logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 23/03/2023 lúc 12:56:50(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hình ảnh minh họa việc tổng thống Nga Putin bị Tòa án Hình sự Quốc tế (CPI) phát lệnh truy nã. © AP/Canva

Vladimir Putin bị cáo buộc những tội danh nào ?
Theo tạp chí Time Magazine, thông báo của CPI được đưa ra sau khi Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc công bố một báo cáo về việc Nga phạm tội ác chiến tranh trong cuộc xâm lăng Ukraina. Một trong những cáo buộc đối với Vladimir Putin là cưỡng bức hàng ngàn trẻ em Ukraina đến Nga. Theo giới chuyên gia, những tội ác này không chỉ đe dọa những người dễ bị tổn thương nhất, khiến gia đình chia cắt, mà còn thể hiện một nỗ lực có hệ thống nhằm xóa bỏ bản sắc Ukraina bằng cách cải tạo những đứa trẻ này thành người Nga.
Theo hai điều khoản trong Quy chế Roma, tức văn kiện thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế (CPI), hành động cưỡng bức đưa người Ukraina sang Nga được cho là « trục xuất bất hợp pháp thường dân » và chuyển những người này một cách bất hợp pháp từ vùng bị chiếm đóng ở Ukraina sang Nga. CPI cũng phát lệnh bắt giữ Ủy viên về quyền trẻ em ở điện Kremlin, bà Alekseyevna Lvova-Belova, với cùng tội danh.
Mặc dù vẫn chưa có con số chính xác bao nhiêu trẻ em đã bị đưa đến Nga, nhưng theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, cả chính quyền Nga và Ukraina đều cho hay hàng trăm ngàn trẻ em Ukraina đã đến Nga. Các quan chức Nga bị cáo buộc trao những đứa trẻ này cho các gia đình nhận con nuôi và cấp quốc tịch Nga cho các em, trong số đó có những trẻ đã bị mất cha mẹ hoặc bị chia cắt khi bố mẹ bị bắt.
Nga đã công khai thừa nhận sự tồn tại của « chương trình trẻ em » này, nhưng khẳng định họ đưa những đưa trẻ này đến Nga là để bảo vệ chúng. Tuy nhiên, những báo cáo khác, như của ủy ban điều tra Liên Hiệp Quốc, phản bác lập luận đó: « Việc di dời dân cư không thể được biện minh bởi lý do về an toàn hay y tế…, chính quyền Nga cũng không tìm cách liên lạc với người thân của những đứa trẻ này hay với chính quyền Ukraina. »
Liệu ông Putin có thể bị bắt?
Tổng thống Nga sẽ khó có thể bị bắt giữ khi vẫn đang nắm quyền. CPI không có lực lượng an ninh của riêng mình và phụ thuộc vào các quốc gia (thừa nhận cơ quan này) để thực thi lệnh bắt giữ.
Nga không thừa nhận Quy chế Roma và trong thời gian tới, Putin khó có thể đến thăm một quốc gia thừa nhận quy chế này, gồm 123 trong số 193 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Nhưng ngay cả khi Putin ra khỏi lãnh thổ Nga, cũng không có gì bảo đảm là ông sẽ bị bắt, vì còn tùy các nước mà Putin đến có sẵn sàng bắt ông hay không.
Nga vẫn là một trong những cường quốc hùng mạnh nhất thế giới với kho vũ khí hạt nhân khổng lồ. Việc bắt giữ tổng thống Putin có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với bất cứ quốc gia nào thực hiện điều này.
Trong quá khứ, lệnh truy nã của CPI đã từng bị phớt lờ, như trường hợp của tổng thống Sudan Omar al-Bashir. Ông đã ra nước ngoài nhiều lần bất chấp lệnh bắt giữ của CPI vì liên quan đến nạn diệt chủng ở Darfur.
Ngay cả khi tổng thống Nga và phe của ông mất quyền lực ở Nga, và một chính phủ khác muốn dẫn độ Putin đến La Haye, trụ sở của CPI, thì cũng có một trở ngại lớn: Hiến Pháp Nga cấm dẫn độ công dân Nga sang một quốc gia khác. CPI cũng không có khả năng xét xử Putin mà không bắt giữ ông, bởi tòa án không thể xử vắng mặt.
Nếu Putin không bị bắt, những cáo buộc này có tác động gì hay không ?
Thông báo này tác động đến dư luận quốc tế và công luận nước Nga, đồng thời làm suy yếu vị thế của ông Putin trên trường quốc tế. Tại Nga, Vladimir Putin tự coi mình là nhà lãnh đạo đề cao các giá trị truyền thống, bảo vệ trẻ em, trái ngược với một phương Tây « không trong sạch ».
Kể từ khi nổ ra cuộc chiến Ukraina, nhiều nước phương Tây đã xa lánh Nga, nhưng ông Putin vẫn hy vọng nhận được ủng hộ từ các quốc gia như Ấn Độ, Nam Phi, những nước có thể cho rằng Nga buộc phải hành động như vậy là do mối đe dọa NATO. Nay quyết định của CPI có thể làm lung lay lập trường của những nước đó. Hơn nữa, thông báo này có thể thúc đẩy sự ủng hộ của các nước thành viên NATO dành cho Ukraina về mặt quân sự và làm NATO thêm hùng mạnh.
Những nguyên thủ quốc gia nào từng bị truy nã quốc tế ?
Le Monde nhắc lại rằng Vladimir Putin là nguyên thủ quốc gia thứ tư bị truy nã khi vẫn còn đang cầm quyền. Trước đó là tổng thống Serbia, Slobodan Miloseviec bị Tòa Hình sự Quốc tế cho Nam Tư cũ truy nã vào năm 1999, hay lãnh đạo Soudan Omar Al-Bachir năm 2009, lãnh đạo Libya Mouammar Kadhafi năm 2001.
Những lời buộc tội Vladimir Putin càng vang dội hơn, khi mà tư pháp quốc tế từ ba thập kỷ qua đã không có đóng góp gì cho hòa bình. Ba mươi năm sau khi đặt nền móng cho việc thành lập những tòa án quốc tế đầu tiên (cho Nam Tư cũ vào năm 1993 và sau đó là cho Rwanda 1994), 20 năm sau khi thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế CPI vào năm 2002, dù có những cố gắng thực hiện lời hứa với công lý quốc tế, không gì có thể ngăn cản Nga phạm tội xâm lược Ukraina, phạm tội ác chiến tranh và sau đó là tội ác chống nhân loại, thậm chí là tội ác diệt chủng. Ông Putin còn bị truy tố vì các tội ác chiến tranh khác, như là trong những vụ quân đội Nga ám sát, tra tấn và hiếp dâm những thường dân Ukraina.
Tại sao CPI khó thực thi công lý ?
Thứ nhất là do 3 trong số các cường quốc hàng đầu thế giới, 3 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga vẫn không công nhận sự tồn tại của Tòa án Hình sự Quốc tế, mặc dù cơ quan này được 123 trong số 193 quốc gia thành viên LHQ công nhận. Thứ hai, chính Hoa Kỳ, lãnh đạo của phương Tây và phe dân chủ, cũng đã bị xem là vi phạm luật pháp quốc tế, phạm tội xâm lược Irak và tội ác chiến tranh ở Afghanistan, Irak, và trong các nhà tù bí mật của CIA ở Guatanamo, mà không bị trừng phạt.
Chính sách của Hoa Kỳ dưới thời tổng thống George W. Bush (2001-2009), cũng như việc Washington tiếp tục hỗ trợ các quốc gia đồng minh có khả năng bị tư pháp quốc tế nhắm đến, khiến người ta thấy là Mỹ vẫn có thái độ "nhất bên trọng nhất bên kinh".
Lệnh truy nã mang tính biểu tượng ?
Đây là quyết định táo bạo nhất kể từ khi bản cáo trạng đầu tiên được đưa ra đối với tổng thống Slobodan Misolevic của Nam Tư. Lúc đó, ít ai dám tin rằng Milosevic sẽ bị chính nước ông chuyển đến tòa án ở La Haye hai năm sau đó. Misolevic đã sống những ngày cuối đời trong một nhà tù của Liên Hiệp Quốc.
Lệnh truy nã tổng thống Putin không chỉ mang tính biểu tượng, mà còn thể gây ra nhiều hậu quả chính trị. Như vậy là kể tư nay, lãnh đạo Nga không thể công du 123 nước công nhận thẩm quyền của CPI, mà trớ trêu thay, trong đó lại bao gồm những nước chủ chốt trong chính sách « bành trướng » của Putin, như là Gruzia, Serbia và Hungary - những nước đồng minh châu Âu duy nhất của tổng thống Nga, hay những nước mới nổi quan trọng, như Brazil hay Nam Phi. Trên thực tế, qua việc từ chối các nỗ lực hòa giải chiến tranh Ukraina - Nga, ông Putin bị chuyển từ đối tượng có thể đàm phán thành người bị cộng đồng quốc tế tẩy chay, bị cô lập. Ngay cả khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hay tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ quyết định tiếp tục đàm phán với Putin, thì thật khó có thể tưởng tượng rằng tổng thư ký Liên Hiệp Quốc hay lãnh đạo một nước dân chủ nào đến Matxcơva và bắt tay lãnh đạo Nga.
Hậu quả khó lường nhất, ngoài cách mà xã hội Nga nhìn vị lãnh đạo của mình, đó là cuộc xung đột Nga- Ukraina. Không một quốc gia hay trung gian hòa giải nào có thể hủy bỏ lệnh bắt giữ của CPI. Cho dù không gì có thể bảo đảm rằng tổng thống Nga sẽ bị xét xử vào một ngày nào đó, và công lý được thực thi, Vladimir Putin kể từ nay bị đóng dấu « ô nhục ».
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.055 giây.