logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 19/08/2013 lúc 11:23:58(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Truyền thông Việt Nam hiện nay là một môi trường phát triển mạnh nhưng các nỗ lực kiểm soát vì lo ngại an ninh, cộng với sự phản ứng của dư luận thiếu niềm tin vào báo chí đứng đắn đã tạo ra một môi trường báo đài lệch chuẩn.

UserPostedImage
Truyền thông Việt Nam đang bùng nổ và có đầy cơ hội làm ăn
Một thống kê sơ bộ cho thấy, số đầu báo, tạp chí, bản tin trên TV, đài ở Việt Nam đạt con số không dưới 700 cho trên 90 triệu đầu dân nhưng về lý thuyết, cả nước chỉ có một vị tổng biên tập là Trưởng ban Tuyên Giáo của Trung ương Đảng Cộng sản.
Nhìn vào hàng loạt tựa đề tin tức giật gân trên báo mạng cả nước, khó có thể tin rằng vị tổng biên tập đầy quyền uy trên có thời gian và tâm trí quyết định về mọi bài báo, bản tin về các vụ 'chân dài', án mạng rùng rợn, tệ nạn xã hội.

Trên thực tế, sự kiểm soát chỉ tập trung vào an ninh chính trị cho hệ thống và toàn bộ phần còn lại là tùy vào cảm quan của các chủ báo, vừa ăn lương quan chức, vừa đóng vai tổng biên tập.

Quan báo làm hàng chợĐiều đặc dị của Việt Nam là chính quyền trên 60 tỉnh thành đều có các đài truyền thanh, truyền hình riêng và quan chức nhà nước, sỹ quan quân đội, công an đã dùng thời gian công, tiền bạc công để ‘làm báo’.

Họ dùng lợi thế có sẵn về nguồn tin và nghiễm nhiên chiếm thị phần từ vị trí đặc quyền của mình, tạo ra một thị trường méo mó và hiển nhiên là đưa tin theo quan điểm quyền lợi nhỏ lẻ của ngành mình.

Một số còn vào cả cuộc chơi mạng xã hội để phát tán quan điểm riêng đôi khi mang tính ân oán giang hồ hoặc để đánh bóng tên tuổi.

Thị phần cho báo chí có nội dung lành mạnh bị thu hẹp vì có quá nhiều tác nhân tham gia nên cuộc chạy đua cũng khiến các báo đua nhau giật tít ‘khủng’, và bất kể từ vị trí nào cũng làm báo lá cải và sản xuất 'hàng chợ'.

Ví dụ điểm qua trang giaoduc.net (7/8/2013) trong mục Văn hóa có thể thấy các tựa bài như:

“Ngọc Trinh: Cú lột xác từ 'chân dài não ngắn' đến chủ cơ ngơi tiền tỷ”.

“"Hoa hậu 3 con" Thu Hoài khoe vai trần như thiếu nữ 18”.

Chuyên mục Xã hội của báo này có bốn bài dài về chủ đề ‘Đánh ghen kinh dị tại Bình Dương’ với các tựa đề như "Vụ đánh ghen, lột quần áo: Chồng giúp 'tình địch' làm đơn tố cáo vợ".

Không hiểu tính giáo dục của các bài đó nằm ở đâu?
UserPostedImage
Dù có 'định hướng' báo chí Việt Nam vẫn phải làm hàng chợ để sống
Trang web báo Công an TP. HCM cũng không thiếu các tin giật gân câu khách như trên, và còn đi sâu vào các chủ đề xã hội nhưng không hề mang tính phê phán và cũng không có chút gì về hoạt động của ngành công an.

Phóng sự điều tra: ‘Bấm Bướm đêm dập dìu’ của báo này viết về ‘đội ngũ gái vẫy khoác trên mình những bộ quần áo ngắn cũn, thiếu trên hụt dưới’ thi nhau mời khách lúc trời chập tối tại Sài Gòn, ghi rõ cả giá đi khách của các cô gái bán dâm.

Đó là về phía 'lề phải', còn báo mạng 'lề trái' cũng không phải là không thiếu các vấn đề, từ chất lượng bài vở, tính cá nhân chủ nghĩ̉a đến thói quen công kích dễ dãi như 'đánh hội đồng' với người trái ý.

Cào bằng lịch sửMột trong những tiêu chí của báo chí là giải thích bối cảnh câu chuyện để người đọc nắm bắt được đầu đuôi của sự việc.

Nhưng tại Việt Nam, tin quốc tế cũng bị kiểm duyệt nên xảy ra tình trạng chỉ đưa tin chung chung mà né tránh toàn bộ phần lịch sử.

Ví dụ, tin về ông Kim Jong-un chỉ dừng lại ở chuyện lá cải như ông ta có mái tóc mới, vợ ông ta cũng dùng hàng hiệu mà không có câu nào về tình trạng kinh tế suy sụp ở Bắc Triều Tiên hay các trại trừng giới khủng khiếp.

Các chuyện về Nga, Cuba, Trung Quốc cũng bị cắt xén phần lãnh đạo nước này bị phê phán ra sao.
Chẳng hạn hồi tháng 4/2013, tin về tài sản tiền tỷ nhà cựu Thủ tướng Trung Quốc, ông Ôn Gia Bảo có thể tìm thấy trên trang web Bấm soha.vn, của một công ty cổ phần tại Hà Nội trích lại trang Người đưa tin.

Nếu chỉ đọc báo Việt Nam, người ta có thể ngỡ rằng Nam và Bắc Triều Tiên không khác nhau bao nhiêu, và cũng không rõ cuộc chiến Triều Tiên 1953 do ai gây ra.

Báo chí Việt Nam cũng gần như đặt thời Liên Xô cũ và nước Nga ngày nay 'ngang nhau', và mập mờ trong việc so sánh Trung Quốc thời Mao, thời Đặng và hiện nay.

Hệ quả của việc cào bằng khác biệt này đang tạo ra một cách tư duy né tránh các vấn đề nghiêm trọng của thế giới trong dư luận Việt Nam, khiến quốc gia mất đi tính nghiêm túc.

Vì sao có tình trạng kiểm soát thông tin mọi cách có chọn lựa, tùy đợt như hiện nay?

Như đã nói ở trên, sự bùng nổ thông tin và giao lưu quốc tế khiến truyền thông Việt Nam không phải là một môi trường khép kín như Bắc Hàn hay còn kém phát triển như Miến Điện.

Nhưng Việt Nam cũng không có phương tiện hoặc chưa có đủ nhân tài vật lực như Trung Quốc để tạo ra cả một thế giới mạng song song với thế giới và cấm toàn bộ các kênh bên ngoài như Facebook, YouTube.

Việt Nam vì thế chỉ có thể cấm từng lúc, từng giai đoạn, hoặc qua các vụ bắt bloggers để cảnh báo giới viết bài và đăng tải ‘ngoài luồng’, hoặc ra các quyết định nhắm vào từng đối tượng cụ thể như Nghị định 72 gần đây nhất nói về mạng xã hội.

Nhưng báo chí không chỉ là chuyện hoạt động chính trị về nhân quyền, dân chủ hay các luồng quan điểm trái chiều.

Quốc gia nào cũng cần có các kênh thông tin chính thức lành mạnh và năng động như một phần của sinh hoạt văn hóa, xã hội và tư tưởng.

UserPostedImage
Truyền thông Việt Nam cào bằng nhiều chủ đề lịch sử và quốc tế
Hệ quả và giải phápViệt Nam phần nào đã chấp nhận truyền thông là một phần của kinh tế thị trường - báo chí, truyền hình, truyền thanh là một loại hình kinh doanh – với các nhà đầu tư tư nhân, trong và ngoài nước cùng tham gia, mà mới nhất là đầu tư của Forbes.

Vì thế, có thể nói là phần hạ tầng cơ sở (infrastructure, hardware) và công nghệ kỹ thuật, các loại hình (genres, platforms) cho truyền thông Việt Nam đã có, khá hiện đại và còn tiếp tục pháp triển.

Nhưng phần thượng cần kiến trúc của báo chí chưa làm được việc chuyển tải thông tin, tư tưởng, quan điểm các loại nhằm tạo ra các cuộc thảo luận rộng rãi để công luận giám sát giới chức lập pháp và hành pháp.

Một trong số các giải pháp chính mà chính quyền có thể làm được là hạn chế́ con số báo chí hiện nay để giảm bới tính lá cải nói chung và sự lan truyền của các tin tức gây choáng, gây sốc làm nhiễu loạn dư luận nói riêng.

Về sự hỗn loạn của con số báo chí, đài phát thanh, phát hình ở Việt Nam, cần phải nhắc rằng số cơ quan công quyền được cho phép ra báo, phát hành tin tức ngoài lĩnh vực của họ lớn hơn nhiều so với một xã hội tự do như Anh Quốc.

Chưa nói đến các trang blog cá nhân, các trang mạng xã hội, chỉ riêng con số các báo tỉnh, báo ngành ở Việt Nam, từ báo toà án tới dầu khí, đã vượt xa Anh Quốc, nước chỉ có chừng 10 tờ báo lớn ra ở London, Manchester và Glasgow.

Về truyền hình, cả Liên hiệp Vương Quốc Anh cũng chỉ có bốn đài chính chuyên về tin tức quốc tế và quốc nội là BBC, Channel4 (công lập), ITV và Sky News (tư nhân).

Tại Việt Nam, Nhà nước chỉ cần nắm các đài phát thanh, truyền hình lớn, và để báo chí cho xã hội tự quản lý.

Nhưng Nhà nước phải dám 'cắt rốn' cho báo chí buông bầu sữa 'bao cấp tư tưởng' để được lớn cùng xã hội dân sự.

Vì không được vào các lĩnh vực báo chí thực thụ, như phóng sự điều tra, đánh động dư luận về các vấn đề cơ bản, nhiều trang báo mạng Việt Nam bám vào phần rẻ tiền của thị trường lá cải.

Các đài báo chính thống hơn cũng liên tiếp khai thác mấy chủ đề đã trở nên nhàm chán: hoa hậu, giải trí, thời trang.

Nỗ sợ mất thị trường quảng cáo là điều không chỉ có báo Việt Nam mới gặp phải.

Cách đây 4-5 năm báo chí Phương Tây cũng lo ngại sự phát triển của mạng Internet làm họ mất thị phần vì tiền bán báo và nhận quảng cáo sụt giảm.

Nhưng sau khi chọn con đường trở lại tin tưởng vào bạn đọc, các báo Mỹ chẳng hạn, đã dũng cảm buông 'bầu sữa quảng cáo' từng chiếm 80% doanh thu của họ (theo The Economist 16/8), và áp dụng chế độ đọc trả tiền cho nội dung có chất lượng.

Nay, nhiều báo Anh và Mỹ đã có thu nhập tăng đều từ phí bạn đọc trả trực tiếp qua chế độ 'pay-wall', với riêng Bấm New York Times tính đến tháng 8/2013 có thu nhập 150 triệu USD từ lệ phí bạn đọc qua bạn đọc trên mạng, một thành công đáng kể.

Các báo khác ở Anh, Canada và một số nơi khác bắt đầu làm theo, và tin thời sự của BBC News Online cũng thu hút quảng cáo trên mạng ngoài nước Anh, đem lại nguồn thu cho tập đoàn này, cho thấy tin nghiêm túc vẫn có vẫn có một thị trường bạn đọc.

Một bước tiến khỏi tình trạng bùng nhùng hiện nay là Việt Nam lập chế độ kiểm duyệt công khai (như ở Đông Dương thời Pháp) để làm rõ điều gì cấm, điều gì được phép trong in ấn, xuất bản.
UserPostedImage
Ông David Hunt từ Ủy ban Khiếu nại Báo chí Anh (PCC) trả lời phóng viên
Sự kiểm duyệt như vậy ít ra còn văn minh hơn chế độ kiểm soát mờ ảo tùy nhu cầu chính trị hoặc phe phái từng lúc của các quan chức, và mạnh mẽ hơn cách ra văn bản sau rụt lại vì bị phản đối.

Tiến bộ hơn, Việt Nam có thể bỏ hoàn toàn cơ chế cơ quan chủ quản và lập ra Cục Giám sát Truyền thông như OFCOM và Ủy ban Khiếu nại Báo chí (Press Complaints Commission) ở Anh xem xét khiếu kiện khi báo chí phạm luật hoặc đạo đức nghề nghiệp.

Ngoài những điều cấm đã ghi rõ, báo chí được tự do hoạt động và tự chịu trách nhiệm khi bị kiện cáo dân sự.

Nhưng dù lập ra kiểu gì và gọi tên là gì, cơ quan này cần hoạt động theo luật định và độc lập với các đảng phái, và chắc chắn không thể thuộc về một bộ nào đó để tránh chuyện cơ quan hành pháp vừa ra quy định, vừa tự xử lý các vụ việc của chính mình.

Như mọi lĩnh vực khác, Việt Nam là nước có tiềm năng lớn trong thị trường truyền thông, thông tin và sự hỗn loạn hiện nay có thể xếp vào thời kỳ quá độ nếu mọi bên quan tâm thực sự muốn vươn tới một cuộc chơi mới, văn minh, giàu có và nhiều tri thức hơn.

Nội dung chính của bài viết đã được đăng trên trang Grupo RSB ở Brazil tháng 4/2013 và trình bày tại hội thảo hè về Việt Nam tại Singapore 12/8 vừa qua. Tác giả là khách mời của nhiều hội thảo quốc tế về truyền thông và đã tổ chức các khóa học của BBC College of Journalism cho các nhà báo BBC cùng khách mời Đông Nam Á ở Bangkok, Jakarta và London.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.133 giây.