi / Đám đông thì đen và dài như sông / Tôi thì trơn và trườn như rắn.
                                                            (Đêm 64.)
- Nuốt miếng cơm mặt mày như xối / Nuốt luôn dùm nhau gáo mồ hôi / Cây ước vọng lòng ta cằn cỗi / Mồ hôi ơi hãy tưới dùm tôi.
                                            (Cơm Trưa Mùa Hạ.)
- Giấc mộng nào làm tôi thức dậy / Và trên không từ mút trời cao / Thả xuống linh hồn này từng vùng lũng tối / Xuyên cánh đồng đốm lửa đầu tiên / báo tin một vì sao tạ thế / Một đám tang cử hành ngoài vô biên / Trên lối đi hoa rắc thành bụi / nhỏ Con chim không kêu / gục đầu / cỏ úa.
                                                         (Chim Nhỏ)
 
2. Tiếng Nôn Mửa.


Triết gia Jean-Paul Sartre nôn mửa vì thất vọng, vì ghê sợ, xã hội và đồng loại. Tiếng thơ thanh cao, nghịch ngợm, và âm u của đời sống, một hôm trở thành tiếng kêu gào, nôn mửa khi Nhã Ca đấu tranh, bệnh vực, bảo vệ cho thân phận đàn bà, cho đàn bà Việt Nam.


Vào thời điểm thơ Nhã Ca đang vùng vẫy, văn hóa Việt đầy dẫy những điều răn của Khổng Tử, xã hội Việt nghiêm túc ‘trọng nam khinh nữ’. Thân phận đàn bà Việt gần như là nô tì tự nguyện. Mặc dù ban đêm, có một số nô tì lên làm chủ, nhưng ban ngày, họ vâng dạ, tam tòng tứ đức, thờ chồng, chờ chồng. Ngay cả bây giờ, một số phụ nữ Việt lớn tuổi vẫn còn là cái bóng của chồng, cái dây leo của đàn ông. Vào thời đoạn đó, không thấy các nghệ sĩ Việt lên tiếng bênh vực quyền phụ nữ. Các nhà thơ thường ca tụng phụ nữ vì bản thân của họ. Ví dụ như nhà thơ Nguyên Sa, ông dẫn đầu trong số các nam thi sĩ ca tụng phụ nữ, nhưng cũng chỉ như ông vua, ban thưởng ân huệ cho hoàng hậu và phi tần, rồi bất ngờ chém đầu lúc nào không ai biết.


Nhã Ca đã thi hành đúng đắn vị trí và vai trò của nghệ sĩ thời đại. Cùng thời với bà, hàng loạt nhà thơ nam nữ trên thế giới đã lên tiếng và hành động chống lại những áp bức nhân quyền, bao gồm quyền phụ nữ. Nhã Ca đã đối đầu với những bất công xã hội, đả phá những vòng rào truyền thống, trả lại cho đàn bà những gì thuộc về đàn bà. Của cesar trả lại cho Cesar. Nhã Ca viết:


-Tại sao ta làm đàn bà
tại sao ta được yêu thương
được phản bội
được bị lừa dối
được sinh con, đẻ cái
tại sao, tại sao?
Ôi, biết bao giờ ta hết hỏi
 
Cái nhà của ta, con cái ta
chăn gối của ta, giấc mơ ta
Hãy để ta, tự ta
Làm đàn bà để sống
Làm đàn bà để chết.
                                             (Làm Đàn Bà)
Trong bài thơ “Đàn Bà Là Mặt Trời,“ Nhã Ca Viết:


- Hỡi các chị, chúng ta đều sáng như mặt trời
tinh khiết như bình minh
vì chúng ta làm ra ái tình
ra hoa lá và sự sống trên trái đất
 
Người đàn bà nào cũng đẹp
Mùa xuân và hoa hồng đều nở vì chúng ta
Chúng ta ban phát ái tình
Cho thiên đàng của chúng ta tươi tốt mãi [...]
 
Chúng ta góp sông biển núi đồi trên thân thể
và rừng trong tóc
Tôi sẽ hỏi mượn các chị
mọi thứ xinh đẹp và nóng bỏng
tôi sẽ gõ những cánh cửa im lặng thật nhẹ
để chàng kinh hoàng nhận ra tôi [...]
 
Tôi sẽ là mặt trời trong lòng chàng
Buổi mai nào cũng lộng lẫy rực rỡ
Tôi sẽ mát như trăng nhưng cũng nóng hơn lửa
hơn cát ở sa mạc
hơn cả cơn giận của trận hồng thủy trong thánh kinh
Bởi tôi là đàn bà
người đàn bà nào cũng xinh đẹp
cũng làm ra sự sống ;...]
 
Cám ơn Thượng Đế đã cho tôi đôi vú
cho tôi da mịn và tóc dài
cho tôi rực rỡ như mặt trời
Để tôi làm ra ái tình và rượu ngọt
tràn trên trái đất [...]
 
3. Tiếng Ho.


Vết thẹo trong hồn, vết thương kinh niên, dĩ nhiên gây thành tâm bệnh bật ra tiếng ho. Ho là một âm thanh bình thường quen thuộc đối với mọi người. Không có ai mà chưa từng ho. Vì vậy, nghe tiếng ho là thông cảm ngay. Bất chợt, nghe tiếng ho là biết có người đang bệnh, đang cưu mang điều gì khó chịu trong thâm tâm.


Thơ Việt Nam từ trước cho đến giờ, ít có ai mang tiếng ho vào trong thơ. Hầu hết thơ Việt từ thời thơ Mới đều yêu chuộng ngôn ngữ mượt mà bóng bẩy, đôi khi hoa hòe, đọc lên vang rền mà không có mấy ý nghĩa. Từ thời thơ Hậu Hiện Đại (1960-1990) và có lẽ đã bắt đầu trước đó, phong trào thế giới sử dụng lời nói hàng ngày để làm thơ được ủng hộ mạnh mẽ, vì tính chân thật, dễ hiểu, và quen thuộc. Tiếng ho là biểu tượng cho lời lẽ bình thường nói lên những tình cảm khi cảm xúc tràn ngập hoặc sự chân thật vượt qua những ngôn từ hoa mỹ.


Sử dụng lời nói bình thường vào thơ, nếu tay nghề không vững, sẽ làm cho bài thơ trở nên bình dân, tiếng giang hồ gọi là thơ “mùi”. Nhưng nếu sử dụng đúng chỗ, đúng lúc, đúng mỹ thuật, thì vô cùng lợi hại. Sẽ gây kinh ngạc và cảm thông giữa người đọc và tác giả.


Đọc toàn tập thơ Nhã Ca, có thể thấy ngay, dấu ấn của nhà thơ nằm trên loại thơ bảy chữ, tám chữ. Những câu thơ hay hầu hết xuất hiện ở câu thơ dài đủ cho một hơi thở. Nhưng rồi, Nhã Ca đã sớm phát hiện cách sử dụng lời nói hàng ngày, đưa vào thơ, tương tựa mời người đọc ăn một bữa tiệc thịnh soạn. Thỏ nấu rượu, vịt Bắc Kinh, Cá suhsi, bỗng dưng khách mời thấy tô canh chua, cá kho tộ. Ngạc nhiên biết bao. Ngon quá trời.
Người đọc sẽ nghe người vợ nói:  


Anh rung cành, em hái trái / Cùng cắn ngập răng / Trái nghiệp chướng đắng nghét, hấp dẫn /
Trúng độc rồi, phải không / Cùng tử thương /
Chết nhé.
 
Người chồng trả lời:
Chết đâu dễ, / Còn bao nhiêu là việc /
Đành chờ. /
 
Người vợ hỏi:
Sống tiếp hả anh?
                                                   (Tháng Giêng.)
“Chết đâu dễ / Sống tiếp hả anh”, đọc đến đây, tôi giật mình. Sống thật là khốn nạn. Muốn sống tiếp cũng phải hỏi. Câu hỏi hết sức bình thường, nhưng rơi vào đoạn thơ này, đã nói lên nỗi niềm thất lạc trong tận cùng thất vọng của một đôi vợ chồng trúng độc vì đi tìm hạnh phúc.
Nhưng tôi còn giật mình hơn nữa, khi đọc bài thơ “Khi Trở Lại Sài Gòn.”

Bây giờ là dĩ vãng vùi lấp
Không còn gì nữa
 
Lời hứa của chàng cùng mùa mưa lũ
Vừa thức dậy
Làm sao quên được
Chuyến xe đêm những bầy sao tình tự
Trời mưa, trời mưa, vẫn trời mưa
Má ơi má ơi
Con còn sống


Năm đó, tôi hẹn với mẹ về ăn tết. Thằng con này ít khi về nhà. Mẹ mừng viết thư chờ đợi. Nhưng rồi, thằng con ham chơi kia, quên mất. Mãi đến trưa 30 tết, mới sực nhớ. Nhảy lên chuyến xe đò tốc hành cuối cùng, chạy về thăm mẹ. Tôi đến nhà gần nửa khuya. Mẹ đã vào giường ngủ. Khi nghe tiếng tôi từ phòng khách, “Con đã về rồi mẹ.” Tôi nghe bà bật khóc từ phòng trong. Khóc vui mừng. Khóc tủi thân. Vừa khóc vừa đi ra ôm tôi. Vết thẹo đó đến nay vẫn còn chảy máu.


Tôi khẳng định rằng, trên cõi đời này, không có bà mẹ nào đang chờ đợi con, không biết nó lưu lạc sống chết ra sao, bỗng một hôm, đột ngột, nghe được tiếng con mình trở về. Tôi tin rằng bà mẹ đó sẽ bật khóc, khóc nhiều hơn mẹ tôi, vì đứa con đó không chỉ trở về mà sống sót trở về.


“Má ơi má
Con còn sống.”


Trong tác phẩm thơ toàn tập, người đọc sẽ nhận ra nhiều câu nói bình thường trở nên rung cảm, xúc động, dưới tài năng của nhà thơ Nhã Ca.
                                                                  
Ngu Yên/ Việt Báo
____________
Ghi chú:
Trở về lại với bói tự Hán Nôm, sau khi kết thúc tác phẩm thơ toàn tập, tôi nghĩ, có lẽ, Nhã Ca sẽ dành nhiều thời giờ lắng đọng vào âm thanh của Phật pháp, của màu cà sa. 


Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.238 giây.