logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 25/02/2023 lúc 09:47:40(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Khác với những lần trước, chuyến qua Mỹ lần này, chúng tôi quyết định đi vào Mùa Giáng Sinh, đón Tết Tây, Tết Ta cùng đại gia đình và kết hợp thăm vài bạn bè, người quen. Và cũng vì dịp cuối năm mà chúng tôi may mắn nhận được nhiều lời mời gặp gỡ, họp mặt.



Ngày hôm ấy tôi có tiệc tại nhà một người quen tại Garland, Texas và sau đó là gặp gỡ mấy cô bạn xưa ở chung trại tỵ nạn Thailand. Chả hiểu sao, chiều hôm ấy trời lại mưa, mưa từ lúc trưa cho đến chiều tối cứ lai rai mãi. Lúc gặp hai cô bạn tại quán cà phê Starbucks, ngồi nhìn qua khung cửa kính, đêm Texas rét mướt một màu mờ tối, chúng tôi ôn lại một quãng đời tỵ nạn với những cơn mưa tha phương nhớ nhà, nhớ quê hương đến não ruột. Bây giờ may mắn định cư trên nước tự do, lại là nỗi nhớ dạt dào những cơn mưa ở trại tỵ nạn, một thời gian khó bên nhau, nhất là những chiều mưa thổn thức nhớ nhung “người ấy” vừa lên đường đi định cư và bài hát tiễn đưa của TCS: “Ngày mai anh đi biển nhớ tên anh gọi về...” rồi viết vội mấy vần thơ:



Ngày mai anh đi, đường chia hai lối

Trời đổ mưa như nước mắt em rơi

Anh nắm bàn tay em, không muốn rời

Mưa xứ Thái mang nỗi buồn da diết



Mưa ở nơi đâu thì cũng thế thôi, nhưng khác là lòng người, là hoàn cảnh là tâm trạng, nên buổi tối hội ngộ tại Starbucks tràn ngập tiếng cười vui, nhắc lại biết bao kỷ niệm dẫu có vài giây phút chạnh lòng nhớ những bạn bè khác.



Sau ngày Lễ Tết Tây, chúng tôi lên đường đi Houston. Đường đi nắng đẹp, gió hiu hiu, nhưng khi đến Rest Area thì trời bắt đầu chuyển qua âm u, mây đen kéo về giăng kín cả bầu trời. Đến Houston, vừa check in hotel xong thì ôi thôi, mưa hạt lớn hạt nhỏ rủ nhau trút xuống phố phường. Chúng tôi đến gặp một nhóm bạn cũ tại quán Long Café sau bữa ăn tối tại Kim Sơn. Bên ngoài tối thui khi khu Mall bắt đầu lên đèn, vừa bước vào quán Café bị các bạn tôi mắng vốn:



– Tại người Canada mang mưa gió lạnh lẽo qua đây, chớ Texas xưa nay đâu có mưa não nùng bao giờ.



– Úi trời ơi, oan cho tôi quá. Canada của tôi chỉ nổi tiếng với “đặc sản” lạnh và tuyết và tuyết, chớ mưa gió thì nơi nào mà chẳng có! Nắng mưa là bệnh của trời/ Cớ sao mấy người lại đổ thừa tôi?!”



Nói vậy thôi, các bạn mắng vốn là “mắng vốn yêu”. Ai mà nỡ làm thế khi mà mấy năm trời, (có người gần ba mươi năm), mới được gặp lại cô bạn yêu quý, từng chung nhau những ngày buồn vui thuở xưa (cùng có chút máu điên) chứ? Cho nên, dẫu ngoài kia có bão nổi, giông tố phong ba, hay núi lửa sóng thần, cũng chẳng cản nổi chúng tôi ngồi gần nhau, bên mấy ly café sữa nóng, râm ran những câu chuyện đời.



Khi tàn buổi họp mặt (cuộc vui nào rồi cũng tàn), vì ông xã và các con tôi đã về hotel từ trước, người được chọn đưa tôi về là cô bạn cũ, cùng xóm, cùng trường, cùng lớp và là… bà con bắn cà nông tám ngày chưa tới (ba của nó là anh họ của… anh rể tôi). Cô này nổi tiếng khi đi học bị cận thị nặng. Vậy mà cô nàng hớn hở xung phong lái xe trên xa lộ từ Bellaire đưa tôi về hotel dưới downtown. Mưa càng lúc càng nặng hạt, xa lộ rộng bốn năm làn xe lấp loáng ướt dưới ánh đèn cao áp, đường trơn trợt, hai cây gạt nước trên kiếng xe đảo qua đảo lại liên tục vẫn không xoá hết những vệt nước mưa lênh láng mịt mù. Cô nàng tíu tít vừa lái xe vừa nói chuyện, tôi cố gắng không nói nhiều để nó khỏi mất tập trung, mắt căng ra nhìn bảng đường phụ nó, tay trái tôi còn cầm cái iPhone cho nó nhìn Googles Map. Tôi hồi hộp, run rẩy, không dám nói ra (vì biết bệnh cận thị của nó quá mà, hồi đi học luôn luôn được ngồi bàn đầu). Nó vẫn hăng say nói cười, lái xe dù tôi nhắc đi nhắc lại phải chạy cẩn thận mà vẫn phải bị U-turn hai lần trong thành phố trước khi hoà vào freeway đông đúc. Tôi chỉ biết ngồi nghe nó nói, ậm ừ cho qua rồi âm thầm đọc kinh để giữ vững tinh thần đêm mưa gió bão bùng. Tạ ơn Chúa, cuối cùng nó cũng đưa tôi đến tận bãi đậu xe của hotel, mưa vẫn ào ào, nhưng nó vẫn cao hứng đề nghị ra sân chụp vài tấm hình “đưa em về dưới mưa” làm kỷ niệm và để bõ công nó diện đồ đẹp tối nay. Gì chứ mục này tôi ủng hộ ngay và luôn (thật không hổ danh hai nàng tuổi Ngựa, í lộn, tuổi Ngọ).



Buổi trưa hôm sau, tạm biệt Houston, gia đình chúng tôi trực chỉ New Orleans. Chưa đầy mười phút trên xa lộ, những hạt mưa đầu ngày đã rơi lộp bộp trên kính xe, trời lại vần vũ mây xám xịt. Càng tiến gần New Orleans thì mưa càng dữ dội, có lúc chúng tôi phải chạy thật chậm, như rùa bò vì không thể nhìn rõ phía trước dù chỉ vài mét. Vào cửa ngõ thành phố thì xui xẻo thay, vì có tai nạn xe cộ ở phía trước, đường chỉ còn đúng một làn vì đang sửa chữa nên cả hàng xe nối đuôi nhau chờ tại chỗ gần ba tiếng đồng hồ. Chạy đến French Quarter thì trời tối mịt, cả nhà mệt rã rời, vào nhận phòng hotel xong đi bộ đến nhà hàng gần nhất, ăn vội vàng bất cứ món gì trong menu, trở về hotel tắm rửa và ngủ một giấc ngon lành, không mộng mị.



Khi tỉnh dậy sáng hôm sau, việc đầu tiên là tôi mở cửa sổ xem có mưa hay không thì ông xã tôi đã nhanh nhẩu thông báo:



– Khỏi cần nhìn em ơi, mưa từ đêm qua vẫn chưa dứt.



– Trời đất, hổng lẽ mấy đứa bạn em nói đúng, là tụi mình mang tuyết từ Canada qua đây, gặp nhiệt độ ấm nên chuyển thành mưa?? Nhưng dù mưa hay không mưa, chúng ta vẫn phải ra đường, ngắm cảnh và chụp hình.



Nói là làm, chúng tôi mượn mấy cây dù tại hotel rồi kéo nhau qua các khu phố, vào các cửa tiệm tranh, hàng lưu niệm, tiệm sách cũ, và thích thú đứng dưới mưa nghe nhạc sống từ một quán bar giữa ban ngày. Trở về hotel sau bữa trưa muộn khá ngon tại một nhà hàng Việt, tôi lên chương trình tiếp theo:



– Chút nữa, tụi mình ra uống Café Du Monde nổi tiếng và ăn bánh nóng hổi beignets là tuyệt vời.



Chồng tôi bàn ra:



– Hay đợi đến chiều xem mưa có bớt không?



– Em đã xem dự báo thời tiết rồi, phải đến 7 giờ mới hết mưa, nghĩa là “sau cơn mưa trời lại… tối”, nên chúng mình vẫn cứ đi như dự định. Em cần phải ra nhìn sông Mississippi huyền thoại và chụp hình.



– Ối dào, mưa gió thế này ra sông thấy gì? Mà con sông này chảy qua cả chục tiểu bang, mình chờ dịp khác đến tiểu bang khác, có nắng đẹp, lúc đó tha hồ chụp hình khoe trên Facebook (ổng hiểu ý tôi luôn á).



– Không! Dứt khoát là không! Đã đến đây rồi là phải ra ngắm sông, dù là mưa. Mà chụp hình với cây dù bên sông cũng lãng mạn, phong trần lắm chứ.



– Mà anh thấy con sông nào cũng như con sông nào, về nhà ngắm sông Saskatchewan của Alberta mình cũng đẹp đó.



– Nói vậy mà nói được hà! Con sông Mississippi nổi tiếng dài nhất Bắc Mỹ, em đã tương tư nó từ lâu rồi, khi còn rất trẻ ở Việt Nam học trong sách English For Today, và nhớ có một bài hát của chính quyền Việt Cộng sau năm 1975 muốn làm nản lòng làn sóng vượt biên rầm rộ: “… Và dòng sông Mississippi, làm sao đưa em về nguồn, khi em đành lòng rời bỏ quê hương…”



Biết tính tôi cương quyết “biến ước mơ thành hiện thực”, sau khi uống Café Du Monde, trong làn mưa trắng xoá, hai vợ chồng kéo nhau ra bờ sông. Cây cầu xa xa ẩn hiện giữa màn nước và mây trời, mờ mờ ảo ảo, cũng “lung linh huyền diệu”. Tôi cầm dù đứng tạo dáng đủ kiểu bên sông, chồng tôi làm phó nhòm, cứ bấm lia lịa hơn cả chục tấm. Nhưng khi về hotel chỉ lựa được đúng một tấm, mà chưa dám post lên facebook vì tóc tai ướt nhẹp, dính bệt vào nhau, mặt mũi nhợt nhạt, phấn son tè le (nguyên văn lời ông xã tôi), chắc tôi chỉ giữ kín trong album làm kỷ niệm với con sông.



Đó là cơn mưa cuối cùng của chuyến đi, vì sau đó, nắng vàng rực rỡ suốt đường về Arlington, Texas và cho đến khi chúng tôi trở về Canada.



Quả thật, gia đình tôi đã Mỹ du nhiều chuyến, nhưng có lẽ chưa có chuyến nào lại gặp mưa nhiều như thế. Khi tôi ngồi viết những dòng chữ này, thì Canada đang vào đỉnh điểm của mùa đông băng giá, thành phố của tôi tái tê với nhiệt độ âm 32 độ C (tức là âm 25 độ F, hình như lạnh hơn cả Bắc Cực). Tôi bỗng thấy thèm, thấy nhớ những cơn mưa mát lạnh nơi đất Mỹ vừa qua, những cơn mưa kỷ niệm và ấm áp.


Kim Loan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.101 giây.